Sống Thánh Giữa Đời
Phần Thứ Năm
(Introduction À La Vie Dévote)
Nguyên tác của Thánh PHANXICÔ SALÊDIÔ, Giám Mục Tiến Sĩ Hội Thánh
Bản dịch của Lm.Ph.HOÀNG MINH TUẤN, Dòng Chúa Cứu Thế
Nguồn: http://www.khoi-nguon.com/
CHƯƠNG 13 - SUY NIỆM THỨ TƯ : TÌNH YÊU CHÚA GIÊSU ĐỐI VỚI TA
CHƯƠNG 14 - SUY NIỆM THỨ NĂM : TÌNH YÊU MUÔN THUỞ THIÊN CHÚA ĐỐI VỚI TA
CHƯƠNG 15 - CÁC TÂM TÌNH CẢM MẾN CHUNG CHO CÁC ĐIỀU SUY NIỆM TRÊN VÀ KẾT THÚC VIỆC ĐẠO ĐỨC NÀY
CHƯƠNG 16 - NHỮNG TÂM TÌNH CÒN GIỮ LẠI SAU VIỆC ĐẠO ĐỨC TRÊN
CHƯƠNG 18 - BA LỜI KHUYÊN DẶN CHÍNH YÊU CUỐI CÙNG CHO CUỐN SÁCH NÀY
PHỤ TRƯƠNG 1 - CÁCH LẦN HẠT SỐT SẮNG ĐỂ TÔN SÙNG ĐỨC TRINH NỮ MAIRA
PHỤ TRƯƠNG 2 - CÁCH NGUYỆN NGẮM DỄ DÀNG (THEO PHƯƠNG PHÁP THÁNH ANPHONGSÔ)
CHƯƠNG 01 - MỖI NĂM PHẢI LẶP LẠI CÁC ĐIỀU QUYẾT ĐỊNH NHỜ NHỮNG VIỆC LÀM SAU ĐÂY
Điểm thứ nhất của các việc làm ấy là nhận định rõ ràng tầm quan trọng của chúng. Bản tính con người dễ sút giảm dần dần trong các tâm tình tốt, nguyên do là tại tính mỏng dòn và tại các khuynh hướng xấu của xác thịt ta làm nặng bước của hồn và kéo ghì hồn xuống, trừ phi hồn cố gắng vươn lên cao luôn luôn nhờ những nỗ lực liên tiếp, cũng như chim trời nếu không liên tiếp vỗ cánh để nâng bổng mình lên, sẽ rơi xuống đất. Chính vì thế, Philôtê thân mến, con cần phải lặp đi lặp lại đều đặn những điều dốc lòng làm tôi phục vụ Thiên Chúa, nếu không e rằng con sẽ rơi xuống tình trạng đầu tiên, hay tình trạng tệ hơn trước.
Vì đặc điểm của sự sa sút thêng liêng là làm ta rơi xuống thấp hơn tình trạng xưa kia ta đã vượt lên để sống đời đạo đức. Đồng hồ tốt mấy mặc lòng vẫn phải lên dây mỗi ngày. Ngoài ra, mỗi năm, phải tháo hết cả để lau chùi sét rỉ, thay thế các bộ phận mòn hư, sửa sang các phần sai lệch. Kẻ chăm nom đến linh hồn mình cũng vậy, phải nâng lòng lên Thiên Chúa sáng chiều, nhờ những việc đạo đức nói trên kia. Ngoài ra, nhiều lần còn phải xem xét lại tình trạng linh hồn nếu cần phải sửa lại, uốn nắn lại. Sau cùng ít ra mỗi năm một lần phải tháo ra và xem xét từng phần, nghĩa là từng tâm tình, từng xu hướng của lòng để mà sữa chữa cái hư, cái xấu. Thợ đồng hồ dùng dầu rất tinh sạch để nhỏ vào các bánh xe, ruột gà và mọi bộ phận chuyển động của đồng hồ, để các sự xoay chuyển được êm nhẹ hơn, và không bị sét rỉ ; người đạo đức cũng vậy, khi đã tháo rời từng phần của trái tim ra rồi, muốn cho nên mới thì phải cho dầu mỡ bằng Bí Tích Xá giải và Thánh Thể. Việc này sẽ bồi dưỡng các sức lực đã hao mòn qua thời gian, sẽ hâm nóng trái tim, làm xanh tươi các dốc lòng và làm nhân đức của linh hồn lại nở hoa.
Các bổn đạo ngày xưa vẫn cẩn thận thực hành việc đó ngày kỷ niệm việc Chúa Giêsu chịu phép Rửa như Phúc Âm đã kể lại. Theo lời thánh Grê-gô-riô, Giám Mục thành Na-diăng, các bổn đạo tuyên lại các lời hứa khi chịu phép Rửa Tội. Philôtê rất thân mến, ta cũng hãy làm như vậy, đem hết thành tâm và cẩn thận nghiêm chỉnh mà làm.
Sau khi lãnh ý kiến của cha linh hướng và chọn thời giờ thuận tiện, đồng thời con hãy tìm một nơi thanh vắng trước hết là ở trong linh hồn, nghĩa là bớt lo lắng bận bịu, và bên ngoài là tránh nơi ồn ào, đông người, cho khác mọi ngày thường, ở đó con sẽ suy ngắm một hay hai bài sau đây, theo cách tôi đã dẫn giải bảo trong phần thứ hai.
Điểm thứ nhất của các việc làm ấy là nhận định rõ ràng tầm quan trọng của chúng. Bản tính con người dễ sút giảm dần dần trong các tâm tình tốt, nguyên do là tại tính mỏng dòn và tại các khuynh hướng xấu của xác thịt ta làm nặng bước của hồn và kéo ghì hồn xuống, trừ phi hồn cố gắng vươn lên cao luôn luôn nhờ những nỗ lực liên tiếp, cũng như chim trời nếu không liên tiếp vỗ cánh để nâng bổng mình lên, sẽ rơi xuống đất. Chính vì thế, Philôtê thân mến, con cần phải lặp đi lặp lại đều đặn những điều dốc lòng làm tôi phục vụ Thiên Chúa, nếu không e rằng con sẽ rơi xuống tình trạng đầu tiên, hay tình trạng tệ hơn trước. Vì đặc điểm của sự sa sút thêng liêng là làm ta rơi xuống thấp hơn tình trạng xưa kia ta đã vượt lên để sống đời đạo đức. Đồng hồ tốt mấy mặc lòng vẫn phải lên dây mỗi ngày. Ngoài ra, mỗi năm, phải tháo hết cả để lau chùi sét rỉ, thay thế các bộ phận mòn hư, sửa sang các phần sai lệch. Kẻ chăm nom đến linh hồn mình cũng vậy, phải nâng lòng lên Thiên Chúa sáng chiều, nhờ những việc đạo đức nói trên kia. Ngoài ra, nhiều lần còn phải xem xét lại tình trạng linh hồn nếu cần phải sửa lại, uốn nắn lại. Sau cùng ít ra mỗi năm một lần phải tháo ra và xem xét từng phần, nghĩa là từng tâm tình, từng xu hướng của lòng để mà sữa chữa cái hư, cái xấu. Thợ đồng hồ dùng dầu rất tinh sạch để nhỏ vào các bánh xe, ruột gà và mọi bộ phận chuyển động của đồng hồ, để các sự xoay chuyển được êm nhẹ hơn, và không bị sét rỉ ; người đạo đức cũng vậy, khi đã tháo rời từng phần của trái tim ra rồi, muốn cho nên mới thì phải cho dầu mỡ bằng Bí Tích Xá giải và Thánh Thể. Việc này sẽ bồi dưỡng các sức lực đã hao mòn qua thời gian, sẽ hâm nóng trái tim, làm xanh tươi các dốc lòng và làm nhân đức của linh hồn lại nở hoa. Các bổn đạo ngày xưa vẫn cẩn thận thực hành việc đó ngày kỷ niệm việc Chúa Giêsu chịu phép Rửa như Phúc Âm đã kể lại. Theo lời thánh Grê-gô-riô, Giám Mục thành Na-diăng, các bổn đạo tuyên lại các lời hứa khi chịu phép Rửa Tội. Philôtê rất thân mến, ta cũng hãy làm như vậy, đem hết thành tâm và cẩn thận nghiêm chỉnh mà làm. Sau khi lãnh ý kiến của cha linh hướng và chọn thời giờ thuận tiện, đồng thời con hãy tìm một nơi thanh vắng trước hết là ở trong linh hồn, nghĩa là bớt lo lắng bận bịu, và bên ngoài là tránh nơi ồn ào, đông người, cho khác mọi ngày thường, ở đó con sẽ suy ngắm một hay hai bài sau đây, theo cách tôi đã dẫn giải bảo trong phần thứ hai.
CHƯƠNG 02 - SUY VỀ HỒNG ÂN CHÚA BAN CHO TA, KHI KÊU GỌI TA PHỤNG SỰ NGÀI, CHIẾU THEO BẢN TUYÊN NGÔN TRÊN KIA
1) Con hãy suy về các điểm của lời tuyên ngôn của con : điểm nhất là đã lìa bỏ, ghớm ghét và từ bỏ cho đến mãn đời mọi tội trọng. Điểm hai, là đã tận hiến linh hồn, trái tim, thân xác và mọi sự thuộc về nó để yêu mến và phụng sự Thiên Chúa. Điểm ba, là nếu lỡ làm việc xấu, con sẽ nhờ ơn Chúa mà chỗi dậy tức khắc. Chẳng phải đó là những dốc lòng tốt đẹp, chính đáng, đại độ ư ? Vậy con hãy suy cho kỹ về giá trị thánh thiện hợp lý và đáng ước ao của lời tuyên ngôn ấy.
2) Con hãy suy đến người nhận lời tuyên ngôn con dâng lên, tức là Thiên Chúa. Một lời danh dự nói với người đời còn bó buộc ta chặt chẽ vậy, huống chi các lời hứa với Thiên Chúa ? Đavít nói : “Ôi lạy Chúa ! lòng con đã thưa điều ấy với chính Chúa”, không bao giờ con sẽ quên bỏ (Ca Vịnh 26, 8).
3) Con hãy suy : các Đấng nào đã chứng kiến lời tuyên ngôn cam kết của con ? Tất cả triều đình thiên quốc đã chứng kiến. Thánh nữ Đồng Trinh, tháng Giuse, thiên thần giữ mình, thánh Lu-y, tất cả đoàn thể các đấng hiển phúc ấy nhìn con và khen ngợi, tán thành các lời của con. Với cặp mắt đầy trìu mến, các ngài nhìn trái tim con đến phục dưới chân Chúa Cứu Thế, dâng mình phụng sự Ngài. Đó là cả một niềm hân hoan lớn lao cho đô thành Giêrusalem Thiên Quốc. Giờ đây, thiên đàng mừng lại kỷ niệm nếu con hết lòng tuyên hứa lại các điều quyết định ấy.
4) Hãy suy đến những phương thế con đã dùng để tuyên ngôn. Ôi trong thời ấy, Thiên Chúa tỏ ra hiền hậu và thân tình chừng nào ! Chẳng phải con bị hấp dẫn bởi vẻ khả ái của Chúa Thánh Thần đó ư ? Thiên Chúa kéo con thuyền bé bỏng của con đến bên ơn cứu rỗi bởi những dây gì nêu chẳng phải dây tình yêu ân ái ? Ngài đã chẳng cho con nếm các ngon ngọt của tình Ngài trong các Bí Tích, các sách đạo đức và nguyện ngắm để nuôi dưỡng con đấy ư ? Ôi Philôtê thân mến, có khi con ngủ, song Thiên Chúa thức và coi sóc con, và chỉ có toàn những ý tưởng bình an, ý nghĩ yêu đương đối với con.
5) Hãy suy Thiên Chúa thúc giục con dốc lòng như thế trong thời buổi nào ? Đó là thời tươi trẻ nhất đời con. Ôi sung sướng cho ta chưa, ta được học biết điều mà tự ta, ta chỉ được biết khi quá muộn ! Thánh Au-gu-ti-nô, lúc ba mươi tuổi mới được ơn biết và mến Chúa. Người đã nói : “Ồ, sự thiện mỹ ngày xưa sao tôi biết muộn quá thế ? Than ôi, tôi đã thấy Người, song tôi lại không lưu tâm đến ! “Phần con, con có thể nói : “Ôi sự ngọt ngào ngày xưa kia, tại sao tôi không sớm nếm được ? Buồn thay, lúc ấy con không xứng đáng được hưởng ! Cho nên, bây giờ khi nhận biết Thiên Chúa đã ban ơn đặc biệt thế nào khi lôi kéo con tới Ngài trong tuổi thanh xuân, con hãy nói cùng thánh vương Đavít : “Lạy Chúa, Chúa đã soi sáng và đánh động lòng con từ thời niên thiếu. Con sẽ tuyên dương lòng thương xót Chúa đến muôn đời”. (Ca Vịnh 20, 17). Nếu con được ơn kia lúc tuổi già, thật đáng buồn Philôtê, nhưng đó cũng là ơn rất lớn lao, vì sau bao năm làm hư ơn nghĩa, Thiên Chúa đã kêu gọi con trước giờ chết, đã kịp thời ngăn chặn đà nguy hiểm, nếu không con sẽ bị khốn nạn trầm luân muôn kiếp.
6) Con hãy suy về những hậu quả của sự kêu gọi ấy. Tôi chắc con thấy nhiều điều thay đổi nơi con so với cách sống xưa. Chẳng phải con thất sung sướng vì biết nói chuyện cùng Chúa bởi nguyện ngắm ư ? Thấy vui thích muốn yêu mến Ngài ? Được bình an và thanh nhàn trong cõi lòng trước kia xáo động bởi bao tình dục ? Đã tránh được bao tội trọng và bao khúc mắc vò rối lương tâm ? và cuối cùng, đã được rước lễ nhiều, tức là được kết hợp với nguồn của muôn ơn huệ đời đời đấy ư ? Phải, các ơn ấy lớn lao thật ! Hỡi Philôtê, con phải cân các ơn ấy với cái cân vàng của đền thờ. Chính tay toàn năng Thiên Chúa đã thực hiện những việc ấy ! Đavít nói : “Tay Thiên Chúa đã biểu dương quyền phép, tay vạn năng đã nâng đỡ tôi chỗi dậy, tôi không muốn chết, song muốn sống mãi để môi miệng, để tâm trí và việc làm tôi sẽ kể lại những kỳ công của lòng nhân hậu Thiên Chúa”. (Ca vịnh 117, 16-17),
Sau những điều suy nghĩ có sức làm phát sinh nhiều tâm tình tốt trong ta, phải kết thúc bằng việc tạ ơn và một lời nguyện tha thiết xin từ nay sẽ lợi dụng những điều ấy. Đồng thời con hãy chấm dứt việc suy ngắm này trong niềm tin cậy nơi Thiên Chúa và lòng khiêm nhường. Con sẽ dành việc chọn các dốc lòng ra sau điểm thứ hai của việc đạo đức này.
CHƯƠNG 03 - XÉT MÌNH VỀ TIẾN BỘ TRONG ĐỜI THÁNH ĐỨC
Điểm nhì của việc đạo đức này khá dài, nên lúc thực hành, con không cần làm một hơi cho hết, song chia làm nhiều chặng. Chặng nhất : bàn về cách con ăn ở đối với Chúa ; chặng hai : đối với chính mình ; chặng ba : đối với đồng loại ; chặng bốn : bàn về các tình dục. Cũng chẳng cần phải quỳ gối mà làm, trừ lúc đầu và lúc cuối, nên quỳ để dâng các tâm tình cảm mến.
Các điểm khác của bản xét mình, con có thể vừa đi bách bộ vừa làm cũng có thể làm khi nằm trên giường, miễn là phải tỉnh chứ đừng ngủ. Song muốn làm cho thành công, phải đọc kỹ trước. Con liệu thế nào để có thể thi hành điểm nhì của việc đạo đức này trong khoảng thời gian dài nhất là ba ngày hai đêm : mỗi ngày và mỗi đêm ấy con lấy một giờ, hai giờ, nghĩa là một lúc lâu, tùy sức con. Lý do là nếu làm việc này dây dưa cách quãng xa nhau, nó mất sức hiệu nghiệm, và chỉ gây những cảm tưởng yếu ớt.
Sau mỗi điểm xét mình, con sẽ thấy con lỗi trong điều gì, con đã thiếu sót gì, con đã sai trệch chỗ nào ngõ hầu biết rõ mà đi bàn hỏi, dốc lòng và củng cố tinh thần lại. Tuy những ngày con làm việc xét mình này và các việc sau, không đòi con phải cấm phòng nghiêm nhặt trong thinh lặng. Song tốt nhất là ban tối con phải bớt chuyện trò để lên giường sớm mà nghỉ ngơi tâm trí cũng như thân xác, là điều cần thiết để có đủ sức suy xét cách chu đáo. Ban ngày, con phải nâng lòng nhiều lần lên Chúa, Đức Mẹ, các thiên thần và tất cả triều thần thánh trên trời. Con hãy làm tất cả việc đó với một lòng mến Chúa tha thiết và đầy ước muốn tiến bộ.
Để khởi sự xét mình, con hãy :
1. Đặt mình trước mặt Thiên Chúa.
2. Cầu khẩn Chúa Thánh Thần, ban ơn soi sáng để con được hiểu rõ về chính mình, như thánh Au-gu-ti-nô đã hết lòng khiêm nhường kêu xin : “Lạy Chúa ! xin cho con được biết Chúa và hiểu chính mình con !”, và như thánh Phan-xi-cô hỏi Chúa : “Chúa là ai và con là ai ?” Con hãy tuyên ngôn : con chỉ muốn biết sự tiến bộ của con không để tự mãn, song để vui thoả trong Chúa, không để vênh vang tự đắc, song để vinh quang Thiên Chúa và tạ ơn Ngài.
3. Nếu nhận xét mình đã ít cố gắng, hoặc đã lùi, con quyết tâm không vì thế mà chán nản, hay thối chí buông trôi ; trái lại, con muốn khích lệ, thối thúc mình can đảm hơn, hạ mình và nhờ ơn Chúa tu sửa các thiếu sót.
Làm xong việc khởi đầu trên đây, con hãy êm đềm, bình tĩnh suy xét cách ăn ở từ trước đến nay của con đối với Thiên Chúa, với đồng loại, và với chính mình.
CHƯƠNG 04 - XÉT MÌNH VỀ CÁCH ĂN Ở ĐỐI VỚI CHÚA
1. Con có những tâm tình nào trước tội trọng ?
Con có dốc lòng mạnh mẽ không bao giờ phạm dù bất cứ sự gì xảy đến không ?
Dốc lòng ấy con có nắm giữ được đều đều từ ngày con tuyên bố cho đến bây giờ không ?
Điều dốc lòng này là nền tảng cho sinh hoạt thiêng liêng của con.
2. Con có thái độ nào đối với Giới luật của Thiên Chúa ?
Con có cho chúng là tốt, êm ái, dễ chịu không ?
Con ơi ! ai có bao tử tốt, lại sành ăn, thì chọn món ngon và bỏ món dở ?
3. Tâm trạng con thế nào đối với các tội nhẹ ?
Ta không thể không phạm nó đôi lần, song trong con có hướng chiều riêng nào về tội nhẹ nào không ?
4. Lòng con thế nào đối với các việc đạo đức ?
Con yêu thích ? Quý trọng ? hay khó chịu tức bực? Hay chán ngán ?
Con thích việc nào hơn, hay không thích việc nào?
Nghe lời Chúa, đọc lời Chúa, suy ngắm, nâng lòng lên Chúa, xưng tội, bàn hỏi việc thiêng liêng, dọn rước lễ, rước lễ, hãm bớt các tâm tình xúc động, trong số các việc ấy, cái gì con chê ghét ?
Nếu con thấy không ưa thích một điều gì trong số đó, hãy xét xem nguyên cớ tại sao ?
5. Tâm hồn con ăn ở sao đối với chính Thiên Chúa ?
Lòng con có vui thích nhớ đến Ngài không ?
Con có còn cảm thấy hương vị êm ngọt sau đó không ? Vua Đavít nói : “Tôi tưởng nghĩ đến Chúa và lòng tôi rộn niềm vui”.
Con có cảm thấy lòng con dễ dàng yêu mến Chúa, và ưa thích được nếm hương vị của tình mến ấy không ?
Lòng con có phấn chấn khi nghĩ đến sự cao cả vô biên của Thiên Chúa ? đến lòng nhân từ và hiền hậu của Ngài ?
Nếu đang khi mải lo việc đời và giữa các phù vân thế gian mà con chợt nhớ đến Chúa, nhớ tưởng ấy có được con đón nhận không ? có làm tâm hồn con lưu luyến không ?
Con có thấy trái tim con như hướng về Thiên Chúa ? và một cách nào như muốn băng tới Ngài không ? đã hẳn, nhiều linh hồn sống như thế.
Một người chồng từ xa trở về gia đình, thoạt khi vợ biết tin và nghe thấy tiếng chàng, dù có bận việc gì hay tâm trí lo âu suy nghĩ gì đi nữa, nàng sẽ gạt bỏ mọi suy tưởng khác để chỉ còn nghĩ đến người nàng yêu. Các linh hồn yêu Chúa nhiều cũng vậy, dù bận việc, khi chợt tưởng nhớ đến Chúa, họ liền quên mọi sự, chỉ còn vui sướng nhớ được đến Chúa. Đó là một dấu rất tốt !
6. Con có lòng thế nào đối với Chúa Giêsu Kitô, là Thiên Chúa làm người ?
Con có còn thích ở bên Ngài ?
Ong mật vui thích sống quanh bên mật, và ong vẽ xúm quanh chỗ nhơ bẩn ; các linh hồn tốt lành cũng vui thích sống gần Chúa Giêsu Kitô, đem hết tình âu yếm đối với Ngài. Còn các linh hồn xấu xa thì tìm vui thú nơi các phù vân giả trá.
7. Lòng con thế nào đối với Thánh Nữ Đồng Trinh Maria, các Thánh và Thiên thần giữ mình của con?
Con có yêu mến các Đấng nhiều không ?
Con có trông cậy đặc biệt nơi lòng ưu ái của các Đấng không ?
Con có thích các ảnh tượng, ham thích và ca ngợi các Đấng không ?
8. Xét về miệng lưỡi :
- Con nói năng thế nào về Thiên Chúa ?
- Con có thích nói ca tụng Thiên Chúa theo địa vị và hoàn cảnh của con không ?
- Con có thích dâng lên Chúa những bài thánh ca không ?
9. Xét về các viêc làm :
- Con có lưu tâm làm sáng danh Thiên Chúa và làm đôi việc bên ngoài để tôn kính Ngài không ? Vì ai yêu mến Thiên Chúa cũng yêu lây cả sự trang hoàng cung điện Ngài.
- Con có nhận thấy mình đã dứt bỏ đôi tình luyến ái, khước từ đôi sự gì vì Thiên Chúa chưa ? Bởi vì hy sinh đôi cái vì người yêu là dấu yêu thật.
- Từ trước đến nay con đã từ bỏ gì vì mến Chúa ?
CHƯƠNG 05 - TỰ VẤN VỀ BỔN PHẬN ĐỐI VỚI CHÍNH MÌNH
1. Con yêu mình thế nào ?
- Con có yêu mình quá về sự đời này chăng ? Nếu quả tình có thế con chắc sẽ ước ao sống mãi ở trần gian, và sẽ lo lắng hết sức mình để định cư ở đời.
Nếu con yêu mình vì thiên đàng chắc con sẽ ước ao, ít nữa con sẽ bằng lòng chấp nhận dễ dàng rời khỏi trần gian này giờ nào Chúa muốn.
2. Con có tôn trọng thứ tự trong sự yêu mình không ? Vì yêu mình cách hỗn độn sẽ làm hư hại cho mình. Còn yêu mình cách trật tự đòi ta yêu hồn hơn xác, đòi ta chăm lo tập nhân đức hơn lo tìm sự gì khác, và ta phải lo được danh giá trên trời hơn là được danh giá mau tàn nơi thế.
Tấm lòng có trật tự sẽ luôn tự nhủ mình : “Nếu tôi lo về việc này việc nọ, các thiên thần sẽ nghĩ sao ? Chứ không phải : “người ta sẽ nghĩ sao ?”.
3. Con dành tình thương nào cho trái tim con ?
Con có tức bực khi phải giúp đỡ nó và chịu đựng các tật xấu nó ?
Than ôi ! con phải chăm nom, phải cứu giúp và tìm cách cứu vớt nó khi các tình dục quấy phá nó. Con hãy để mọi sự khác ra một bên để lo việc này trước.
4. Con cho mình là gì trước mặt Thiên Chúa ? đã hẳn không là gì cả !
Một con ruồi tự nhận mình là không trước một hòn núi, xét ra chẳng có gì là quá khiêm nhường, một giọt nước sánh với biển cả, một tia lửa sánh với mặt trời cũng vậy. Nhưng khiêm nhường là ở chỗ đừng cho ta trọng hơn kẻ khác, và muốn kẻ khác quá trọng ta, chuộng ta. Về điểm này, con thấy mình thế nào ?
5. Về miệng luỡi :
- Con có khoe mình con, cách này hay cách khác không ?
- Con có tặng khen mình khi con nói về mình không ?
6. Về việc làm :
- Con có tìm những thú vui làm hại sức khỏe không ? Tôi muốn nói đến các thú vui vô ích, vô chủ đích, như thúc khuya, mà không có cớ cần thiết v.v…
CHƯƠNG 06 - XÉT CÁCH CỬ XỬ VỚI ĐỒNG LOẠI
Vợ chồng với nhau, thì phải thương yêu nhau cách êm ấm bình tĩnh, bền vững và liên lỉ, yêu trước hết mọi người khác, vì Thiên Chúa truyền và muốn vậy. Ta cũng nói như vậy về con cái, bà con thân gần, cả đến các bạn hữu, mỗi người theo thứ bậc họ.
Nói cách chung, con yêu thương người đồng loại thế nào ?
Con có yêu họ thật lòng và vì mến Chúa không ? Để có thể nhận xét rõ về điểm ấy, con hãy nghĩ đến đôi người thường quấy rầy và có tính khó chịu : chính ở đây ta thực hành đức yêu người vì mến Chúa, càng hơn nữa nếu đó là kẻ làm hại ta, hoặc bằng lời nói hay việc làm. Con hãy xét xem lòng con có thành thật với họ không ? Xét xem con có phải khó khăn chiến đấu lắm mới yêu họ được không ?
Con có mau miệng nói xấu người ta, nhất là kẻ con không yêu chăng ?
Con có làm hại người khác trực tiếp hay gián tiếp không ? Chỉ cần suy nghĩ một chút, con sẽ nhận thấy điều ấy ngay.
CHƯƠNG 07 - XÉT MINH VỀ CÁC TÂM TÌNH CỦA LINH HỒN
Tôi đã nói dài về các điểm này là cốt để nhờ đó ta xét mình mà biết ta đã tiến hay lùi. Con xét mình về các tội lỗi, đó chỉ là chuyện xưng tội mà những người không ham mộ sự tiến đức cũng vẫn làm.
Tuy vậy, xét mình về mỗi điểm sau đây, con cần phải chú ý lưu tâm, song cách êm ái nhẹ nhàng, nhận xét tình trạng của tâm hồn về mỗi điểm từ khi ta dốc lòng lần trước, rồi xem ta đã lỗi phạm khá nặng về điểm nào.
Song muốn cho gọn, ta chỉ cần xét về các thị dục của ta. Nếu ta sốt ruột không thể xét từng chi tiết các tỉ mĩ, như đã nói, ta có thể xét đại khái xưa ta thế nào và ta đã đối xử cách nào trong những điều tỉ dụ như sau đây :
- Trong tình mến đối với Thiên Chúa, với người đồng loại với chính mình.
- Trong lòng ghớm ghét tội lỗi nơi ta, nơi kẻ khác, vì ta phải mong muốn tuyệt diệt chúng nơi ta và nơi người khác.
- Trong các ước ao tiền của, thú vui và danh giá.
- Trong e sợ các dịp hiểm nghèo phạm tội, và sợ mất của cải trần gian này : người ta sợ cái này quá mà không sợ cái trên cho đủ.
- Trong lòng trông cậy có khi hơi quá nhiều nơi của cải thế gian và nơi các thụ tạo, và quá ít ỏi nơi Thiên Chúa và các của đời đời.
- Trong tính buồn rầu, có khi quá đáng về các sự phù vân.
- Trong niềm vui mừng, có khi quá đáng về các sự bất xứng.
Sau cùng, những tình luyến ái nào còn cầm buộc lòng ta ? Những dục vọng nào còn choán chỗ trong trái tim ta ? Trái tim ta bị đảo lộn vì đâu hơn cả ?
Nhờ biết các tình dục và mỗi một tình dục của hồn mà ta biết tình trạng linh hồn. Chúng cũng giống như người gảy đàn, so từng dây để coi dây nào chưa đúng cung, thì tuỳ theo mà vặn lên hay buông xuống. Sau khi ta đã so từ lòng yêu cho đến lòng ghét, sợ hãi đến hy vọng, buồn rồi đến vui của hồn, nếu ta thấy chúng sai cung bài ca vinh quang Thiên Chúa ta có thể so cho chúng hoà cung lại nhờ ơn Chúa và sự chỉ bảo của cha linh hướng.
CHƯƠNG 08 - TÂM TÌNH CẢM MẾN PHẢI CÓ SAU KHI XÉT MÌNH
Khi đã êm ái cân nhắc từng điểm của bản xét mình và thấy rõ hiện trạng của con, con hãy có những tâm tình sau đây :
- Con cám ơn Thiên Chúa vì con đã sửa đổi dù chút ít, từ ngày con dốc lòng. Hãy nhận biết chính lòng thương xót Chúa đã thực hiện sự ấy nơi con và cho con.
- Hãy hết sức hạ mình trước mặt Chúa, và chân nhận : nếu con không tiến mấy, là vì lỗi con, vì con đã không trung tín, không can đảm và vững bền tuân theo ơn soi sáng thúc giục Chúa ban cho con trong buổi nguyện ngắm hay lúc khác.
- Hãy hứa cùng Chúa sẽ luôn mãi ca ngợi Ngài vì các ơn sủng đã ban cho con, ngõ hầu giúp con khử trừ những xu hướng xấu mà sửa mình.
- Xin Chúa tha lỗi bất trung trước sự ân cần của Chúa.
- Hãy dâng lòng con lên Chúa, để Ngài làm chủ nó hoàn toàn.
- Xin Ngài ban cho con từ nay hoàn toàn trung tín.
- Hãy cầu khẩn các thánh, Đức Mẹ, Thiên Thần giữ mình, thánh quan thầy, thánh Giuse và các thánh khác.
CHƯƠNG 09 - VÀI SUY NIỆM GIÚP DỐC LÒNG LẠI
Khi đã xét mình và bàn hỏi với cha linh hướng về các tính xấu, các lỗi lầm và những phương thế để bổ cứu, con hãy dùng mấy điều suy niệm như sau : Mỗi ngày, giờ nguyện ngắm, con suy nghĩ một trong các điều sau đây, theo phương pháp đã chỉ để suy ngắm, ở phần nhất. Trước hết mọi sự con phải nhớ mình ở trước mặt Thiên Chúa, và cầu nguyện xin Ngài cho con được ơn bền vững trong tình yêu và phụng sự Ngài.
CHƯƠNG 10 - SUY NIỆM THỨ NHẤT : GIÁ TRỊ CAO QUÝ CỦA LINH HỒN
Con hãy suy vẻ cao quý, tuyệt hảo của hồn con. Linh hồn có trí thông minh, không những thấu triệt mọi sự trong thế giới hữu hình, mà còn biết các thiên thần, biết có thiên đàng, có Thiên Chúa chí tôn tuyệt đối nhân lành và siêu việt cao cả, biết có đời đời, và hơn nữa, biết cái cần để sống ở đời này, để được hợp với các thiên thần trên trời, và để được hưởng Chúa đời đời.
Ngoài ra linh hồn còn có một ý muốn rất cao quý, có khả năng yêu mến Thiên Chúa và không thể ghét Ngài vì tại Ngài. Con hãy xem lòng con có tính quảng đại biết bao. Cũng như không có gì hư thối có thể làm con ong lưu luyến ngoài các thứ hoa, thì lòng con cũng chẳng tìm nơi an nghỉ nào ngoài Thiên Chúa, chẳng loài thụ sinh nào có thể thoả mãn lòng con. Con cứ mạnh bạo nghĩ lại các thú vui say mê nhất xưa kia đã ngự trị lòng con : xét xem phải chăng chúng chỉ đem lại phiền muộn, gây nhiều cảm nghĩ xót xa và lo lắng ngổn ngang. Con có thấy lòng con khổ sở điêu đứng giữa các buồn lo ấy không ?
Than ôi ! Khi lòng ta chạy theo các vật thụ tạo cách xoắn xít ân cần, tưởng chừng đem lại thỏa mãn cho nguyện vọng của mình. Nhưng thoạt gặp, thì ảo tưởng tan tành, chẳng có gì có thể thỏa mãn lòng ta. Thiên Chúa muốn cho lòng ta chẳng tìm được nơi nào yên nghỉ như con bồ cầu của ông Noe thả ra khỏi tàu, ngõ hầu phải quay về với Chúa là nguồn gốc. Ôi ! Lòng ta chan chứa bao vẻ đẹp cao quí ! Tại sao ta bắt nó phụng sự các thụ tạo ngược ý nó ?
Hỡi linh hồn tốt đẹp của tôi – con hãy nói thế – ngươi có thể hiểu biết và ước ao Chúa, tại sao ngươi đi vui đùa với các vật thấp hèn ? Ngươi có thể mong đạt đời đời, tại sao lại tìm lạc thú mau qua ? Đứa con hoang đàng nói trong phúc âm hối hận vì đáng lẽ nó có thể ăn uống sung sướng nơi nhà cha mẹ, bây giờ lại phải ăn vụng đồ ăn bẩn thỉu của lợn heo. Hỡi hồn tôi, ngươi có thể được Thiên Chúa ; khốn kiếp cho ngươi nếu ngươi mãn nguyện với các thấp hèn dưới Thiên Chúa.
Con hãy cố gắng nâng hồn con với những ý tưởng ấy. Hãy chỉ cho hồn thấy bản tính trường cửu của nó và nó xứng đáng sống đời đời. Nhờ ý đó con thúc giục lòng thêm can đảm.
CHƯƠNG 11 - SUY NIỆM THỨ HAI : CAO TRỌNG CỦA NHÂN ĐỨC
Con hãy suy : chỉ có nhân đức và lòng đạo mới làm linh hồn vui sướng hạnh phúc ở đời này ; và hãy suy nhân đức tốt đẹp ngần nào. Con đem nhân đức đối chiếu với các tính hư, nết xấu tương phản thì sẽ thấy ! Đức nhẫn nại dịu dàng biết bao so với giận dữ ; đức hiền từ so với nóng nảy và buồn phiền, đức khiêm nhường ngược hẳn với kiêu hãnh và tham vọng ; lòng quảng đại trái hẳn với hà tiện bủn xỉn, ganh tị ; đức tiết độ tương phản với tính buông tuồng phóng túng ! Khi đã tập tành thuần thục, các nhân đức có đặc tính kỳ diệu làm cho linh hồn nếm thấy ngọt ngào, êm ái vô song. Ngược lại các tính hư gây nơi hồn cảm giác vô cùng mệt mỏi, chán ngán. Ta còn đợi gì mà không giơ tay thu tích lấy các ngọt ngào thú vị ấy ?
Về các tính nết xấu, ai có ít, thì không thỏa, kẻ có nhiều thì đâm bất mãn : Còn về nhân đức, ai mới có chút ít, đã được thỏa lòng, càng có nhiều càng tăng vui thích. Ôi đời thánh đức, đời đẹp biết bao, êm dịu, dễ chịu và ngọt ngào ! Cực phiền sẽ bớt đắng cay, yên ủi thêm êm ái ! Không có ngươi, cái lành cũng thành khốn khó, và lạc thú chứa chan phiền muộn, xao xuyến và sa ngã. Ai biết ngươi, đều phải nói như đàn bà xứ Sa-ma-ri-a kia : “Lạy Ngài, ban cho con nước ấy !”. Đó là lời than thở, khao khát mà hai thánh nữ Tê-rê-xa và Ca-ta-ni-a thành Giênơ (Genes) quen làm, tuy về vấn đề khác.
CHƯƠNG 12 - SUY NIỆM THỨ BA : GƯƠNG CÁC THÁNH
Con hãy xem gương các Thánh : có gì mà các đấng ngần ngại không làm để yêu mến Thiên Chúa và nên thánh ? Kìa các đấng Tử Đạo kiên gan bền chí : Có hình khổ nào mà các đấng đã không phải chịu, mà sao vẫn giữ vững lòng trung ? Song nhất là những thanh nữ, phụ nữa tươi đẹp khả ái kia, trắng trong hơn huệ, hồng hào hơn hoa hồng vì đức mến, có người mới chỉ có 12 tuổi thơ, người khác 13, 15, 20 hay 25. Các đấng thà chịu trăm nghìn cực hình còn hơn từ chối đức tin, và còn hơn từ bỏ quyết định sống đời thánh đức.
Nên có đấng thà chết chẳng thà mất đức trinh khiết, còn đấng khác, đành hy sinh mạng sống chẳng thà bỏ sự giúp đỡ kẻ hoạn nạn, yên ủi kẻ ưu sầu và chôn cất kẻ chết. Ôi lạy Chúa ! Phái đào tơ liễu yếu đã tỏ ra can trường biết bao trong các trường hợp đó !
Con hãy xem các thánh hiển tu. Các ngài đã có can đảm biết bao khi khinh bỏ trần gian ! Các ngài đã làm thế nào để kiên gan bền chí trong các điều quyết định ! Không gì có thể làm các ngài đổi lòng ! Các ngài đã không sẻn so ôm ẵm lấy các điều dốc lòng, và đã thực hành không thiếu sót.
Thánh Au-gu-ti-nô đã nói về mẹ ngài là bà thánh Mô-ni-ca ? Thánh nữ đã trung kiên thờ phượng kính mến Thiên Chúa trong bậc đôi bạn cũng như trong lúc góa bụa ! Còn thánh Hiê-rô-mi-nô nói gì về con thiêng liêng ngài là Paola : Nàng vững vàng giữa bao ngang trái cuộc đời, phải trải qua bao biến cố, tai nạn ! Song phần ta, xem gương các thánh ấy, ta sẽ làm gì ? Các ngài cũng giống như ta bây giờ : Các ngài đã hoạt động cho cũng một Thiên Chúa, cho cũng các nhân đức như ta, thì tại sao, ta lại không làm như các ngài trong địa vị hiện thời, theo bậc sống ta để giữ vững quyết định quý báu và lòng cương quyết phụng sự Chúa ?
CHƯƠNG 13 - SUY NIỆM THỨ TƯ : TÌNH YÊU CHÚA GIÊSU ĐỐI VỚI TA
Con hãy suy đến lòng Chúa Giêsu yêu ta chừng nào, đến nỗi đã đau khổ vô ngần ở dưới trần, nhất là ở vườn cây Dầu, và trên thập giá. Tình yêu ấy là để cho con. Tình yêu ấy đã bằng lòng chịu khổ đau, khó nhọc ngõ hầu xin Chúa Cha ban cho con có những dốc lòng, những quyết định sống thánh, và ban cho tất cả những gì cần để giữ vững, nuôi dưỡng, củng cố và hoàn thành các quyết định kia. Ôi các quyết định quý báu ! Các ngươi là con đẻ của cuộc Tử nạn đau thương của Chúa Cứu chuộc ta ! Linh hồn ta phải quý chuộng biết bao vì các ngươi rất cao trọng trước mặt Chúa Giêsu ngần ấy ! Than ôi, lạy Đấng Cứu Thế của hồn con, Chúa đã chịu chết để con được ơn có các quyết định ấy, xin hãy ban cho con thà chết còn hơn bất trung không giữ.
Philôtê thân mến, con có biết không, chắc chắn từ trên thập giá trái tim Chúa Giêsu đã thấy trái tim con và đã yêu mến, và vì yêu, đã lập công để con được mọi ơn huệ cho đến chết, và cách riêng các dốc lòng quyết định. Phải, Philôtê, tất cả chúng ta có thể nói như tiên tri Giêrêmia : “Lạy Chúa, trước khi con sinh ra, Chúa đã nhìn con và gọi đích danh con” ; Lòng nhân hậu của Chúa đã yêu đương thương xót mà sắm sẵn cho mọi phương thế cứu rỗi chung và riêng, tức là các quyết định của chúng con ! Như thiếu phụ có mang dọn nôi, dọn tã và đôi khi mướn vú nuôi cho con mình sắp chào đời ; Chúa chúng ta cũng thế, khi lòng nhân lành Ngài cứu mạng con, và mong đợi sinh con ra trong ánh sáng ơn cứu rỗi, làm con nên con Ngài, thì đã dọn trên cây thập giá tất cả mọi sự ân cần cho con : nôi thiêng liêng, tã lót, vú nuôi và mọi cái cần cho hạnh phúc con, nghĩa là tất cả những phương tiện, những ơn thúc giục lôi kéo Ngài dùng để dẫn dắt hồn con và đem lên tới đỉnh trọn lành.
Thật ta phải khắc sâu vào ký ức điều này : Có thể nào mà tôi lại được Đấng Cứu chuộc thương yêu, và thương yêu cách tha thiết như thế, đến nỗi Ngài nghĩ cách riêng đến tôi, đến các trường hợp, hoàn cảnh, phương thế riêng kia để nhờ đó Ngài lôi kéo tôi đến cùng Ngài ? Còn đáp lại ta phải yêu mến, quý chuộng và sử dụng thế nào tất cả những cái đó để mưu ích cho ta !
Ý tưởng này thật êm dịu quá ! Trái tim khả ái của Thiên Chúa đã nghĩ đến Philôtê đã yêu thương và tạo ra cho Philôtê muôn nghìn phương thế cứu rỗi, như thế Ngài chẳng còn phải lo lắng cho linh hồn nào khác trên trần gian này nữa. Như mặt trời soi chiếu một mảnh đất nào thì soi chiếu hoàn toàn như thể không soi chiếu chỗ nào nữa, thì Chúa chúng ta cũng nghĩ tưởng và lo lắng săn sóc cho tất cả các con cái yêu dấu của Ngài, và cho từng người một cách lạ lùng như thể không còn nghĩ về ai khác nữa. Thánh Phaolô nói : “Ngài đã yêu tôi và đã phú nộp mình vì tôi”. (Galát 2, 20). Thánh nhân như có ý nói : cho tôi cũng như thể Ngài chẳng làm gì khác nữa cho ai hết. Điều này, Philôtê, con hãy ghi vào tâm khảm để quý chuộng và củng cố quyết định của con, quyết định đã được Trái tim Chúa Cứu Thế quý vô ngần.
CHƯƠNG 14 - SUY NIỆM THỨ NĂM : TÌNH YÊU MUÔN THUỞ THIÊN CHÚA ĐỐI VỚI TA
Con hãy suy đến tình yêu vạn đại Thiên Chúa đã yêu con. Từ trước khi Chúa Kitô làm người chịu tử nạn thập giá vì con, Đấng Chí tôn đã ấp ủ con trong lòng nhân ái cao siêu của Ngài, đã yêu con vô hạn. Vậy Ngài bắt đầu yêu con khi nào ? Thưa : Khi Ngài bắt đầu là Thiên Chúa. Mà Ngài bắt đầu là Thiên Chúa khi nào ? Thưa : từ muôn thuở ! Từ trước vô cùng, Ngài vẫn luôn là Thiên Chúa, vô thủy vô chung. Nên Ngài đã yêu con từ trước vô cùng, từ đời đời… Vì thế, Ngài đã dọn sẵn cho con các ân sủng, các ơn huệ mà con đã thấy Ngài ban cho con. Ngài nói bởi miệng tiên tri cho con cũng như cho mỗi người : “Ta đã yêu con với mối tình muôn thuở, và bởi tình thương ấy Ta đã đoái nhìn ban ơn cho con” (Giêrêmia 31, 3). Trong số các ơn đó, Ngài đã nghĩ cách riêng đến việc giúp con có những dốc lòng phụng sự Ngài.
Ôi Chúa tôi ! Dốc lòng kia là gì mà Thiên Chúa đã nghĩ đến, đã nghiền gẫm và đã dự định từ đời đời ? Những điều ấy phải nên trọng vọng và châu báu cho ta chừng nào ! Và ta thà phải chịu muôn nỗi đau khổ còn hơn bỏ qua một nét nhỏ ! Dầu tất cả vũ trụ này phải tan vỡ, vì tất cả vũ trụ chẳng sánh bằng một linh hồn, song linh hồn sẽ chẳng đáng giá gì nếu không có các dốc lòng quyết định !
CHƯƠNG 15 - CÁC TÂM TÌNH CẢM MẾN CHUNG CHO CÁC ĐIỀU SUY NIỆM TRÊN VÀ KẾT THÚC VIỆC ĐẠO ĐỨC NÀY
Ôi dốc lòng cao quí ! Các ngươi là cây xanh tươi đầy sự sống mà Thiên Chúa đã tự tay vun trồng giữa vườn lòng ta, Chúa Cứu Thế đã tưới bón bằng máu Ngài để nó đâm hoa kết quả. Thà chết ngàn lần hơn là để gió bão nhổ nó đi ! Không ! Không sự phù hoa nào, không lạc thú nào, của cải giàu sang, hay gian khổ nào có thể cướp mất quyền quyết định của tôi được !
Lạy Chúa, Chúa đã trồng nó, và từ đời đời đã gìn giữ trong lòng Cha cái cây tốt đẹp đó để cấy vào vườn con. Biết bao linh hồn chẳng được ơn huệ đó ? Nên, con biết hạ mình thế nào để cảm tạ lòng thương xót Chúa cho đủ được ?
Ôi quyết định đẹp đẽ và thánh thiện, nếu tôi nắm giữ các ngươi, các ngươi sẽ giữ gìn tôi. Nếu các ngươi sống trong hồn tôi, hồn tôi sẽ sống trong các ngươi. Vậy, hỡi các quyết định của tôi, hãy sống mãi như các ngươi đã sống từ đời đời trong lòng lân ái của Thiên Chúa. Hãy sống đời đời trong tôi, chớ gì tôi không bao giờ bỏ các ngươi.
- Sau những tâm tình ấy, con hãy kén chọn những phương thế thích hợp để bảo vệ những quyết định kia. Con cũng hãy cả quyết trung thành dùng các phương thế đó, là : siêng năng nguyện ngắm, lãnh các Bí Tích, làm việc lành phúc đức, sửa đổi các lỗi lầm, tính xấu đã nhận xét được ở điểm thứ hai (chương 3 của phần thứ 5 này), xa lánh mọi dịp tội, và trung thành nghe theo những lời hướng dẫn về vấn đề đó.
Làm mọi việc đó rồi, con hãy quả quyết mạnh mẽ quyết liệt sẽ tiếp tục giữ các dốc lòng của con. Và như thể đang cầm trong tay trái tim con, hồn con, ý chí con, con hãy dâng, hãy cung hiến, hãy tế lễ tất cả cho Thiên Chúa, đồng thời con tuyên ngôn không bao giờ sẽ lấy lại song gửi gắm vào tay Chúa cao cả, để luôn tuân theo tất cả các mệnh lệnh của Ngài trong mọi sự. Con xin Chúa hãy đổi mới toàn thân con, xin Ngài chúc phúc cho lời thề lại của con, xin Ngài củng cố lời tuyên thệ ấy. Con hãy kêu cầu Đức Nữ Trinh, Thiên Thần giữ mình, thánh Lu-y và các thánh khác.
Trong tâm tình nóng nảy quả cảm đó, con hãy đến quỳ dưới chân cha linh hướng, cáo những tội chính mà con xét thấy đã phạm từ khi xưng tội chung, rồi con hãy nhận lấy ơn xá giải cũng như lần xưng tội chung đầu hết. Trước mặt Ngài, con đọc lời tuyên ngôn và con hãy ký tên vào. Sau cùng, con hãy đem tấm lòng đổi mới ấy kết hiệp với đấng là căn nguyên và Cứu Chuộc, trong phép Bí Tích Thánh thể.
CHƯƠNG 16 - NHỮNG TÂM TÌNH CÒN GIỮ LẠI SAU VIỆC ĐẠO ĐỨC TRÊN
Ngày con lặp lại lời tuyên ngôn và các ngày sau, con hãy nói nhiều lần trong lòng hay ngoài miệng những lời nóng nảy của thánh Phaolô, thánh Augus-tinô, Catarina thành Gênê và các vị khác. Chẳng hạn : “Tôi không còn thuộc về tôi; sống hay chết tôi thuộc về Đấng Cứu Chuộc. Tôi không có gì bởi tôi, hoặc thuộc về tôi nữa. Linh hồn tôi, là Chúa Giêsu. Của cải tôi, là được thuộc về Ngài. Hỡi thế gian, ngươi luôn là ngươi, cũng như trước kia ta vẫn là ta, song từ nay, ta không còn là ta nữa”.
Phải, từ đây chúng ta không còn là chúng ta nữa vì lòng chúng ta đã thay đổi. Thế gian kia từ trước đã bao lần lừa dối ta, nó sẽ bị đánh lừa nơi ta, vì khi chỉ thấy ta thay đổi từ từ chút ít, nó tưởng ta vẫn là Esau mà kỳ thực ta đã đổi thành Giacóp rồi.
Phải làm sao để lòng ta vẫn luôn giữ được các việc đạo đức kia, ngõ hầu khi rời buổi nguyện ngắm, ta từ từ đi lo các công việc, lo giao tiếp mà không sợ nước ngọt của các điều đã dốc lòng sóng sánh ra ngoài. Làm sao cho nó thấm vào tất cả mọi phần linh hồn. Song cũng đừng để thân thể hay tinh thần phải quá gắng gỗ, căng thẳng.
CHƯƠNG 17 - ĐÁP HAI VẤN NẠN VỀ CUỐN SÁCH NHỎ NÀY
Philôtê thân mến, thế gian sẽ nói : các việc tập luyện nhân đức và các lời chỉ dạy nhiều như thế, nếu ta muốn tuân giữ thì hẳn phải bỏ hết mọi công việc khác. Philôtê thân mến, cho đi ta không làm nổi việc gì khác, vì ta làm cái mà ta phải làm lúc sống ở đời này. Nhưng con có thấy mưu độc trong câu vấn nạn kia không ? Nếu mỗi ngày ta phải làm tất cả các việc tập nhân đức kia, đã hẳn ta chẳng còn rảnh rang mà làm việc khác. Nhưng thật ra có bao giờ bắt buộc phải làm tất cả đâu, chỉ cần làm lúc nào việc ấy thôi. Trong bộ Dân Luật, có biết cơ man nào là luật, luật nào cũng phải giữ cả. Nhưng đâu có phải thi hành tất cả một trật mỗi ngày, song trường hợp nào thì giữ luật ấy thôi.
Hãy xem vua Đavít, tuy bận biết bao việc triều chính khó khăn, vẫn làm nhiều việc tập đức hơn tôi đã trình bày cho con. Thánh Lu-y, vị anh quân lỗi lạc trong thời bình cũng như thời loạn, hằng chu đáo lo xét xử các kiện tụng và điều khiển quốc vụ, thế mà mỗi ngày dự hai thánh lễ, đọc kinh chiều và kinh tối với vị Tuyên Úy nhà nguyện, nguyện ngắm, thăm các bệnh nhân, xưng tội mỗi thứ sáu và đánh tội, rất chăm nghe giảng dạy, và siêng năng đàm đạo chuyện thiêng liêng. Với tất cả các việc đạo đức ấy, người không bê trễ một công vụ nào của quốc gia, việc nào người cũng chu toàn. Triều đình người lại huy hoàng, rực rỡ hơn, như chưa từng thấy ở các triều đại khác.
Vậy con hãy mạnh bạo thi hành các việc đạo đức tôi đã chỉ dạy. Thiên Chúa ban cho con đủ thời giờ và sức lực để chu toàn các công việc khác của con. Giả sử Chúa có cần phải bắt mặt trời dừng lại, Ngài cũng không ngần ngại như xưa đã làm cho ông Giô-xuê (10, 12-14). Khi Thiên Chúa làm với ta, ta luôn làm đủ việc.
Thế gian sẽ nói tôi có vẻ gán bừa cho Philôtê là có ơn nguyện ngắm trong trí, mà trái lại đâu có phải ai cũng có ơn ấy được. Cho nên cuốn sách này không có ích cho tất cả mọi người. Quả tình, tôi có giả định như thế, và thực sự, không phải bất kỳ ai đều có ơn nguyện ngắm trong trí. Đàng khác, cũng rõ ràng là hầu như ai cũng có thể có ơn ấy, cả những người đần độn nhất, miễn là họ có ai hướng dẫn sáng suốt và quyết chí công chiếm được ơn ấy. Mà giả có ai không được ơn ấy dù chút ít đi nữa (điều này tôi tưởng rất khó xảy ra), cha linh hướng sáng suốt sẽ giúp họ bù đắp dễ dàng các thiếu sót đó bằng cách bảo họ chú ý đọc hay nghe đọc những điều suy niệm đã trình bày trong các bài suy ngắm.
CHƯƠNG 18 - BA LỜI KHUYÊN DẶN CHÍNH YÊU CUỐI CÙNG CHO CUỐN SÁCH NÀY
1. Mỗi ngày đầu tháng sau giờ nguyện ngắm, con hãy lặp lại lời tuyên ngôn ở phần nhất. Trong mọi lúc, hãy dùng lời này của thánh vương Đavít mà quả quyết con sẽ tuân giữ trung thành : “Không bao giờ con quên lề luật Chúa, lạy Chúa, vì bởi đó mà Chúa ban sự sống cho con” (Ca vịnh 118. 93). Khi nào con thấy có gì lủng củng trong hồn, con hãy cầm lấy lời tuyên ngôn nơi tay, và quỳ xuống với lòng khiêm nhường mà đọc cách sốt sắng hết tình. Con sẽ cảm thấy nhẹ nhàng thư thái ngay.
2. Con hãy tỏ ra bên ngoài con muốn sống đời thánh đức. Con chú ý : tôi không nói con đã là thánh song muốn sống thánh. Con đừng ngần ngại làm các việc tầm thường, song cần thiết để đem con tới tình mến Chúa. Con hãy bạo dạn tỏ ra : con đang tập suy ngắm, con thà chết còn hơn phạm tội trọng, con muốn siêng năng lãnh các Bí tích và tuân theo các chỉ giáo của vị linh hướng, dầu thường thường vì nhiều lý do không cần phải nói đích danh ngài ra.
Vì thành thật tỏ ra bên ngoài là ta muốn phụng sự Thiên Chúa và thành tâm tận hiến cho tình yêu Ngài, cái đó làm đẹp lòng Chúa chí tôn lắm ! Ngài không muốn ta hổ thẹn về Ngài và về thập giá của Ngài. Đàng khác, việc đó chận đứng nhiều tiếng thị phi của thế gian, và bó buộc ta nắm giữ lời cam kết danh dự của ta. Các bậc hiền triết tự xưng là hiền triết ngõ hầu người ta để cho họ sống theo tôn chỉ của họ. Phần ta, ta cũng phải tỏ cho người đời biết ta đang ước ao sống Thánh. Nếu có ai bảo con : người ta có thể sống đạo đức mà không cần thực hành các điều chỉ dẫn, các việc tập đức kia, con đừng chối. Song hãy tử tế trả lời họ : con quá yếu đuối nên cần phải có nhiều trợ lực, nhiều nâng đỡ hơn các kẻ khác.
3. Sau cùng, Philôtê quý mến, tôi nài van con nhân danh tất cả những gì thánh thiện trên trời dưới đất, nhân danh phép Rửa Tội con đã chịu, lòng dạ đã nuôi dưỡng Chúa Giêsu Kitô, Trái Tim từ ái mà Ngài đã yêu con, và lòng từ bi lân tuất mà con đã trông cậy : con hãy tiếp tục, hãy bền bỉ trong công cuộc sống thánh đức quý báu này. Ngày sống trôi qua, cái chết đã kề nơi cửa : “Kèn đồng đã vang lệnh thu quân. Mỗi người hãy chuẩn bị vì phán xét đã gần”, như lời thánh Grê-gô-riô Na-diăng nói.
Thân mẫu của Thánh Sym-phô-ria-nô khi thấy con bị điệu đi tử đạo, chạy theo bảo con : “Con ơi, con của mẹ, hãy nhớ đến cuộc sống đời đời. Hãy nhìn lên trời, xem đấng đang ngự trên đó. Cuộc chạy đua ngắn ngủi của đời này sắp chấm dứt rồi”. Philôtê, tôi cũng nói với con như vậy : Con hãy nhìn trời và đừng đánh đổi lấy thế gian này. Hãy nhìn hỏa ngục, đừng lao mình xuống vì chút khoái lạc thế tạm này. Hãy nhìn Chúa Giêsu Kitô, đừng chối bỏ Ngài vì thế gian. Khi đời sống thánh xem như gây cực nhọc khó chịu, hãy ca lên với thánh Phan-xi-cô :
“Của thiên vô giá chói lòa,
Công lao trần thế chỉ là trò chơi”.
Vạn tuế Chúa Giêsu, chúc tụng Ngài, cùng với Chúa Cha, và Chúa Thánh Thần, danh dự, hiển vinh, bây giờ và mãi mãi muôn đời, muôn kiếp. AMEN.
LỜI NHẮN GỬI CỦA DỊCH GIẢ
BẠN ĐỌC THÂN MẾN,
Bạn đã đọc xong cuốn này. Mong rằng bạn đã được hài lòng và đã thu lượm được nhiều điều bổ ích.
Chắc bạn đã nhận thấy : Thánh Phanxicô quả là một bậc linh hướng lỗi lạc, thông thái, rất sành tâm lý và kinh nghiệm đời sống thiêng liêng. Qua cuốn này, ngài cho người đọc cái cảm tưởng tác giả là một thày thuốc, vừa là người cha đầy yêu thương vừa cũng là người bạn chí thân, với những lời lẽ đơn sơ bình dân và đầy hình ảnh màu sắc, đã tỉ mỉ tìm từng căn bệnh, cặn kẽ dặn bảo từng liều thuốc, ân cần theo dõi tất cả mọi biến chứng, những thay đổi của tâm hồn, từ bước đầu tiên chập chững trên đường nên thánh…
Đó là đặc tính đẹp nhất của cuốn sách này.
Với tất cả sự kính phục giá trị riêng biệt của cuốn sách, chúng tôi dẫu vậy, cũng thấy rằng, đối với tín hữu thời nay, cuốn sách chưa đưa ra một lối sống đạo đức toàn vẹn, nghĩa là :
- Một đời sống đạo đức quy tụ vào Phụng Vụ và thấm nhuần Kinh Thánh như nguồn dồi dào cao cả, chứ không chỉ nặng màu luân lý.
- Một đời sống không chỉ mang tính chất bản thân cá nhân, song đầy tinh thần cộng đoàn và Hội Thánh hơn.
- Và dĩ nhiên đời sống ấy phải đưa đến hoạt động tông đồ và truyền giáo.
- Đồng thời, vì Kitô hữu là những người sống giữa thế gian, đời sống đạo đức ấy cũng sẽ đem họ dấn thân tham gia các hoạt động trần thế và xã hội…
- Thêm vào các điểm đó, một nhận xét cần bạn đọc lưu ý : mỗi thời đại con người lại mang một đặc tính riêng biệt, đang khi tính tình chung của con người thời nào cũng giống nhau. Đặc tính con người hiện đại là tinh thần kiêu hãnh, hiên ngang trước năng lực hầu như vô tận của trí óc, của tài năng và khoa học kỹ thuật. Đặc tính ấy thường đem đến tự mãn, tự tôn làm chúa tể, rồi không cần đếm kể, hay tệ hơn, gạt bỏ Thiên Chúa ra ngoài lề cuộc sống, như thế sẽ sa lầy trong vật chất, thành duy vật và vô thần. Con người ngày nay đang chứng kiến và đang ở trong những hiện tượng của đảo lộn mọi nền luân lý, của suy sụp mọi giá trị… Cho nên đường lối đạo đức của Kitô Hữu thời đại này cần đặt nặng về lòng tin sáng suốt và vững mạnh, đi đôi với tinh thần kiêm nhường mà Thiên Chúa nêu gương trong Thánh nữ Têrêsa thành Lisieux như vị hướng đạo.
Thực tình, tác giả có đề cập tới tất cả các điểm nói trên đây, song không đủ. Đã hẳn không thể nói mọi chuyện trong một cuốn sách. Chúng tôi gợi ra những thiếu sót đó để bạn đọc bổ túc thêm từ nơi khác. Chúng tôi cũng mong sau này khi có dịp sẽ cống hiến bạn đọc một cuốn tiếp theo cuốn này, ngõ hầu bổ khuyết những điểm thiếu sót. Tuy có những thiếu sót như thế, cuốn sách này vẫn có giá trị riêng của nó, và vẫn cần thiết trong phạm vi của nó, vẫn có chỗ đứng trong công việc tu đức và nên thánh, mà người ta không thể bỏ qua, thời nay cũng như thời nào khác.
Tuy phải nêu ra những thiếu sót của một cuốn sách đã lừng danh hơn ba thế kỷ và đã giúp ích thiêng liêng cho bao thế hệ tín hữu, - thiết sót quả tình không do tại tác giả cho bằng do quan niệm và tư tưởng của thời ngài, trong đà tiến triển của Hội Thánh thời ấy -, chúng tôi vẫn mạo muội lấy nhan đề là :
“SỐNG THÁNH GIỮA ĐỜI”
Nhan đề này vượt quá phạm vi của cuốn sách và quá mục đích của tác giả, khi soạn nó chỉ để giúp “những bước đầu trong đời thánh đức” (Introduction à la vie dévote), và dành một cuốn thứ hai để đưa tâm hồn tới bậc cao sâu trong “Tình yêu Thiên Chúa” (Traité de l’Amour de Dieu). Song chọn nhan đề đó, chỉ là muốn làm nổi bật cái hướng, cái chủ ý căn bản của cuốn sách là soạn riêng cho người Kitô Hữu “SỐNG GIỮA ĐỜI”, và cũng vì tin tưởng cuốn này sẽ giúp họ rất nhiều trên đường “Sống Thánh” nhờ những lời chỉ dạy đơn giản, bình dân, dễ hiểu trong những bước đầu tiên là những lúc ngần ngại nhất, nên cần mềm dẻo ngọt ngào nhất.
Vậy bạn đọc thân mến,
Nếu bạn thấy cuốn sách có ích, đọc xong bạn hãy giới thiệu cho người khác, bạn hãy đọc một đoạn ngắn mỗi ngày trong gia đình bạn, vào lúc kinh tối chẳng hạn. Như thế cuốn sách bạn mua có thể làm ích cho nhiều người, đó là bạn làm một việc tông đồ cao đẹp và làm một việc ích lớn lao cho linh hồn người khác.
Nhân tiện, chúng tôi cũng chân thành ngỏ lời cám ơn tất cả những người đã khuyến khích hoặc giúp đỡ để cuốn sách này được ra mắt bạn đọc. Cám ơn cách riêng một người bạn, cô P.T.Th.H. đã để nhiều công nhiều giờ sửa chữa bản dịch này đ thêm phần lưu loát và đi sát với nguyên tác hơn.
Dịch giả,
Nha Trang đầu hè 1965
PHỤ TRƯƠNG 1 - CÁCH LẦN HẠT SỐT SẮNG ĐỂ TÔN SÙNG ĐỨC TRINH NỮ MAIRA
Làm dấu thánh giá xong, con hãy tôn kính tượng Chuộc tội ở đầu tràng hạt. Rồi nhớ mình trước mặt Chúa, con hãy đọc kinh Tin kính.
Khi lần các hột lớn đầu tràng hạt con xin Thiên Chúa nhận lấy việc làm con muốn dâng Ngài, và xin Ngài giúp ơn cho con lần hạt nên. Và con cũng xin Đức Mẹ bầu cử, con chào kính Mẹ trước hết như Ái nữ chí thiết của Chúa Cha, như Mẹ của Chúa Con, và như Hiền thê khả ái của Chúa Thánh Thần.
Khi lần mỗi một chục hạt, con hãy suy đến một mầu nhiệm của phép Mân Côi, tùy tiện, tùy hoàn cảnh. Nếu bất chợt thấy đôi tâm tình nào khác như lòng đau đớn các tội quá khứ, sự quyết chí sửa đổi đời sống và đền tội, con có thể suy điều ấy suốt cả tràng hạt. Con sẽ nhớ đến các tâm tình ấy hay tâm tình nào khác Chúa soi cho, nhất là lúc đọc hai tên cực Thánh Giêsu và Maria.
Lần xong năm chục hạt, con có thể có những tâm tình như sau : con tạ ơn Chúa vì ơn Ngài ban cho con được lần hạt nên. Con chào Đức Trinh Nữ Maria, xin Người dâng trí khôn con lên Chúa Cha hằng có đời đời, hầu cho con được luôn suy nghĩ đến các ơn của lòng thương xót Ngài; dâng trí nhớ con lên Chúa Con, để luôn tưởng nhớ đến cuộc khổ nạn và cái chết của Ngài, và dâng ý muốn con cho Chúa Thánh Thần, hầu con luôn mãi được bừng cháy lửa tình mến Chúa.
Sau hết con nài xin Thiên Chúa Oai nghi nhận lấy việc lần hạt này để vinh hiển Ngài, lợi ích cho Giáo Hội. Con xin Ngài gìn giữ con sống mãi trong lòng Mẹ Hội Thánh và xin đem tất cả những người lầm lạc trở về. Đoạn con hãy cầu cho các bà con bạn hữu …
PHỤ TRƯƠNG 2 - CÁCH NGUYỆN NGẮM DỄ DÀNG (THEO PHƯƠNG PHÁP THÁNH ANPHONGSÔ)
(Theo phương pháp thánh Anphongsô)
CHÂM NGÔN : “Nếu một người tội lỗi cứ vững vàng nguyện ngắm, thế nào Chúa cũng đem đến cõi hằng sống đời đời” (Thánh Anphongso).
“Ngày nào anh chị em cũng cứ nguyện ngắm lấy một khắc đồng hồ, tôi dám hứa nước thiên đàng cho” (Thánh Tê-rê-xa Avila).
I. NGUYỆN NGẮM CẦN VÀ CÓ ÍCH THẾ NÀO ?
Thánh Anphongso ước ao cho mỗi người giáo hữu yêu mến và chăm chỉ nguyện ngắm, vì nguyện ngắm có nhiều ích lợi rất lớn ; chính những ích lợi ấy khiến ta yêu mến và chăm chỉ làm việc đạo đức này mọi ngày. Nhưng trên hết, vì lòng kính mến Chúa mà ta ao ước và muốn sống đời nguyện ngắm. Thật thế :
1) Không nguyện ngắm, không thấy những chân lý đời đời, là những sự thiêng liêng ; không hiểu biết việc rỗi linh hồn quan hệ đến đâu và phải dùng những phương thế nào cho được lo việc ấy. Vì thế đã có nhiều linh hồn hư đi khốn nạn. Trái lại, linh hồn nào luôn suy ngắm những chân lý đức tin dạy, nghĩa là luôn suy ngắm sự chết, sự phán xét, thiên đàng, hỏa ngục, thì chắc sẽ không sa ngã phạm tội. Chính Đức Chúa Thánh Thần đã phán : “Ngươi hãy nhớ suy đến cùng đích của ngươi, ngươi sẽ không phạm tội bao giờ “ (Huấn Ca 7, 40).
2) Không nguyện ngắm, không có sức chống trả các kẻ thù linh hồn, không tài nào giữ được các nhân đức. Nhờ nguyện ngắm, ta được những ơn cần, giúp mau mắn vâng theo những điều Chúa soi sáng, thúc giục, và sẵn sàng tuân giữ các điều Chúa truyền dạy.
3) Không nguyện ngắm, không biết các tính hư thói xấu của mình, cũng không biết những nguy hiểm linh hồn mình có thể mắc phải, nhưng khi nguyện ngắm thì trông thấy rõ những hiểm họa và những khuyết điểm mình, nhờ đấy sửa được các tật hư và xa tránh những nguy hiểm cho linh hồn.
4) Cầu nguyện và cầu nguyện cho nên là điều rất cần cho được rỗi linh hồn.
“Không cầu nguyện mà ăn ở đạo đức tốt lành là điều không thể có được !” Không nguyện ngắm thì thường cầu nguyện không nên. Về điều này, thánh Ao-gu-ti-nô có nói một lời ta cần phải hiểu rõ. Người nói : “Muốn được các ơn cầu xin mà chỉ cầu nguyện bằng môi miệng, không đủ, cần phải cầu nguyện trong lòng”. Thật vậy, nếu ta không suy ngắm, mà chỉ suy những sự đời này, thì biết sao được những sự cần cho linh hồn ? Biết sao được những phương thế phải dùng để thắng chước cám dỗ. Biết sao được cầu nguyện là việc cần ? Nếu không biết những điều ấy, hỏi ta có thể cầu nguyện bền mãi chăng ? Mà cho đi ta bền bỉ cầu nguyện luôn mãi, hỏi có cầu nguyện nên chăng ? Vì thế thánh Bel-lar-mi-nô đã nói : “Không nguyện ngắm thì hầu chắc không thể nào không phạm tội”.
5) Sau hết, nguyện ngắm là phương thế rất hiệu nghiệm các thánh đã dùng mà nên trọn lành. Kinh nghiệm minh chứng rằng : linh hồn nào chăm chỉ nguyện ngắm, ít khi mất nghĩa cùng Chúa, nhỡ ra có mất, liền nhờ nguyện ngắm mà ăn năn đau đớn và trở lại cùng Chúa ngay. Nguyện ngắm là như lò lửa cháy ngùn ngụt làm cho linh hồn bốc lửa kính mến Chúa . “Không chăm chỉ nguyện ngắm cho nhiều, không tài nào lên cao trên đường thánh thiện”.
II. CÁCH NGUYỆN NGẮM
Việc nguyện ngắm gồm ba phần cốt yếu, là : Dọn mình – Suy ngắm – Kết thúc .
DỌN MÌNH : Gồm 3 việc :
1) Thờ phượng Chúa bằng cách nhớ Chúa trước mặt mình. Ví dụ ta than thở : “Lạy Chúa, con tin thật Chúa đang ngự trước mặt con, con xin thờ lạy Chúa hết lòng”.[1]
2) Hạ mình khiêm nhường trước mặt Chúa là Đấng ta không đáng nói chuyện và gặp gỡ Ngài. Ví dụ nói : “Lạy Chúa, vì muôn vàn tội lỗi con đã phạm, lẽ ra bây giờ con đang ở dưới hỏa ngục, nhưng lạy Chúa nhân lành vô cùng, con hết lòng ăn năn đau đớn vì đã xúc phạm đến Chúa, và cám ơn Chúa vì còn đoái thương ban phúc cho con than thở chuyện trò với Chúa”.
3) Cầu xin Chúa giúp ta nguyện ngắm nên, ví dụ nói : “Lạy chúa, vì lòng yêu mến Chúa Giêsu và Đức Mẹ Maria, xin hãy soi sáng và giúp sức cho con được nguyện ngắm nên và được nhiều ích lợi cho hồn con !” Rồi đọc một kinh Kính Mừng… (kính Đức Mẹ và xin Người cầu bầu cho ta).
- Ba việc trên đây, làm vắn tắt, song rất sốt sắng, rồi chuyển sang phần sau đây : SUY NGẮM : gồm bốn phần :
1) Trước hết hãy suy ngắm về chân lý ta đã chọn làm đề tài. Muốn làm việc ấy, thường nên đọc một đoạn sách đạo đức (hoặc ôn nhớ lại một đoạn sách hay, một bài giảng, sách tốt nhất là sách Kinh Thánh, hay phần Phúc Âm…), và đọc cho đến khi gặp ý tưởng gì tốt lành khiến mình cảm động mới thôi (cảm động đây không phải là tình cảm, song là thấy ý đánh động mình, giúp mình có ý tưởng mà suy, có tâm tình mà nói chuyện với Chúa[2].)
Thường thì chỉ đọc một đoạn nhỏ cũng đủ.
Đọc xong hỏi mình ba điều này :
- Tôi vừa đọc gì ?
- Tôi sẽ làm gì về điều ấy ?
- Tôi đã làm gì về điều ấy ?
Ví dụ ta đọc một đoạn sách dạy về sự cần phải cầu nguyện và ta lấy làm cảm động, đánh động ở đoạn này : “Ai cầu nguyện, chắc sẽ được rỗi. Ai không cầu nguyện chắc sẽ hư mất đời đời. Phàm những kẻ đã được rỗi linh hồn là vì đã cầu nguyện ; còn kẻ đã hư mất, vì khinh thường không cầu nguyện. Và điều làm cho kẻ ấy đau lòng thất vọng nhất là thấy xưa kia có thể cứu linh hồn mình dễ dàng như thế mà chẳng làm, bây giờ hối hận muốn làm, nhưng than ôi ! muộn quá rồi, chẳng còn giờ nữa !” Đến đây ta đừng đọc nữa, hãy tự hỏi mình ba điều vừa nói trên.
- Tôi vừa đọc gì ? – Tôi vừa đọc lời này : chăm chỉ cầu nguyện là phương thế chắc chắn nhất để cứu linh hồn mình ; kẻ nào khinh thường cầu nguyện, thì Chúa sẽ cất ơn Ngài đi, vì thế nó sẽ hư đi đời đời.
- Tôi phải làm gì về điều này ? – vì sự cầu nguyện cần nhất, cho nên tôi buộc mình không bao giờ bỏ đọc kinh tối sáng, và phải luôn cầu nguyện, nhất là khi gặp cơn cám dỗ và dịp tội.
Từ xưa đến nay tôi đã làm gì về điều này ? Than ôi, từ xưa đến nay tôi đã lo về hết mọi công việc, duy có việc cầu nguyện là việc cần thiết nhất, tôi lại khinh bỏ biếng nhác. Biết bao lần tôi bỏ đọc kinh cầu nguyện trong những ngày thường ngay cả ngày Chúa Nhật nữa. Biết bao lần ở nhà thờ tôi đã không cầu nguyện, còn chia trí chia lòng về những của đời này.
2) Giục lòng than thở cùng Chúa[3] (những điều than thở hợp với đoạn đã ngắm).
a) Giục lòng tin, ví dụ : Lạy Chúa, theo lời Chúa phán, con tin thật cầu nguyện rất cần cho được rỗi linh hồn, con lại tin thật nếu con cứ vững vàng cầu nguyện chắc sẽ được rỗi. Vậy lạy Chúa, xin ban cho con được tin điều chân thật này hơn nữa.
b) Giục lòng cậy, ví dụ : Lạy Chúa, con trông cậy vững lòng, Chúa sẽ ban cho con bền chí cầu nguyện ; nhờ sự cầu nguyện con trông cậy sẽ được kính mến Chúa và được rỗi linh hồn. Xin Chúa ban cho con thêm lòng trông cậy sự cầu nguyện là phương thế thần hiệu giúp con rỗi linh hồn…
c) Giục lòng kính mến : Lạy Chúa, con kính mến Chúa, và vì kính mến Chúa con thích cầu nguyện, là phương thế giúp con thêm lòng yêu mến Chúa. Xin ban cho con nhờ việc cầu nguyện ngày càng yêu mến Chúa tha thiết hơn. Lạy Chúa, con kính mến Chúa vì Chúa tốt lành vô cùng, và đáng kính vô cùng, con kính mến Chúa, vì Chúa rộng rãi vô cùng, Chúa chỉ đợi con cầu xin một lời, Chúa liền ban các ơn cần cho con ngay.
d) Giục lòng ăn năn tội : Lạy Chúa, con phàn nàn vì đã nhiều biếng trễ việc cầu nguyện ; con cũng phàn nàn về các tội đã phạm bởi khinh thường chẳng cầu nguyện. Con xin Chúa hãy tha tội lười biếng cầu nguyện và hết các tội khác con đã phạm từ xưa tới nay.
3) Đem lòng cầu xin (trong số các việc làm lúc nguyện ngắm thì lời cầu nguyện, cầu xin có thể coi là việc quan hệ nhất : vậy ta hãy cầu nguyện nhiều, đem hết lòng trông cậy xin Chúa ban các ơn soi sáng, giúp sức kính mến, ơn bền đỗ và ơn chết lành).
a) Hãy xin ơn giữ điều đã dốc lòng cho cận thẩn hơn. Lạy Chúa, xưa Chúa đã phán cùng các tông đồ rằng : ai xin thì sẽ được… Con cũng xin thưa cùng Chúa với các thánh ấy rằng : xin hãy dạy con biết cầu nguyện, xin ban cho chúng con được dùng thời giờ mà cầu nguyện…
b) Hãy xin các ơn khác : xin ơn sửa tính hư nết xấu này nọ ; xin ơn kia… vì con đang cần, giúp con thắng chước cám dỗ đang xông đánh ; hãy giúp con làm tròn việc bổn phận. Hãy ban cho con được lòng thương yêu anh em… hy sinh điều này nọ, biết vâng theo ý Chúa dù cay đắng gian khổ v.v…
c) Nhất là xin ơn kính mến Chúa Giêsu và ơn bền đỗ : Lạy Chúa Giêsu, nếu con kính mến Chúa, ắt là con thích dùng sự cầu nguyện mà nói chuyện cùng Chúa, vậy xin Chúa hãy ban thêm lòng kính mến Chúa cho con, vì nếu con kính mến Chúa, con sẽ được mọi sự. Lạy Chúa, xin ban cho con được vững vàng kính mến Chúa cho đến chết, để sau này con được lên thiên đàng hát mừng và kính mến Chúa đời đời, chẳng cùng…
4) Dâng những dốc lòng cho Chúa :
a) Dốc lòng chung : hãy dốc lòng xa tránh hết các tội cố tình phạm, ví dụ : Lạy Chúa, con ước ao thà chết ngàn lần còn hơn cố tình phạm một tội mất lòng Chúa. Con ước ao lánh hết mọi tội song xin Chúa hãy ban ơn giúp sức cho. Con xin hứa cùng Chúa từ nay sẽ ra sức làm trọn nghĩa vụ cách chu đáo.
- Dốc lòng riêng : như xa lánh tính xấu nọ ; hoặc quyết tập nhân đức kia, ví dụ : xin hứa siêng năng cầu nguyện hơn để tinh thần khỏi mất sức mạnh, và được nhiệt thành làm trọn các việc bổn phận hơn. Cần nhất là chọn một dốc lòng cụ thể nhỏ, dễ làm và thiết thực.
---------------------
[1] Nếu ta nhớ Chúa ở trước mặt với Đức tin mạnh, sẽ bớt chia trí. Một vị đạo đức nói : “Nếu ta hay chia trí lúc nguyện ngắm, là dấu ta làm việc nhớ Chúa trước mặt cách chưa tử tế”.
[2] Thêm vào sách nói trên : hiện nay có nhiều sách có thể giúp suy ngắm : Thánh Alphong : Dọn Mình Chết Lành – Tên Lửa Yêu Dấu – Dẫn Đàng Mến Chúa – Từ Thánh Thể đến Chúa Ba Ngôi (Thiên An dịch cha V.Bernadot) – Trước Uy Nhan Chúa (Thiên An dịch) – Tin Ở Tình yêu Thiên Chúa (Sr J. Baptiste) – Đời Tận Hiến (dịch của Schrijvers) – Chúa Ki-tô Là Tất cả (Thiên An dịch) – Phút Suy Niệm (nhiều tập, dich) – Con Thơ Phó Thác – (dịch chị J. Baptiste) – Lay Chúa, con nghe đây ! (dich) – v.v…
[3] Đã hẳn không buộc phải gò bó theo các thứ tự tâm tình như đã nói ở đây. Có thể có nhiều tâm tình cảm mến khác nữa, tuỳ lòng sốt sắng.
KẾT THÚC
1) Hãy cảm ơn Chúa vì đã ban ơn soi sáng, và vì các ơn Chúa ban trong giờ nguyện ngắm.
2) Nhắc lại các điều dốc lòng : Lạy Chúa, con xin dốc lòng lại lần nữa sẽ chăm chỉ cầu nguyện từ nay.
3) Xin ơn vững vàng giữ các điều đã dốc lòng : Lạy Đức Mẹ Maria, xin ban ơn này cho con (có thể xin thánh quan thày bầu cử, thánh Thiên Thần giữ mình).
- Rồi đọc một kinh Lạy Cha, Kính Mừng, cầu cho các linh hồn nơi luyện ngục, cho Hội Thánh, cho hàng giáo sĩ, cho cha mẹ anh chị em, bà con bạn hữu và cho những kẻ tội lỗi. (Ở đây thánh Phan-xi-cô khuyên : trước khi dời vườn hoa thơm ngát của nguyện ngắm, hãy bắt chước người đi xem vườn thăm hoa không ra khỏi mà không hái một vài bông hoa, để đem về kỷ niệm, làm cho cả ngày đó thơm ngát mùi hoa của điều nguyện ngắm đã làm : nghĩa là đúc một câu châm ngôn để nhắc nhở mình luôn trong ngày ; hoặc một vài tư tưởng gì rút ra từ bài nguyện ngắm ban nãy : đó là ý nghĩa câu : BÓ HOA THIÊNG LIÊNG).