Giáo Lý Công Giáo

Phần II

Nguồn: http://www.giaophanvinhlong.net 

CHƯƠNG I: PHỤNG VỤ VÀ BÍ TÍCH  (184 - 203)

Bài 26: PHỤNG VỤ (184 - 188)

1066-1112 "Thiên Chúa đã ban cho tôi làm người phục vụ Đức Giêsu giữa các dân ngoại, lo việc tế tự là rao giảng Tin Mừng của Thiên Chúa, để các dân ngoại được Thánh Thần thánh hóa mà trở nên một lễ phẩm đẹp lòng Thiên Chúa" (Rm 15,16).

184- H. Phụng vụ là gì?

T. Phụng vụ là việc tôn thờ chính thức của toàn thể Hội Thánh để tôn vinh Thiên Chúa Ba Ngôi và thánh hóa con người.  ( - )

185 - H. Phụng vụ có quan trọng không?

T. Phụng vụ rất quan trọng vì những lẽ này:

186 - H. Trong Phụng vụ, ta tôn thờ Chúa Cha thế nào?

T. Trong Phụng vụ, ta tuyên xưng và tôn thờ Chúa Cha là nguồn mạch mọi phúc lành mà Người ban cho ta nơi Con của Người.

187 - H. Trong Phụng vụ, Chúa Kitô hoạt động thế nào?

T. Trong Phụng vụ, Chúa Kitô thực hiện mầu nhiệm cứu độ của Người để thánh hóa nhân loại và cho Hội Thánh cảm nếm trước Phụng vụ trên trời.

188 - H. Trong Phụng vụ, Chúa Thánh Thần có sứ mệnh nào?

T. Trong Phụng vụ, Chúa Thánh Thần có những sứ mệnh này:


Bài 27: MẦU NHIỆM VƯỢT QUA TRONG CÁC BÍ TÍCH (189 - 195)

1113-1134

"Một người lính lấy giáo đâm vào cạnh sườn Người. Tức thì, máu cùng nước chảy ra" (Ga 19,34).

189 - H. Bí tích là gì?

T. Bí tích là những dấu chỉ hữu hiệu của ân sủng do Chúa Giêsu thiết lập và được trong lại cho Hội Thánh để ban sự sống thần linh cho chúng ta.

190 - H. Có mấy Bí tích?

T. Có bảy Bí tích:

191- H. Những Bí tích nào được lãnh nhận một lần mà thôi?

T. Có ba Bí tích này, một là Bí tích Rửa Tội, hai là Bí tích Thêm Sức, ba là Bí tích Truyền Chức Thánh; vì ba Bí tích ấy in vào linh hồn dấu ấn thiêng liêng không thể xóa được.

192 - H. Vì sao gọi là Bí tích đức tin?

T. Vì khi lãnh nhận các Bí tích, ta phải có lòng tin, và nhờ các Bí tích, đức tin của ta càng thêm mạnh mẽ và vững chắc hơn.

193 - H. Ai cử hành các Bí tích?

T. Hội Thánh cử hành các Bí tích với tư cách là Cộng đoàn Tư Tế của Chúa Kitô.

194 - H. Cần có những điều kiện nào để lãnh nhận các Bí tích?

T. Cần có những điều kiện này:

195 - H. Các Bí tích có cần thiết để được cứu độ không?

T. Đối với các tín hữu, các Bí tích cần thiết để được ơn cứu độ, vì chính Chúa Kitô hành động nơi các Bí tích, và Chúa Thánh Thần làm cho những người lãnh nhận nên giống Con Thiên Chúa.


Bài 28: HỘI THÁNH CỬ HÀNH PHỤNG VỤ (196 - 203)

1135-1209 "Họ đồng tâm nhất trí, ngày ngày chuyên cần đến Đền Thờ. Khi làm lễ bẻ bánh tại tư gia, họ dùng bữa với lòng đơn sơ vui vẻ. Họ ca tụng Thiên Chúa"(Cv3,46)

196 - H. Những ai được cử hành Phụng vụ của Hội Thánh?

T. Toàn thể Dân Chúa, vì tất cả đều có chức tư tế chung; tuy nhiên một số tín hữu được tuyển chọn qua Bí tích Truyền Chức Thánh để cử hành nhân danh Chúa Kitô.

197- H. Cử hành phụng vụ gồm những yếu tố nào?

T. Cử hành phụng vụ gồm hai yếu tố chính này:

198 - H. Ngày Chúa Nhật quan trọng thế nào trong cử hành Phụng vụ?

T. Ngày Chúa nhật rất quan trọng vì là “Ngày của Chúa”, ngày Chúa đã Phục sinH. Vì thế, ngày Chúa nhật là nền tảng và trung tâm của cả năm Phụng vụ.

199 - H. Năm Phụng vụ là gì?

T. Năm Phụng vụ là thời gian Hội Thánh cử hành các mầu nhiệm Chúa Kitô theo chu kỳ hằng năm (PV.103).

200 - H. Năm Phụng vụ được tổ chức thế nào?

T. Năm Phụng vụ được tổ chức thành các mùa, là Mùa Vọng, mùa Giáng sinh, mùa Chay, mùa Phục sinh và mùa Thường niên. Hội Thánh cử hành năm Phụng vụ để giúp ta sống mầu nhiệm Chúa Kitô, hầu chuẩn bị đón Người trở lại vinh quang.

201- H. Những việc nào là việc Phụng vụ?

T. Là Thánh lễ, các Bí tích và Các giờ Kinh Phụng vụ.

202 - H. Các Giờ kinh Phụng vụ là gì?

T. Các Giờ kinh Phụng vụ là việc thánh hiến mọi thời khắc bằng lời kinh của Hội Thánh để ngợi khen Thiên Chúa.

203 - H. Ta phải tham dự Phụng vụ thế nào?

T. Ta phải tham dự Phụng vụ cách ý thức, linh động, hữu hiệu và đầy đủ (x.PV.11)



CHƯƠNG II: BẢY BÍ TÍCH  (204 - 286)

1. CÁC BÍ TÍCH KHAI TÂM (204 - 236)


Bài 29: BÍ TÍCH RỬA TỘI (204 - 214)

1212-1419 "Không ai có thể vào Nước Thiên Chúa nếu không sinh ra bởi nước và Thánh Thần" (Ga 3,5).

204 - H. Bí tích Rửa Tội là gì?

T. Là Bí tích Chúa Giêsu đã lập để tái sinh ta trong đời sống mới bởi nước và Chúa Thánh Thần.

205 - H. Bí tích Rửa tội ban cho ta những ơn nào?

T. Bí tích Rửa tội ban cho ta những ơn này:

206 - H. Bí tích Rửa tội có cần thiết không?

T. Bí tích Rửa tội rất cần thiết, vì Chúa Giêsu đã nói: “Không ai có thể vào Nước Thiên Chúa, nếu không sinh ra bởi nước và Thánh Thần” (Ga 3,5).

207- H. Những người không lãnh nhận Bí tích Rửa tội có thể được cứu độ không?

T. Những người không lãnh nhận Bí tích Rửa tội có thể được cứu độ trong ba trường hợp này:

208 - H. Những ai được quyền cử hành Bí tích Rửa Tội?

T. Thông thường là Giám mục, Linh mục và Phó tế; nhưng khi khẩn cấp thì bất cứ ai cũng có thể cử hành, miễn là làm theo ý muốn và cách thức của Hội Thánh.

209 - H. Nghi thức chính yếu của Bí tích Rửa tội là nghi thức nào?

T. Là dìm ứng viên vào nước hoặc đổ nước trên đầu người đó; đồng thời đọc lời này: “(Tên thánh), tôi rửa (ÔBACE) nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần”.

210 - H. Ngoài nghi thức chính yếu, còn có những nghi thức nào khác nữa không?

T. Còn có những nghi thức này là: xức dầu thánh, trao y phục trắng và nến sáng.

211- H. Những ai được lãnh nhận Bí tích Rửa tội?

T. Tất cả những người chưa được rửa tội đều có thể lãnh nhận Bí tích Rửa tội vì đây là ân huệ Thiên Chúa ban cho con người.

212 - H. Người đến tuổi khôn muốn lãnh nhận Bí tích Rửa tội thì phải làm gì?

T. Phải có lòng tin và ước ao, phải học biết giáo lý và tham dự những nghi thức chuẩn bị gia nhập Kitô-giáo.

213 - H. Có cần rửa tội cho các trẻ sơ sinh không?

T. Từ xa xưa, Hội Thánh đã rửa tội cho các trẻ sơ sinh, vì đầy là một ơn huệ Chúa ban và các em được rửa tội trong đức tin của Hội Thánh.

214 - H. Khi lãnh nhận Bí tích Rửa tội, có cần người đỡ đầu không?

T. Cần người đỡ đầu để nêu gương sáng và dẫn dắt kẻ lãnh Bí tích sống xứng danh người công giáo.


Bài 30: BÍ TÍCH THÊM SỨC (215 - 220)

1285-1321

"Và khi ông Phaolô đặt tay trên họ, thì Thánh Thần ngự xuống trên họ, họ nói tiếng lạ và nói tiên tri" (Cv 19,6).

215 - H. Bí tích Thêm Sức là gì?

T. Là Bí tích Chúa Giêsu đã lập để ban Chúa Thánh Thần, giúp người tín hữu sống hoàn hảo hơn Bí tích Rửa tội, liên kết mật thiết với Hội Thánh và làm chứng cho Chúa Kitô.

216 - H. Những ai có quyền ban Bí tích Thêm Sức?

T. Thừa tác viên thông thường là Giám mục và những Linh mục được chỉ định; nhưng trong trường hợp khẩn cấp thì bất cứ Linh mục nào cũng đều có nhiệm vụ ban Bí tích này (GL 883,3).

217- H. Khi ban Bí tích Thêm sức thì cử hành những nghi thức nào?

T. Khi ban Bí tích Thêm sức, vị chủ lễ làm những nghi thức này:

218 - H. Bí tích Thêm sức có ghi dấu ấn thiêng liêng trong linh hồn không?

T. Cũng như Bí tích Rửa tội, Bí tích Thêm sức in trong linh hồn người tín hữu một dấu ấn thiêng liêng không thể xóa được.

219 - H. Những ai được lãnh Bí tích Thêm sức?

T. Những người đã được rửa tội và đến tuổi khôn, sạch tội trọng, học giáo lý đầy đủ và quyết sống đúng bổn phận kitô-hữu. Ngoài ra, cần có người đỡ đầu.

220 - H. Khi đã lãnh nhận Bí tích Thêm sức, ta có những bổn phận nào?

T. Ta có ba bổn phận này:


Bài 31: BÍ TÍCH THÁNH THỂ  (221 - 228)

1322-1344 "Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời. Và bánh tôi sẽ ban tặng, chính là thịt tôi đây, để cho thế gian được sống" (Ga 6,51).

221- H. Bí tích Thánh Thể là gì?

T. Là Bí tích Chúa Giêsu đã lập để tiếp tục lễ hy sinh trên thánh giá và để ban Mình Máu Người dưới hình bánh rượu làm của nuôi linh hồn ta.

222 - H. Chúa Giêsu đã lập Bí tích Thánh Thể khi nào?

T. Chúa Giêsu đã lập Bí tích Thánh Thể trong bữa Tiệc sau hết, trước khi Người đi chịu chết.

223- H. Chúa Giêsu đã lập Bí tích Thánh Thể thế nào?

T. Chúa Giêsu “cầm lấy bánh, tạ ơn, bẻ ra, trao cho các môn đệ và nói: “Tất cả các con cầm lấy mà ăn, này là mình Thầy sẽ bị nộp vì các con”; rồi Người cầm lấy chén rượu cũng tạ ơn, trao cho các môn đệ và nói: “Tất cả các con cầm lấy mà uống, này là chén Máu Thầy, Máu giao ước mới, giao ước vĩnh cửu sẽ đổ ra cho các con và mọi người được tha tội. Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy” (Kinh nguyện Thánh Thể II).

224 - H. Trong Thánh lễ, khi nào bánh rượu trở nên Mình Máu Chúa Giêsu?

T. Khi linh mục đọc lời truyền phép thì nhờ quyền năng Chúa Thánh Thần, bánh rượu trở nên Mình Máu Chúa Giêsu.

225 - H. Chúa Giêsu hiện diện trong Bí tích Thánh Thể thế nào?

T. Chúa Giêsu hiện diện dưới hình bánh rượu cách thực sự và toàn vẹn cùng với linh hồn và thần tính của Người (x.Dz.1651).

226 - H. Bí tích Thánh Thể quan trọng thế nào?

T. Bí tích Thánh Thể là nguồn mạch và đỉnh cao của mọi sinh hoạt Hội Thánh, vì Thánh Thể chứa đựng tất cả kho tàng thiêng liêng của Hội Thánh, là chính Chúa Kitô, lễ Vượt qua của chúng ta (LM.5).

227- H. Chúa Giêsu ban quyền cho ai được cử hành Bí tích Thánh Thể?

T. Chúa Giêsu ban quyền cho các tông đồ và những người kế tiếp các ngài trong chức linh mục khi nói rằng: “Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy” (Kinh nguyện Thánh Thể).

228 - H. Ta phải thờ kính Chúa Giêsu trong Bí tích Thánh Thể thế nào?

T. Ta phải siêng năng kính viếng thờ lạy Thánh Thể, giữ nghiêm trang đứng đắn trong nhà thờ, nhất là tham dự thánh lễ và rước lễ.


Bài 32: THÁNH LỄ (229 - 236)

1345-1419

"Rồi Người cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn, trao cho các ông và nói: “Đây là mình Thầy, hiến tế vì anh em. Anh em hãy làm việc này, mà tưởng nhớ đến Thầy” (Lc 22,19).

229 - H. Thánh lễ là gì?

T. Thánh lễ là cuộc tưởng niệm lễ Vượt Qua của Chúa Kitô, là hiện tại hóa và tiến dâng lễ hy sinh độc nhất của Người lên Chúa Cha trong phụng vụ của Hội Thánh.

230 - H. Hội Thánh dâng thánh lễ vì những ý nào?

T. Hội Thánh dâng thánh lễ vì những ý này:

231 - H. Thánh lễ có mấy phần?

T. Thánh lễ có hai phần chính:

232 - H. Phụng vụ Lời Chúa gồm những gì?

T. Phụng vụ Lời Chúa gồm những lời cầu nguyện, ngợi khen, ta dâng lên Thiên Chúa và những lời Chúa dạy ta trong Kinh Thánh và bài diễn giảng. Phần này khởi sự từ lời nguyện nhập lễ cho đến hết lời nguyện chung.

233 - H. Phụng vụ Thánh Thể gồm những gì?

T. Phụng vụ Thánh Thể gồm việc chuẩn bị lễ vật, kinh Tạ ơn và việc rước lễ.

234 - H. Muốn rước lễ thì phải có những điều kiện nào?

T. Muốn rước lễ thì phải sạch tội trọng, có ý ngay lành, dọn mình chu đáo và giữ chay theo luật dạy.

235 - H. Rước lễ thì được những ơn ích nào?

T. Ta được kết hợp mật thiết với Chúa Kitô và Hội Thánh, được tẩy xóa các tội nhẹ, được lớn lên trong ân sủng và bảo đảm sự sống muôn đời.

236 - H. Ta nên siêng năng rước lễ thế nào?

T. Ngoài bổn phận rước lễ mỗi năm ít là một lần, ta nên rước lễ hằng ngày. Có thể rước lễ lần thứ hai trong cùng một ngày khi tham dự Thánh lễ.


2. CÁC BÍ TÍCH CHỮA LÀNH  (237 - 260)

1420-1532

Bài 33: BÍ TÍCH HÒA GIẢI  (237 - 251)

1420-1498

"Bấy giờ người con nói rằng: “Thưa cha, con thật đắc tội với Trời và với cha, chẳng còn đáng gọi là con cha nữa..." (Lc 15,21).

237- H. Bí tích Hòa giải là gì?

T. Là Bí tích Chúa Giêsu đã lập để tha các tội ta phạm từ khi lãnh nhận Bí tích Rửa tội về sau, cùng giao hòa ta với Chúa và Hội ThánH. Bí tích này còn được gọi là Giải tội hay Sám hối.

238 - H. Chúa Giêsu đã lập ra Bí tích Hòa giải khi nào?

T. Chúa Giêsu đã lập Bí tích này vào chiều ngày Phục sinh, khi hiện đến cùng các Tông đồ và nói: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai thì người ấy được tha, anh em cầm giữ ai thì người ấy bị cầm giữ” (Ga 20,22-23).

239 - H. Bí tích Hòa giải ban những ơn ích thiêng liêng nào?

T. Bí tích Hòa giải ban cho ta những ơn này:

240 - H. Bí tích Hòa giải có cần thiết không?

T. Cần thiết, vì Bí tích này tha thứ tội lỗi là sự dữ nặng nề nhất xúc phạm đến Thiên Chúa, làm tổn thương phẩm giá con người và phá vỡ sự an bình thiêng liêng của Hội Thánh.

241- H. Những ai trong Hội Thánh có quyền tha tội?

T. Các Giám mục và những Linh mục được quyền giải tội đều có thể tha thứ các tội lỗi nhân danh Thiên Chúa Ba Ngôi.

242 - H. Những ai cần lãnh nhận Bí tích Hòa giải?

T. Những người đã phạm tội trọng thì cần lãnh nhận Bí tích Hòa giải; còn ai chỉ mắc tội nhẹ mà lãnh Bí tích này thì được nhiều ơn ích thiêng liêng.

243 - H. Muốn lãnh nhận Bí tích Hòa giải thì phải làm gì?

T. Phải làm bốn việc này:

244 - H. Xét mình là gì?

T. Xét mình là thành tâm nhớ lại các tội đã phạm từ lần xưng tội sau hết cho đến bây giờ, mỗi tội phạm mấy lần và những trường hợp làm cho tội ra nặng hơn.

245 - H. Ăn năn dốc lòng chừa là gì?

T. Ăn năn dốc lòng chừa là thật lòng thống hối vì đã phạm tội mất lòng Chúa và quyết tâm chừa cải.

246 - H. Xưng tội là gì?

T. Xưng tội là thành tâm thú nhận với linh mục đại diện Chúa Kitô, các tội mình đã phạm.

247- H. Phải xưng tội thế nào?

T. Hội Thánh buộc phải xưng cách thành thật rõ ràng tất cả các tội trọng chưa xưng, và khuyên xưng các tội nhẹ để sống đẹp lòng Chúa hơn.

248 - H. Đền tội là gì?

T. Đền tội là làm việc cha giải tội chỉ định để tạ lỗi cùng Thiên Chúa, và đền bù, sửa lại những thiệt hại do tội lỗi gây ra.

249 - H. Ngoài việc xưng tội, còn có những hình thức sám hối nào?

T. Ngoài việc xưng tội, Hội Thánh còn nhấn mạnh đến ba hình thức sám hối này là: ăn chay, cầu nguyện và làm phúc bố thí.

250 - H. Ân xá là gì?

T. Ân xá là ơn Hội Thánh ban để tha hình phạt tạm ta đáng chịu về tội đã được Chúa tha. Người tín hữu lãnh nhận được ân xá khi chu toàn các điều kiện do Hội Thánh qui định, và có thể nhường lại cho các đẳng linh hồn.

251- H. Có mấy thứ ân xá?

T. Có hai thứ:


Bài 34: BÍ TÍCH XỨC DẦU BỆNH NHÂN (252 - 260)

1499-1532

"Ai trong anh em đau yếu ư? Người ấy hãy mời các kỳ mục của Hội Thánh đến; họ sẽ cầu nguyện cho người ấy, sau khi xức dầu nhân danh Chúa” (Gc 5,14).

252 - H. Bí tích Xức dầu bệnh nhân là gì?

T. Là Bí tích Chúa Giêsu đã lập để ban ơn nâng đỡ bệnh nhân và người già yếu, về phần hồn và phần xác.

253 - H. Bí tích Xức dầu bệnh nhân ban những ơn nào?

T. Bí tích Xức dầu bệnh nhân ban những ơn này:

254 - H. Ai có quyền ban Bí tích Xức dầu bệnh nhân?

T. Chỉ có Giám mục và Linh mục mới được ban Bí tích này.

255 - H. Nghi thức Xức dầu bệnh nhân cử hành thế nào?

T. Sau khi sám hối, cử hành Lời Chúa, cầu nguyện và đặt tay, linh mục xức dầu thánh trên trán và hai bàn tay của bệnh nhân đồng thời đọc lời xức dầu như Hội Thánh dạy.

256 - H. Khi nào cần lãnh nhận Bí tích Xức dầu?

T. Khi người tín hữu lâm cảnh nguy tử vì bệnh nặng hay tuổi già, thì nên mời linh mục tới ban Bí tích Xức dầu cho họ.

257- H. Được lãnh nhận Bí tích Xức dầu mấy lần?

T. Mỗi khi người kitô-hữu ngã bệnh nặng thì có thể lãnh nhận Bí tích này, kẻ cả khi đã lãnh nhận Bí tích rồi, mà bệnh trở nên nguy kịch hơn.

258 - H. Muốn lãnh nhận Bí tích Xức Dầu thì phải có những điều kiện nào?

T. Phải có những điều kiện này:

259 - H. Của ăn đàng là gì?

T. Là Thánh Thể Chúa Giêsu được ban cho những người sắp lìa đời, giúp họ vững mạnh tiến về đời sau.

260 - H. Người coi sóc bệnh nhân có những bổn phận nào?

T. Phải lấy lòng bác ái săn sóc phần xác, lấy đức tin an ủi, khuyên bảo bệnh nhân vui lòng chịu đau đớn để kết hợp với cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu, và khi cơn bệnh trở nên trầm trọng thì phải báo tin cho cha xứ và giúp bệnh nhân dọn mình lãnh nhận các Bí tích.



3. CÁC BÍ TÍCH PHỤC VỤ CỘNG ĐOÀN (261 - 281)

1533-1666


Bài 35: BÍ TÍCH TRUYỀN CHỨC THÁNH  (261 - 269)

1534-1600

"Thượng tế nào cũng là người được chọn trong số người phàm, và được đặt lên làm đại diện cho loài người, trong các mối tương quan với Thiên Chúa, để dâng lễ phẩm cũng như tế vật đền tội” (Dt 5,1).

261- H. Bí tích Truyền Chức Thánh là gì?

T. Là Bí tích Chúa Giêsu đã lập để thông ban chức linh mục cho những người được tuyển chọn, hầu phục vụ Dân Chúa bằng việc giảng dạy, tế tự và điều hành mục vụ.

262 - H. Chúa Giêsu lập Bí tích Truyền chức thánh khi nào?

T. Chúa Giêsu đã lập Bí tích này trong bữa tiệc sau hết, khi Người nói với các tông đồ rằng: “Anh em hãy làm việc này mà tưởng nhớ đến Thầy” (Lc 22,19).

263 - H. Chức tư tế chung là gì?

T. Là sự tham dự vào chức tư tế của Chúa Kitô khi lãnh nhận Bí tích Rửa tội.

264 - H. Chức tư tế thừa tác là gì?

T. Là sự tham dự vào chức tư tế của Chúa Kitô qua Bí tích Truyền chức thánh, để phục vụ cộng đoàn nhân danh Chúa Kitô.

265 - H. Có những cấp bậc nào trong Bí tích Truyền chức thánh?

T. Từ ban đầu, Bí tích Truyền chức thánh đã bao gồm ba cấp bậc: Giám mục, Linh mục và Phó tế.

266 - H. Ai được quyền ban Bí tích Truyền chức thánh?

T. Chỉ các Giám mục có quyền ban Bí tích này mà thôi, vì các Ngài đã nhận quyền ấy nơi các tông đồ.

267- H. Bí tích Truyền chức thánh được cử hành thế nào?

T. Bí tích Truyền chức thánh được cử hành bằng việc đặt tay cùng với lời nguyện thánh hiến. Bí tích này cũng in dấu ấn thiêng liêng không thể xóa được.

268 - H. Ai được lãnh nhận Bí tích Truyền chức thánh?

T. Chỉ những người nam đã được rửa tội, tự nguyện giữ luật độc thân, và được Hội Thánh công nhận đủ khả năng thi hành chức vụ, mới được lãnh Bí tích Truyền chức thánh.

269 - H. Người tín hữu có bổn phận nào đối với các vị chủ chăn của mình?

T. Người tín hữu có bổn phận cầu nguyện, tôn kính, vâng lời các vị chủ chăn trong các điều hợp lẽ đạo, tích cực cộng tác xây dựng Nước Chúa, đồng thời cũng phải giúp các ngài về tinh thần và vật chất nữa.


Bài 36: BÍ TÍCH HÔN PHỐI  (270 - 276)

1601-1666

"Sách Thánh có lời chép rằng: Chính vì thế, người đàn ông sẽ lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai sẽ thành một xương một thịt” (Ep 5,31).

270 - H. Bí tích Hôn phối là gì?

T. Là Bí tích Chúa Giêsu đã lập để kết hợp hai người tín hữu, một nam một nữ, thành vợ chồng trước mặt Chúa và Hội Thánh, cùng ban cho họ sống xứng đáng ơn gọi của mình.

271- H. Hôn nhân Công giáo có mục đích nào?

T. Hôn nhân Công giáo có hai mục đích này:

272 - H. Hôn nhân Công giáo có những đặc tính nào?

T. Hôn nhân Công giáo có hai đặt tính này:

273 - H. Bí tích Hôn phối ban cho vợ chồng những ơn ích nào?

T. Bí tích Hôn phối ban cho vợ chồng ơn biết yêu nhau như Chúa Kitô yêu Hội Thánh, nhờ đó họ sống trung thành và giúp nhau nên thánh trong bậc sống gia đình.

274 - H. Muốn lãnh nhận Bí tích Hôn phối thì phải có những điều kiện nào?

T. Phải có những điều kiện này:

275 - H. Có những trường hợp nào được miễn chuẩn không?

T. Trong những trường hợp đặc biệt, Hội Thánh có thể tha một số ngăn trở và miễn chuẩn đối với việc kết hôn hỗn hợp hoặc khác đạo, đồng thời có những chỉ dẫn riêng về việc cử hành.

276 - H. Tại sao gia đình Công giáo được gọi là “Hội Thánh tại gia”?

T. Vì cũng như Hội Thánh, gia đình là công đoàn ân sủng và cầu nguyện, là trường dạy các đức tính nhân bản và siêu nhiên, là cộng đoàn truyền giáo.


Bài 37: ƠN KÊU GỌI (277 - 281)

27.1533.1656.1877.1461.2369.2232.2231.2253.2226

"Bấy giờ, Người nói với môn đệ rằng: “Lúc chín đầy đồng, mà thợ gặt lại ít. Vậy anh em hãy xin chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về” (Mt 9,37-38).

277- H. Ơn kêu gọi là gì?

T. Là lời Thiên Chúa mời gọi mỗi người vào một bậc sống nào đó; nhưng thông thường thì ơn kêu gọi được hiểu là tiếng Chúa mời gọi một số người dâng mình cho Chúa trong bậc tu trì hay trong hàng giáo sĩ.

278 - H. Có dấu nào cho biết mình có ơn kêu gọi?

T. Có ba dấu này:

279 - H. Người muốn dâng mình cho Chúa thì phải làm gì?

T. Phải cầu nguyện, suy nghĩ, xin người khôn ngoan chỉ dẫn và sẵn sàng đáp lại tiếng Chúa.

280 - H. Người dâng mình cho Chúa trong bậc tu trì khấn giữ những gì?

T. Người dâng mình cho Chúa trong bậc tu trì khấn giữ ba lời khuyên của Tin Mừng:

281- H. Cha mẹ có bổn phận nào đối với ơn gọi của con cái?

T. Cha mẹ phải cổ võ, nuôi dưỡng và tạo điều kiện cho con cái sẵn sàng đáp lại tiếng Chúa gọi.


4. CÁC CỬ HÀNH PHỤNG VỤ KHÁC (282 - 286)


Bài 38: CÁC PHỤ BÍ TÍCH (Á BÍ TÍCH) (282 - 286)

1667-1690 "Người gọi Nhóm Mười Hai lại và bắt đầu sai đi từng hai người một. Người ban cho các ông quyền trừ quỉ” (Mc 6,7).

282 - H. Phụ tích là gì?

T. Phụ tích là những dấu hiệu linh thiêng do Hội Thánh lập ra để chuẩn bị người tín hữu lãnh nhận hiệu quả của các Bí tích và để thánh hóa những hoàn cảnh khác nhau của cuộc sống.

283 - H. Nghi thức của Phụ tích gồm có những gì?

T. Nghi thức của các Phụ tích thường có một lời kinh, kèm theo một dấu hiệu như việc đặt tay, giơ tay chúc lành với dấu thánh giá và rảy nước thánh.

284 - H. Có mấy thứ Phụ tích?

T. Có ba thứ:

285 - H. Việc đạo đức bình dân có giúp ích gì cho đời sống thiêng liêng không?

T. Ngoài Phụng vụ, đời sống Kitô-giáo còn được nuôi dưỡng bằng những hình thức đạo đức bình dân, bắt nguồn từ những nền văn hóa khác nhau. Những hình thức đạo đức này rất có ích và được Hội Thánh cổ võ, nhưng cần làm sao để chúng được hòa nhịp và hướng đến sinh hoạt phụng vụ của Hội Thánh.

286 - H. Lễ nghi an táng Kitô-giáo có mục đích và ý nghĩa nào?

T. Lễ nghi an táng Kitô-giáo nhằm giúp cộng đoàn hiệp thông và cầu nguyện cho người quá cố, tiễn đưa họ vào cuộc sống vĩnh cửu, đồng thời loan báo niềm tin về sự sống lại và sự sống đời đời.