Những Triết Gia Thiên Chúa Giáo
Thế Kỷ Hai Mươi

Vần E, F, G

L.m. Giuse NGUYỄN HỮU TRIẾT

Trưởng Ban Văn Hoá

Tổng Giáo Phận TP. Hồ Chí Minh

Vần E

Eboussi-Boulaga, Fabien

Cameroon. s: 17-01-1934, Bafia, Mbam, Cameroon. Ph.t: Sử gia về Cơđốc giáo tại Phi châu, triết gia về bản sắc văn hoá. G.d: Tú tài Triết học (1955), vào Hội Truyền giáo dòng Tên ( Society of Jesus) năm 1955 để học Triết học và Thần học; thụ phong Linh mục Công giáo La mã 1967; Tiến sĩ Triết, Đại học Lyon, Pháp 1968. A.h: Hegel. N.c: Giáo sư Triết học và Thần học , Đại chủng viện Thánh Francis, Yaounde-Messa, 1968-73; Giáo sư thỉnh giảng các Đại học ở Hà lan, 1973-4; Giáo sư Triết học, Đại học Quốc gia Abidjan, Ivory Coast, từ 1975.

Ấn phẩm chính bản

( 1968) Le Bantou problématique ( Bantou còn là vấn đề), Présence Africaine 66: 4-44.

(1973) Métamorphoses africaines ( Những hoá thân Phi châu), Présence Africaine 77: 29-

39.

L’identité négro-africaine ( Bản sắc Phi châu- da đen), Présence Africaine 99-100: 318.

La Crise du Muntu ( Cuộc khủng hoảng Muntu), Paris: Présence Africaine.

(1981) Christianisme sans fétiche ( Cơđốc giáo không bái vật), Paris: Présence Africaine.

Là nhà phê bình triết học nhân chủng , Eboussi-Boulaga hướng tiêu điểm vào những bất cập của phương pháp Tempel, một phương pháp không đặt câu hỏi tại sao nhân loại học có thể là suối nguồn của, hay là nền tảng cho triết học. Eboussi-Boulaga khởi thảo một phân tích về trước tác của Tempel, hướng tiêu điểm vào tính lưỡng nghĩa trong giả thuyết hữu thể học mà ông chủ trương nhấn mạnh khái niệm lực sống hơn là khái niệm tồn tại. Giả thuyết này, theo ông nghĩ, cuối cùng sẽ giản qui Muntu vào tính nguyên sơ của một trật tự phi luân và tuyệt đối quyết định của các lực. Cuối cùng, Eboussi-Boulaga suy nghĩ lại các khung cảnh xã hội-lịch sử Phi châu nhằm gợi ý những phương cách đặt vấn đề vừa về tính trung thực Phi châu và sự cải đạo Cơđốc , được làm thành khả hữu bởi kinh nghiệm thuộc địa.

V.Y. MUDIMBE

Eucken, Rudolf Christoph

Đức. s: 05-01- 1846, Aurich, Friesland, Đức. m: 15-09-1926, Jena, Đức. Ph.t: Triết gia tinh thần/ đời sống. Q.t: Triết lí tôn giáo, triết lí nhân sinh. G.d: Các Đại học Göttingen và Berlin. A.h: W.Reuter, K.C.F. Krause, F.A.Trendelenberg. N.c: Dạy Trung học ở Frankfurt Gymnasium,1867-71; Giáo sư Triết học, các Đại học Basel, 1871-4 và Jena 1874-1926.

Ấn phẩm chính bản:

(1878) Geschichte und Kritik der Grundbegriffe den Gegenwart ( Lịch sử và phê phán các khái niệm nền tảng của thời hiện tại), Leipzig.

(1888) Die Einheit des Geisteslebens in Bewusstsein und Tat der Menschheit ( Nhất tính của đời sống tinh thần trong ý thức và hành động của nhân loại), Leipzig.

(1909) Christianity and the New Idealism ( Cơđốc giáo và chủ nghĩa duy tâm mới), New York: Harper.

(1909) Life in the Spirit ( Sự sống nơi tinh thần), London: William Norgate.

(1909) The Meaning and Value of Life ( Ý nghĩa và giá trị đời sống), London: A C. Black.

(1911) Can We Still Be Christians? ( Chúng ta còn có thể là người Cơđốc giáo được chăng?), London: A C. Black.

(1911) The Truth of Religion ( Chân lí của tôn giáo), London: William Norgate.

(1913) Knowledge and Life ( Kiến thức và đời sống), London.

(1918) Life’s Basis and Life’s Ideal ( Nền tảng và lí tưởng đời sống), London: A C. Black.

(1921) Socialism: An Analysis ( Chủ nghĩa xã hội), London: T. Fisher Unwin.

(1921) Rudolf Eucken: His Life, Work and Travels ( Rudolf Eucken: Cuộc đời, tác phẩm và những cuộc du hành), London: T. Fisher Unwin.

(1923) The Individuals and Society ( Cá nhân và xã hội), London: Faith Press.

Văn bản nhị đẳng:

Booth, Meyrick (1913) Rudolf Eucken: His Philosophy and Influence ( Rudolf Eucken: Triết học và ảnh hưởng của ông), London: T. Fisher Unwin.

Gibson,W.R.Boyce (1907) Rudolf Eucken’s Philosophy of Life ( Triết lí nhân sinh của Rudolf Eucken), London.

Jones,W. Tudor (1912) An Interpretation of Rudolf Eucken’s Philosophy ( Giải minh triết học Rudolf Eucken), London: William Norgate.

MacGowan,W.S. (1914) The Religious Philosophy of Rudolf Eucken ( Triết lí tôn giáo của Rudolf Eucken), London: David Nutt.

Eucken là một đại diện hàng đầu của ngành triết học tâm linh bác bỏ chủ nghĩa duy trí và tư biện khó hiểu để tìm kiếm một triết học về toàn bộ đời sống. Ông gọi quan điểm của mình là

“chủ nghĩa hoạt động” (activism) và phân biệt nó với chủ nghĩa dụng hành vốn hướng đến những cứu cánh trần thế. Đối lại với hiện hữu tự nhiên, xét đến cùng là vô nghĩa và tự mê hoặc, ông giới thiệu hiện hữu tâm linh, tương quan riêng tư với thực tại tối thượng, Tinh thần, vốn, mặc dầu nội tại trong thiên nhiên, vẫn siêu việt nó. Chỉ trong một tương quan như thế những hứng thú của con người mới thực sự được đong đầy và điều này chỉ được thực hiện trong một tôn giáo phổ quát. Khúc dạo cần thiết cho tương quan này là sự chuyển đổi tinh thần từ cảnh giới cảm tính sang cảnh giới tâm linh. Điều này đòi hỏi sự phấn đấu không ngừng. Cơđốc giáo là tôn giáo cao cả nhất mặc dầu không phải là tôn giáo tuyệt đối duy nhất, bởi vì những tín ngưỡng khác cũng lãnh hội được những phương diện khác của chân lí.

Chúng ta không đơn độc đi vào cuộc truy cầu tâm linh, nếu chúng ta khôn ngoan. Việc chúng ta chọn lựa một hệ thống đời sống được ưa thích hơn là những hệ thống khác và trên cơ sở những lợi ích dự kiến của nó, tất yếu dính líu đến những hệ thống mà chúng ta có liên quan đến trong xã hội. Thông qua sự truy vấn thường xuyên, con người mặc dầu là thành phần của nhiên giới, vươn lên bên trên nó: linh hồn của con người siêu việt cầu thể không thời gian.

Điều quan trọng cần lưu ý là dầu rất nhấn mạnh lên tinh thần, Eucken vẫn niềm nỡ chào đón những đóng góp tích cực của khoa học hiện đại. Tuy nhiên, khoa học không đủ khả năng đưa chúng ta “đăng đường nhập thất” vào cảnh giới tinh thần và ông cảm thán rằng những thành tựu kỹ thuật của chúng ta không được đồng hành bởi một sự tăng trưởng tương ứng trong nội dung cuộc sống và trong tâm hồn con người. Phương thuốc không nằm trong sự biến đổi đời sống thành lạc thú hay hưởng thụ. Mà đúng hơn phải phát triển đời sống tinh thần và làm điều này đối nghịch lại với quan điểm hẹp hòi của chủ nghĩa tự nhiên về nhân tính. Dầu rất gắn bó với trần gian, chủ nghĩa tự nhiên không đưa ra hướng dẫn nào về việc nên sử dụng kiến thức mới và tự do của con người như thế nào hay một thế giới tốt đẹp hơn, sống trong hoà bình và tự do hơn có thể được xây dựng bằng cách nào. Do vậy mới có sự phê phán sắc cạnh của Eucken đối với chủ nghĩa xã hội mà ông nhìn như hình thức biểu tả chính trị của chủ nghĩa tự nhiên.

Những quan điểm của Eucken từng được phổ biến rộng rãi. Windelband chào đón ông như là “ người sáng tạo một siêu hình học mới” ( the creator of a new metaphysic). Tuy nhiên một số người tra vấn chủ nghĩa lạc quan của ông liên quan đến tiến hoá hiện hành của tinh thần; việc ông hiểu trọng tâm của Cơđốc giáo như là vấn đề viễn li trần thế và cách tân trần thế ( The heart of Christianity as a matter of world-denial and world-renewal) bị nhiều người cho là có tính giản qui thái quá; quan điểm của ông cho rằng những khái niệm siêu hình như “ Tam vị nhất thể” ( the Trinity) đã được thay thế bởi những lãnh hội được cải thiện về hiện hữu, bị nhiều người bài bác; Cơđốc học (Christology) của ông coi Jesus không phải là Thiên chúa mà chỉ là một cá nhân đặc biệt không thể so sánh, không thể trực tiếp bắt chước , bị nhiều người bác khước; ông bị chê trách vì đã không chấp nhận phép lạ như truyền thống quan niệm và đã không dành trọng lượng đúng mức cho ý tưởng cứu chuộc( redemption) được thực hiện trong một hành vi lịch sử; và việc ông thiếu quan tâm đến những phương diện thường nghiệm của tín ngưỡng thường bị coi như sự rơi lại bất hạnh vào chủ nghĩa duy trí. Dầu được đọc nhiều nhưng rồi danh tiếng của Eucken cũng chóng tàn. Cách tiếp cận và những đề xuất của ông không lôi cuốn được sự chú ý của nhiều triết gia chuyên nghiệp kể từ khi ông mất. Sự kiện này không hề chỉ ra rằng ông đã sai. Tuy nhiên, nó có thể gợi ý rằng trong triết học ,cũng như trong nhiều lãnh vực khác, những ai ngày hôm nay đang là những vị trọng tài đầy thẩm quyền của thời trang, có thể ngày mai lại trở thành nạn nhân của nó.

Nguồn: Các điếu văn.

ALAN SELL 

Eboussi-Boulaga, Fabien

Cameroon. s: 17-01-1934, Bafia, Mbam, Cameroon. Ph.t: Sử gia về Cơđốc giáo tại Phi châu, triết gia về bản sắc văn hoá. G.d: Tú tài Triết học (1955), vào Hội Truyền giáo dòng Tên ( Society of Jesus) năm 1955 để học Triết học và Thần học; thụ phong Linh mục Công giáo La mã 1967; Tiến sĩ Triết, Đại học Lyon, Pháp 1968. A.h: Hegel. N.c: Giáo sư Triết học và Thần học , Đại chủng viện Thánh Francis, Yaounde-Messa, 1968-73; Giáo sư thỉnh giảng các Đại học ở Hà lan, 1973-4; Giáo sư Triết học, Đại học Quốc gia Abidjan, Ivory Coast, từ 1975.

Ấn phẩm chính bản

( 1968) Le Bantou problématique ( Bantou còn là vấn đề), Présence Africaine 66: 4-44.

(1973) Métamorphoses africaines ( Những hoá thân Phi châu), Présence Africaine 77: 29-

39.

L’identité négro-africaine ( Bản sắc Phi châu- da đen), Présence Africaine 99-100: 318.

La Crise du Muntu ( Cuộc khủng hoảng Muntu), Paris: Présence Africaine.

(1981) Christianisme sans fétiche ( Cơđốc giáo không bái vật), Paris: Présence Africaine.

Là nhà phê bình triết học nhân chủng , Eboussi-Boulaga hướng tiêu điểm vào những bất cập của phương pháp Tempel, một phương pháp không đặt câu hỏi tại sao nhân loại học có thể là suối nguồn của, hay là nền tảng cho triết học. Eboussi-Boulaga khởi thảo một phân tích về trước tác của Tempel, hướng tiêu điểm vào tính lưỡng nghĩa trong giả thuyết hữu thể học mà ông chủ trương nhấn mạnh khái niệm lực sống hơn là khái niệm tồn tại. Giả thuyết này, theo ông nghĩ, cuối cùng sẽ giản qui Muntu vào tính nguyên sơ của một trật tự phi luân và tuyệt đối quyết định của các lực. Cuối cùng, Eboussi-Boulaga suy nghĩ lại các khung cảnh xã hội-lịch sử Phi châu nhằm gợi ý những phương cách đặt vấn đề vừa về tính trung thực Phi châu và sự cải đạo Cơđốc , được làm thành khả hữu bởi kinh nghiệm thuộc địa.

V.Y. MUDIMBE

Eucken, Rudolf Christoph

Đức. s: 05-01- 1846, Aurich, Friesland, Đức. m: 15-09-1926, Jena, Đức. Ph.t: Triết gia tinh thần/ đời sống. Q.t: Triết lí tôn giáo, triết lí nhân sinh. G.d: Các Đại học Göttingen và Berlin. A.h: W.Reuter, K.C.F. Krause, F.A.Trendelenberg. N.c: Dạy Trung học ở Frankfurt Gymnasium,1867-71; Giáo sư Triết học, các Đại học Basel, 1871-4 và Jena 1874-1926.

Ấn phẩm chính bản:

(1878) Geschichte und Kritik der Grundbegriffe den Gegenwart ( Lịch sử và phê phán các khái niệm nền tảng của thời hiện tại), Leipzig.

(1888) Die Einheit des Geisteslebens in Bewusstsein und Tat der Menschheit ( Nhất tính của đời sống tinh thần trong ý thức và hành động của nhân loại), Leipzig.

(1909) Christianity and the New Idealism ( Cơđốc giáo và chủ nghĩa duy tâm mới), New York: Harper.

(1909) Life in the Spirit ( Sự sống nơi tinh thần), London: William Norgate.

(1909) The Meaning and Value of Life ( Ý nghĩa và giá trị đời sống), London: A C. Black.

(1911) Can We Still Be Christians? ( Chúng ta còn có thể là người Cơđốc giáo được chăng?), London: A C. Black.

(1911) The Truth of Religion ( Chân lí của tôn giáo), London: William Norgate.

(1913) Knowledge and Life ( Kiến thức và đời sống), London.

(1918) Life’s Basis and Life’s Ideal ( Nền tảng và lí tưởng đời sống), London: A C. Black.

(1921) Socialism: An Analysis ( Chủ nghĩa xã hội), London: T. Fisher Unwin.

(1921) Rudolf Eucken: His Life, Work and Travels ( Rudolf Eucken: Cuộc đời, tác phẩm và những cuộc du hành), London: T. Fisher Unwin.

(1923) The Individuals and Society ( Cá nhân và xã hội), London: Faith Press.

Văn bản nhị đẳng:

Booth, Meyrick (1913) Rudolf Eucken: His Philosophy and Influence ( Rudolf Eucken: Triết học và ảnh hưởng của ông), London: T. Fisher Unwin.

Gibson,W.R.Boyce (1907) Rudolf Eucken’s Philosophy of Life ( Triết lí nhân sinh của Rudolf Eucken), London.

Jones,W. Tudor (1912) An Interpretation of Rudolf Eucken’s Philosophy ( Giải minh triết học Rudolf Eucken), London: William Norgate.

MacGowan,W.S. (1914) The Religious Philosophy of Rudolf Eucken ( Triết lí tôn giáo của Rudolf Eucken), London: David Nutt.

Eucken là một đại diện hàng đầu của ngành triết học tâm linh bác bỏ chủ nghĩa duy trí và tư biện khó hiểu để tìm kiếm một triết học về toàn bộ đời sống. Ông gọi quan điểm của mình là

“chủ nghĩa hoạt động” (activism) và phân biệt nó với chủ nghĩa dụng hành vốn hướng đến những cứu cánh trần thế. Đối lại với hiện hữu tự nhiên, xét đến cùng là vô nghĩa và tự mê hoặc, ông giới thiệu hiện hữu tâm linh, tương quan riêng tư với thực tại tối thượng, Tinh thần, vốn, mặc dầu nội tại trong thiên nhiên, vẫn siêu việt nó. Chỉ trong một tương quan như thế những hứng thú của con người mới thực sự được đong đầy và điều này chỉ được thực hiện trong một tôn giáo phổ quát. Khúc dạo cần thiết cho tương quan này là sự chuyển đổi tinh thần từ cảnh giới cảm tính sang cảnh giới tâm linh. Điều này đòi hỏi sự phấn đấu không ngừng. Cơđốc giáo là tôn giáo cao cả nhất mặc dầu không phải là tôn giáo tuyệt đối duy nhất, bởi vì những tín ngưỡng khác cũng lãnh hội được những phương diện khác của chân lí.

Chúng ta không đơn độc đi vào cuộc truy cầu tâm linh, nếu chúng ta khôn ngoan. Việc chúng ta chọn lựa một hệ thống đời sống được ưa thích hơn là những hệ thống khác và trên cơ sở những lợi ích dự kiến của nó, tất yếu dính líu đến những hệ thống mà chúng ta có liên quan đến trong xã hội. Thông qua sự truy vấn thường xuyên, con người mặc dầu là thành phần của nhiên giới, vươn lên bên trên nó: linh hồn của con người siêu việt cầu thể không thời gian.

Điều quan trọng cần lưu ý là dầu rất nhấn mạnh lên tinh thần, Eucken vẫn niềm nỡ chào đón những đóng góp tích cực của khoa học hiện đại. Tuy nhiên, khoa học không đủ khả năng đưa chúng ta “đăng đường nhập thất” vào cảnh giới tinh thần và ông cảm thán rằng những thành tựu kỹ thuật của chúng ta không được đồng hành bởi một sự tăng trưởng tương ứng trong nội dung cuộc sống và trong tâm hồn con người. Phương thuốc không nằm trong sự biến đổi đời sống thành lạc thú hay hưởng thụ. Mà đúng hơn phải phát triển đời sống tinh thần và làm điều này đối nghịch lại với quan điểm hẹp hòi của chủ nghĩa tự nhiên về nhân tính. Dầu rất gắn bó với trần gian, chủ nghĩa tự nhiên không đưa ra hướng dẫn nào về việc nên sử dụng kiến thức mới và tự do của con người như thế nào hay một thế giới tốt đẹp hơn, sống trong hoà bình và tự do hơn có thể được xây dựng bằng cách nào. Do vậy mới có sự phê phán sắc cạnh của Eucken đối với chủ nghĩa xã hội mà ông nhìn như hình thức biểu tả chính trị của chủ nghĩa tự nhiên.

Những quan điểm của Eucken từng được phổ biến rộng rãi. Windelband chào đón ông như là “ người sáng tạo một siêu hình học mới” ( the creator of a new metaphysic). Tuy nhiên một số người tra vấn chủ nghĩa lạc quan của ông liên quan đến tiến hoá hiện hành của tinh thần; việc ông hiểu trọng tâm của Cơđốc giáo như là vấn đề viễn li trần thế và cách tân trần thế ( The heart of Christianity as a matter of world-denial and world-renewal) bị nhiều người cho là có tính giản qui thái quá; quan điểm của ông cho rằng những khái niệm siêu hình như “ Tam vị nhất thể” ( the Trinity) đã được thay thế bởi những lãnh hội được cải thiện về hiện hữu, bị nhiều người bài bác; Cơđốc học (Christology) của ông coi Jesus không phải là Thiên chúa mà chỉ là một cá nhân đặc biệt không thể so sánh, không thể trực tiếp bắt chước , bị nhiều người bác khước; ông bị chê trách vì đã không chấp nhận phép lạ như truyền thống quan niệm và đã không dành trọng lượng đúng mức cho ý tưởng cứu chuộc( redemption) được thực hiện trong một hành vi lịch sử; và việc ông thiếu quan tâm đến những phương diện thường nghiệm của tín ngưỡng thường bị coi như sự rơi lại bất hạnh vào chủ nghĩa duy trí. Dầu được đọc nhiều nhưng rồi danh tiếng của Eucken cũng chóng tàn. Cách tiếp cận và những đề xuất của ông không lôi cuốn được sự chú ý của nhiều triết gia chuyên nghiệp kể từ khi ông mất. Sự kiện này không hề chỉ ra rằng ông đã sai. Tuy nhiên, nó có thể gợi ý rằng trong triết học ,cũng như trong nhiều lãnh vực khác, những ai ngày hôm nay đang là những vị trọng tài đầy thẩm quyền của thời trang, có thể ngày mai lại trở thành nạn nhân của nó.

Nguồn: Các điếu văn.

ALAN SELL 

F

Fabro, Cornelio

Ý. s: 24-08-1911, Flumignano, Ý. Ph.t: Triết gia kinh viện. Q.t: Chủ nghĩa Thomas, triết học hiện đại, triết lí tôn giáo. G.d: Đại học Padua và Đại học Rome. A.h: Thánh Thomas d’Aquin , Kierkegaard và Heidegger. N.c: 1956-81, Giáo sư Triết học, Đại học Công giáo Milan.

Ấn phẩm chính bản:

(1939) La nozione metafisica di partecipazione secundo S.Tommaso d’Aquino ( Khái niệm siêu hình học về sự tham thông theo Thánh Thomas d’Aquin), Turin: Società editrice internazionale.

(1941) Percezione e pensiero ( Tri giác và tư duy), Brescia: Morcelliana, 1961.

( 1955) L’anima ( Linh hồn), Rome: Studium.

(1957) Dall’essere all’esistente ( Về bản thể của hiện hữu), Brescia: Morcelliana.

(1964) Introduzione all’ateismo moderno ( Nhập môn chủ nghĩa vô thần hiện đại), Rome: Studium.

(1983) Introduzione a San Tommaso ( Dẫn luận về Thánh Thomas), Milan; Ares

Văn bản nhị đẳng:

Hene,R.J.(1957) Ấnote on certain textual evidence in Fabro’s” La nozione metafisica di partecipazione” ( Một ghi nhận về vài bằng chứng văn bản trong quyển La Nozione metafisica di partecipazione của Fabro), The Modern Schoolman 34: 265-82.

John, Helen James (1966) Fabro, participation and the act of being ( Fabro, sự tham thông và hành vi tồn tại), The Thomist Spectrum, New York: Fordham University Press.

Trước tác quảng bác của Fabro bao gồm nhiều nghiên cứu về triết học cận đại và hiện đại, đặc biệt là về Kierkegaard mà ông đã dịch một số tác phẩm sang tiếng Ý. Như một triết gia lí thuyết và đặc biệt như một triết gia theo chủ thuyết Thomas , ông là một khuôn mặt trung tâm trong trào lưu phục hồi khái niệm “tham thông’ (participation) trong siêu hình học Thánh Thomas. Khái niệm “tham thông” của Tân thuyết Platon, nằm ngay trung tâm bộ

Enneads của Plotinus, được chọn nhận bởi nhà tư tưởng Cơđốc giáo Pseudo-Dionysius để mô tả và giải thích tương quan giữa Thượng đế và các vật thụ tạo của Ngài. Như vậy, mọi vật thụ tạo được coi là tham thông vào hữu thể, theo nghĩa là hữu thể tuôn chảy đến chúng từ Thượng đế, và trí tuệ con người, theo Thánh Augustine, tham thông vào nguồn sáng của trí tuệ thiêng liêng. Fabro, cùng với những người khác, như Louis de Raeymaeker, biện luận rằng ý tưởng tham thông vẫn tồn tại sau lần sống lại của tư tưởng Aristote vào thế kỉ mười ba, và được Thánh Thomas sử dụng trong cuộc tranh luận về yếu tính và hiện hữu.Yếu tính, xét trong chính nó, là một tiềm năng, thành hiện thực khi nó có được hiện hữu và nó thực hiện điều này bằng cách tham thông vào hành vi của hữu thể (Essence , taken in itself, is a potency, which is realized when it acquires existence, and this it does by way of participation in the act of being). Một điều vẫn luôn được công nhận đó là Thánh Thomas đã nghiên cứu các bản văn Tân Platon trong những năm đầu đời của ngài, chẳng hạn trong bộ Commentary on the Divine Names. Fabro biện luận rằng điều này vẫn còn trong trước tác thời trưởng thành của ông, chúng không phải chỉ là một sự phát biểu lại Aristote, thay vì thế, đại diện cho một thứ chủ nghĩa Aristote đã được nhuận sắc và tổng hợp với những khái niệm kiểu Platon về tham thông. Kiến thức uyên bác đáng nể của Fabro về triết học hiện đại làm cho ông thành một trong những triết gia Thomist gây ấn tượng nhất nhưng cũng dễ tiếp cận nhất trong thế kỉ hai mươi và danh tiếng của ông nói chung là khá cao rộng.

Nguồn: DFN: EF; Dizionario generale degli autori italiani contemporanei ( Tự điển tổng quát các tác gia Ý hiện đại) .

HUGH BREDIN

Fackenheim, Emil L.

Canada gốc Do thái. s: 1916, Halle, Germany. Ph.t: Giáo sĩ và nhà thần học Do thái giáo. Q.t:

Siêu hình học, triết lí tôn giáo , chủ nghĩa hiện sinh, lịch sử tư tưởng Do thái. G.d:

Hochschule für die Wissenschaft des Judentums, thụ phong Rabbi,1939; di cư sang Canada

1940, bị quản thúc như là “người nước ngoài thù địch” ; học Đại học Toronto 1943-45, Tiến sĩ 1945. A.h: Triết học duy tâm Đức, lịch sử triết học Do thái, Martin Buber và kinh nghiệm của chính ông về Kristallnacht và Holocaust( Cuộc diệt chủng người Do thái bởi Đức quốc xã). N.c: Rabbi (Giáo sĩ Do thái), Hamilton, Ontario, 1943-8; Giảng sư rồi Giáo sư Triết học, Đại học Toronto từ 1945; Viện sĩ Viện Do thái giáo hiện đại, Đại học Hebrew, Jerusalem 1992, nhận được nhiều bằng cấp danh dự .

Ấn phẩm chính bản:

Paths to Jewish Belief ( Những con đường đến với niềm tin Do thái giáo), New York: Behrman House.

Metaphysics and Historicity ( Siêu hình học và sử tính), Marquette University Press.

(1968) Quest for Past and Future- Essays in Jewish Theology ( Truy cầu quá khứ và tương lai. Những tiểu luận về Thần học Do thái giáo) Bloomington: Indiana Univ. Press.

(1968) The Religious Dimension in Hegel’s Thought ( Chiều kích tôn giáo trong tư tưởng Hegel), Bloomington: Indiana Univ. Press.

(1970) God’s Presence in History: Jewish Affirmations and Philosophical Reflections (Hiện diện của Thiên chúa trong lịch sử: Những khẳng định của Do thái giáo và những phản tư triêt lí), New York: New York Univ. Press.

(1973) Encounters between Judaism and Modern Philosophy ( Những cuộc hội ngộ giữa Do thái giáo và triết học hiện đại), Philadelphia, JPSA.

(1978) The Jewish Return into History: Reflections in the Age of Auschwitz and a New Jerusalem ( Cuộc trở lại của Do thái giáo vào lịch sử: Những suy tư trong thời đại của

Auschwitz và một Jerusalem mới) New York: Schocken.

(1982-9) To Mend the World: Foundations of Future Jewish Thought ( Khâu vá thế giới: Những nền tảng của tư tưởng Do thái giáo tương lai), New York: Schocken.

(1988) What is Judaism: An Interpretation for the Present Ages ( Do thái giáo là gì: Một kiến giải cho thời hiện đại), New York: Collier Macmillan. 

Văn bản nhị đẳng:

Greenspan, L. and Nicholson, G ( 1992) Fackenheim: German Philosophy and Jewish Thought ( Fackenheim: Triết học Đức và tư tưởng Do thái giáo ), Toronto: University of Toronto Press.

Katz, Steven,T. (1983) Post-Holocaust Dialogues ( Đối thoại sau thảm hoạ diệt chủng), New York.

Morgan, M. and Fackenheim, E.(1987) The Jewish Thought of Emil Fackenheim, Detroit: Wayne State Univ Press.

Seeskin,K. (1993) Emil Fackenheim, đăng trong Interpreters of Judaism in the Late Twentieth Century, Washington: Bnai Brith Books.

Wyschogrod, Michael (1971) Faith and the Holocaust ( Niềm tin và thảm hoạ diệt chủng) trong Judaism 20( Summer): 286-94.

Luận án Tiến sĩ của Fackenheim khảo sát các ảnh hưởng Hy lạp trên triết học Árập thời Trung cổ, nhưng ông có những hứng thú trí thức và thực tiễn rất rộng. Ông nổi tiếng vì đã toan tính “quyết toán” với thảm hoạ diệt chủng người Do thái ( the Holocaust) bằng cách đưa ra một huấn lệnh phụ trội cho 613 huấn lệnh truyền thống của người Do thái. Huấn lệnh thứ 614 của ông là không được ban cho Hitler một khải hoàn ca sau cái chết của hắn. Ông biện hộ cho chính nghĩa của dân tộc Do thái và nói rộng ra, của Nhà nước Israel, vào mọi lúc. Nhiều phê phán tôn giáo và chính trị khác nhau đã được đưa lên cùng cấp độ ở lập trường này.

Tuy nhiên Fackenheim tiếp tục thu hút công chúng người nghe rộng rãi bất kì nơi nào ông đến, bởi vì ông từ chối phớt lờ những chiều kích triết lí của sự hủy hoại gây ra bởi cuộc Đại diệt chủng.

Nguồn: EncJud; NUC; DAS,4,1982.

IRENE LANCASTER 

Farias Brito, Raimondo de

Brazil. s: 1862, São Benedito, Ceará, Brazil. m:1917, Rio de Janeiro. Ph.t: Triết gia duy linh theo Kant, chống thực chứng.G.d: Học Luật tại Đại học Recife. A.h: Comte, Haeckel, Hume, Schopenhauer, Spencer và Tobias Barreto. N.c: Dạy tại Liceo in Ceará, Trường Luật ở Recife và tại Colegio Pedro II tại Rio de Janeiro, ở đó ông làm Chủ nhiệm khoa Lôgích học.

Ấn phẩm chính bản:

(1895) A filosofia como atividade permanente do espirito humano ( Triết học như hoạt động thường xuyên của tinh thần con người), Fortaleza, Brazil.

A filosofia moderna ( Triết học hiện đại), Ceará,Brazil.

Finalidade do mundo: estudos de filosofia e teleologia naturalista ( Cứu cánh tính của thế giới: những nghiên cứu về triết học và viễn đích luận duy nhiên), Ceará,Brazil: Universal.

(1905) O mundo como atividade intellectual ( Thế giới như hoạt động trí tuệ), Pará, Brazil.

(1905) A verdade como regra das acções: ensaio de filosofia moral como tro indução ao estudo do direito ( Chân lí như qui tắc của hành động: khảo luận triết học đạo đức như dẫn luận vào việc nghiên cứu điều phải/trái), Para, Brazil.

(1912) A base fisica do espirito: historia summaria do problema da mentalidade como preparação para o estudo da filosofia do espirito ( Cơ sở thể lí của tinh thần: lược sử vấn đề tinh thần như là sự chuẩn bị cho việc nghiên cứu triết học về tinh thần), Rio de Janeiro.

(1914) O mundo interior: ensaio sobre os dados gerães da filosofia do espiriti ( Thế giới nội tâm: khảo luận về những dữ liệu cho triết học tinh thần), Rio de Janeiro.

(1951-7) Obras de Farias Brito ( Farias Brito Toàn tập), 6 quyển, Rio de Janeiro: Ministerio da Educação e Cultura ,Insituto Nacional do Livro. 

Văn bản nhị đẳng:

Cruz Costa, João (1962) Panorama of the History of Philosophy in Brazil ( Toàn cảnh Lịch sử Triết học Brazil), Fred G. Sturm dịch , Washington DC: Pan American Union.

Sturm, Fred G. (1962) Existence in Search of Essence: The Philosophy of Spirit of Raimondo de Farias Brito.

Mặc dầu rất thấm nhuần lịch sử triết học, như được minh chứng trong tác phẩm buổi đầu của ông Finalidado do mundo (1960), Farias Brito được nhìn nhận là một trong những lực lượng chính đàng sau sự thành lập một truyền thống triết học Brazil độc lập. Trước tác về sau của ông chịu ảnh hưởng sâu đậm bởi tâm lí học hiện đại, bởi ông phấn đấu phát triển một triết học tinh thần đặt ưu tiên cho tư tưởng trước kinh nghiệm.

AMY A. OLIVER

Farrer, Austin Marsden

Anh. s: 01-10-1904, London. m: 29-12-1968, Oxford. Ph.t: Nhà thần học triết lí. Q.t: Triết lí tôn giáo, siêu hình học , triết học đạo đức. G.d: Balliol College, Oxford. A.h: Thánh Thomas. N.c: 1935-60, Cha tuyên úy ( Chaplain) của Trinity College, Oxford ; 1960-8, Hiệu trưởng Keble College, Oxford.

Ấn phẩm chính bản:

(1943) Finite and Infinite ( Hữu hạn và Vô hạn ), Wesminter, Dacre Press.

(1948) The Glass of Vision ( Tấm kính của thị kiến), London: Dacre Press.

(1958) The Freedom of the Will ( Tự do của ý chí), London: A C Black.

(1962) Love Almighty and Ills Unlimited: An Essay on Providence and Evil ( Tình yêu Vạn năng và Điều ác vô hạn: Khảo luận về Đấng Quan phòng và Đìều ác), London: Collins.

(1967) Faith and Speculation: An Essay in Philosophical Theology ( Tín ngưỡng và tư biện: Khảo luận về thần học triết lí), London: A C Black.

Văn bản nhị đẳng:

Crombie, I.M. (1981) Mục từ về Farrer trong Dictionnary of National Biography(1961-70).

De Burgh, W.G. (1943) Critical Notice of Finite and Infinite in Mind 52;344-51.

Henderson, E.H. (1990) Philosophie et Théologie chez Austin Farrer ( Triết học và Thần học nơi Austin Farrer), Archives de Philosophie 53: 49-74.

McKinnon, D.M.(1971), in R. Klibansky[ xuất bản] Contemporary Philosophy: A Survey, vol. 4, Florence: La Nuova Italia Editrice.

Mascall, E.L. (1969) Austin Marsden Farrer: 1904-68, Proceedings of the British Academy 54: 435-42.

Sau một thời kỳ đầu theo chủ nghĩa Spinoza phiếm thần ( pantheistic Spinozism), Austin Farrer trở thành một giáo sĩ Anh quốc giáo chính thống và được nhiều người mô tả như là một “ cận-Thomas”. Ông tìm cách khai mở một trung đạo giữa chủ thuyết Thomas và triết học Oxford đương thời , nhằm xét xem loại triết học tự nhiên nào tương đồng nhất với niềm tin Cơđốc. Trong khuôn khổ của triết học phân tích Oxford thời đó, điều này đòi hỏi ông phải bảo vệ khả tính của siêu hình học, như ông từng làm trong quyển sách đầu tiên. Lập trường trung tâm của Farrer là cho rằng khi chúng ta khảo sát một bản thể hữu hạn- kể cả những con người – và dự phần vào một vài trong những đặc tính phổ quát của nó, chúng ta được dẫn dắt đến một nhận thức bàng tiếp về Thượng đế vô hạn. Việc nhấn mạnh vào tính bàng tiếp của nhận thức mà chúng ta có được về Thượng đế đưa Farrer đến chỗ đặc biệt lưu ý cách sử dụng loại suy và hình tượng. McKinnon coi quyển này như là “tác phẩm lớn” của Farrer, mô tả nó như là một sự” đưa trở lại thời trang” ( refashioning) phương pháp loại suy của Thánh Thomas nhằm tìm ra những phương tiện nhờ đó thần học thuần lí có thể được xây dựng và được biến thành miễn nhiễm khỏi sự phê phán thực chứng. Farrer được nhìn như một trong những triết gia Cơđốc giáo tài năng nhất trong thế hệ của ông. Ảnh hưởng của ông trên đời sống trí thức ở Oxford rất rộng lớn và còn kéo dài mãi về sau này.

STUART BROWN

Fatone, Vicente

Achentina. s: 1903, Buenos Aires. m: 1962, Buenos Aires. Ph.t: Nhà nghiên cứu triết học Ấn độ, triết gia hiện sinh, sử gia tôn giáo. G.d: Học Triết tại Đại học Quốc lập Buenos Aires và Triết học cổ đại Ấn độ tại Calcutta. N.c: Giáo sư Lôgích học, Vũ trụ luận và Siêu hình học, Đại học Quốc lập Del Littoral, 1929-30; Giáo sư Lôgích học, Escuela Normal de Profesores Mariano Acosta, 1932-41; Giáo sư Lịch sử các Tôn giáo ,Đại học Quốc lập De La Plata, 1940-

6; Giáo sư Triết học Colegio Nacional de Buenos Aires, 1945-52, Giáo sư, Đại học Quốc lập Buenos Aires; Đại sứ Achentina ở Ấn độ sau những thay đổi chính trị ở Achentina vào năm 1955.

Ấn phẩm chính bản:

(1931) Sacrificio y gracia ( Hy tế và thiên ân), Buenos Aires: Glezier.

El budismo nihilista ( Phật giáo đoạn diệt luận), Buenos Aires: López.

Introducción al conocimiento de la filosofia en la India ( Nhập môn tìm hiểu triết học Ấn độ), Buenos Aires: Viau.

(1948) El existencialismo y la lbertad creadora ( Chủ thuyết hiện sinh và tự do sáng tạo), Buenos Aires: Argos.

(1951) Lógico y teoria del conocimiento ( Lôgích học và lí thuyết về nhận thức), Buenos Aires: Kapelusz.

(1953) La existencia humana y sus filósofos ( Tồn sinh nhân loại và các triết gia ), Buenos Aires: Raigal.

Introducción al existencialismo ( Nhập môn triết học hiện sinh), Buenos Aires: Columba. 

Filosofia y poesia ( Triết lí và thia ca), Buenos Aires: Emecé.

(1963) El hombre y Dios ( Con người và Thượng đế), Buenos Aires: Columba.

(1963) Temas de la mistica ( Những chủ đề của huyền học), Bahia Blanca: Universidad nacional del Sur.

(1963) Temas de mistica y religion ( Những chủ đề của huyền học và tôn giáo), Buenos Aires: Instituto de Humanidades, Universidad nacional del Sur.

(1972) Ensayos sobre hinduiso y budismo ( Khảo luận về Ấn giáo và Phật giáo), Buenos Aires: Sudamericana.

(1981) The Philosophy of Nagarjuna ( Triết học của Luận sư Long Thụ). Delhi: Motilal Banarsidass.

Văn bản nhị đẳng:

Ferrater Mora, José (1965) Diccionario de Filosofia, Buenos Aires: Sudamericana.

Vásquez, Juan Adolfo (1965) Anthologia Filosófica Argentina del Siglo Veinte ( Hợp tập triết học Achentina thế kỉ hai mươi), Buenos Aires: EUDEBA.

Fatone nghiên cứu bản chất của kinh nghiệm huyền nhiệm và chủ trương rằng thực tại người bao hàm đối thoại; thông qua đối thoại người ta giải phóng chính mình và người khác khỏi tính phi lí, nỗi sợ hãi và lòng hận thù, dẵn dắt chính mình và người khác hướng về tính thuần lí, nỗ lực và tình yêu. Điều này đã khiến một số- chứ không hề là tất cả - các nhà bình luận đặc trưng hoá lập trường của Fatone như là huyền học thuần lí (rational mysticism). Một khái niệm trung tâm trong triết học Fatone là khái niệm tự do mà ông quan niệm theo kiểu hiện sinh. Đối với Fatone, tự do là cấu tố cơ bản của hiện hữu con người theo hai phương diện. Trước tiên, con người không chỉ là tự do: họ phải tự do. Thứ nhì là, không có con người nào có thể tự do mà người khác lại không tự do.

A. PABLO IANNONE

Flew, Antony ( Garrard Newton)

Anh. s: 11-02-1923, Cambridge, Anh. Ph.t: Nhà nhân văn chủ nghĩa, triết gia phân tích. Q.t: Triết lí tôn giáo, Hume, tiến hoá, triết học đạo đức. G.d: London School of Oriental and

African Studies và St John’s College, Oxford. A.h: Gilbert Ryle, Hume, Julian Huxley, Joseph

Needham và Susan Stebbing. N.c: 1950-4, Giảng sư Triết học, Đại học Aberdeen; 1954-71, Giáo sư Triết, Đại học Keele; 1972-3, Giáo sư Triết, Đại học Calgary, Alberta; 1973-82, Giáo sư Triết, Đại học Reading; 1982-, Giáo sư Danh dự, Đại học Reading; 1983-01, Viện sĩ nghiên cứu ưu tú, Trung tâm Triết học xã hội và chính sách, Đại học Quốc lập Bowling Green.

Ấn phẩm chính bản:

(1953) A New Approach to Psychical Research ( Một tiếp cận mới với nghiên cứu tâm thần), London: Watts.

[ với A.C.MacIntyre] New Essays on Philosophical Theology( Các khảo luận mới về thần học triết lí), London: SCM Press.

Essays in Conceptual Analysis ( Các tiểu luận về phân tích khái niệm), London: Macmillan.

(1961) Hume’s Philosophy of Belief ( Triết lí của Hume về niềm tin), London: Routledge

Kegan Paul.(1966) God and Philosophy ( Thượng đế và Triết học), London: Hutchinson.(1967) Evolutionary Ethics ( Đạo đức học tiến hoá), London: Macmillan.

(1971) An Introduction to Western Philosophy: Ideas and Arguments from Plato to Sartre ( Dẫn luận vào triết học Tây phương: Những ý tưởng và luận chứng từ Platon đến Sartre), London: Thames Hudson.

(1976) The Presumption of Atheism and Other Philosophical Essays on God, Freedom and Immortality ( Giả định của chủ nghĩa vô thần và các tiểu luận triết học khác về Thượng đế, Tự do và sự Bất tử), London: Elek for Pimberton. 

(1978) A Rational Animal and Other Philosophical Essays on the Nature of Man ( Một con vật có lí trí và những tiểu luận triết học khác về nhân tính), Oxford: Clarendon Press.

Darwinian Evolution ( Tiến hoá theo Darwin), London: Paladin.

Thinking about Social Thinking: The Philosophy of the Social Sciences ( Suy tư về suy tư: Triết lí của các khoa học xã hội), Oxford: Blackwell.

Apologia pro philosophia mea ( Biện hộ cho triết học của tôi) đăng trong Philosophy in Britain Today, London: Routledge.

David Hume, Philosopher of Moral Science ( David Hume, triết gia đạo đức học), Oxford: Blackwell.

The Logic of Mortality ( Lôgích của tính tử vong), Oxford: Blackwell.

(1987) [ với G.N.A.Vesey] Agency and Necessity ( Tác động và tất yếu), Oxford: Blackwell.

(1989) Equality in Liberty and Justice ( Bình đẳng trong tự do và công lí), London:

Routledge.

(1993) Atheistic Humanism ( Chủ nghĩa nhân bản vô thần), Buffalo, NY: Prometheus Books.

Văn bản nhị đẳng:

Heimbeck, R.S. (1969) Theology and Meaning: A Critique of Metatheological Scepticism ( Thần học và ý nghĩa: một phê phán chủ nghĩa hoài nghi siêu thần học), Stanford: Stanford Univ. Press.

Klein, K.H.(1974) Positivism and Christianity: A Study of Theism and Verifiability( Chủ nghĩa thực chứng và Cơđốc giáo: Một nghiên cứu chủ nghĩa hữu thần và tính khả chứng), The Hague: Nijhoff.

Mặc dầu là con trai của một mục sư, Antony Flew tuyên bố rằng những quan tâm lâu dài của ông đối với tôn giáo chưa từng là cái gì khác hơn là do thận trọng hay chỉ vì… hiếu kỳ! Ông là một kẻ “tự giáo dục” để trở thành vô thần và tin rằng “chết là hết” (mortalist), một tín đồ nhiệt thành của Darwin và Hume và một người phê bình không mệt mỏi, về phương diện triết học, đối với thuyết hữu thần Cơđốc giáo. Trong tư cách một nhà nhân bản, ông cũng tích cực quan tâm đến các vấn đề xã hội và giáo dục, nơi ông từng khai triển những kỹ năng phân tích và từng là một nhà phê bình sắc sảo đối với thái độ giáo điều, võ đoán. Trước tác gây tranh cãi của ông đã làm nảy sinh hàng trăm bài bút chiến nơi các tờ báo thông thái.

Quan tâm của Flew đến sự bất tử của linh hồn đã sớm dẫn dắt ông vào việc nghiên cứu luận chứng từ các hiện tượng tâm linh. Ông đã viết nhiều về cuộc tranh luận chung quanh ý chí tự do, chủ trương rằng người ta có thể thực hiện những chọn lựa tự do chúng vừa là tự do vừa là những chọn lựa ngay dầu chúng có bị tác động về phương diện thể lí để được thực hiện( people can make free choices which are both free and choices even if they were physically caused to be made). Có lẽ chính Flew là người đã “ phát hành” từ “chủ nghĩa tương thích” ( compatibilism) vào “hệ thống tiền tệ triết học” theo quan điểm này. Tuy nhiên sau đó ông đã đi đến chỗ phủ nhận một thuyết tất định nhân quả toàn diện ( a total causal determinism) mà sự phủ nhân kia ông ám chỉ đến, với sự hài hước đặc trưng , như một khiếm khuyết từ chủ nghĩa tương thích tron vẹn ( a defection from full compatibilism).

Mặc dầu là tác giả của nhiều đầu sách nhưng lúc đầu Flew tạo lập danh tiếng như người biên tập và xuất bản một số tác phẩm thuộc vào tùng thư kinh điển của triết học phân tích. Riêng về những trước tác của chính ông, có lẽ nổi tiếng nhất là một bài viết tương đối ngắn,gọi là Theology and Falsification ( Thần học và sự giả mạo), đã được dịch và tái bản nhiều lần. Trong bài bút kí này Flew biện luận chống lại sự có ý nghĩa của của yêu sách về Thượng đế bằng lí luận loại suy với yêu sách về” người làm vườn vô hình” ( the invisible gardener). Yêu sách về người làm vườn vô hình hoá ra là vô nghĩa bởi vì không có cái gì mà người tạo ra nó buộc phải từ chối. Nhiều bài báo và ngay cả nhiều quyển sách đã được moi ra bởi sự phê phán của Flew đối với chủ nghĩa hữu thần.

Nguồn: WW.

STUART BROWN

Florensky, Pavel Aleksandrovich 

Nga. s: 19-01-1882, Evlakh, Azerbaijan. m: 08-12-1937, Trại cải tạo lao động Solovetskii ( bị xử tử hình). Ph.t: Triết gia tôn giáo. G.d: Tốt nghiệp khoa Toán Lí, Đại học Moscow năm 1904, đồng thời cũng học Triết với Lopatin, và tốt nghiệp khoa Triết và Lịch sử tôn giáo,

Hàn lâm Viện Thần học Moscow năm 1908. A.h: Chịu ảnh hưởng Tân thuyết Platon theo Cơđốc giáo ( Christian neo-Platonism) và Solov’ev. N.c: 1908-17, Giáo sư Lịch sử Triết học tại Hàn lâm Viện Thần học Moscow.

Ấn phẩm chính bản:

(1914) Stolp i utverzhdenie istiny: opyt pravoslavnoi teoditsei v dvenadtsati pis’makh (Cột trụ và nền tảng của chân lí: Khảo luận về Thần học tự nhiên Chính thống giáo trong mười hai bức thư), Moscow.

Văn bản nhị đẳng:

Lossky,N. O. (1952) History of Russian Philosophy ( Lịch sử Triết học Nga), London: George Allen Unwin.

Slesinski,R. (1984) Pavel Florensky: A Metaphysics Of Love ( P.Florensky: Siêu hình học Tình yêu), New York: St Vladimir’s Seminary Press.

Zenkovsky,V.V. (1953) A History of Russian Philosophy ( Một lịch sử triết học Nga), George L. Kline dịch sang tiếng Anh, London: Routledge Kegan Paul.

Ngoài những quan tâm về triết học và thần học Florensky còn làm thơ tượng trưng, viết về nghệ thuật và lịch sử nghệ thuật và thực hiện những công trình có ý nghĩa về toán học và vật lí. Mặc dầu phải chịu đi đày liền ngay sau dư chấn của cuộc Cách mạng Tháng mười, từ 1920 chính quyền Sôviết tìm ra cách sử dụng những kỹ năng khoa học của ông, chính yếu như là một nhà nghiên cứu cho kế hoạch điện khí hoá quốc gia. Ông chủ biên tờ Bách khoa kỹ thuật từ 1927 đến 1933. Việc ông từ chối bỏ chức linh mục( mà ông thụ phong năm 1911) đưa đến hậu quả là nhiều lần đi tù và cuối cùng là bị đày sang Siberia.

Tác phẩm tôn giáo triết học chính yếu của Florensky Cột trụ và nền tảng của chân lí (1914) khai triển siêu hình học của Solov’ev về nhất tính toàn thể (metaphysics of total unity), đề ra khái niệm về đồng bản thể tính của mọi loài thụ tạo ( the notion of the consubstantiality of all created beings). Florensky bác bỏ lập luận cho rằng tính thuần lí của con người bị làm hư hỏng bởi tội tổ tông và dẫn dắt một cách không tránh khỏi đến những đối luận (antinomies); tri kiến về chân lí chỉ khả thi thông qua “trực quan thuần lí” (rational intuition) hay lí tính kết hợp với niềm tin. Sự nhấn mạnh đặc biệt được đặt lên khái niệm hơi mơ hồ của Solov’ev về Sophia như là trung gian giữa nhất tính-toàn thể (total-unity), được đồng hoá với thần tính tam vị nhất thể của Cơđốc giáo ( the Christian triune deity) và thế giới được tạo ra một cách tự do bởi Thượng đế, một thế giới được mô tả theo tinh thần của Tân thuyết Platon như là cắm rễ vào một thế giới của các phổ quát thể cụ thể ( concrete universals) hay là các nguyên mẫu lí tưởng( ideal prototypes). Sophia, theo một nghĩa, là sự thống nhất của những ý tưởng nổi bật này và được coi như một “tự lập thể căn cơ” (hypostasis) thứ tư nhập hoá với Tam vị nhất thể, mặc dầu không có hiện hữu độc lập.

Thuyết đối luận( antinomism) và siêu hình học minh trí lôgích về nhất tính toàn thể ( the sophio-logical metaphysics of total unity) của Florensky được khai triển bởi Bulgakov và ông này bổ sung thêm những cách kiến giải tôn giáo triết lí về Nhập thể ( Incarnation) và vấn đề cái ác. Còn thuyết trực quan của Florensky thì ảnh hưởng đến Lossky sau này.

COLIN CHANT

Frank, Semen Liudvigovich

Nga. s: 28-01-1877, Moscow. m: 10-12-1950, London. Ph.t: Triết gia tôn giáo. G.d: Học luật tại Đại học Moscow, 1894-8; học kinh tế chính trị và triết học tại các Đại học Berlin và Munich, 1899-1902. A.h: Plotinus, Nicholas of Cusa, Kant, Hegel, Marx, Solov’ev và Lossky. N.c: 1912-17, dạy Triết tại Đại học St Petersburg; 1917-21, Giáo sư Triết, Đại học Saratov;

1921-2, Giáo sư Triết, Đại học Moscow; 1930-7, Giảng dạy Lịch sử Văn hoá Nga tại Đại học Berlin.

Ấn phẩm chính bản:

(1915) Predmet znaniia: ob asnovaskh i predelakh olvlechennogo znaniia ( Đối tượng của tri thức: Về những nền tảng và những hạn chế của tri thức trừu tượng), Petrograd.

(1930) Dukhovnye osnovy obshchestva; vvedenie v sotsial’noiu filosofiu ( Những nền tảng tâm linh của xã hội: Dẫn luận vào triết học xã hội), Paris.

(1939) Nepostizhimoe: ontologicheskoe vvedenie v filosofiu religii ( Cái Bất khả tri: Một dẫn luận hữu thể học vào triết lí tôn giáo), Paris. 

(1956)Real’noste’ i chelovek: metafyzika chelovescheskogo bytiia ( Thực tại và con người: Khảo luận về siêu hình học nhân tính).

Văn bản nhị đẳng:

Lossky,N.O. (1952) History of Russian Philosophy ( Lịch sử triết học Nga), London: George Allen Unwin.

Zenkovsky, V.V.(1953) A History of Russian Philosophy, George L. Kline dịch sang tiếng Anh, London: Routledge Kegan Paul.

Là một người Mácxít “hợp pháp” từ những ngày còn là sinh viên, Frank bị bắt giữ và bị lưu đày năm 1899. Ở khúc quanh của thế kỉ, ông trở thành đồng hội đồng thuyền với Struve, Berdyaev và Bulgakov, cùng bác bỏ chủ nghĩa Mác, và mặc dầu nguồn gốc Do thái của mình, ông gia nhập Nhà thờ Chính thống giáo Nga năm 1912.Ông đóng góp vào hai bộ sách Problemy idealizma( Những vấn đề của chủ nghĩa duy tâm, 1902) và Vekhi (Những biển báo, 1909), và ở trong số những học giả phi-Mácxít bị trục xuất khỏi Liên sô năm 1922. Ông sống ở Berlin đến 1937 khi ông bị buột phải di chuyển sang Pháp ; từ 1945 ông sống ở London.

Triết lí tôn giáo của Frank là sự nới rộng phê phán của Solov’ev đối với chủ nghĩa duy lí phương Tây và siêu hình học của ông này về “Nhất tính- toàn thể” và “ Thần-nhân tính” ( the metaphysics of total-unity and Godmanhood). Frank, tiếp bước Nicholas of Cusa, khảo sát thực tại ( phân biệt với thế giới thường nghiệm của hiện thể tính) như một nhất tính siêu lôgích siêu việt ( a transcendent metalogical unity). Điều này là” bất khả quan trắc” nếu chỉ dùng lí tính phân tích không thôi, nhưng có thể được “trực quán” như là tri kiến huyền nhiệm hay tri kiến sống động ( It is “unfathomable” by analytical reason alone , but can be directly intuited as mystical or living knowledge). Do vậy mà Lossky xếp Frank cùng với Losev và chính ông như là “người theo thuyết trực quán” (intuitivist). Ông toan tính hoà giải một hữu thể học công khai nhất nguyên (an avowedly monistic ontology) với thuyết nhị nguyên Cơđốc giáo (Christian dualism) thông qua tính siêu- lôgích và xuyên- thuần lí ( the metalogical, transrational character) nơi thuyết “đơn nhị nguyên đối luận “ (antinomic monodualism) của ông. Đặc biệt, sự hiện diện của cái ác không thể được giải thích một cách thuần lí: Sự liên kết của nó với Thượng đế là “xuyên thuần lí một cách đối luận” ( The existence of evil cannot be rationally explained: its connection with God is “antinomically transrational”). Vai trò trung gian của Sophia hay linh hồn thế giới, nổi bật trong trước tác của Florensky và Bulgakov, bị Frank bác bỏ, mặc dầu ông gơi lên khái niệm của Soloviev về Thần-nhân tính (Godmanhood) để nắm bắt tính nền tảng của chúng nhân trong thần tính ( to capture the groundedness of human beings in the Deity). Frank phủ nhận sự sáng tạo (hiểu theo nghĩa đen) của thế giới từ Vô thể được thực thể hoá ( the literal creation of the world out of a hypostatized Nothing); thế giới là vĩnh hằng trong thời gian, nhưng được sáng tạo nơi tính nền tảng của nó trong tuyệt đối thể( The world is eternal in time , but created in its groundedness in the absolute).

COLIN CHANT

Fraser, Alexander Campbell

Anh. s: 08-09-1819, Ardchattan, Argyll, Scotland. m: 02-12-1914, Edinburgh. Ph.t: Nhà hiện thực tâm linh theo Berkeley ( Berkeleyan spiritualist realist). Q.t: Lịch sử triết học, triết lí tôn giáo. G.d: Đại học Edinburgh. A.h: Sir William Hamilton và Thomas Chalmers. N.c: 184656, Giáo sư Lôgích học ở New College, Edinburgh; 1856-91, Giáo sư Lôgích học và Siêu hình học, Đại học Edinburgh.

Ấn phẩm chính bản:

(1881) Berkeley, Edinburgh and London: William Blackwood Sons.

(1890) Locke, Edinburgh and London: William Blackwood Sons.

(1894-6) The Philosophy of Theism ( Triết lí của chủ nghĩa hữu thần), Edinburgh and London: William Blackwood Sons.

(1908) Berkeley and Spiritual Realism ( Berkeley và chủ nghĩa hiện thực tâm linh), London: Archibald Constable.

(1910) Selections from Berkeley ( Tuyển tập Berkeley), Oxford: Clarendon Press.

Văn bản nhị đẳng:

Pringle-Pattison, A.S. (1915) Memoir in Proceedings of the British Academy 6 and Mind. 

Có thời Fraser từng là mục sư trong Giáo hội Tự do Tô cách lan ( the Scottish Free Church) và mặc dầu hạnh phúc khi thoát khỏi sự xung đột trong đời sống giáo sĩ để bước vào cuộc sống hàn lâm nhưng lúc đầu ông bị ngăn cản không được bổ nhiệm vào một trong những Chức Giáo sư chính của Scotland vì những qui định nghiêm nhặt buộc rằng những Chức danh này phải thuộc về Giáo hội Tô cách lan.

Một trong những quan tâm triết học của ông là “bảo vệ một chủ nghĩa hữu thần triết lí như là trung đạo đích thực giữa chủ nghĩa vô thần và chủ nghĩa phiếm thần” ( to defend a philosophical theism as the true via media between atheism and pantheism). Quả thật những giải pháp trung dung (middle ways) dường như là đặc điểm nổi bật trong văn phong triết học của Fraser. Ông tìm cách , trong chủ nghĩa hiện thực tâm linh (spiritualist realism) của mình, vạch ra một trung lộ giữa chủ nghĩa tự nhiên khoa học bất khả tri luận ( the agnostic scientific naturalism) của John Stuart Mill, Herbert Spencer và nhiều người khác và chủ nghĩa duy tâm tuyệt đối (the absolute idealism) của Hegel và những người ngưỡng mộ triết gia này tại Oxford và Glasgow. Ông là người thừa kế trường phái lương thức thông thường Tô cách Lan ( the Scottish common sense school) và triết học của chính ông được nối kết mật thiết với cách ông luận giải Berkeley. Quyển Berkeley and Spiritual Realism (1908) của ông chứa đựng, như Pringle-Pattison nhận xét, “ tối thiểu cũng có nhiều cách suy nghĩ riêng của chính ông thời trưởng thành như là của triết gia mà ông ưu ái”.

Fraser coi Berkeley, một cách hoàn toàn nghiêm chỉnh, như là một triết gia của lương thức thông thường ( a common sense philosopher). Ông tự coi mình là nhà hiện thực và rất miễn cưỡng khi gọi triết học của chính mình hay của Berkeley là “duy tâm” bởi vì đối với ông dường như cả hai triết học này hoàn toàn đối nghịch với quan điểm duy tâm của Hegel vốn “giải thích những sự vật cụ thể của giác quan bằng Lí tính trừu tượng”. Ông đồng ý với

Berkeley trong việc lấy các sự vật cụ thể của giác quan làm khởi điểm và tự coi là mình đã “mở rộng ngôn ngữ siêu phàm về khải tượng của Berkeley thành một chủ nghĩa tượng trưng giác quan phổ quát” ( expanded Berkeley’s divine language of vision into a universal sense-symbolism). Fraser đã giữ một vai trò quan trọng trong việc làm sống lại sự hứng thú đối với triết học Berkeley vào đầu thế kỉ hai mươi. Những lần xuất bản ( tác phẩm Berkeley) của ông trở thành những ấn bản tiêu chuẩn cho đến khi được thay thế, vào thập niên 1930s, bởi những ấn bản của Luce và Jessop. Bộ Tuyển tập Berkeley được chú thích kỹ lưỡng của ông đã được dùng rộng rãi như sách giáo khoa bán đuợc đến 10.000 bản chỉ sau vài năm phát hành. Chính với tư cách người biên tập và xuất bản mà Fraser đem lại phần đóng góp quan trọng nhất của mình.

Nguồn: DNB; A.C.Fraser (1904) Biographia Philosophica, Edinburgh and London: Wm Blackwood Sons.

STUART BROWN

Vần F

Fabro, Cornelio

Ý. s: 24-08-1911, Flumignano, Ý. Ph.t: Triết gia kinh viện. Q.t: Chủ nghĩa Thomas, triết học hiện đại, triết lí tôn giáo. G.d: Đại học Padua và Đại học Rome. A.h: Thánh Thomas d’Aquin , Kierkegaard và Heidegger. N.c: 1956-81, Giáo sư Triết học, Đại học Công giáo Milan.

Ấn phẩm chính bản:

(1939) La nozione metafisica di partecipazione secundo S.Tommaso d’Aquino ( Khái niệm siêu hình học về sự tham thông theo Thánh Thomas d’Aquin), Turin: Società editrice internazionale.

(1941) Percezione e pensiero ( Tri giác và tư duy), Brescia: Morcelliana, 1961.

( 1955) L’anima ( Linh hồn), Rome: Studium.

(1957) Dall’essere all’esistente ( Về bản thể của hiện hữu), Brescia: Morcelliana.

(1964) Introduzione all’ateismo moderno ( Nhập môn chủ nghĩa vô thần hiện đại), Rome: Studium.

(1983) Introduzione a San Tommaso ( Dẫn luận về Thánh Thomas), Milan; Ares

Văn bản nhị đẳng:

Hene,R.J.(1957) Ấnote on certain textual evidence in Fabro’s” La nozione metafisica di partecipazione” ( Một ghi nhận về vài bằng chứng văn bản trong quyển La Nozione metafisica di partecipazione của Fabro), The Modern Schoolman 34: 265-82.

John, Helen James (1966) Fabro, participation and the act of being ( Fabro, sự tham thông và hành vi tồn tại), The Thomist Spectrum, New York: Fordham University Press.

Trước tác quảng bác của Fabro bao gồm nhiều nghiên cứu về triết học cận đại và hiện đại, đặc biệt là về Kierkegaard mà ông đã dịch một số tác phẩm sang tiếng Ý. Như một triết gia lí thuyết và đặc biệt như một triết gia theo chủ thuyết Thomas , ông là một khuôn mặt trung tâm trong trào lưu phục hồi khái niệm “tham thông’ (participation) trong siêu hình học Thánh Thomas. Khái niệm “tham thông” của Tân thuyết Platon, nằm ngay trung tâm bộ

Enneads của Plotinus, được chọn nhận bởi nhà tư tưởng Cơđốc giáo Pseudo-Dionysius để mô tả và giải thích tương quan giữa Thượng đế và các vật thụ tạo của Ngài. Như vậy, mọi vật thụ tạo được coi là tham thông vào hữu thể, theo nghĩa là hữu thể tuôn chảy đến chúng từ Thượng đế, và trí tuệ con người, theo Thánh Augustine, tham thông vào nguồn sáng của trí tuệ thiêng liêng. Fabro, cùng với những người khác, như Louis de Raeymaeker, biện luận rằng ý tưởng tham thông vẫn tồn tại sau lần sống lại của tư tưởng Aristote vào thế kỉ mười ba, và được Thánh Thomas sử dụng trong cuộc tranh luận về yếu tính và hiện hữu.Yếu tính, xét trong chính nó, là một tiềm năng, thành hiện thực khi nó có được hiện hữu và nó thực hiện điều này bằng cách tham thông vào hành vi của hữu thể (Essence , taken in itself, is a potency, which is realized when it acquires existence, and this it does by way of participation in the act of being). Một điều vẫn luôn được công nhận đó là Thánh Thomas đã nghiên cứu các bản văn Tân Platon trong những năm đầu đời của ngài, chẳng hạn trong bộ Commentary on the Divine Names. Fabro biện luận rằng điều này vẫn còn trong trước tác thời trưởng thành của ông, chúng không phải chỉ là một sự phát biểu lại Aristote, thay vì thế, đại diện cho một thứ chủ nghĩa Aristote đã được nhuận sắc và tổng hợp với những khái niệm kiểu Platon về tham thông. Kiến thức uyên bác đáng nể của Fabro về triết học hiện đại làm cho ông thành một trong những triết gia Thomist gây ấn tượng nhất nhưng cũng dễ tiếp cận nhất trong thế kỉ hai mươi và danh tiếng của ông nói chung là khá cao rộng.

Nguồn: DFN: EF; Dizionario generale degli autori italiani contemporanei ( Tự điển tổng quát các tác gia Ý hiện đại) .

HUGH BREDIN

Fackenheim, Emil L.

Canada gốc Do thái. s: 1916, Halle, Germany. Ph.t: Giáo sĩ và nhà thần học Do thái giáo. Q.t:

Siêu hình học, triết lí tôn giáo , chủ nghĩa hiện sinh, lịch sử tư tưởng Do thái. G.d:

Hochschule für die Wissenschaft des Judentums, thụ phong Rabbi,1939; di cư sang Canada

1940, bị quản thúc như là “người nước ngoài thù địch” ; học Đại học Toronto 1943-45, Tiến sĩ 1945. A.h: Triết học duy tâm Đức, lịch sử triết học Do thái, Martin Buber và kinh nghiệm của chính ông về Kristallnacht và Holocaust( Cuộc diệt chủng người Do thái bởi Đức quốc xã). N.c: Rabbi (Giáo sĩ Do thái), Hamilton, Ontario, 1943-8; Giảng sư rồi Giáo sư Triết học, Đại học Toronto từ 1945; Viện sĩ Viện Do thái giáo hiện đại, Đại học Hebrew, Jerusalem 1992, nhận được nhiều bằng cấp danh dự .

Ấn phẩm chính bản:

Paths to Jewish Belief ( Những con đường đến với niềm tin Do thái giáo), New York: Behrman House.

Metaphysics and Historicity ( Siêu hình học và sử tính), Marquette University Press.

(1968) Quest for Past and Future- Essays in Jewish Theology ( Truy cầu quá khứ và tương lai. Những tiểu luận về Thần học Do thái giáo) Bloomington: Indiana Univ. Press.

(1968) The Religious Dimension in Hegel’s Thought ( Chiều kích tôn giáo trong tư tưởng Hegel), Bloomington: Indiana Univ. Press.

(1970) God’s Presence in History: Jewish Affirmations and Philosophical Reflections (Hiện diện của Thiên chúa trong lịch sử: Những khẳng định của Do thái giáo và những phản tư triêt lí), New York: New York Univ. Press.

(1973) Encounters between Judaism and Modern Philosophy ( Những cuộc hội ngộ giữa Do thái giáo và triết học hiện đại), Philadelphia, JPSA.

(1978) The Jewish Return into History: Reflections in the Age of Auschwitz and a New Jerusalem ( Cuộc trở lại của Do thái giáo vào lịch sử: Những suy tư trong thời đại của

Auschwitz và một Jerusalem mới) New York: Schocken.

(1982-9) To Mend the World: Foundations of Future Jewish Thought ( Khâu vá thế giới: Những nền tảng của tư tưởng Do thái giáo tương lai), New York: Schocken.

(1988) What is Judaism: An Interpretation for the Present Ages ( Do thái giáo là gì: Một kiến giải cho thời hiện đại), New York: Collier Macmillan. 

Văn bản nhị đẳng:

Greenspan, L. and Nicholson, G ( 1992) Fackenheim: German Philosophy and Jewish Thought ( Fackenheim: Triết học Đức và tư tưởng Do thái giáo ), Toronto: University of Toronto Press.

Katz, Steven,T. (1983) Post-Holocaust Dialogues ( Đối thoại sau thảm hoạ diệt chủng), New York.

Morgan, M. and Fackenheim, E.(1987) The Jewish Thought of Emil Fackenheim, Detroit: Wayne State Univ Press.

Seeskin,K. (1993) Emil Fackenheim, đăng trong Interpreters of Judaism in the Late Twentieth Century, Washington: Bnai Brith Books.

Wyschogrod, Michael (1971) Faith and the Holocaust ( Niềm tin và thảm hoạ diệt chủng) trong Judaism 20( Summer): 286-94.

Luận án Tiến sĩ của Fackenheim khảo sát các ảnh hưởng Hy lạp trên triết học Árập thời Trung cổ, nhưng ông có những hứng thú trí thức và thực tiễn rất rộng. Ông nổi tiếng vì đã toan tính “quyết toán” với thảm hoạ diệt chủng người Do thái ( the Holocaust) bằng cách đưa ra một huấn lệnh phụ trội cho 613 huấn lệnh truyền thống của người Do thái. Huấn lệnh thứ 614 của ông là không được ban cho Hitler một khải hoàn ca sau cái chết của hắn. Ông biện hộ cho chính nghĩa của dân tộc Do thái và nói rộng ra, của Nhà nước Israel, vào mọi lúc. Nhiều phê phán tôn giáo và chính trị khác nhau đã được đưa lên cùng cấp độ ở lập trường này.

Tuy nhiên Fackenheim tiếp tục thu hút công chúng người nghe rộng rãi bất kì nơi nào ông đến, bởi vì ông từ chối phớt lờ những chiều kích triết lí của sự hủy hoại gây ra bởi cuộc Đại diệt chủng.

Nguồn: EncJud; NUC; DAS,4,1982.

IRENE LANCASTER 

Farias Brito, Raimondo de

Brazil. s: 1862, São Benedito, Ceará, Brazil. m:1917, Rio de Janeiro. Ph.t: Triết gia duy linh theo Kant, chống thực chứng.G.d: Học Luật tại Đại học Recife. A.h: Comte, Haeckel, Hume, Schopenhauer, Spencer và Tobias Barreto. N.c: Dạy tại Liceo in Ceará, Trường Luật ở Recife và tại Colegio Pedro II tại Rio de Janeiro, ở đó ông làm Chủ nhiệm khoa Lôgích học.

Ấn phẩm chính bản:

(1895) A filosofia como atividade permanente do espirito humano ( Triết học như hoạt động thường xuyên của tinh thần con người), Fortaleza, Brazil.

A filosofia moderna ( Triết học hiện đại), Ceará,Brazil.

Finalidade do mundo: estudos de filosofia e teleologia naturalista ( Cứu cánh tính của thế giới: những nghiên cứu về triết học và viễn đích luận duy nhiên), Ceará,Brazil: Universal.

(1905) O mundo como atividade intellectual ( Thế giới như hoạt động trí tuệ), Pará, Brazil.

(1905) A verdade como regra das acções: ensaio de filosofia moral como tro indução ao estudo do direito ( Chân lí như qui tắc của hành động: khảo luận triết học đạo đức như dẫn luận vào việc nghiên cứu điều phải/trái), Para, Brazil.

(1912) A base fisica do espirito: historia summaria do problema da mentalidade como preparação para o estudo da filosofia do espirito ( Cơ sở thể lí của tinh thần: lược sử vấn đề tinh thần như là sự chuẩn bị cho việc nghiên cứu triết học về tinh thần), Rio de Janeiro.

(1914) O mundo interior: ensaio sobre os dados gerães da filosofia do espiriti ( Thế giới nội tâm: khảo luận về những dữ liệu cho triết học tinh thần), Rio de Janeiro.

(1951-7) Obras de Farias Brito ( Farias Brito Toàn tập), 6 quyển, Rio de Janeiro: Ministerio da Educação e Cultura ,Insituto Nacional do Livro. 

Văn bản nhị đẳng:

Cruz Costa, João (1962) Panorama of the History of Philosophy in Brazil ( Toàn cảnh Lịch sử Triết học Brazil), Fred G. Sturm dịch , Washington DC: Pan American Union.

Sturm, Fred G. (1962) Existence in Search of Essence: The Philosophy of Spirit of Raimondo de Farias Brito.

Mặc dầu rất thấm nhuần lịch sử triết học, như được minh chứng trong tác phẩm buổi đầu của ông Finalidado do mundo (1960), Farias Brito được nhìn nhận là một trong những lực lượng chính đàng sau sự thành lập một truyền thống triết học Brazil độc lập. Trước tác về sau của ông chịu ảnh hưởng sâu đậm bởi tâm lí học hiện đại, bởi ông phấn đấu phát triển một triết học tinh thần đặt ưu tiên cho tư tưởng trước kinh nghiệm.

AMY A. OLIVER

Farrer, Austin Marsden

Anh. s: 01-10-1904, London. m: 29-12-1968, Oxford. Ph.t: Nhà thần học triết lí. Q.t: Triết lí tôn giáo, siêu hình học , triết học đạo đức. G.d: Balliol College, Oxford. A.h: Thánh Thomas. N.c: 1935-60, Cha tuyên úy ( Chaplain) của Trinity College, Oxford ; 1960-8, Hiệu trưởng Keble College, Oxford.

Ấn phẩm chính bản:

(1943) Finite and Infinite ( Hữu hạn và Vô hạn ), Wesminter, Dacre Press.

(1948) The Glass of Vision ( Tấm kính của thị kiến), London: Dacre Press.

(1958) The Freedom of the Will ( Tự do của ý chí), London: A C Black.

(1962) Love Almighty and Ills Unlimited: An Essay on Providence and Evil ( Tình yêu Vạn năng và Điều ác vô hạn: Khảo luận về Đấng Quan phòng và Đìều ác), London: Collins.

(1967) Faith and Speculation: An Essay in Philosophical Theology ( Tín ngưỡng và tư biện: Khảo luận về thần học triết lí), London: A C Black.

Văn bản nhị đẳng:

Crombie, I.M. (1981) Mục từ về Farrer trong Dictionnary of National Biography(1961-70).

De Burgh, W.G. (1943) Critical Notice of Finite and Infinite in Mind 52;344-51.

Henderson, E.H. (1990) Philosophie et Théologie chez Austin Farrer ( Triết học và Thần học nơi Austin Farrer), Archives de Philosophie 53: 49-74.

McKinnon, D.M.(1971), in R. Klibansky[ xuất bản] Contemporary Philosophy: A Survey, vol. 4, Florence: La Nuova Italia Editrice.

Mascall, E.L. (1969) Austin Marsden Farrer: 1904-68, Proceedings of the British Academy 54: 435-42.

Sau một thời kỳ đầu theo chủ nghĩa Spinoza phiếm thần ( pantheistic Spinozism), Austin Farrer trở thành một giáo sĩ Anh quốc giáo chính thống và được nhiều người mô tả như là một “ cận-Thomas”. Ông tìm cách khai mở một trung đạo giữa chủ thuyết Thomas và triết học Oxford đương thời , nhằm xét xem loại triết học tự nhiên nào tương đồng nhất với niềm tin Cơđốc. Trong khuôn khổ của triết học phân tích Oxford thời đó, điều này đòi hỏi ông phải bảo vệ khả tính của siêu hình học, như ông từng làm trong quyển sách đầu tiên. Lập trường trung tâm của Farrer là cho rằng khi chúng ta khảo sát một bản thể hữu hạn- kể cả những con người – và dự phần vào một vài trong những đặc tính phổ quát của nó, chúng ta được dẫn dắt đến một nhận thức bàng tiếp về Thượng đế vô hạn. Việc nhấn mạnh vào tính bàng tiếp của nhận thức mà chúng ta có được về Thượng đế đưa Farrer đến chỗ đặc biệt lưu ý cách sử dụng loại suy và hình tượng. McKinnon coi quyển này như là “tác phẩm lớn” của Farrer, mô tả nó như là một sự” đưa trở lại thời trang” ( refashioning) phương pháp loại suy của Thánh Thomas nhằm tìm ra những phương tiện nhờ đó thần học thuần lí có thể được xây dựng và được biến thành miễn nhiễm khỏi sự phê phán thực chứng. Farrer được nhìn như một trong những triết gia Cơđốc giáo tài năng nhất trong thế hệ của ông. Ảnh hưởng của ông trên đời sống trí thức ở Oxford rất rộng lớn và còn kéo dài mãi về sau này.

STUART BROWN

Fatone, Vicente

Achentina. s: 1903, Buenos Aires. m: 1962, Buenos Aires. Ph.t: Nhà nghiên cứu triết học Ấn độ, triết gia hiện sinh, sử gia tôn giáo. G.d: Học Triết tại Đại học Quốc lập Buenos Aires và Triết học cổ đại Ấn độ tại Calcutta. N.c: Giáo sư Lôgích học, Vũ trụ luận và Siêu hình học, Đại học Quốc lập Del Littoral, 1929-30; Giáo sư Lôgích học, Escuela Normal de Profesores Mariano Acosta, 1932-41; Giáo sư Lịch sử các Tôn giáo ,Đại học Quốc lập De La Plata, 1940-

6; Giáo sư Triết học Colegio Nacional de Buenos Aires, 1945-52, Giáo sư, Đại học Quốc lập Buenos Aires; Đại sứ Achentina ở Ấn độ sau những thay đổi chính trị ở Achentina vào năm 1955.

Ấn phẩm chính bản:

(1931) Sacrificio y gracia ( Hy tế và thiên ân), Buenos Aires: Glezier.

El budismo nihilista ( Phật giáo đoạn diệt luận), Buenos Aires: López.

Introducción al conocimiento de la filosofia en la India ( Nhập môn tìm hiểu triết học Ấn độ), Buenos Aires: Viau.

(1948) El existencialismo y la lbertad creadora ( Chủ thuyết hiện sinh và tự do sáng tạo), Buenos Aires: Argos.

(1951) Lógico y teoria del conocimiento ( Lôgích học và lí thuyết về nhận thức), Buenos Aires: Kapelusz.

(1953) La existencia humana y sus filósofos ( Tồn sinh nhân loại và các triết gia ), Buenos Aires: Raigal.

Introducción al existencialismo ( Nhập môn triết học hiện sinh), Buenos Aires: Columba. 

Filosofia y poesia ( Triết lí và thia ca), Buenos Aires: Emecé.

(1963) El hombre y Dios ( Con người và Thượng đế), Buenos Aires: Columba.

(1963) Temas de la mistica ( Những chủ đề của huyền học), Bahia Blanca: Universidad nacional del Sur.

(1963) Temas de mistica y religion ( Những chủ đề của huyền học và tôn giáo), Buenos Aires: Instituto de Humanidades, Universidad nacional del Sur.

(1972) Ensayos sobre hinduiso y budismo ( Khảo luận về Ấn giáo và Phật giáo), Buenos Aires: Sudamericana.

(1981) The Philosophy of Nagarjuna ( Triết học của Luận sư Long Thụ). Delhi: Motilal Banarsidass.

Văn bản nhị đẳng:

Ferrater Mora, José (1965) Diccionario de Filosofia, Buenos Aires: Sudamericana.

Vásquez, Juan Adolfo (1965) Anthologia Filosófica Argentina del Siglo Veinte ( Hợp tập triết học Achentina thế kỉ hai mươi), Buenos Aires: EUDEBA.

Fatone nghiên cứu bản chất của kinh nghiệm huyền nhiệm và chủ trương rằng thực tại người bao hàm đối thoại; thông qua đối thoại người ta giải phóng chính mình và người khác khỏi tính phi lí, nỗi sợ hãi và lòng hận thù, dẵn dắt chính mình và người khác hướng về tính thuần lí, nỗ lực và tình yêu. Điều này đã khiến một số- chứ không hề là tất cả - các nhà bình luận đặc trưng hoá lập trường của Fatone như là huyền học thuần lí (rational mysticism). Một khái niệm trung tâm trong triết học Fatone là khái niệm tự do mà ông quan niệm theo kiểu hiện sinh. Đối với Fatone, tự do là cấu tố cơ bản của hiện hữu con người theo hai phương diện. Trước tiên, con người không chỉ là tự do: họ phải tự do. Thứ nhì là, không có con người nào có thể tự do mà người khác lại không tự do.

A. PABLO IANNONE

Flew, Antony ( Garrard Newton)

Anh. s: 11-02-1923, Cambridge, Anh. Ph.t: Nhà nhân văn chủ nghĩa, triết gia phân tích. Q.t: Triết lí tôn giáo, Hume, tiến hoá, triết học đạo đức. G.d: London School of Oriental and

African Studies và St John’s College, Oxford. A.h: Gilbert Ryle, Hume, Julian Huxley, Joseph

Needham và Susan Stebbing. N.c: 1950-4, Giảng sư Triết học, Đại học Aberdeen; 1954-71, Giáo sư Triết, Đại học Keele; 1972-3, Giáo sư Triết, Đại học Calgary, Alberta; 1973-82, Giáo sư Triết, Đại học Reading; 1982-, Giáo sư Danh dự, Đại học Reading; 1983-01, Viện sĩ nghiên cứu ưu tú, Trung tâm Triết học xã hội và chính sách, Đại học Quốc lập Bowling Green.

Ấn phẩm chính bản:

(1953) A New Approach to Psychical Research ( Một tiếp cận mới với nghiên cứu tâm thần), London: Watts.

[ với A.C.MacIntyre] New Essays on Philosophical Theology( Các khảo luận mới về thần học triết lí), London: SCM Press.

Essays in Conceptual Analysis ( Các tiểu luận về phân tích khái niệm), London: Macmillan.

(1961) Hume’s Philosophy of Belief ( Triết lí của Hume về niềm tin), London: Routledge

Kegan Paul.(1966) God and Philosophy ( Thượng đế và Triết học), London: Hutchinson.(1967) Evolutionary Ethics ( Đạo đức học tiến hoá), London: Macmillan.

(1971) An Introduction to Western Philosophy: Ideas and Arguments from Plato to Sartre ( Dẫn luận vào triết học Tây phương: Những ý tưởng và luận chứng từ Platon đến Sartre), London: Thames Hudson.

(1976) The Presumption of Atheism and Other Philosophical Essays on God, Freedom and Immortality ( Giả định của chủ nghĩa vô thần và các tiểu luận triết học khác về Thượng đế, Tự do và sự Bất tử), London: Elek for Pimberton. 

(1978) A Rational Animal and Other Philosophical Essays on the Nature of Man ( Một con vật có lí trí và những tiểu luận triết học khác về nhân tính), Oxford: Clarendon Press.

Darwinian Evolution ( Tiến hoá theo Darwin), London: Paladin.

Thinking about Social Thinking: The Philosophy of the Social Sciences ( Suy tư về suy tư: Triết lí của các khoa học xã hội), Oxford: Blackwell.

Apologia pro philosophia mea ( Biện hộ cho triết học của tôi) đăng trong Philosophy in Britain Today, London: Routledge.

David Hume, Philosopher of Moral Science ( David Hume, triết gia đạo đức học), Oxford: Blackwell.

The Logic of Mortality ( Lôgích của tính tử vong), Oxford: Blackwell.

(1987) [ với G.N.A.Vesey] Agency and Necessity ( Tác động và tất yếu), Oxford: Blackwell.

(1989) Equality in Liberty and Justice ( Bình đẳng trong tự do và công lí), London:

Routledge.

(1993) Atheistic Humanism ( Chủ nghĩa nhân bản vô thần), Buffalo, NY: Prometheus Books.

Văn bản nhị đẳng:

Heimbeck, R.S. (1969) Theology and Meaning: A Critique of Metatheological Scepticism ( Thần học và ý nghĩa: một phê phán chủ nghĩa hoài nghi siêu thần học), Stanford: Stanford Univ. Press.

Klein, K.H.(1974) Positivism and Christianity: A Study of Theism and Verifiability( Chủ nghĩa thực chứng và Cơđốc giáo: Một nghiên cứu chủ nghĩa hữu thần và tính khả chứng), The Hague: Nijhoff.

Mặc dầu là con trai của một mục sư, Antony Flew tuyên bố rằng những quan tâm lâu dài của ông đối với tôn giáo chưa từng là cái gì khác hơn là do thận trọng hay chỉ vì… hiếu kỳ! Ông là một kẻ “tự giáo dục” để trở thành vô thần và tin rằng “chết là hết” (mortalist), một tín đồ nhiệt thành của Darwin và Hume và một người phê bình không mệt mỏi, về phương diện triết học, đối với thuyết hữu thần Cơđốc giáo. Trong tư cách một nhà nhân bản, ông cũng tích cực quan tâm đến các vấn đề xã hội và giáo dục, nơi ông từng khai triển những kỹ năng phân tích và từng là một nhà phê bình sắc sảo đối với thái độ giáo điều, võ đoán. Trước tác gây tranh cãi của ông đã làm nảy sinh hàng trăm bài bút chiến nơi các tờ báo thông thái.

Quan tâm của Flew đến sự bất tử của linh hồn đã sớm dẫn dắt ông vào việc nghiên cứu luận chứng từ các hiện tượng tâm linh. Ông đã viết nhiều về cuộc tranh luận chung quanh ý chí tự do, chủ trương rằng người ta có thể thực hiện những chọn lựa tự do chúng vừa là tự do vừa là những chọn lựa ngay dầu chúng có bị tác động về phương diện thể lí để được thực hiện( people can make free choices which are both free and choices even if they were physically caused to be made). Có lẽ chính Flew là người đã “ phát hành” từ “chủ nghĩa tương thích” ( compatibilism) vào “hệ thống tiền tệ triết học” theo quan điểm này. Tuy nhiên sau đó ông đã đi đến chỗ phủ nhận một thuyết tất định nhân quả toàn diện ( a total causal determinism) mà sự phủ nhân kia ông ám chỉ đến, với sự hài hước đặc trưng , như một khiếm khuyết từ chủ nghĩa tương thích tron vẹn ( a defection from full compatibilism).

Mặc dầu là tác giả của nhiều đầu sách nhưng lúc đầu Flew tạo lập danh tiếng như người biên tập và xuất bản một số tác phẩm thuộc vào tùng thư kinh điển của triết học phân tích. Riêng về những trước tác của chính ông, có lẽ nổi tiếng nhất là một bài viết tương đối ngắn,gọi là Theology and Falsification ( Thần học và sự giả mạo), đã được dịch và tái bản nhiều lần. Trong bài bút kí này Flew biện luận chống lại sự có ý nghĩa của của yêu sách về Thượng đế bằng lí luận loại suy với yêu sách về” người làm vườn vô hình” ( the invisible gardener). Yêu sách về người làm vườn vô hình hoá ra là vô nghĩa bởi vì không có cái gì mà người tạo ra nó buộc phải từ chối. Nhiều bài báo và ngay cả nhiều quyển sách đã được moi ra bởi sự phê phán của Flew đối với chủ nghĩa hữu thần.

Nguồn: WW.

STUART BROWN

Florensky, Pavel Aleksandrovich 

Nga. s: 19-01-1882, Evlakh, Azerbaijan. m: 08-12-1937, Trại cải tạo lao động Solovetskii ( bị xử tử hình). Ph.t: Triết gia tôn giáo. G.d: Tốt nghiệp khoa Toán Lí, Đại học Moscow năm 1904, đồng thời cũng học Triết với Lopatin, và tốt nghiệp khoa Triết và Lịch sử tôn giáo,

Hàn lâm Viện Thần học Moscow năm 1908. A.h: Chịu ảnh hưởng Tân thuyết Platon theo Cơđốc giáo ( Christian neo-Platonism) và Solov’ev. N.c: 1908-17, Giáo sư Lịch sử Triết học tại Hàn lâm Viện Thần học Moscow.

Ấn phẩm chính bản:

(1914) Stolp i utverzhdenie istiny: opyt pravoslavnoi teoditsei v dvenadtsati pis’makh (Cột trụ và nền tảng của chân lí: Khảo luận về Thần học tự nhiên Chính thống giáo trong mười hai bức thư), Moscow.

Văn bản nhị đẳng:

Lossky,N. O. (1952) History of Russian Philosophy ( Lịch sử Triết học Nga), London: George Allen Unwin.

Slesinski,R. (1984) Pavel Florensky: A Metaphysics Of Love ( P.Florensky: Siêu hình học Tình yêu), New York: St Vladimir’s Seminary Press.

Zenkovsky,V.V. (1953) A History of Russian Philosophy ( Một lịch sử triết học Nga), George L. Kline dịch sang tiếng Anh, London: Routledge Kegan Paul.

Ngoài những quan tâm về triết học và thần học Florensky còn làm thơ tượng trưng, viết về nghệ thuật và lịch sử nghệ thuật và thực hiện những công trình có ý nghĩa về toán học và vật lí. Mặc dầu phải chịu đi đày liền ngay sau dư chấn của cuộc Cách mạng Tháng mười, từ 1920 chính quyền Sôviết tìm ra cách sử dụng những kỹ năng khoa học của ông, chính yếu như là một nhà nghiên cứu cho kế hoạch điện khí hoá quốc gia. Ông chủ biên tờ Bách khoa kỹ thuật từ 1927 đến 1933. Việc ông từ chối bỏ chức linh mục( mà ông thụ phong năm 1911) đưa đến hậu quả là nhiều lần đi tù và cuối cùng là bị đày sang Siberia.

Tác phẩm tôn giáo triết học chính yếu của Florensky Cột trụ và nền tảng của chân lí (1914) khai triển siêu hình học của Solov’ev về nhất tính toàn thể (metaphysics of total unity), đề ra khái niệm về đồng bản thể tính của mọi loài thụ tạo ( the notion of the consubstantiality of all created beings). Florensky bác bỏ lập luận cho rằng tính thuần lí của con người bị làm hư hỏng bởi tội tổ tông và dẫn dắt một cách không tránh khỏi đến những đối luận (antinomies); tri kiến về chân lí chỉ khả thi thông qua “trực quan thuần lí” (rational intuition) hay lí tính kết hợp với niềm tin. Sự nhấn mạnh đặc biệt được đặt lên khái niệm hơi mơ hồ của Solov’ev về Sophia như là trung gian giữa nhất tính-toàn thể (total-unity), được đồng hoá với thần tính tam vị nhất thể của Cơđốc giáo ( the Christian triune deity) và thế giới được tạo ra một cách tự do bởi Thượng đế, một thế giới được mô tả theo tinh thần của Tân thuyết Platon như là cắm rễ vào một thế giới của các phổ quát thể cụ thể ( concrete universals) hay là các nguyên mẫu lí tưởng( ideal prototypes). Sophia, theo một nghĩa, là sự thống nhất của những ý tưởng nổi bật này và được coi như một “tự lập thể căn cơ” (hypostasis) thứ tư nhập hoá với Tam vị nhất thể, mặc dầu không có hiện hữu độc lập.

Thuyết đối luận( antinomism) và siêu hình học minh trí lôgích về nhất tính toàn thể ( the sophio-logical metaphysics of total unity) của Florensky được khai triển bởi Bulgakov và ông này bổ sung thêm những cách kiến giải tôn giáo triết lí về Nhập thể ( Incarnation) và vấn đề cái ác. Còn thuyết trực quan của Florensky thì ảnh hưởng đến Lossky sau này.

COLIN CHANT

Frank, Semen Liudvigovich

Nga. s: 28-01-1877, Moscow. m: 10-12-1950, London. Ph.t: Triết gia tôn giáo. G.d: Học luật tại Đại học Moscow, 1894-8; học kinh tế chính trị và triết học tại các Đại học Berlin và Munich, 1899-1902. A.h: Plotinus, Nicholas of Cusa, Kant, Hegel, Marx, Solov’ev và Lossky. N.c: 1912-17, dạy Triết tại Đại học St Petersburg; 1917-21, Giáo sư Triết, Đại học Saratov;

1921-2, Giáo sư Triết, Đại học Moscow; 1930-7, Giảng dạy Lịch sử Văn hoá Nga tại Đại học Berlin.

Ấn phẩm chính bản:

(1915) Predmet znaniia: ob asnovaskh i predelakh olvlechennogo znaniia ( Đối tượng của tri thức: Về những nền tảng và những hạn chế của tri thức trừu tượng), Petrograd.

(1930) Dukhovnye osnovy obshchestva; vvedenie v sotsial’noiu filosofiu ( Những nền tảng tâm linh của xã hội: Dẫn luận vào triết học xã hội), Paris.

(1939) Nepostizhimoe: ontologicheskoe vvedenie v filosofiu religii ( Cái Bất khả tri: Một dẫn luận hữu thể học vào triết lí tôn giáo), Paris. 

(1956)Real’noste’ i chelovek: metafyzika chelovescheskogo bytiia ( Thực tại và con người: Khảo luận về siêu hình học nhân tính).

Văn bản nhị đẳng:

Lossky,N.O. (1952) History of Russian Philosophy ( Lịch sử triết học Nga), London: George Allen Unwin.

Zenkovsky, V.V.(1953) A History of Russian Philosophy, George L. Kline dịch sang tiếng Anh, London: Routledge Kegan Paul.

Là một người Mácxít “hợp pháp” từ những ngày còn là sinh viên, Frank bị bắt giữ và bị lưu đày năm 1899. Ở khúc quanh của thế kỉ, ông trở thành đồng hội đồng thuyền với Struve, Berdyaev và Bulgakov, cùng bác bỏ chủ nghĩa Mác, và mặc dầu nguồn gốc Do thái của mình, ông gia nhập Nhà thờ Chính thống giáo Nga năm 1912.Ông đóng góp vào hai bộ sách Problemy idealizma( Những vấn đề của chủ nghĩa duy tâm, 1902) và Vekhi (Những biển báo, 1909), và ở trong số những học giả phi-Mácxít bị trục xuất khỏi Liên sô năm 1922. Ông sống ở Berlin đến 1937 khi ông bị buột phải di chuyển sang Pháp ; từ 1945 ông sống ở London.

Triết lí tôn giáo của Frank là sự nới rộng phê phán của Solov’ev đối với chủ nghĩa duy lí phương Tây và siêu hình học của ông này về “Nhất tính- toàn thể” và “ Thần-nhân tính” ( the metaphysics of total-unity and Godmanhood). Frank, tiếp bước Nicholas of Cusa, khảo sát thực tại ( phân biệt với thế giới thường nghiệm của hiện thể tính) như một nhất tính siêu lôgích siêu việt ( a transcendent metalogical unity). Điều này là” bất khả quan trắc” nếu chỉ dùng lí tính phân tích không thôi, nhưng có thể được “trực quán” như là tri kiến huyền nhiệm hay tri kiến sống động ( It is “unfathomable” by analytical reason alone , but can be directly intuited as mystical or living knowledge). Do vậy mà Lossky xếp Frank cùng với Losev và chính ông như là “người theo thuyết trực quán” (intuitivist). Ông toan tính hoà giải một hữu thể học công khai nhất nguyên (an avowedly monistic ontology) với thuyết nhị nguyên Cơđốc giáo (Christian dualism) thông qua tính siêu- lôgích và xuyên- thuần lí ( the metalogical, transrational character) nơi thuyết “đơn nhị nguyên đối luận “ (antinomic monodualism) của ông. Đặc biệt, sự hiện diện của cái ác không thể được giải thích một cách thuần lí: Sự liên kết của nó với Thượng đế là “xuyên thuần lí một cách đối luận” ( The existence of evil cannot be rationally explained: its connection with God is “antinomically transrational”). Vai trò trung gian của Sophia hay linh hồn thế giới, nổi bật trong trước tác của Florensky và Bulgakov, bị Frank bác bỏ, mặc dầu ông gơi lên khái niệm của Soloviev về Thần-nhân tính (Godmanhood) để nắm bắt tính nền tảng của chúng nhân trong thần tính ( to capture the groundedness of human beings in the Deity). Frank phủ nhận sự sáng tạo (hiểu theo nghĩa đen) của thế giới từ Vô thể được thực thể hoá ( the literal creation of the world out of a hypostatized Nothing); thế giới là vĩnh hằng trong thời gian, nhưng được sáng tạo nơi tính nền tảng của nó trong tuyệt đối thể( The world is eternal in time , but created in its groundedness in the absolute).

COLIN CHANT

Fraser, Alexander Campbell

Anh. s: 08-09-1819, Ardchattan, Argyll, Scotland. m: 02-12-1914, Edinburgh. Ph.t: Nhà hiện thực tâm linh theo Berkeley ( Berkeleyan spiritualist realist). Q.t: Lịch sử triết học, triết lí tôn giáo. G.d: Đại học Edinburgh. A.h: Sir William Hamilton và Thomas Chalmers. N.c: 184656, Giáo sư Lôgích học ở New College, Edinburgh; 1856-91, Giáo sư Lôgích học và Siêu hình học, Đại học Edinburgh.

Ấn phẩm chính bản:

(1881) Berkeley, Edinburgh and London: William Blackwood Sons.

(1890) Locke, Edinburgh and London: William Blackwood Sons.

(1894-6) The Philosophy of Theism ( Triết lí của chủ nghĩa hữu thần), Edinburgh and London: William Blackwood Sons.

(1908) Berkeley and Spiritual Realism ( Berkeley và chủ nghĩa hiện thực tâm linh), London: Archibald Constable.

(1910) Selections from Berkeley ( Tuyển tập Berkeley), Oxford: Clarendon Press.

Văn bản nhị đẳng:

Pringle-Pattison, A.S. (1915) Memoir in Proceedings of the British Academy 6 and Mind. 

Có thời Fraser từng là mục sư trong Giáo hội Tự do Tô cách lan ( the Scottish Free Church) và mặc dầu hạnh phúc khi thoát khỏi sự xung đột trong đời sống giáo sĩ để bước vào cuộc sống hàn lâm nhưng lúc đầu ông bị ngăn cản không được bổ nhiệm vào một trong những Chức Giáo sư chính của Scotland vì những qui định nghiêm nhặt buộc rằng những Chức danh này phải thuộc về Giáo hội Tô cách lan.

Một trong những quan tâm triết học của ông là “bảo vệ một chủ nghĩa hữu thần triết lí như là trung đạo đích thực giữa chủ nghĩa vô thần và chủ nghĩa phiếm thần” ( to defend a philosophical theism as the true via media between atheism and pantheism). Quả thật những giải pháp trung dung (middle ways) dường như là đặc điểm nổi bật trong văn phong triết học của Fraser. Ông tìm cách , trong chủ nghĩa hiện thực tâm linh (spiritualist realism) của mình, vạch ra một trung lộ giữa chủ nghĩa tự nhiên khoa học bất khả tri luận ( the agnostic scientific naturalism) của John Stuart Mill, Herbert Spencer và nhiều người khác và chủ nghĩa duy tâm tuyệt đối (the absolute idealism) của Hegel và những người ngưỡng mộ triết gia này tại Oxford và Glasgow. Ông là người thừa kế trường phái lương thức thông thường Tô cách Lan ( the Scottish common sense school) và triết học của chính ông được nối kết mật thiết với cách ông luận giải Berkeley. Quyển Berkeley and Spiritual Realism (1908) của ông chứa đựng, như Pringle-Pattison nhận xét, “ tối thiểu cũng có nhiều cách suy nghĩ riêng của chính ông thời trưởng thành như là của triết gia mà ông ưu ái”.

Fraser coi Berkeley, một cách hoàn toàn nghiêm chỉnh, như là một triết gia của lương thức thông thường ( a common sense philosopher). Ông tự coi mình là nhà hiện thực và rất miễn cưỡng khi gọi triết học của chính mình hay của Berkeley là “duy tâm” bởi vì đối với ông dường như cả hai triết học này hoàn toàn đối nghịch với quan điểm duy tâm của Hegel vốn “giải thích những sự vật cụ thể của giác quan bằng Lí tính trừu tượng”. Ông đồng ý với

Berkeley trong việc lấy các sự vật cụ thể của giác quan làm khởi điểm và tự coi là mình đã “mở rộng ngôn ngữ siêu phàm về khải tượng của Berkeley thành một chủ nghĩa tượng trưng giác quan phổ quát” ( expanded Berkeley’s divine language of vision into a universal sense-symbolism). Fraser đã giữ một vai trò quan trọng trong việc làm sống lại sự hứng thú đối với triết học Berkeley vào đầu thế kỉ hai mươi. Những lần xuất bản ( tác phẩm Berkeley) của ông trở thành những ấn bản tiêu chuẩn cho đến khi được thay thế, vào thập niên 1930s, bởi những ấn bản của Luce và Jessop. Bộ Tuyển tập Berkeley được chú thích kỹ lưỡng của ông đã được dùng rộng rãi như sách giáo khoa bán đuợc đến 10.000 bản chỉ sau vài năm phát hành. Chính với tư cách người biên tập và xuất bản mà Fraser đem lại phần đóng góp quan trọng nhất của mình.

Nguồn: DNB; A.C.Fraser (1904) Biographia Philosophica, Edinburgh and London: Wm Blackwood Sons.

STUART BROWN

Vần G

Garcia Morente, Manuel

Tây ban Nha. s: 1886, Arjonilla, Tây ban Nha. m: 1942, Madrid. Ph.t: Nhà hiện tượng học.

G.d: Học ở Sorbonne (Pháp) rồi Marburg, Munich và Berlin (Đức) trước khi hoàn tất luận án

Tiến sĩ năm 1911. A.h: Ortega y Gasset, Gumersindo Azcárate và José de Castro. N.c: Dạy tại Đại học Madrid và sau đó ở đại học Tucumán, Argentina.

Ấn phẩm chính bản:

( 1917) La filosofia de Kant.

(1917) La filosofia de Bergson.

( 1932) Ensayos sobre el progreso ( Các tiểu luận về sự tiến bộ).

(1937) Lecciones preliminares de filosofia ( Những bài giảng mở đầu về triết học), về sau được tái bản dưới các đầu đề Introducción a la filosofia hoặc Fundamentos de Filosofia.

(1941) Idea de la Hispanidad ( Ý niệm về tính cách Tây ban Nha), Buenos Aires: EspasaCalpe.

(1945) Ensayos ( Các tiểu luận), Madrid: Revista de Occidente.

Trong số các triết gia mà Garcia Morente đã dịch tác phẩm ra tiếng Tây ban Nha có Kant, Husserl và Brentano. Ông cộng tác với José Ortega y Gasset trên tờ Revista de Occidente và là người chịu trách nhiệm đã mang từ Erlebnis ( Trải nghiệm sống) vào tiếng Tây ban Nha thành Vivencia. Garcia Morente xao xuyến với những vấn đề về Thượng đế và hư vô trong nhiều năm liền, cuối cùng quyết định xuất gia để vào chủng viện năm 1938. Trong quyển Idea de la Hispanidad (1941) ông phác thảo khái niệm về “bậc chính nhân Cơđốc giáo” ( the Christian gentleman) như là một lí tưởng Tây ban Nha.

AMY A. OLIVER

Garrigou-Lagrange, Réginald

Pháp. s: 21-02- 1877, Auch. m: 15-02-1964, Rome. Ph.t: Triết gia kinh viện. Q.t: Thuyết Thomas mới, triết lí tôn giáo. G.d: Đại học Bordeaux và Đại học Paris, sau đó là Đại học Angelicum ở Rome. A.h: Thánh Thomas Aquinas, Cajetan và John of St Thomas. N.c: 190959, Giáo sư Thần học Tín lí, Đại học Angelicum, Rome.

Ấn phẩm chính bản:

(1909) Le Sens commun ( Lương thức thông thường), Paris: Nouvelle Librairie Nationale.

(1915) Dieu, son existence et sa nature ( Thượng đế, hiện hữu và bản chất của Ngài), Paris: Beauchesne.

(1932) Le Réalisme du principe de finalité ( Chủ nghĩa hiện thực của nguyên lí cùng đích), Paris; Desclée de Brouwer.

(1946) La Synthèse thomiste ( Sự tổng hợp của Thánh Thomas), Paris; Desclée de Brouwer.

Văn bản nhị đẳng:

(1964) L’Oeuvre du Père Garrigou- Lagrange ( Sự nghiệp trước tác của Cha GarrigouLagrange), Itinéraires (Paris) 86: 88-94.

James John, Helen (1966) The Thomist Spectrum ( Âm phổ Thánh Thomas), New York: Fordham Univ.Press.

Lavaud, M. Benoit (1964) Le Père Garrigou-Lagrange, Revue Thomiste 64:181-99.

Zorcolo, B(1965) Bibliografia del P.Garrigou-Lagrange, Angelicum (Rome)42: 200-72.

Garrigou-Lagrange kết ước và phổ biến một phiên bản chính thống của thuyết Thomas với dấu vết của các nhà tín chứng học Công giáo ( Catholic apologetics). Trong phiên bản này, thuyết Thomas được coi như một thuyết Aristote hoàn chỉnh ( nơi Aristote, học thuyết hãy còn là chàng thiếu niên. Nơi Aquinas, học thuyết đã bước vào tuổi trưởng thành), và đối với một số người, thuyết Thomas còn được coi là một phương thức hoàn hảo của tư duy triết lí ; như thể là, trong thuyết Thomas, một thứ cùng đích theo Aristote đã được viên thành. Tính cứng nhắc đó sẽ nhanh chóng được thay thế bởi thiên tài của Maritain và Maréchal và bởi trường phái cải cách của Louvain.

Tuy thế Garrigou vẫn cung cấp cho ta một thuyết Thomas được biện luận vững vàng, rõ ràng và khả cập (accessible) và ông đã có công trong việc thiết lập tính chính thống như chuẩn mực để đo lường những phát triển về sau. God, His Existence and His Nature (1915) vẫn còn là một tác phẩm kinh điển trong triết lí tôn giáo của thế kỉ hai mươi. Tuy nhiên rất hiếm những triết gia Thomist hiện nay chấp nhận mà không có những dè dặt đáng kể đối với phiên bản thuyết Thomas của Garrigou-Lagrange.

Nguồn: DFN; EF.

HUGH BREDIN

Geach, Peter Thomas

Anh. s:1916, London. Ph.t: Triết gia phân tích. Q.t: Lôgích học, siêu hình học , triết học tinh thần, triết học tôn giáo, đạo đức học. G.d: Balliol College, Oxford và St Deiniol’s Library,

Hawarden. A.h: Aristote, Thánh Thomas d’Aquin, Gottlob Frege, J.M.E. Mc Taggart và

Ludwig Wittgenstein. N.c: 1951-61, Phụ tá Giảng sư, Giảng sư, Giảng sư Cao cấp , Đại học Birmingham; 1961-6, Giảng sư Lôgích học, Đại học Birmingham; 1966-81, Giáo sư Lôgích học, Đại học Leeds; 1985, Giáo sư thỉnh giảng, Đại học Warsaw 1965, Viện sĩ Hàn lâm Anh quốc.

Ấn phẩm chính bản:

( 1956) Good and Evil ( Thiện Ác), Analysis, 17.

( 1956) Mental Acts ( Những hành vi tinh thần), London: Routledge Kegan Paul.

(1960) [ dịch cùng với Max Black] Translations from the Philosophical Writings of Gottlob Frege ( Những bản dịch từ Triết văn của Gottlob Frege), Oxford: Blackwell.

( 1962) Reference and Generality ( Qui chiếu và Tổng quát), Ithaca: Cornell Univ. Press.

(1969) God and the Soul ( Thượng đế và Linh hồn), London: Routledge Kegan Paul.

Logic Matters ( Những vấn đề lôgích học), Berkeley: Univ. of California Press.

[ với Elizabeth Anscombe] Three Philosophers, Oxford: Basil Blackwell.

(1977) Providence and Evil ( Sự Quan phòng và đíều Ác), Cambridge: Cam.Univ.Press.

(1977) The Virtues ( Các đức hạnh), Cambridge: Cambridge Univ. Press.

(1977) [ dịch cùng với R.H.Stoothoff] Gottlob Frege, Logical Investigations ( Thám cứu lôgích học), Oxford: Basil Blackwell.

(1979) Truth, Love and Immortality: An Introduction to Mc Taggart’s Philosophy ( Chân lí, Tình yêu và Sự bất tử: Nhập môn triết học Mc Taggart), Berkeley: University of California Press.

Văn bản nhị đẳng:

Evans, Gareth (1977) Pronouns, Quantifiers and Relative Clauses ( Các đại từ, các từ định lượng và các câu liên kết), Canadian Journal of Philosophy 7.

Griffin, Nicholas (1977) Relative Identity ( Tính đồng nhất tương đối), Oxford: Clarendon Press.

Geach đã trước tác và gây ảnh hưởng trong nhiều lãnh vực trung tâm của triết học, nhưng đóng góp quan trọng nhất của ông là việc ứng dụng các kỹ thuật lôgích vào các vấn đề ngôn ngữ và siêu hình học. Quyển sách đầu tiên của ông, Mental Acts(1956), đưa ra một phân tích lôgích về khái niệm hành vi tinh thần. Tuy nhiên, ảnh hưởng lớn nhất của nó lại đến từ chỗ nó đối nghịch với học thuyết duy nghiệm về chủ nghĩa trừu tượng ( the empiricist doctrine of abstractionism), quan điểm cho rằng các khái niệm được tạo thành bằng cách trừu xuất chúng từ những yếu tố thường xuyên tái diễn của kinh nghiệm. Nói chung là, quan điểm của Geach về tinh thần mang nợ nhiều từ cả Wittgenstein lẫn Aristote.

Geach chưa bao giờ đồng cảm với “ triết học ngôn ngữ” ( linguistic philosophy) của những thập niên 1950s và 1960s, và quyển Reference and Generality (1962) sử dụng các kỹ thuật của lôgích hình thức để tìm hiểu xem các thành ngữ qui chiếu (referring expressions) và các thành ngữ tổng quát ( expressions of generality) được vận dụng như thế nào trong ngôn ngữ và tư duy hàng ngày.Quan điểm có ảnh hưởng nhất của nó có lẽ là tuyên bố cho rằng mọi yêu sách về đồng nhất đều là vô nghĩa trừ phi như là liên quan đến từ tổng quát nào đó: “ x= y “ chỉ có thể có nghĩa là “ x là cùng một vật với y hay khác với y” ( x is the same thing or other as y) .

Trước tác của Geach về đạo đức học đã đề xướng “ học thuyết về các đức hạnh” và một phần của công trình móng ( groundwork) cho tác phẩm này nằm trong bài báo Good and Evil (1956) của ông. Ở đây Geach tấn công chủ nghĩa lập qui( prescriptivism) vốn đang là thời thượng vào thuở ây, biện luận rằng ý thức sơ đẳng về thiện thực ra có tính mô tả. Tuy nhiên sự Thiện không phải là một đặc tính tự hữu ( a sui generis property) như những người theo chủ nghĩa trực quan từng nghĩ, mà đúng hơn, tốt lành là một cái gì đó tốt lành và bản chất của cái gì đó cung cấp các tiêu chuẩn cho sự Thiện.

Các tác phẩm của ông về triết lí tôn giáo vận dụng các kỹ thuật và các kết quả của lôgích hiện đại nhằm bảo vệ các học thuyết truyền thống của Công giáo La mã. Trước tác của Geach tiếp tục được tranh luận, mặc dầu khái niệm tính đồng nhất tương đối (relative identity), rất có ảnh hưởng trong hai thập niên 1960s và 1970s , hiện nay đã bị đa số bác bỏ. Tuy nhiên về đạo đức học , lí thuyết về các đức hạnh vẫn còn là trọng tâm.

Nguồn: WW 1992; “ A philosophical autobiography” trong Peter Geach: Philosophical Encounters do Harry A.Lewis xuất bản, Dordrecht: Kluwer.

ANTHONY ELLIS


Geyser, Joseph

Đức. s: 16-03-1869, Erkelenz, Đức. m: 11-04-1948, Siegsdorf. Ph.t: Triết gia Tân kinh viện, nhà hiện thực phê phán. Q.t: Lôgích học, hữu thể học, tri thức luận, tâm lí học. G.d: Đại học Bonn. A.h: Aristote, Thánh Thomas Aquinas, Bernhard Bolzano, Francisco Suárez, Leibniz và O.Külpe. N.c: 1904-17, Giáo sư ngoại ngạch rồi (từ 1911) Giáo sư chính thức về Triết học, Đại học Münster; 1917-24, Giáo sư Triết, Đại học Freiburg; 1924-35, Giáo sư Triết, Đại học Munich.

Ấn phẩm chính bản:

(1899) Das philosophische Gottesproblem ( Vấn đề triết học về Thượng đế), Münster: Schöningh.

(1902) Grundlegung der empirischen Psychologie ( Nền tảng tâm lí học thường nghiệm), Münster: Schöningh.

Die Erkenntnistheorie des Aristotles ( Lí thuyết tri thức của Aristote), Münster: Schöningh.

Ueber Wahrheit und Evidenz ( Về chân lí và chứng lí), Münster: Schöningh.

Grundlegung der Logik und Erkenntnistheorie ( Nền tảng của Lôgích học và Tri thức luận), Münster: Schöningh.

(1921) Eidologie oder Philosophie als Formerkenntnis ( Ý niệm học hay triết học như tri thức mô thể), Münster: Schöningh.

( 1922) Erkenntnistheorie ( Tri thức luận), Münster: Schöningh.

(1923) Augustin und die phänomenologische Religionsphilosophie der Gegenwart (Thánh Augustin và triết lí tôn giáo hiện tượng học thời nay), Münster: Schöningh.

Văn bản nhị đẳng:

Gruss, Heribert (1980) Transzendenzerkenntnis im phänomenologischen Ansatz,zur methodischen Neubegrundung Teistischer Weltsicht

Rintelen, Fritz-Joachim von[ xuất bản, 1930] Philosophia Perennis, Festgabe Joseph Geyser, Regensburg.

Rintelen, Fritz-Joachim von (1948) Joseph Geyser zum Gedächtnis ( Hoài niệm Joseph Geyser), Philosophisches Jahrbuch der-Gorres-Gesellschaft: 307-11.

Geyser là một nhà hiện thực phê phán gắn bó với truyền thống Thomas. Triết học của ông chủ yếu là một thứ siêu hình học Cơđốc giáo bàn về những vấn đề triết học vĩnh cửu mà thần học toan tính trả lời( chân lí, hiện hữu của thế giới bên kia, bản chất của linh hồn) và tìm kiếm sự hoàn thiện trong tri kiến có nền tảng thuần lí về Thượng đế.

Chống lại chủ nghĩa Kant duy tâm, chủ nghĩa hiện thực phê phán của Geyser cho rằng để trụ vững trên nền đất chắc chắn triết học phải được đặt nền tảng trên quan điểm coi thực tại độc lập với- chứ không phải là sản phẩm của- ý thức. Ông chủ trương rằng triết học nhắm đến sự thâm nhập dần dà vào cõi miền các yếu tính khả thi của hữu thể, một sự tái xây dựng thuần lí các hình thái hiện hữu trong mức độ chúng tự xuất hiện với kinh nghiệm (

Philosophy aims at a progressive penetration into the realm of possible essences of Being, a rational reconstruction of the forms of existence insofar as they present themselves to experience). Mặc dầu tương tự với hiện tượng học Husserl trong một số phương diện nhưng chủ nghĩa khách quan lôgích ( logical objectivism) của Geyser khác với học thuyết Husserl ở chỗ nó phủ nhận trực quan tri thức (intellectual intuition) và chủ trương rằng các yếu tính tự khải lộ cho tư duy suy lí thì có một đặc tính hữu thể học thực sự.

Lập trường của Geyser được biểu thị xuyên suốt siêu hình học của ông. Đối với ông, siêu hình học thực sự không tiến hành theo kiểu tư biện bằng sự xây dựng duy tâm nhưng theo kiểu qui nạp bằng cách kiến giải những mặt dị biệt nhưng thống nhất của kinh nghiệm.

Theo đó, Geyser bác bỏ bất kì tri kiến nào về Thượng đế đạt được bằng cuộc gặp gỡ tiên nghiệm hay trực tiếp với yếu tính và, thay vì thế, chủ trương rằng hiện hữu của Thượng đế chỉ có thể được khám phá theo cách hậu nghiệm, bằng qui chiếu với kinh nghiệm. Geyser là một trong những nhà siêu hình học hệ thống xuyên suốt nhất của thế kỉ này. Nhưng triết học của ông, nhìn qua cũng tương tự với triết học của một nhà hiện thực Thomist khác, Linh mục Maréchal, song chưa từng được biết đến rộng rãi. Ở Đức, có lẽ chỉ nhà siêu hình học hiện thực Nicolai Hartmann là học được nhiều nhất từ Geyser.

Nguồn: Edwards; Burkhardt; Bochenski; EF.

STEPHEN MOLLER

Gibson, William Ralph Boyce

Anh-Úc. s: 15-03-1869, Paris. m: 03-04-1935, Melbourne. Ph.t: Nhà duy tâm nhân vị. G.d: Queen’s College, Oxford; các Đại học Jena, Paris và Glasgow. A.h: Đặc biệt là Eucken, nhưng còn có Spencer, Boutroux và Henry Jones. N.c: 1898-1909, Giảng sư Triết học, London;

1910-11, Giảng sư Triết học, Liverpool; 1912-34, Giáo sư Triết học, Melbourne.

Ấn phẩm chính bản:

(1904) A Philosophical Introduction to Ethics: An Advocacy of the Spiritual Principle from the Point-of-View of Personal Idealism ( Một dẫn luận triết học vào đạo đức học: Biện hộ cho nguyên lí tinh thần từ quan điểm của chủ nghĩa duy tâm nhân vị), London:Swan Sonnenschein.

(1906) Rudolf Eucken’s Philosophy of Life ( Triết lí nhân sinh của Rudolf Eucken), London: Black.

(1909) God With Us: A Study in Religious Idealism ( Thượng đế với chúng ta: Khảo luận về chủ nghĩa duy tâm tôn giáo), London: Black.

(1909) The Problem of Logic ( Vấn đề Lôgích học), London: Black.

(1932) The Philosophy of Descartes, London: Methuen.

Văn bản nhị đẳng:

Grave, S.I. (1984) A History of Philosophy in Australia ( Lịch sử triết học Úc), University of Queensland Press.

Merrylees,W.A.(1935) Obituary (Điếu văn):William Ralph Boyce Gibson, đăng trong Australasian Journal of Psychology and Philosophy 13.

Spiegelberg, H. (1971) From Husserl to Heidegger ( Từ Husserl đến Heidegger), Journal of British Society for Phenomenology 2: 58-62, 77-83.

Gibson tự khẳng định mình một phần như là người biên dịch và trình bày trước tác của Rudolf Eucken mà ông từng theo học và là một triết gia từng có thời rất thịnh hành tại Úc.

Còn triết học của chính ông, được đăng thành những bài viết trong Australasian Journal, là sự phát triển của chủ nghĩa duy tâm Cơđốc giáo này. Ông cho rằng Chân lí, Cái Đẹp và Nhân quyền hiện hữu một cách khách quan và là, nói như Pringle Pattison,“thực tại của Thượng đế nơi chúng ta”. Mặc dầu lí tưởng và cá nhân “tương nhập”, theo Gibson, chúng làm thế mà không “hoà tan” vào nhau (Although the Ideal and the individual “interpenetrate”, they do so”without fusion”).

Gibson và các đồng nghiệp của ông ở Melbourne quan tâm đến triết học châu Âu lục địa, đặc biệt là trước tác của Bergson. Có lẽ ông được nhớ đến nhiều nhất là do những đóng góp vào việc du nhập hiện tượng học vào thế giới nói tiếng Anh- như bản dịch tác phẩm Ideen zu einer reinen Phänomenologie (Những ý tưởng chủ đạo về một hiện tượng học thuần túy) của Husserl và những bài viết của ông về đạo đức học của Nicolai Hartmann.

Nguồn: ADB 8; Spiegelberg.

STUART BROWN

Gilson, Étienne Henri

Pháp. s: 13-06-1884, Paris. m: 19-09-1978, Auxerre, France. Ph.t: Triết gia Tân kinh viện

(Neoscholastic). Q.t: Lịch sử triết học, siêu hình học, nhận thức luận, mỹ học. G.d: Đại học

Paris. A.h: Lucien Lévy Bruhl, Descartes, Thánh Thomas, Thánh Bonaventure. N.c: 1921-32, Giáo sư Đại học Sorbonne; 1932-51, Pháp quốc Học hiệu ( Collège de France); 1929-78, Viện nghiên cứu Trung cổ, Đại học Toronto.

Ấn phẩm chính bản:

(1919) Le Thomisme ( Chủ nghĩa Thomas), Strasbourg: Vix; Paris: Vrin.

(1937) The Unity of Philosophical Experience ( Nhất tinh của kinh nghiệm triết lí), New York: Charles Scribner’s Sons.

(1948) L’Être et L’Essence ( Tồn thể và Bản thể), Paris: Vrin.

(1960) Le Philosophe et la Théologie ( Triết gia và Thần học), Paris: Fayard.

(1963) Introduction aux arts de beau ( Nhập môn mỹ thuật), Paris: Vrin.

Văn bản nhị đẳng:

Mc Cool, Gerald A.(1989) From Unity to Pluralism ( Từ nhất tính đến đẳnguyên), New York: Fordham University Press.

McGrath, Margaret (1982) Étienne Gilson: Une Bibliographie ( É. Gilson: Thư tịch), Toronto: Pontifical Institute of Medieval Studies.

Quinn, John M.(1971) The Thomism of Étienne Gilson ( Chủ nghĩa Thomas của Étienne Gilson), Villanova,Pa.: Villanova Univ.Press.

Shook, Laurence K.(1984) Étienne Gilson, Toronto: Pontifical Institute of Medieval Studies .

Van Riet, Georges (1965) Thomistic Epistemology ( Tri thức luận theo chủ nghĩa Thomas), 2 quyển, St Louis London: Herder.

Van Steenberghen, Fernand (!979) Étienne Gilson, historien de la pensée médíevale ( É. Gilson, sử gia tư tưởng Trung cổ), Revue Philosophique de Louvain 77: 487-508.

Gilson là sử gia có ảnh hưởng lớn nhất về triết học Trung cổ trong thế kỉ hai mươi. Những nghiên cứu lịch sử đưa ông đến chỗ chọn nhận triết học của Thánh Thomas d’Aquin làm triết học của mình , và khởi xướng một siêu hình học và một tri thức luận mà, mặc dầu ông tuyên bố rằng chúng chỉ là những quan điểm của chính thánh Thomas, song lại làm bối rối, hay ít ra là cũng…chọc giận nhiều vị bênh vực cho chủ nghĩa Thomas chính thống.

Việc ông nghiên cứu thời Trung cổ bắt đầu hầu như bởi tình cờ, khi có người gợi ý cho ông rằng ông nên khảo sát suối nguồn Trung cổ của tư tưởng Descartes. Ông nhanh chóng đi đến kết luận rằng không chỉ Descartes có rễ sâu gốc bền trong triết học Trung cổ ,mà ông còn cho là triết học Descartes, xét theo một số mặt nào đó, là còn …dưới cơ triết học Trung cổ nữa! Thế là từ độ ấy trở đi, ông đắm mình vào triết học Trung cổ và thường xuyên biện luận rằng các nhà tư tưởng vĩ đại Trung cổ đã đạt đến một trình độ lập luận tinh vi và trực quan thâm viễn cao hơn bất kì nền triết học nào, trước đó cũng như sau này, nghĩa là…vô tiền khoáng hậu!

Một trong những cú sốc đầu tiên mà Gilson giáng vào những người theo Thomas qui ước (conventional Thomists) đó là chỉ cho họ thấy rằng triết học Trung cổ không phải chỉ là một tập hợp tư duy đồng nhất , lại càng chẳng phải là một sự tái chế đơn thuần những nguyên liệu tư tưởng của Aristote. Trong một số công trình nghiên cứu xuất sắc về thánh Thomas d’Aquin, thánh Bonaventure, thánh Augustin, thánh Bernard và Duns Scotus cũng như những đoản thiên về Abélard và Albertus Magnus và những tác phẩm khác về triết học Trung cổ nói chung, ông chứng minh rằng có những khác biệt triệt để giữa những khuôn mặt vĩ đại của thời kỳ này. Như vậy ông đã vẽ lại một cách khác hẳn bản đồ của triết học Trung cổ và cũng gián tiếp thách thức chính quan niệm về một “Triết học Kinh viện” ( Scholastic Philosophy) đồng nhất , dầu là được quan niệm như một hiện tượng thời Trung cổ hay như một truyền thống đơn biệt vẫn sống còn trọn vẹn cho đến ngày nay.

Hằng tố duy nhất không thể phủ nhận trong triết học Trung cổ, theo Gilson, đó là nền triết học này được thể hiện trong khuôn khổ niềm tin vào Thượng đế và sự chấp nhận mặc khải Cơ đốc giáo ( Christian Revelation). Theo cùng cách đó, triết học hiện đại cũng được thể hiện trong khuôn khổ của niềm tin vào cơ học lượng tử, thuyết tiến hoá, thuyết di truyền sinh học, và những các cái tương tự đấy thôi. Nói điều này ông không có ý cho rằng triết học và thần học hay lí trí và niềm tin là lẫn lộn với nhau, nhưng ông muốn nói rằng niềm tin cung cấp những trực quan và dữ liệu cho triết học khảo sát và khai thác . Mặc khải Cơ đốc giáo, như ông đề xuất, là một tùy khí không thể thiếu cho lí trí. Quan điểm của Gilson cho rằng triết học Trung cổ là triết học Cơ đốc giáo đã bị phản biện kịch liệt bởi nhiều nhà Kinh viện đương thời, đáng kể nhất là bởi Fernand Van Steenberghen.

Một trong những trực quan quyết định nhất mà triết học mượn từ niềm tin Cơđốc giáo, theo Gilson, được tìm thấy trong Exodus 3:14 ( Xuất hành kí) trong chương Thiên chúa khải thị cho ông Moise qua hình thức ngọn lửa cháy bừng trong đám cây ( mà đám cây vẫn không bị thiêu cháy) và xưng danh là Ego Sum Qui Sum ( I am Who am—Je suis Celui qui suis- Ta là Đấng Hằng hữu). Trong tư tưởng Tân- Platon, nguồn sáng tạo của vũ trụ được nhìn như cái gì ở bên kia tồn tại, do vậy là cái gì bất khả tri và bất khả danh, ngoại trừ như là vô thể ( non-being). Thánh Augustin được gợi hứng bởi thiên Xuất hành kí trong Cựu Ước, Gilson biện luận, để biến nguồn sáng tạo này từ vô thể thành tồn thể (from non-being into being), và đồng hoá nguồn sáng tạo đó với Thiên chúa của Cơ đốc giáo. Do vậy, kể từ thánh Augustin trở đi, khái niệm tồn thể chiếm vị trí trung tâm trong siêu hình học. Tuy nhiên, đối với Augustin, vẫn còn chịu ảnh hưởng rất nặng của tư tưởng Platon, tồn thể của Thiên chúa là một yếu tính bất động từ đó thụ tạo thể (created being) nảy sinh và tham thông vào. Tri thức, chẳng hạn, là sự soi sáng bởi trí tuệ thiêng liêng , bởi vì không thể có cỗi nguồn nào khác cho tồn thể của nó ngoài chính tồn thể thiêng liêng.

Thánh Thomas, với vị cố vấn kinh điển là Aristote, lại biến đổi khái niệm tồn thể một lần nữa , theo Gilson, lần này thành ý tưởng về một hoạt đông : tồn tại cũng tương tự như chạy nhảy, đi đứng. Tồn tại theo nghĩa này, Gilson biện luận, qui chiếu trước nhất về hiện hữu ,chứ không về yếu tính ( Being in this sense refers primarily to existence, not to essence). Đối với thánh Augustin, Thiên chúa là một yếu tính bất động( an immutable essence) ; đối với thánh Thomas, Thiên chúa là hiển thể thuần túy của hiện hữu , Người mà toàn thể bản tính là hiện hữu. Yếu tính của Người là hiện hữu ( God was the pure act of existence, He whose entire nature is to exist. His essence is existence). Hơn nữa, Thiên chúa không là nguồn gốc hơn là nguyên nhân của các tồn thể hữu hạn. Người truyền thông hiện hữu cho chúng, và trong chúng, hiện hữu là một hành vi tồn tại mặc dầu là một hành vi bị hạn chế và qui định bởi yếu tính của đấng hằng hữu

Lí thuyết tri thức của Gilson tuôn trào ra từ siêu hình học của ông về hiện hữu mặc dầu như George Van Riet đã chỉ ra , lí thuyết này đã phải trải qua nhiều thay đổi và có lẽ không bao giờ hoàn toàn thoả đáng. Vấn đề tri thức, đối với Gilson,là vấn đề giải thích tri thức của chúng ta về thực tại bên ngoài mà phần lón là một thế giới của những sự vật. Những vật hữu hạn vừa có cả yếu tính lẫn hiện hữu. Trí tuệ giúp chúng ta nhận thức yếu tính của các sự vật nhưng hiện hữu của chúng là không thể khái niệm hoá. Hiện hữu đó cũng không phải là một phẩm tính khả giác.Vậy thì , bằng cách nào những đối vật thực sụ hiện hữu có thể được nhận thức. Câu trả lời của Gilson là chúng có thể được nhận thức trong một phán đoán hiện hữu ( a judgement of existence). Loại phán đoán này khác với phán đoán qui thuộc ( judgement of attribution) là loại phán đoán được nghiên cứu trong lôgích học. Trong phán đoán hiện hữu, động từ “to be” ( hay “être” trong tiếng Pháp) không phải là một hệ từ ( copulate): nó được dùng, không phải để khẳng định một vị ngữ của một chủ ngữ, mà đúng hơn là khẳng định thực tại của nó.

Trong những năm cuối đời Gilson quay sang mỹ học, hay đúng hơn là triết lí nghệ thuật.Cỗi nguồn của nghệ thuật, ông biện luận, nằm trong sự phong phú và tính năng động của tồn thể, trong tồn tại như là hiển thể ( in being-as-act). Trong nhân loại, tính năng động này sản sinh ra trật tự của kiện tính ( the order of factivity), của làm như là đối lập với biết. Có một sự đa dạng vô tận trong việc làm của con người, phần lớn là vì những mục đích vụ lợi, số khác vì mục đích hiểu biết hay vì dục vọng. Tuy nhiên, mỹ thuật có mục đích là sản sinh ra những đồ vật đẹp, nghĩa là những đồ vật mà sự thẩm định cảm quan thấy vui thích. Những đồ vật loại này có những đặc tính toàn thể, tỉ lệ cân đối và tính trong sáng ( wholeness, proportion and clarity).

Sản sinh những đồ vật đẹp là mục đích duy nhất của mỹ thuật. Mỹ thuật không phải là kiến thức , không phải là trực quan, không phải là biểu cảm , cũng không phải có tính biểu tượng. Tất nhiên, tác phẩm nghệ thuật có thể chứa đựng những yếu tố khác: kịch tính, biểu cảm, nhận thức, tư duy… nhưng trong mức độ là tác phẩm nghệ thuật, chúng chỉ là những mỹ nghệ phẩm ( objects of beauty). Tương tự như vậy, kinh nghiệm của chúng ta về nghệ thuật có thể mang yếu tố nhận thức và trong trường hợp của một nhà thơ như Dante, yếu tố này có thể là mãnh liệt và có ý nghĩa. Nhưng trong mức độ chúng ta cảm nghiệm thơ Dante như một nghệ phẩm, chúng ta tri giác nó chính như là một vật thể đẹp được làm ra từ ngôn ngữ. Đối với Gilson, tri giới và hành giới ( the order of knowing and the order of making) có thể được hoà lẫn trong những thực thể nghệ thuật, nhưng về phương diện khái niệm chúng phân biệt nhau, chúng là sản phẩm và đối tượng của những hoạt động tinh thần khác nhau.

Nguồn: DFN; EF; WWW.

HUGH BREDIN

Gouhier, Henri

Pháp. s: 1898, Auxerre. Ph.t: Sử gia triết học. A.h: Paul Janet, Alfred Espinas và Étienne

Gilson. N.c: Giáo sư rồi Giáo sư Danh dự Triết học, Đại học Sorbonne, Paris; Viện sĩ Hàn lâm Viện Pháp , Hàn lâm Viện các Khoa học Đạo đức và Chính trị và thành viện nhiều hiệp hội trí thức khác của châu Âu.

Ấn phẩm chính bản:

(1924) La Pensée religieuse de Descartes ( Tư tưởng tôn giáo của Descartes), Paris: Vrin.

(1926) La Philosophie de Malebranche et son expérience religieuse ( Triết học Malebranche và kinh nghiệm tôn giáo của ông), Paris: Vrin.

(1937) Essais sur Descartes ( Các tiểu luận về Descartes).

(1943) La Philosophie et son histoire ( Triết học và lịch sử triết học), Paris: Vrin.

(1952) L’Histoire et sa philosophie ( Lịch sử và triết lí lịch sử), Paris: Vrin.

(1952) Le Théâtre et l’existence ( Kịch trường và đời sống), Paris: Aubier.

(1958) Les premières pensées de Descartes ( Những tư tưởng đầu tiên của Descartes), Paris: Vrin.

(1962) La Pensée métaphysique de Descartes ( Tư tưởng siêu hình của Descartes), Paris: Vrin.

(1966) Pascal: commentaries ( Những bình luận về Pascal), Paris: Vrin.

Fénelon philosophe ( Fénelon triết gia), Paris: Vrin.

Cartésianisme et Augustinisme au XVIIe siècle ( Chủ thuyết Descartes và chủ thuyết Augustin ở thế kỉ mười bảy), Paris: Vrin.

(1980) Études sur l’histoire des idées en France depuis le XVIIe siècle ( Những nghiên cứu về lịch sử tư tưởng Pháp từ thế kỉ mười bảy), Paris: Vrin.

(1988) Trois Essais sur Étienne Gilson ( Ba tiểu luận về Étienne Gilson),Paris: Vrin.

Một trong những hứng thú chính của Gouhier trong lịch sử triết học , như có thể thấy đựoc từ danh mục các ấn phẩm của ông, là siêu hình học của Descartes. Ông và Étienne Gilson đã làm sống lại việc nghiên cứu siêu hình học Descartes trong buổi đầu thế kỉ hai mươi. Một chủ đề mạnh mẽ nổi lên từ trước tác của Gouhier đó là Descartes là một khuôn mặt chốngPhục hưng ( Descartes was an anti-Renaissance figure): ông vứt bỏ gánh nặng của quyền uy thế giá, của việc học tập kinh điển và của khoa học Aristote và hoàn toàn xứng đáng để được nhìn như một trong những “tổ sư khai môn” của triết học hiện đại.

Trong những khai từ cho nhiều công trình của ông về Descartes, Gouhier đưa ra những nguyên lí mà ông nghĩ rằng lịch sử triết học nên được viết theo. Ông cho rằng sử gia cần nghiên cứu cả đời sống của các triết gia được bàn đến đồng thời với bối cảnh văn hoá và tri thức của họ. Khi vẽ lại những nguồn gốc và sự phát triển nơi tư tưởng của họ người viết nên làm việc với một chứng quên tự nguyện ( a self-imposed amnesia) về lập trường triết học hoàn chỉnh nhằm khích động việc tìm hiểu tại sao và bằng cách nào triết gia lại đi đến lập trường đó. Triết học cần được nghiên cứu thông qua lịch sử của nó để có thể được hiểu một cách đúng đắn. Không có một lịch sử triết học nào là dứt khoát định hình: mọi lịch sử triết học đều nên được nhìn lại, đối chiếu với bối cảnh những đặc thù và những quan tâm chính của từng mỗi thời đại.

Gouhier nghĩ rằng từng mỗi tác phẩm được nghiên cứu bởi sử gia triết học cần được nhìn như một cuộc đối thoại giữa tác giả và độc giả đương thời hay hậu thế của ông.

KATHRYN PLANT

Gourd, Jean-Jacques

Thụy sĩ ( nhập tịch năm 1876). s: tháng chín 1850, Fleix. m: tháng năm 1909, Geneva. Ph.t: Nhà duy hiện tượng ( phenomenalist). Q.t: Triết lí tôn giáo . G.d: Học Thần học và Triết học ở Geneva, Leipzig, Berlin, Heidelberg và Tübingen. A.h: Kant và Renouvier. N.c: 1879, Giáo sư Lịch sử Triết học, Đại học Geneva,1881-1909; tích cực trên sân khấu quốc tế từ thời Hội nghị Quốc tế Triết học lần thứ nhất, Paris,1900-; được Bergson và Boutroux ngưỡng mộ.

Ấn phẩm chính bản:

(1888) Le phénomène, Esquisse de philosophie générale (Hiện tượng: Phác thảo triết học tổng quát).

(1897) Les trois dialectiques ( Ba phép biện chứng).

(1911) Philosophie de la religion ( Triết lí tôn giáo).

Văn bản nhị đẳng:

Reymond, M. (1949) La Philosophie de Jean-Jacques Gourd, Chambéry: Éditions Lire.

Được nhớ đến nhất là qua triết lí tôn giáo của mình, phương diện này trong tư tưởng Gourd dựa trên một tri thức luận duy hiện tượng. Dữ kiện tối hậu trong triết học là lãnh vực của ý thức, trong đó cả thực tại lẫn tự ngã đều được ban tặng như là những hiện tượng- thuyết duy hiện tượng này Gourd nhìn như là con đường để tránh việc đặt ra một thứ ẩn tượng bất khả tri ( an unknowable noumenon). Khẳng định quan trọng thứ nhì của ông ( có hơi hướng hồi tưởng đến Pascal mặc dầu Gourd có vẻ như muốn lờ đi…) là sự phân tích lãnh vực của ý thức cho thấy rằng ý thức không đẳng trương(coextensive) với lí tính, nhưng chứa một yếu tố phi lí mà Gourd gọi là cái bất khả phối(the incoordinable) được phân biệt rõ với cái khả phối (the coordinable) thuộc lãnh vực của lí tính.

Sự sử dụng lí tính gia tăng kiến thức tùy theo độ phủ sóng của nó; cái bất khả phối được lãnh hội bởi trực quan và cung cấp cho chúng ta kiến thức tăng cường. Gourd nhìn thấy những yếu tố bất khả phối trong nhiều lãnh vực của kinh nghiệm:xã hội (sáng kiến), đạo đức (sự hy sinh) và mỹ học( cái cao cả- the sublime)- nói chung là trong những cái gì bất khả tiên kiến, có tính cá nhân và sáng tạo. Tuy nhiên, lãnh vực lớn nhất của kinh nghiệm trong đó cái bất khả phối hiển lộ trọn vẹn nhất là cõi miền lồng lộng của tôn giáo nơi chúng ta phải biết thiện dụng những khái niệm như huyền nhiệm (mystery), mặc khải (revelation) và ân sủng (grace) để nắm bắt phẩm chất của các kinh nghiệm liên quan . Kinh nghiệm tối hậu về cái bất khả phối là điều huyền nhiệm, là sự hợp nhất với cái gì vượt qua mọi khái niệm và mọi qui luật. Bằng cách này Gourd, vốn là một con người tôn giáo trung thực và sâu xa, đã tìm cách khai mở khả tính của một kiến thức tôn giáo trong lòng một tri thức luận duy hiện tượng.

ROBERT WILKINSON

Guardini, Romano

Ý. s: 17-02- 1885, Verona. m: 01-10-1968, Monaco. Ph.t: Triết gia Công giáo, nhà thần học. G.d: Chủng viện Magunicia rồi Đại học Freiburg, Tiến sĩ Thần học. A.h: Freud, Dilthey và Husserl. N.c: Giáo sư Triết lí tôn giáo, Đại học Berlin, từ 1923; sau khi bị bãi nhiệm bởi chính quyền Quốc xã, vào năm 1945-7, day Đại học Tübingen và Munich, 1948-64.

Ấn phẩm chính bản:

(1935) Christliches Bewusstsein. Versuch über Pascal ( Ý thức Cơđốc. Khảo luận về Pascal).  (1948) Freiheit, Gnade, Schichsal ( Tự do, Ân sủng và Định mệnh).

(1950) Das Ende der Neuzeit ( Đoạn kết thời hiện đại).

(1952) Die Macht ( Quyền lực).

Welt und Person (Thế giới và nhân vị).

Religion und Offenbarung ( Tôn giáo và mặc khải).

Über das Wesen des Kunstwerks ( Về thể tính của tác phẩm nghệ thuật).

(1959) Die Sinne und die religöse Erkenntnis ( Ý kiến và nhận thức tôn giáo)

Sprache- Dichtung- Deutung ( Ngôn ngữ, thi ca, kiến giải).

(1962-6) Sorge um der Menschen ( Ưu tư về con người).

(1964) Briefe über Selbstbildung ( Thư về việc tự đào tạo), Mainz: Matthias Grünewald

(1978) Bibliographie Romano Guardini ( Thư mục Romano Guardini), H. Mercher xuất bản, Paderborn: Schoningh.

Der Gegensatz Versuche zu einer Philosophie de Lebendig-Konkreten ( Toan tính đối nghịch về một triết học của cái cụ thể sống động ).

Werke (Toàn tập), Mainz: Matthias Grünewald

Văn bản nhị đẳng:

Englemann,H. (1966) Romano Guardini, Paris: Fleurus.

Gerl,H.B. (1985) Romano Guardini 1885-1968, Mainz: Matthias Grünewald

Kuhn, H. (1961) Romano Guardini: Der Mensch und das Werk ( Romano Guardini: Con người và tác phẩm), Munich: Kosel.

Kuhn, H. (1965) Interpretation der Welt ( Kiến giải thế giới), Würburg: Echter.

Phần lớn cuộc đời của Guardini trải qua ở nước Đức, từ lúc học hành đến khi ra dạy học ( Vì thế không có gì ngạc nhiện khi ta thấy, là người Ý nhưng ông lại trước tác toàn bằng tiếng Đức). Ông là một khuôn mặt trung tâm của phong trào cải cách Công giáo xoay chuyển tử việc ban bố điển qui giáo lệnh đến khái niệm về tôn giáo như là bén rễ vào nền tảng hiện sinh trong những cuộc đời của người tín hữu trong đó đời sống thường ngày của con người trở thành dấu hiệu của Siêu việt thể và vì điều đó, nhấn mạnh vào nhân tính nơi Christ, thay thế cho giáo điều khô khan. Guardini cũng dấn thân vào cuộc cải cách lễ nghi phụng vụ, một cuộc cải cách làm cho ông trở thành nguồn cảm hứng cho giới trẻ. Sống ở Đức, Guardini chịu ảnh hưởng Dilthey, Husserl và Freud, và, nghĩ về con người như một hữu thể sống động, lưỡng lự sâu xa, với một cảm thức về số mệnh (man as a living , deeply ambiguous being with a sense of destiny), ông toan tính tạo ra một học thuyết mới về nhân loại, vận dụng hiện tượng học và siêu hình học gần đây nhất. Ở trung tâm của tư tưởng ông là khái niệm về những đối cực như là cơ sở trên đó hữu thể của chúng ta cần được phân tích, một cuộc phân tích sẽ khải lộ tình trạng “thiên nhân tương dữ” như thế nào ( an analysis of which reveals how man and the divine are interwoven).

COLIN LYAS

Gueroult, Martial

Pháp. s: 15-12-1891, Le Havre, Pháp. m: 13-08-1976, Paris. Ph.t: Sử gia triết học, triết gia duy tâm. Q.t: Triết học Hy lạp, triết học thế kỉ mười bảy và mười tám; J.G.Fichte. G.d: L’École Normale Supérieure, 1913-20. A.h: Leibniz, Fichte, Léon Robin và Ginette Dreyfus. N.c: Giáo sư Triết học, Đại học Strasbourg, 1929-45, Sorbonne, 1945-51; Collège de France, 1951-63.

Ấn phẩm chính bản:

L’Évolution et la structure de la doctrine de la science chez Fichte ( Tiến hoá và cơ cấu của học thuyết về khoa học nơi Fichte), 2 quyển, Paris: Les Belles-Lettres.

La Philosophie transcendentale de Salomom Maïmon ( Triết học siêu nghiệm của Salomon Maïmon) , Paris: PUF.

(1934) Dynamique et métaphysique leibniziennes ( Động học và siêu hình học Leibniz), Paris: Les Belles-Lettres.

(1939) Étendue et psychologie chez Malebranche ( Trương độ và tâm lí học nơi Malebranche), Paris: Les Belles-Lettres.

(1953) Descartes selon l’ordre des raisons ( Descartes theo trật tự lí tính), Paris: Aubier.

Nouvelles réflexions sur la preuve ontologique de Descartes ( Những suy nghĩ mới về chứng lí hữu thể học nơi Descartes), Paris: Vrin.

Berkeley, quatre études sur la perception et sur Dieu ( Berkeley, bốn nghiên cứu về tri giác và về Thượng đế), Paris: Aubier.

(1959) Malebranche, 3 vols. Paris: Aubier.

Văn bản nhị đẳng:

Bruch, J.L. (1958) La Méthode de Martial Gúeroult et son Application à la Philosophie de Malebranche ( Phương pháp của Martial Gúeroult và sự ứng dụng vào triết học Malebranche), Revue de Métaphysique et de Morale: 358-73.

Brunschwicg, J. (1960) La Preuve ontologique interprétée par Martial Gúeroult ( Chứng lí hữu thể học theo kiến giải của Martial Gúeroult), Revue Philosophique de la France et de l’Étranger 150: 251-65.

Gúeroult là một trong những sử gia triết học xuất sắc nhất và “phong nhiêu” nhất của Pháp trong thế kỉ hai mươi. Những hứng thú ban đầu của ông hướng về triết học Cổ Hy lạp. Tuy nhiên, sau 1926, triết học hiện đại( bắt đầu với Descartes) trở nên, và kể từ đó, vẫn luôn là tiêu điểm chính cho những nghiên cứu của ông.

Ông giới thiệu một cách tiếp cận độc đáo đến với lịch sử triết học mà ông gọi là La Méthode des structures ( Phương pháp cơ cấu), theo đó mỗi một nền triết học đặc thù ( triết học Descartes, chẳng hạn) được biểu thị một cách lí tưởng như một toàn bộ có hệ thống tự mở ra lần giống như một kịch bản khéo viết trong đó mỗi tình huống hay mỗi bước diễn tiến tiếp theo bước trước đó một cách tất yếu và hoàn toàn hợp lí. Do vậy Guéroult chủ trương, theo một cách gợi nhớ đến Hegel, rằng nội dung học thuyết của một nền triết học đặc thù nào thì không thể tách rời khỏi phương thức chứng minh của nó. Tuy nhiên, chống lại Hegel, ông khẳng định tính đẳnguyên không thể giản qui của các hệ thống triết học. Ông cho rằng mỗi nền triết học mới giới thiệu một kiến tạo độc đáo về thực tại; mỗi nền triết học có một giá trị độc lập của riêng nó và không thể được hiểu chính xác chỉ bởi những tương quan biện chứng trong đó nó giữ vị thế so với những nền triết học khác.

Guéroult nổi tiếng không chỉ như một sử gia triết học mà còn như một giáo sư tài năng xuất chúng có thể ứng khẩu diễn giảng lưu loát nhiều giờ liền trong một văn phong sẵn sàng để …chuyển mình trên trang giấy thành những bài viết độc đáo hấp dẫn.

Nguồn: Huisman; EF.

STEPHEN MOLLER

Guzzo, Augusto

Ý. s: 24-01-1894, Naples. Ph.t: Triết gia duy tâm, triết gia tinh thần. G.d: Tốt nghiệp Đại học Naples, 1945 ( luận án về trước tác buổi đầu của Kant. A.h: Thánh Augustin. N.c: Dạy ở Leceo Castellamare di Stabia, 1918-24; dạy triết học ở Turin, 1924-32; Giáo sư Triết học đạo đức, Pisa, 1932-9; quay lại Turin năm 1939 và làm Chủ nhiệm khoa Triết học lí thuyết.

Ấn phẩm chính bản:

(1925) Verità et realtà; apologia dell’idealismo ( Chân lí và thực tại: bênh vực chủ nghĩa duy tâm).

(1928) Giudizio e azione ( Phán đoán và hành động)

(1936) Idealismo e cristianesimo ( Chủ nghĩa duy tâm và Cơđốc giáo).

(1942) La filosofia e l’esperienza ( Triết học và kinh nghiệm).

(1942) Sic vos non vobis…………………………………..?

(1947) L’uomo ( Con người).

(1955) La scienza ( Khoa học), Turin: Edizioni di “Filosofia”

(1961) La filosofia, Turin: Accademia delle scienze.

( 1979) Analisi dell’umana esperienza (Phân tích kinh nghiệm con người), P.Quarta, Lecce: Milella.

Văn bản nhị đẳng:

Genzone,P.(1974) Il Pensiero estetico di A.Guzzo ( Tư tưởng mỹ học của A.Guzzo), Naples: Morano.

Quarta,P. (1976) A.Guzzo e la sua scuola ( A.Guzzo và trường phái……..), Urbino: Argalia.

Trước tác của Guzzo rơi vào ba thời kỳ. Thời kỳ đầu, cho đến năm 1929, đạt tới đỉnh cao với Verità et Realtà ( Chân lí và thực tại) và Giudizio e Azione ( Phán đoán và hành động). Cho đến lúc đó, Guzzo được nghĩ là đồng thuận với những quan điểm của Gentile

Nhưng vấn đề trọng tâm của ông là lí tính qui phạm (normative reason) trong kinh nghiệm con người. Thời kỳ thứ nhì, cho đến năm 1940, phản ứng chống lại những tổng kết duy tâm chống thực chứng về tôn giáo. Thời kỳ thứ ba mưu đồ một cuộc hệ thống hoá tư tưởng của ông. Cái “Tôi” được quan niệm như một chủ thể siêu nghiệm của tư tưởng cần phải xuất hiện cụ thể trong những nhân vị. Nó không phải là lí tính nhưng sử dụng lí tính trong cuộc truy cầu chân lí. Các khái niệm không chỉ là những tư tưởng nhưng được chủ động sử dụng trong việc kiến giải kinh nghiệm. Điều này làm nền tảng cho đạo đức, nó điều kiện hoá cả những hoạt động thực tiễn lẫn những hoạt động lí thuyết. Khoa học bao hàm sự phối hợp giữa toán học thuần túy với thực nghiệm. Nghệ thuật là tinh thần trong tính phát minh của nó ( Art is spirit in its inventiveness). Ngôn ngữ là điều kiện cần cho nghệ thuật, giải thoát chúng ta khỏi tính tức thời của kinh nghiệm. Tôn giáo là khát vọng hướng về thiêng liêng đến từ Thượng đế, Ngài cho chúng ta một chút gì đó của chính Ngài. Triết học là kiến thức cốt yếu song hành với mọi hoạt động của chúng ta. Tính thuần lí của nó hoà hợp tích cực với tín ngưỡng.

COLIN LYAS