Những Triết Gia Thiên Chúa Giáo
Thế Kỷ Hai Mươi

Lời Giới Thiệu, Lời Mở Đầu, Vần A

L.m. Giuse NGUYỄN HỮU TRIẾT

Trưởng Ban Văn Hoá

Tổng Giáo Phận TP. Hồ Chí Minh

LỜI GIỚI THIỆU

Triết học được coi là đỉnh cao của tri thức, vì thế người ta thường thêm một phụ từ vào và gọi là minh triết. Chính vì nó là tầng cao của sự hiểu biết, hay nói cách khác, là tột đỉnh khôn ngoan của nhân loại cho nên không dễ nắm bắt, thấu đạt, mà đã không nắm vững vấn đề thì cũng khó mà đặt bút viết ra để loan truyền cho người khác. Có lẽ chính vì nguyên do này mà sách triết học rất ít, có thể nói cực hiếm trên thị trường sách bao la của đất nước ta.

Trong những kỳ hội sách hàng năm ở Thành phố Hồ Chí Minh, người viết thấy tối mắt vì sách: hàng triệu cuốn sách đủ các loại đầy các gian hàng sát vách nhau tại công viên Lê văn Tám, thế nhưng tìm một cuốn sách về triết học chẳng dễ chút nào. Tháng mười 2012, trên nguyệt san Công Giáo và Dân Tộc số 214, mục Văn Hoá trang 127 có bài:” Đọc :Trò Chuyện Triết Học – Nghĩ về khái niệm, vai trò của triết học” của tác giả Bùi Văn Nam Sơn. Người viết cảm thấy một chút ấm lòng, đỡ tủi cho dòng chảy triết học trên đất nước “con rồng cháu tiên” hiện nay. Vừa rồi nhà biên dịch Phan Quang Định lại yêu cầu người viết có đôi lời giới thiệu tác phẩm “Những Triết Gia Thiên Chúa Giáo Thế Kỷ Hai Mươi”. Đọc lướt bản thảo, người viết có cảm giác là tác giả đã “thai nghén” công trình này từ lâu và cũng đã khổ công tìm tòi, nghiên cứu tư liệu. Tuy mới chỉ giới hạn trong thế kỷ hai mươi và trong phạm trù Thiên Chúa Giáo, phần nhận định, phê bình về mỗi tác giả chưa được phong phú, nhưng với những sinh viên triết học Tây phương và cả những ai quan tâm tới triết học, thì công trình của tác giả và sự có mặt của cuốn sách dạng Từ điển Triết gia Thiên chúa giáo Thế kỷ XX, cũng đáng trân trọng, với 180 triết gia Thiên Chúa Giáo Thế kỷ XX (Chưa liệt kê những vị của các thế kỷ trước), có mặt trong hàng ngũ các triết gia thế giới, chắc chắn lâu đài triết học thế giới cũng lộng lẫy hơn, phong phú hơn và vững chắc hơn. Một cách nào đó, đây cũng là sự góp phần của Thiên Chúa Giáo cho nền triết học toàn cầu.

Người viết xin chân thành cảm ơn tác giả và hân hạnh giới thiệu tác phẩm với bạn đọc bốn phương.


Tân Sa Châu, ngày 05 tháng 3 năm 2013 

L.m. Giuse NGUYỄN HỮU TRIẾT

Trưởng Ban Văn Hoá

Tổng Giáo Phận TP. Hồ Chí Minh

Chia sẻ ebook : http://downloadsach.com/

Follow us on Facebook : https://www.facebook.com/caphebuoitoi

LỜI NÓI ĐẦU

Tất cả những gì lên cao đều đồng qui

(Tout ce qui monte converge)              

Teilhard de Chardin

Quyển sách này mang hình thức của một loại  Tự điển Danh nhân, nhằm  giới thiệu sơ lược cuộc đời và sự nghiệp của những nhà tư tưởng Thiên Chúa Giáo ( được hiểu như là tên gọi chung  cho Do thái giáo, Chính thống giáo, Công giáo La mã, Anh quốc giáo phái và tất cả các hệ phái Tin lành…) trên khắp thế giới, trong thế kỷ hai mươi. Mỗi một mục từ gồm có: 1) Cuộc đời và hành trạng; 2) Các công trình trước tác của chính người đó; 3) Các công trình nghiên cứu, khảo luận của người khác về tác giả đó ( mà chúng tôi gọi là phần Văn bản nhị đẳng ); 4) Trình bày những nét chính yếu trong tư tưởng của vị đó. Cuối sách có phần Phụ lục I giới thiệu sơ lược về các Trường phái và các Phong trào triết học trong thế kỷ hai mươi và Phụ lục II  giới thiệu các nhà tư tưởng Thiên Chúa Giáo danh tiếng của Việt nam.

Đây là một công trình biên dịch tổng hợp và chọn lọc từ các quyển Philosophes et

Philosophie depuis les origines jusqu’à nos jours của Bernard Morichère và nhóm bốn mươi Giáo sư các trường Đại học Pháp; quyển Histoire des Philosophes illustrée par les textes của Denis Huisman và André Vergez; quyển Biographical Dictionary of Twentieth Century Philosophers của Stuart Brown, Diané Collinson và Robert Wilkinson, quyển One

Hundred Twentieth Century Philosophers cũng của ba tác giả trên; quyển La Philosophie au vingtième Siècle của Remo Bodei và một số tác phẩm khác có liên quan…

Nhân dịp này người biên soạn mạn phép được giải bày vắn tắt về một số cơ duyên đã đưa đến việc hình thành và ra mắt của tác phẩm. Trước tiên là, trong quá trình học tập của mình, từ trung học đến đại học và sau đó nữa, người biên soạn đã được sự chỉ giáo của những người thầy trong đó có nhiều vị là Linh mục Công giáo như cha Vang ( dòng Đa minh, Nhà thờ Ba Chuông), các Linh mục Trần Văn Hiến Minh, Trần Thái Đỉnh, Cao Văn Luận, Kim

Định, Lê Tôn Nghiêm, Père Larre, Père Gaultier… ở Đại học Văn khoa và Đại học Sư phạm Sài gòn. Do vậy, dầu là người “ngoại đạo” nhưng bản thân chúng tôi vẫn luôn dành cảm tình tốt đẹp với đạo và luôn ghi nhớ lòng biết ơn với những bậc thầy yêu quí đã dày công rèn luyện và đào tạo kiến thức và nhân cách cho mình. Chúng tôi hằng mong muốn sẽ làm được điều gì đó thể hiện thành quả từ công lao dạy dỗ của quí thầy. Từ hơn hai mươi năm nay, nhờ chính sách mở cửa, chúng tôi đã có điều kiện trở lại với việc viết văn dịch sách và đã có hơn bốn mươi đầu sách được xuất bản thuộc nhiều lãnh vực từ phổ biến kiến thức đến sách học làm người rồi sách văn học, tâm lý học, triết học, tôn giáo…Và do nhiều nguyên nhân đưa đẩy khiến chúng tôi lại có hân hạnh làm quen với Linh mục Nguyễn hữu Triết (xứ đạo Tân Sa Châu, Tân Bình, Sài gòn). Chúng tôi trình bày với Linh mục ý nguyện biên dịch tổng hợp một quyển sách về các nhà tư tưởng Thiên Chúa Giáo thế kỷ hai mươi, một đề tài mà do việc biên dịch các tác phẩm triết học đã nêu nơi đoạn hai của Lời nói đầu này, nên đã không còn xa lạ với chúng tôi, và đã được Linh mục vui vẻ khích lệ và bảo trợ.

Tác phẩm sẽ bước đầu giới thiệu tổng quát khoảng một trăm tám mươi nhà tư tưởng Thiên

Chúa Giáo trên toàn thế giới trong thế kỷ hai mươi, sắp xếp theo thứ tự alphabet của họ tên.

Về phần thuật ngữ, ngoài việc sử dụng theo những quyển Tự điển Triết học của Linh mục Trần Văn Hiến Minh và Linh mục Cao Văn Luận, chúng tôi còn tham khảo quyển Tự điển Thần học Tín lý của nhóm phiên dịch do L.M. Vũ Kim Chính, SJ đại diện, xuất bản năm 1995.

Mặc dầu trên đây chúng tôi nói rằng đề tài này không xa lạ với chúng tôi, nhưng lại là một đề tài quá rông lớn, có tầm bao quát cao mà dụng ngữ vẫn còn đang biến hóa cho phù hợp với nhu cầu của thời đại chứ chưa định hình hẳn nên chắc là có nhiều chỗ còn phải tranh cãi chứ không dễ đạt được sự đồng thuận, cho nên dầu dụng công và cẩn trọng đến đâu cũng không thể tránh khỏi những hà tì khiếm khuyết. Chúng tôi rất mong đón nhận  những gợi ý, phê bình của bạn đọc để bổ khuyết cho những lần tái bản được hoàn hảo hơn.

Sài gòn, cuối đông Nhâm Thìn
Trân trọng 


Sử dụng từ điển này như thế nào?

Cơ cấu một mục từ

Từ điển này bao gồm những mục từ được kí hiệu về khoảng 180 nhà tư tưởng Thiên Chúa Giáo trên toàn cầu trong thế kỉ hai mươi. Có ba yếu tố cơ bản cho mỗi mục từ.

Phần mở đầu đem lại những chi tiết tiểu sử và tóm tắt những quan tâm triết học của người ghi danh. Hạng mục thông tin đầu tiên sau tên họ là quốc tịch. Do khó khăn trong việc thiết lập sở thích của người ghi danh nên English, Welsh và Scottish đều được gọi chung là Anh. Những trường hợp hai quốc tịch hay thay đổi quốc tịch đều được ghi ra. Tiếp theo là ngày tháng năm sinh, nơi sinh (s) và mất ( m) và nếu xét thấy thích hợp, phạm trù (Ph.t ), mối quan tâm ( Q.t), giáo dục bậc Cao đẳng & Đại học (G.d) , các ảnh hưởng lên người đó (A.h) và các nhiệm chức ( N.c ) . Phần cuối thường là những chức vụ trong các định chế giáo dục Cao đẳng, Đại học nhưng nơi nào mà những hoạt động chính trị, xã hội khác thích hợp cũng được nhắc đến.

Phần văn nghiệp đưa ra đầu đề các tác phẩm chính của người đó ( phần Ấn phẩm chính bản) và những tác phẩm trình bày thân thế sự nghiệp hay giảng luận, phê bình về tác giả ( phần Văn bản nhị đẳng) với niên đại , nơi chốn và nhà xuất bản nơi nào mà những cái này có sẵn. Đối với những quyển sách được in ấn trước 1945 những chi tiết này có thể không có sẵn; cũng vì lí do chính trị, một số tác phẩm có thể khó lần ra dấu vết. Phần Nguồn ở cuối mục từ nêu lên những tác phẩm được sử dụng trong khi khảo sát mục từ, và chưa được dẫn ra trong phần Văn bản nhị đẳng . Rất nhiều trong số này là những tác phẩm tham khảo hay sách báo chuyên ngành và được viết tắt. Danh sách các đầu đề đầy đủ có thể tìm thấy nơi phần Danh sách các nguồn, viết tắt.

Các đoạn văn bản đem lại một mô tả những mối quan tâm, những ý tưởng và trước tác của triết gia, mở rộng phần tóm tắt trước đó. Những ảnh hưởng ( cả trên và bởi người ghi danh), những tác phẩm chính yếu, những phát triển và thay đổi trong tư tưởng, sự sắp hàng vào các trường phái hay trào lưu đều có thể là các yếu tố trong phần này.

Hướng dẫn về các trường phái và các phong trào

Phần này giống như một loại “từ vựng” và gồm những bài viết ngắn với phần thư mục gợi ý về 39 trường phái và phong trào triết học lớn được nêu ra trong sách.

Danh sách các nguồn, viết tắt.

Những chữ viết tắt này xuất hiện trong phần Nguồn ở cuối mỗi mục từ, nơi đó tác giả cho biết những nguồn được sử dụng trong khi biên soạn mục từ . Những từ viết tắt tuần hòan ( periodical abbreviations) , kể cả những chỉ dẫn ( indexes), phái sinh từ những chữ cái đầu của mỗi từ có ý nghĩa trong đầu đề, và được viết chữ nghiêng, Những quyển sách, kể cả các quyển niên giám, thì dùng tên tác giả hay tên nhà xuất bản, hoặc rút ngắn đầu đề , và được viết chữ đứng. 

AJP: Australasian Journal of PhilosophyBecker Encyclopedia of Ethics , ed. Lawrence C. and Charlotte Becker, New York, Garland, 1992.

Burkhardt: Handbook of Metaphysics and Ontology,ed. Hans Burkhardt,Munich: Philosophia Verlag, 2 vols, 1991.

CA: Contemporary Authors: A Bio-bibliographical Guide to CurrentAuthors and their Works, Detroit: Gale Research Inc.,1962-present.

CBD: Chambers Biographical Dictionary, Magnus Magnusson.

Corsini: The Concise Encyclopedia of Psychology,ed. R.Corsini, New York: John Wiley: 1987.

DAB: Dictionary of American Biography , Oxford: Oxford Univ. Press and New York: Scribner’s.

Dancy & Sosa: A Companion to Epistemology,ed.J.Dancy and E. Sosa, Oxford: Blackwell, 1992.

DAS: Directory of American Scholars,New York:R.R.Bowker,1992-present 

DFN: Dizionario dei Filosofi dei Novecento,Florence: Sansoni

DNB: Dictionary of National Biography,London: Oxford Univ.Press. 

DSB: Dictionary of Scientific Biography

EAB: Encyclopedia of American Biography,ed. J.A. Garraty, Harper Collins, ( US) ,1995.

Edwards: Encyclopedia of Philosophy, ed. Paul Edwards,New York:Macmillan&Co., 1967.

EF: Enciclopedia filosofica, Florence: G.C.Sansoni,6vols,1967.

Flew: A Dictionary of Philosophy,ed.Anthony Flew, New York: St Martin’s Press,1984.

Goldenson: Longman Dictionary of Psychologyand Psychiatry, ed.R.M. Goldenson, New York and London: Longman,1984.

Harré & Lamb: The Encyclopedic Dictionary of Psychology, ed. R.Harré and R. Lamb, Oxford: Basil Blackwell, 1983.

IDPP: International Directory of Philosophy and Philosophers,Bowling Green, O.H: Philosophy Documentation Center,Bowling Green State University,1992.

Kindler: Kindlers Literatur Lexicon, Zurich: Kindler Verlag,1965 & 1970.

Mittelstrass: Enzyklopädie Philosophie und Wissenchaftstheorie, ed.  

Jürgen Mittelstrass, Mannheim:Bibliographisches Institut AG,1980

MSSPNB: Mémoires,Socíété desSciencesPhysiques etNaturelles deBourdeaux

N ö B: Neue Österreichische Biographie, Vienna & Munich,Amalthea

Passmore 1957: A Hundred Years of Philosophy, John Passmore, London: Duckworth, 1957.

Passmore 1985: Recent Philosophers, John Passmore, London: Duckworth, 1985

PBA: Proceedings of the British Academy

PI: Philosopher’s Index, Bowling Green, OH: Philosophy Documentation Center, Bowling Green State University RA Reader Adviser, Bowker( US) ,1994.

Reck 1968: The New American Philosophers, Andrew Reck, Baton Rouge: Louisiana State Univ. Press, 1968

Reese: Dictionary of Philosophy and Religion, William L. Reese, New Jersey: Humanities Press, 1980

RPL: Revue Philosophique de Louvain Turner Thinkers of the Twentieth Century, ed. Roland Turner, Chicago: St James Press, 1987

Urmson & Rée: The Concise Encyclopaedia of WesternPhilosophy,ed.J.O.Urmson And J.Rée, London: Hutchinson,1960

WD: The Writer’s Directory, Chicago: St James Press, biennial

WW: Who’s Who, London: A.& C. Black,1843-present

WW(Am):  Who’s Who in America, Chicago: Marquis Who’s Who

WWW: Who Was Who , London: A.& C. Black

WWW(Am): Who Was Who in America, Chicago: Marquis Who’s Who, 1899- present.


Vần A

Abbott, Francis Ellingwood

Mỹ. s: 06-11-1836, Boston, Massachusetts. m:25-101903, Beverly, Massachusetts Ph.t: Hiện thực khoa học ; triết gia tôn giáo. Q.t: Triết lí sinh học. G.d: Harvard College và Đại chủng viện Thần học Meadville, Chicago. A.h: Sir William Hamilton, Charles Darwin, Herbert Spencer, Kant và Hegel. N.c: Mục sư ở Dover, New Hamshire và Toledo, Ohio; với tính cách là tổng biên tập của The Index ông biện luận cho một thứ thần học cấp tiến và thuần lí; Giáo sư triết ở Harvard từ 1888, kế nhiệm Josiah Royce.

Ấn phẩm chính bản:

(1885) Organic Scientific Philosophy: Scientific Theism (Triết lí khoa học hữu cơ: Chủ nghĩa hữu thần khoa học), Boston: Little, Brown & Co.

(1890) The Way Out of Agnosticism ; or,The Philosophy of Free Religion ( Lối thóat khỏi chủ nghĩa bất khả tri; hay là Triết lí của tôn giáo tự do) Boston: Little, Brown & Co.

(1906) The Syllogistic Philosophy: A Prolegomenon to Science (Triết lí tam đọan luận: Một sơ giải đến khoa học) Boston: Little, Brown&Co.

Văn bản nhị đẳng

Callaghan,W.J. (1952) Abbott’s syllogistic philosophy ( Triết học Tam đọan luận của Abbott) Columbia University Library.

Peden, Creighton M.(1992) The Philosopher of Free Religion:Francis Ellingwood Abbott, (Abbott, triết gia của tôn giáo tự do), New York : Lang.

Royce, Josiah (1890-1) Dr Abbott’s way out of agnosticism ( Lối thóat khỏi chủ nghĩa bất khả tri theo Abbott), International Journal of Ethics 1:98-113

Abbott hòa trộn các ý tưởng từ khoa học, đặc biệt là sinh học, với triết học để hòan tất cái mà lúc đầu ông gọi là hiện thực khoa học hay hiện thực khách quan và sau này là triết lí tam đọan luận. Những mối liên hệ là khách quan và có một tương tác năng động giữa khách thể và chủ thể (1885, p.39).Chủ nghĩa hiện thực của ông đòi hỏi sự sống chung giữa kinh nghiệm và lí tính trong mọi tri thức. Điều này, theo ông nghĩ, mặc hàm sư hợp nhất giữa tồn tại và tri thức, cả nơi chúng ta cũng như trong thiên nhiên; và như thế, không chỉ là hiện thực khoa học mà còn là hữu thần khoa học. Cuối cùng điều này đưa đến một “ hệ thống hợp nhất và phổ quát” (a unitary and universal system) thống nhất tại thể, tri thức và hành động.

Nguồn: Schneider Blau

WILLIAM REESE

Alain, (Chartier, Émile)

Pháp. s: 03-03-1868, Perche, Pháp. m: 02-06-1951,Vésinet. Ph.t: nhà nhân văn (humanist); chống duy tâm (anti-idealist); nhà khảo luận (essayist) .Q.t: Triết lí chính trị; đạo đức học; mỹ học. G.d: Trung học Vauves, Paris, 1886-9; École Normale Supérieure , Paris, 1890-3.

A.h: Jules Lagneau, Descartes, Kant và Platon. N.c: Dạy triết học ở Lycée Henry IV và Collège Sévigné, Paris.

Ấn phẩm chính bản:

Éléments d’une doctrine radicale (Những yếu tố của một học thuyết triệt để), Paris: NRF.

Esquisse de l’homme (Phác thảo về con người), Paris: Hellen & Sergent

(1933) Propos d’économique (Chuyện kinh tế) , Paris: Gallimard.

(1937) Les saisons de l’esprit (Những mùa vụ tinh thần), Paris: Gallimard.

(1972) Propos sur le bonheur (Tản mạn về hạnh phúc), Paris: Gallimard

(1920) Systèmes des beaux-arts (Hệ thống các mỹ nghệ), Paris: Gallimard.

(1931) Entretiens au bord de la mer (Thanh đàm bên bờ biển), Paris: Gallimard.

(1934) Les Dieux (Các vị thần), Paris: Gallimard.

(1936) Histoire de mes pensées (Lịch sử những ý tưởng của tôi), Paris:Gallimard.

(1941) Éléments de philosophie (Các yếu tố của triết học), Paris: Gallimard.

Văn bản nhị đẳng

Bridoux, A. (1964) Alain, Paris: PUF.

Gil,D. (1990) Alain, la république ou le matérialisme ( Alain, nền cộng hoà hay chủ nghĩa duy vật), Paris: Klinksieck.

Maurois, A (1952) Alain, Paris: Domat.

Pascal, G. (1970) L’idée de philosophie chez Alain (Ý tưởng về triết học nơi Alain), Paris: Bordas.

Sernin, A. (1985) Alain, un sage dans la cité (Alain, nhà hiền triết nơi thành đô), Paris: Laffont.

Dưới biệt hiệu Alain, Émile Chartier viết hơn 5000 tiểu luận về các đề tài chính trị, đức lí và thẩm mỹ cho các tờ tạp chí và nhật báo trong mục Propos (Tản mạn/ Phiếm đàm).

Quá trình trải nghiệm chiến trường trong thời Đệ nhất Thế chiến đã định hình quan điểm cùa ông là triết học phải có một ứng dụng thực tiễn trong đạo đức xã hội và chính trị. Việc diễn đạt triết học qua các bài tiểu luận đa dạng ,theo nhiều chủ đề và có tính ngụ ngôn phản ánh quan điểm này của ông.Triết lí của Alain là một loại chủ nghĩa nhân văn hiện sinh chống duy tâm và chống tất định (an anti-idealist and anti-determinist existential humanism); ông nhấn mạnh vào chức năng của phán đoán và tinh thần khả ngộ của con người trong việc tạo ra ý nghĩa từ tình trạng hỗn mang của thế giới .Khả năng phán đoán này đặt cơ sở trên ý thức và ý chí tự do chủ động của con nguời khi chúng gặp gỡ và vượt qua những đam mê nơi con người.Đối với Alain,tinh thần con người khai mở trong lịch sử và trong hiện trạng của những hoạt động nhân văn,nhất là trong tôn giáo, triết học và nghệ thuật.

Nguồn: Huisman: Catalogues de la Bibliothèque Nationale de Paris , và National Library of Scotland.

JAMES WILLIAMS

Alquié, Ferdinand

Pháp. s: 18-12-1906,Carcassonne, Pháp. m: 28-02-1985, Monpellier, Pháp. Ph.t: Triết gia siêu thực (surrealist philosopher), sử gia tư tưởng. Q.t: Siêu hình học, lịch sử triết học hiện đại. G.d: Đại học Sorbonne. A.h: Platon, Descartes và Kant. N.c: 1940-7: Dạy tại nhiều trường trung học; 1947-52, Giáo sư, Đại học Montpellier; 1952-76, Giáo sư Sorbonne, Paris; 1975, được bầu vào Hàn lâm viện Khoa học; 1979, Giáo sư Danh dự (Emeritat), Sorbonne.

Ấn phẩm chính bản:

(1943) Le désir d’éternité ( Khát vọng vĩnh cửu), Paris: PUF.

(1950a) La découverte métaphysique de l’homme chez Descartes ( Cuộc khám phá siêu hình về con nguời nơi Descartes) , Paris: PUF.

(1950b) La nostalgie de l’être ( Hoài huơng hữu thể), Paris: PUF.

Philosophie du Surréalisme ( Triết lí siêu thực), Paris: Flammarion.

Descartes, l’homme et l’oeuvre ( Descartes, con nguời và tác phẩm), Paris: HaitienBoivin.

L’Experience (Kinh nghiệm), Paris: PUF.

(1966) Solitude de la Raison ( Sự cô đơn của lí trí) , Paris: Losfeld.

(1968) La critique kantienne de la métaphysique ( Phê phán của Kant đối với siêu hình học), Paris: PUF.

(1971) Signification de la philosophie ( Ý nghĩa của triết học), Paris: Hachette.

(1974) Le Cartésianisme de Malebranche ( Chủ thuyết Descartes theo Malebranche), Paris: Vrin.

(1981) Le Rationalisme de Spinoza ( Chủ nghĩa duy lí của Spinoza), Paris: PUF.

Văn bản nhị đẳng

Gouhier, Henri (1974) A la mémoire de Ferdinand Alquié ( Tưởng nhớ F. Alquié), Revue Internationale de Philosophie 28:532-9.

Marian, J.-L (1983) La Passion de la Raison: Hommage à Ferdinand Alquié ( Đam mê lí tính: Ca ngợi Ferdinand Alquié ), Paris: PUF.

Riley, Patrick (1986) The general will before Rousseau ( Ý chí chung trước Rousseau), Princeton: Princeton Univ. Press.

Smith, Colin (1984) Contemporary French Philosophy: A Study in Norms and Values (Triết học Pháp đương đại: Khảo về các qui phạm và giá trị), London: Methuen.

Alquié nhìn thấy nơi những tác phẩm như Đối thoại của Platon, Các suy niệm siêu hình học của Descartes hay Phê phán lí tính thuần túy của Kant một sự thừa nhận Hữu thể siêu việt đồng thời tính “bất khả tư nghị “ của hữu thể đó đối với kinh nghiệm con người.Chính ông cũng đối kháng lại các triết gia đương thời (hiện sinh, mácxít) ,những người phủ nhận siêu việt thể và chỉ thừa nhận “chân lí do con người làm ra “. Ông cũng đối kháng lại những ai khách thể hoá hữu thể siêu việt và biến nó thành một cái gì mà con nguời có thể sở hữu ,theo một nghĩa nào đó. Nhan đề hai tác phẩm của ông –Khát vọng vĩnh cửu (Le désir d’éternité) và Hoài huơng hữu thể (La nostalgie de l’être)- vừa chỉ ra hoài bão chính đáng của triết học đồng thời nhu cầu hạn chế những kỳ vọng quá đáng của nó.”Chủ nghĩa siêu thực” tự phong của ông trong quyển Philosophie du Surréalisme vừa phản ánh mối quan tâm của ông đối với siêu việt thể đồng thời sự bác bỏ của ông về bất kỳ sự tương tự nào giữa lịch sử triết học và lịch sử khoa học .Theo Alquié :“Triết lí là phân tích và cách li. Lịch sử triết học không cho thấy tiến bộ nào mà chỉ là một hoài niệm khôn nguôi về hữu thể”.Alquié tạo được danh tiếng lớn với tư cách là sử gia triết học và một số những đóng góp của ông vào lịch sử tư tưởng đã tạo được ảnh hưởng đáng kể. Quyển Le Cartésianisme de Malebranche giải thích Malebranche như là người hoằng dương tư duy của Descartes về tính điều hoà của thiên nhiên (the regularity of nature) vào vương quốc của thiên ân (the realm of grace) .Theo Alquié điều này chứng tỏ một kích thích mạnh mẽ đối với những người hữu thần thời Khai minh (the Enlightenment deists).Theo dấu gợi ý của Alquié, Patrich Riley(1986) tiếp tục gợi ý rằng quan niệm của Malebranche về các ý chí chung đã ảnh hưởng đến ý tưởng của Rousseau về “ý chí chung”(la volonté générale) .

Nguồn: G.Deledalle và D.Huisman : Les philosophes français d’aujourd’hui (Các triết gia Pháp ngày nay), Paris,1965.

STUART BROWN

Alston, Wiliam Payne

Mỹ. s:1921, Shreveport, Louisiana. Ph.t: Triết gia phân tích. Q.t: Thần học triết lí; tri thức luận ; triết học ngôn ngữ; tâm lí học triết lí ;triết học hiện đại sơ kỳ. Gd: Centenary College và Đại học Chicago. A.h: Reid, Hegel, Whitehead, Wittgenstein, J.L.Austin và Wilfrid Sellars.

N.c: 1949, Giáo viên,1952, Phó giáo sư, 1961, Giáo sư, Đại học Michigan; 1971-6, Giáo sư

Triết học, đại học Rutgers; 1976-80, Giáo sư Triết, đại học Illinois, Urbana-Champaign; 1980, Giáo sư Triết, đại học Syracuse; 1990, Viện sĩ thông tấn của Hàn lâm viện Khoa học nghệ thuật Hoa kỳ.

Ấn phẩm chính bản

(1964) Philosophy of Language ( Triết học ngôn ngữ),Englewood Cliffs: Prentice-Hall.  (1989) Divine Nature and Human Language ( Bản tính thiêng liêng và ngôn ngữ con người) Ithaca: Cornell Univ. Press.

(1989) Epistemic Justification ( Biện minh cho tri thức ?) Ithaca: Cornell Univ.Press.

(1991) Perceiving God ( Nhận biết Chúa) Ithaca: Cornell Univ. Press.

Văn bản nhị đẳng

Mc Cleod, Mark S.(1993) Rationality and Theistic Belief: An Essay in Reformed Epistemology (Lí tính và niềm tin vào Thượng đế: Khảo về tri thức luận cách tân), Ithaca: Cornell University Press.

Ảnh hưởng chính của Alston là trong triết học tôn giáo và trong tri thức luận.Ông là Chủ tịch đầu tiên của Hội Triết gia Cơđốc giáo và là người sáng lập tờ Faith and Philosophy ( Niềm tin và Triết học), một tờ báo đã từng là một “đại thừa”(a major vehicle) cho phong trào vận dụng những kỹ thuật triết học và lôgích học hiện đại để giải quyết những vấn đề truyền thống trong triết học về tôn giáo.Về tri thức luận Alston đã cố gắng hướng đến một chủ nghĩa nền tảng (foundationalism ) và chủ nghĩa khả tín(reliabilism),một vị thế mà ông vận dụng để biện luận rằng kinh nghiệm trực tiếp về Thượng Đế có thể nhìn như một nền tảng chính đáng của tín ngưỡng.

Nguồn: Truyền thông riêng.

ANTHONY ELLIS

Amor Ruibal, Angel

Tây ban nha. s: 1869, San Verismo de Barro ( Pontevedra). m:1930, Santiago de

Compostela, Tây ban nha. Ph.t: Nhà siêu hình học theo thuyết tương quan. Q.t: Triết học tôn giáo; tường chú học (hermeneutics); ngữ học (philology). G.d: Chủng viện Santiago de Compostela; Đại học Barcelona rồi Đại học Gregoriana (Rome). A.h: Hegel và Régnaud. N.c: 1897-8, Giáo sư thần học, Đại học Santiago de Compostela; 1905-30, Kinh nhật giáo sĩ (Canon) của Giáo đường Santiago de Compostela; 1898-1930, Giáo sư Giáo luật (Canonical Law), Đại học Santiago de Compostela.

Ấn phẩm chính bản

(1914-22) Los problemas fundamentales de la Filosofia y del Dogma (Những vấn đề cơ bản của triết học và tín lí), quyển I-VI, Santiago de Compostela.

(1933-6) Los problemas fundamentales de la Filosofia y del Dogma (Những vấn đề cơ bản của triết học và tín lí),quyểnVII-X Pumar Cornes, Santiago de Compostela.

(1964) Cuatro manuscritos inéditos ( Bốn bản thảo chưa xuất bản), Casas Blanco,Madrid: Gredos.

Văn bản nhị đẳng

Fraile,G.(1972) Historia de la filosofia española),(Lịch sử triết học Tây ban nha)Madrid.

Guy,A.(1983) Histoire de la philosophie espagnole (Lịch sử triết học Tây ban nha),

Toulouse: Association des publications de l’Université de Toulouse-Le Mirail.

López-Quintas,A.(1970) Filosofia Española Contemporanea ( Triết học Tây ban nha đương đại ), Madrid.

Quan tâm triết học đầu tiên của Amor Ruibal – do qúa trình đào tạo và nhiệm chức của ông như một kinh nhật giáo sĩ của Nhà thờ Công giáo-tập trung vào việc tìm kiếm một nền tảng triết lí cho thần học mà phần lớn được đặt cơ sở trên những tiến bộ khoa học mới nhất và tìm cách dung nhập trạng thái đương thời của khoa học với những chi tiết của niềm tin và sự hệ thống hoá tín lí. José Luis Abellán nhận định rằng công cuộc này có nghĩa là đi đến tận cùng biên cương nơi triết học đương đại gặp gỡ hậu hiện đại.

Cái nhãn hiệu”tương quan” (correlation) gán cho trước tác của Amor Ruibal tránh né tính chủ quan khi gọi học thuyết của ông là “chủ nghĩa tương đối siêu nghiệm”(transcendental relativism). Vũ trụ được nhìn như một hệ thống của những hữu thể tương quan,một mạng lưới của những yếu tố tương quan nhau một cách hữu cơ và có hệ thống ,và như vậy là một thực tại hữu thể học ( an ontological reality) chứ không chỉ là một phức hợp đơn thuần những tương quan. Điều này được hậu thuẫn bởi một tầm nhìn nhất thống về vũ trụ trong đó những bản thể cá nhân hoá được nhìn không phải như là tự trị nhưng như là những mẫu khảm (mosaics), những đường dây nối kết ( links) : vũ trụ là một hệ thống của những yếu tố tương quan đầu tiên được đặc trưng bởi tính phổ quát, tự nhiên, được tặng dữ, hữu thể học, nội tại, cốt yếu và hữu cơ mặc dầu cũng tương quan với cái mà chúng tạo nên và với toàn bộ vũ trụ.

Những yếu tố nhất đẳng này được quan niệm như là tương đối,bất khả phân, bất khả giản qui,bất toàn,bất khả định nghĩa, bất khả niệm,bất khả giải thích và bất khả tri-một cách cốt yếu và tuyệt đối! Cách duy nhất để tiếp cận chúng là thông qua một khái niệm trực quan đơn giản hay là “tâm hội”về những vật có thể được mô tả nhưng không thể định nghĩa ,thuộc về một trật tự tiền-lôgích ,xuất hiện như một khẳng định: ở nơi khác nó được định nghĩa như là “một tính hiện diện tri thức đơn giản”( a simple intellectual presentiality). Loại hình hiểu biết này được phân biệt với hai hình thức khác:hiểu biết giác quan được trình hiện cho chúng ta bởi chính sự vật; và hiểu biết trí tuệ nó thao tác trên chất liệu được cung cấp bởi chúng ta thông qua loại hình hiểu biết trước.

Chủ nghĩa tương quan này (correlationism) được định hình bởi điều ông gọi là một chủ thuyết năng động phổ quát ( universal dynamism) ,hay tính nhân quả (causality) nó biến chủ nghĩa tương quan này thành một chủ thuyết năng động liên tục và phổ quát với hỉnh dáng của thuyết tiến hoá mặc dầu thuyết tiến hoá này có tính hữu cơ và cầu toàn (organic and perfective) dẫn đến một cứu cánh tính tức thởi,và chính điều này ,phối hợp với ý niệm rằng vũ trụ trong toàn thể tính là tương đối ,là cái cung cấp bằng chứng về hiện hữu của Thượng đế:sự mâu thuẫn giữa hữu thể hoàn toàn và vô thể tuyệt đối chỉ ra tính bất tất (the contingency) nó phân li những trạng thái này và do vậy một hữu thể tất yếu cần được định đề (a necessary being is postulated). Alain Guy nhận xét rằng Amor Ruibal đã từng được ví với Alfred North Whitehead , và trong khi xét về phương diện triết lí có thể có một vài cộng hưởng giữa hai người ,song tư tưởng của Amor Ruibal có phần gắn bó với một kiểu truy cầu triết học mang bản sắc đặc trưng Tây ban nha hơn ,đó là những gắn bó giữa thần học và triết học.Tác phẩm của Zubiri Sobre la esencia (Về yếu tính), xuất bản năm 1962 nói rõ về ảnh hưởng của nó. Sự phê phán được tập trung vào việc ông tránh ít chịu nhắc đến các bản văn của các triết gia khác ,và khuynh hướng triệt để hoá những quan điểm mà ông bất đồng.

DAVID SPOONER

Androutsos, Christos

Hy lạp. s: 1869, Kios (Asia Minor). m: 1935, Athens. Ph.t: Triết gia và nhà thần học; học giả Platon. Q.t: Lịch sử tư tưởng cổ đại; tâm lí học triết lí ; đạo đức học; triết học tôn giáo. G.d:

Trường Thần học Halki và Đại học Leipzig. A.h: Platon,Wilhelm Wundt và các nhà giáo điều

Chính thống giáo Hy lạp. N.c: Dạy ở Trường Thần học Halki và Đại học Leipzig (1895-7, 1901-5); Cao đẳng sư phạm Marasleion, Athens (1906-11); Giáo sư Tín lí và Đạo đức học Cơ đốc , Đại học Athens (1912-35).

Ấn phẩm chính bản

(1895-97) The Concept of Evil in Plato ( Khái niệm cái Ác trong Platon), Athens & Constantinople.

(1903) Plato’s Theory of Knowledge in Itself and in Relation to the Philosophers Before Him ( Tri thức luận của Platon xét trong chính nó và trong tương quan với các triết gia trước ông), Athens.

(1909) Critique of the Fundemental Dogmas of Stoic Philosophy ( Phê phán các tín điều cơ bản của triết lí khắc kỉ) Athens.

(1925) System of Ethics ( Hệ thống đạo đức), Athens.

(1929) Dictionary of Philosophy ( Tự điển triết học ), Athens.

(1931) On Freud’s Psychoanalysis ( Về phân tâm học của Freud), Athens.

(1934) General Psychology ( Tâm lí học tổng quát), Athens.

Androutsos phê phán cách dọc theo kiểu Kant mới về Platon, phổ biến nơi các triết gia Đức đương thời với ông ,nhấn mạnh vào ý nghĩa hữu thể học của các ý tưởng Platon.Xin nhắc lại, Androutsos là đại diện tiêu biểu nhất cho những ý tưởng triết học của Giáo hội Chính thống Hy lạp.Là người dẫn giải chủ thuyết nhân vị đức lí ,ông nhắm đến việc cung cấp một nền tảng tôn giáo cho đạo đức học triết lí .Quyển Từ điển Triết học của ông là một toan tính đáng kể nhằm xác lập thuật ngữ triết học ở Hy lạp hiện đại.

STAVROULA TSINOREMA

Anscombe, Gertrude Elizabeth Margaret

Anh. s: 1919. Ph.t: Triết gia phân tích. Q.t: Triết học tinh thần; đạo đức học; siêu hình học; triết học tôn giáo; lịch sử triết học. G.d: Các đại học Oxford và Cambridge. A.h: Aristote, Thánh Thomas d’Aquin và Wittgenstein. N.c: 1946-64, Phụ khảo nghiên cứu, Somerville College, Oxford; 1964-70, Phụ khảo ở Somerville College, Oxford; 1970-86, Giáo sư Triết học, Đại học Cambridge; 1970-86, Giảng sư New Hall, Cambridge, Viện sĩ Hàn lâm Anh quốc; 1979, Viện sĩ ngoại quốc Danh dự, Hàn lâm viện Khoa học Nghệ thuật Hoa kỳ.

Ấn phẩm chính bản

(1939) ( với Norman Daniel) The Justice of the Present War Examined ( Thẩm định tính công chính của cuộc chiến hiện nay), Oxford, các tác giả tự xuất bản.

(1953) Philosophical Investigations ( dịch từ quyển Philosophische Untersuchungen của Ludwig Wittgenstein)- Thám cứu triết học-,Oxford: Basil Blackwell.

Aristotle and the sea battle ( Aristote và cuộc hải chiến), Mind 65.

Intention ( Ý hướng), Oxford: Basil Blackwell

Mr Truman’s Degree ( Đẳng cấp của ngài Truman), Oxford:tác giả xuất bản.

Modern Moral Philosophy( Triết học đạo đức hiện đại), Philosophy 33.

An Introduction to Wittgenstein’s “Tractatus” ( Dẫn luận bộ Tractatus của Wittgenstein), London: Hutchinson.

(1961) Three Philosophers ( Ba Triết gia), Ithaca: Cornell Univ. Press.

(1971) Causality and Determination ( Tính nhân quả và tất định), Cambridge: Cambridge Univ.Press.

Mind and Language ( Tâm hồn và ngôn ngữ) ,Oxford: Clarendon Press.

The question of linguistic idealism ( Vấn đề chủ nghĩa duy tâm ngữ học), Acta Philosophica Fennica 28.

(1979) Under a description ( Dưới một mô tả), Noũs 13.

(1981) The Collected Philosophical Papers of G.E.M.Anscombe ( Hợp tập triết văn của Anscombe), Oxford: Basil Blackwell.

Văn bản nhị đẳng

Diamond, Cora and Teichman, Jenny (1979) Intention and Intentionality: Essays in Honor of G.E.M. Anscombe ( Ý hướng và ý hướng tính: Những tiểu luận để tôn vinh Anscombe), Brighton: Harvester Press.

Mac Donald, Scott (1991) Ultimate ends in practical reasoning:Aquinas’s Aristotelian moral psychology and Anscombe’s fallacy ( Những cùng đích tối hậu trong lí luận thực tiễn: Tâm lí học đạo đức kiểu Aristote của thánh Thomas và ảo tưởng của Anscombe), The Philosophical Review vol.100.

Anscombe đã cải đạo sang Công giáo La mã từ thời trẻ và một phần trọng yếu trong trước tác của bà về đạo đức và tôn giáo được dành cho việc thăm dò và bảo vệ những học thuyết Công giáo. Khi còn là nghiên cứu sinh ở Cambridge bà đã trở thành môn đệ của

Wittgenstein và mặc dầu không hoàn toàn tòng phục những quan điểm của thầy nhưng rất nhiều tư tưởng của bà bộc lộ ảnh hưởng của Wittgenstein. Cũng như thầy, phần lớn trước tác của Anscombe được dành cho mối tương quan giữa tư duy và thực tại. Tuy nhiên, khác với Wittgenstein, bà quan tâm nghiêm túc đến lịch sử triết học và nhiều tác phẩm của bà đã được viết ra qua những cuộc tranh luận công khai về các triết gia như Aristote, thánh Thomas d’Aquin hay Hume.

Bài báo xuất hiện đầu tiên của bà được viết ra trong nhựng tuần đầu của Đệ nhị Thế chiến .Trái với luận điệu thông thường ,bài báo này biện luận rằng đây không phải là một cuộc chiến chính đáng trên cơ sở rằng những mục tiêu nó nhắm đến là vô giới hạn và rằng nó có thể bao gồm cả việc giết chóc thường dân vô tội mà chẳng có gì biện minh được.Trong việc dựa vào lí thuyết về luật tự nhiên, bài viết này báo trước nhiều công trình về sau của bà.Nó cũng thể hiện một quan niệm về hành động của con người mà bà sẽ còn thăm dò và khai triển trong nhiều bài viết về sau .Theo quan niệm này ,các hành động có môt bản chất nội tại tùy thuộc vào ý hướng trực tiếp của chúng và bản chất nội tại này thì cũng thuộc về trạng thái đạo đức ít nhất cũng như các động cơ và bất kỳ hậu quả nào mà chúng có thể có. Chẳng hạn có thể quan niệm rằng giết người vô tội một cách khinh suất và coi đó như là một trong những phưong tiện để đạt đến cứu cánh của mình thì đó là tội sát nhân –dầu với những động cơ nào và với những hậu quả nào- và điều đó luôn luôn là sai trái.( Theo Học thuyết Hiệu quả Kép- the Doctrine of Double Effect- mà Anscombe tán đồng,người ta có thể được phép hoàn thành những hành động có một trong những hậu quả là cái chết của những người vô tội chỉ trong mức độ mà điều này không nằm trong ý hướng trực tiếp của người ta khi hành động).Anscombe chủ trương rằng triết học đạo đức cẩn có một tâm lí học triết lí thích hợp.

Tác phẩm chuyên khảo có ảnh hưởng rất cao của bà,quyển Intention ( Ý hướng) bàn luận dài hơi về một yếu tố chính của khoa tâm lí học triết lí này, khái niệm ý hướng ,mặc dầu không qui chiếu công khai đến các vấn đề đức lí .Phần lớn các triết gia đều nghĩ về những ý hướng như là những sự kiện tinh thần đến trước hành động và tạo ra hành động. Anscombe biện luận rằng chúng ta không nên nghĩ về hành động có ý hướng như là hành vi được tạo ra bởi một thứ nguyên nhân nào đó ,mà là hành vi phù hợp để cho một lí do đáp lại câu hỏi tại sao nó đã xảy ra. Bà cũng chủ trương rằng người ta biết những ý hướng của người ta là gì mà không cần phải chú tâm quan sát ; và điều này là khả thi chỉ bởi vì có một loại hiểu biết là hiểu biết thực hành, thường bị đánh giá thấp bởi các triết gia vốn hay bị ám ảnh bởi hiểu biết lí thuyết. Tuy nhiên loại tri thức thực hành này chỉ có thể được hiểu một cách thích hợp qua việc hiểu đuợc cách lập luận thực hành và điều này dẫn Anscombe vào một cuộc tranh luận rất có tiếng vang về chủ đề này và những vấn đề liên quan.

Bà cũng lưu ý về tầm quan trọng của sự kiện là cùng một hành động có thể rơi vào dưới nhiều sự mô tả khác nhau ,chẳng hạn “chấm dứt chiến tranh”,”giết hại thường dân” hay là”dời chỗ những phân tử không khí”.Dưới một vài kiểu mô tả thì một hành vi là cố ý và dưới những kiểu mô tả khác thì lại là không và những kiểu mô tả ý hướng khác nhau sẽ gợi lên những đánh giá đạo đức khác nhau. Vậy thì, có chăng một kiểu mô tả duy nhất đúng? Vấn đề này đã được tranh luận rất nhiều kể từ đó.

Nhiều lập trường mà Anscombe đề xướng trong quyển Intention ,đã được chấp nhận rất rộng rãi trong thời gian dài.Nhưng rất nhiều trước tác khác của bà lại không được như thế.Chẳng hạn bài viết “ The first person” (Ngôi thứ nhất) của bà biện luận rằng từ “Tôi” không phải là một từ qui chiếu ( a referring expression). Không hiểu điều này, theo bà, khiến chúng ta đi đến chỗ đưa ra định đề về một “cái tôi kiểu Descartes” ( a Cartesian Ego) bởi vì, nếu tôi thực sự là một từ qui chiếu ,thì hình như rằng một cái tôi kiểu Descartes là cái có lẽ cần qui chiếu tới. Giống như nhiều trước tác khác của Anscombe ,tài liệu khó hiểu này đã được tranh luận nhiều nhưng không đem lại sự đồng thuận rộng rãi nào.

Để hiểu ý tưởng hành động người ta cần hiểu tính nhân quả và một vài trong số những trước tác được tranh luận nhiều nhất của Anscombe được dành cho đềtài này. Trong Bài giảng đầu tiên ở Đại học Oxford, Causality and Determination (1971) bà tấn công hai quan điểm từng được chấp nhận rộng rãi từ thế kỉ mười tám. Trước tiên bà biện luận chống lại thuyết tất định( Determinism), quan điểm cho rằng mọi biến cố đều hoàn toàn được quyết định bởi những nguyên nhân trước đó.Trái với quan điểm của Hume, bà chủ trương rằng có nhiều loại nguyên nhân và một số trong đó không tất yếu gây ra những hiệu quả hay làm cho chúng trở thành không thể tránh được. Thứ nhì, bà tấn công quan điểm , phái sinh từ Kant và hầu như được coi là lập trường chính thống trong suốt năm mươi năm, cho rằng thuyết tất định vẫn phù hợp với tự do của ý chí.

Sau khi Wittgenstein mất, Anscombe trở thành một trong các thừa kế tác quyền của ông.Trong tư cách này bà đã dịch và xuất bản nhiều tác phẩm của thầy mình .Một trong những tác phẩm sớm nhất của bà là một quyển giảng luận rất khó đọc, mặc dầu rất có ảnh hưởng , về quyển Tractatus Logico-Philosophicus của Wittgenstein trong đó bà công kích cách giải thích đang thịnh hành đương thời ,theo đó tác phẩm này là một tuyên ngôn của chủ nghĩa duy nghiệm lôgích (a manifesto of logical empiricism). Anscombe được nghĩ đến một cách rộng rãi như là một trong những triết gia kiệt xuất nhất của Anh quốc từ thời hậu chiến- triết gia đặc biệt nhất, trí tuệ ghê hồn, độc đáo và đầy tính khuynh đảo! ( theo

J.M.Cameron, The New Republic 19-05-1982,p.34).Tư duy của bà hầu như lúc nào cũng cực khó, phần lớn vì nó nêu lên những vấn đề ở mức độ nền tảng nhất. Cũng vì vậy mà nhiều lập luận của bà từng được tranh luận rộng rãi hơn là được chấp nhận.Trí thông minh sắc sảo của bà thường tìm cách diễn tả qua tính sắc bén của văn phong, điều mà không phải ai cũng thấy là…khả ái!

Nguồn: Passmore 1957; CA 129; WW1992.

ANTHONY ELLIS