Những Triết Gia Thiên Chúa Giáo
Thế Kỷ Hai Mươi

Vần B

L.m. Giuse NGUYỄN HỮU TRIẾT

Trưởng Ban Văn Hoá

Tổng Giáo Phận TP. Hồ Chí Minh

Balfour, Arthur James

Bá tước Balfour đời thứ nhất.

Anh. s: 25-07-1848, Whittingehame, East Lothian, Scotland. m: 19-03-1930, Woking, Surrey. Ph.t: Nhà siêu hình học, chính khách. Q.t: Tri thức luận, triết học tôn giáo. G.d: Trinity College, Cambridge. N.c: Nghị sĩ quốc hội, đảng Bảo thủ, 1874-1930; Thủ tướng, 1902-5; Lãnh tụ đảng Đối lập,1905-11; Viện trưởng Hàn lâm viện Anh quốc từ 1921.

Ấn phẩm chính bản:

(1879) A Defence of Philosophic Doubt ( Bảo vệ sự nghi ngờ triết lí), London:Macmillan.

(1893) Essays and Addresses ( Tiểu luận và Diễn văn), Edingburgh: David Douglas.

(1895) The Foundations of Belief ( Những nền tảng của lòng tin), London: Longmans.

(1915) Theism and Humanism ( Thần luận và nhân bản luận), London: Hodder & Stougthon.

(1920) Essays Speculative and Political ( Khảo luận, tư biện và chính trị) London: Hodder & Stougthon.

(1923) Theism and Thought ( Thần luận và tư duy), London: Hodder & Stougthon.

Văn bản nhị đẳng

Dudgale B.E.C.(1936) Arthur James Balfour, 2quyển, London: Hutchinson( gồm cả một bản tóm lược triết học của ông bởi A.S.Pringle-Pattison).

Jones, H.(1904-5) Mr Balfour as sophist ( Ngài Balfour như là Biện giả), The Hilbert Journal 3:452-77.

Malcolm, I.Z.(1930) Lord Balfour: A Memory ( Hồi ức về Lord Balfour), London: Macmillan.

Pringle-Pattison, A.S. (1902) Man’s Place in the Cosmos ( Vị thế con nguời trong vũ trụ), Edingburgh: Blackwood.

Young, K. (1963) Arthur James Balfour, London: G.Bell.

Mặc dầu là người sống ở trung kỳ thời đại Victoria nhưng trong tính cách Baldwin ưu ái cái mà ông nhìn như là sự trong sang và trật tự của thế kỉ mười tám hơn là những sấm ngôn gió bão (Windy prophesyings) của Carlyle hay sự sáng suốt mong manh( thin lucidity) của Mill.Tuy vậytrong những bài viết của mình ông thể hiện khát vọng thăm dò những nền tảng của tư duy hiện hành hơn là sa đà vào lịch sử trí thức.Ông đặc biệt quan tâm hậu thuẫn cho khoa học hiện đại chống lại những kẻ đối nghịch nó và đồng thời xa lánh chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa tự nhiên tiến hoá . Trong cái có thể gọi là chủ nghĩa siêu nghiệm toàn diện của ông ,lí tính có vị thế của nó ,nhưng ông cũng lưu ý đúng mức đến thế giá (authority) của những yếu tố không thuần lí ảnh hưởng đến niềm tin của con người như những cảnh ngộ cá nhân –gia đình và xã hội –và di sản văn hoá( Ông cũng hứng thú với việc nhiên cứu tâm lí hoc). Balfour xác tín rằng những nền tảng của thần học ít ra cũng vững chắc như những nền tảng của khoa học ,rằng mọi lập trường tri thức đều dựa trên niềm tin và như vậy không có gì là ô danh( discreditable) đối với siêu hình học hữu thần ,môn học duy nhất làm ông thoả nguyện.Thật vậy, ông cảm thấy rằng để trở thành thuần lí đúng nghĩa , chính khoa học cũng đòi hỏi một tiền giả định hữu thần ( the theistic presupposition).

Những người phê bình Balfour thường cho rằng ông thành thạo hơn trong việc phá hủy chủ nghĩa tự nhiên ( các đích ngắm quen thuộc của ông là Mill và Spencer) hơn là khẳng định lập trường riêng của ông hay vận dụng những khái niệm chủ chốt của mình với sự nghiêm xác đúng mức . Từ quan điểm của chủ nghĩa duy tâm ,Henry Jones ,ghi nhận quan điểm của Balfour rằng đối tượng của khoa học là một thực tại độc lập với tri giác ,tiếc rằng như vậy ông đã dặt ra ngoài quan niệm về thực tại mà chiến thắng chính của chủ nghĩa duy tâm là chứng minh đó là bất khả. Như vậy Balfour bảo lưu chủ nghĩa tự nhiên thuần túy của khoa học , và bằng một thành tựu xuất sắc về thần học làm cho nó dường như sản sinh ra những kết luận duy linh.

Nguồn: DNB.  

ALAN SELL

Barth, Karl

Thụy sĩ. s: 10-05-1886, Basel. m: 10-12-1968, Basel. Ph.t: Nhà thần học cải cách. Q.t: Chủ nghĩa hiện sinh, triết học tôn giáo. G.d: Các Đại học Berne, Berlin,Tübingen và Marburg. A.h: Thánh Anselm, Calvin , Schleiermacher, Kierkegaard , C.G và J.C.Blumhardt, F.Overbeck ,A.

Von Harnack và W.Herrman. N.c: Trợ tế Mục sư giáo hạt Geneva, 1909-11; Mục sư, Safenwil, 1911-21; Giáo sư Đại học Göttingen (1921-5), Münster (1925-30), Bonn (1930-5) và Basel (1935-62).

Ấn phẩm chính bản:

(1919) Der Römerbriefe ( Thư gửi tín hữu Rôma).

Die christliche Dogmatik in Entwurf ( Phác thảo giáo lí Cơ đốc), Munich.

The Word of God and the Word of Man ( Lời của Chúa và lời của người), Boston: Pilgrim Press.

(1932) Church Dogmatics ( Giáo điều của Nhà thờ), Edinburgh: T&T Clark.

(1938) The Knowledge of God and the Service of God according to the Reformation (Hiểu biết và phụng vụ Chúa theo Giáo hội Cải cách), London: Hodder & Stoughton.

(1946) “ No!” trong Natural Theology, London: G.Bles.

(1949) Dogmatics in outline ( Giáo điều đại cương),London:SCM Press.

Anselm: Fides Quaeren Intellectum.Anselm’s Proof of the Existence of God in the Context of his Theological Scheme ( Chứng lí của thánh Anselm về hiện hữu của Thượng Đế trong văn mạch Thần học của Ngài). 

The Humanity of God ( Nhân tính của Thượng đế), London: Collins.

(1963) Evangelical Theology: An Introduction ( Thần học Tin lành: Dẫn Luận), London:   Weidenfel&Nicolson.

 

Văn bản nhị đẳng

Berkouwer, G.C.(1956) The Triumph of Grace in the Theology of Karl Barth ( Khúc Khải hoàn của Thiên ân trong Thần học Karl Barth), London: Paternoster Press.

Bromiley, G.W.(1979) An Introduction to the Theology of Karl Barth( Dẫn luận vào Thần học Karl Barth), Edinburgh: T&T Clark.

Busch, E.(1976) Karl Barth: His Life from Letters and Autobiographical Texts ( Cuộc đời Karl Barth từ thư từ và các bản văn tự bạch), London: SCM Press.

Hartwell, H.(1964) The Theology of Karl Barth: An Introduction.( Thần học Karl Barth: Một dẫn nhập), London: Duckworth.

Hepburn, A.W.(1958) Christianity and Paradox ( Cơ đốc giáo và Nghịch lí), London:Watts.

Hunsinger, G.(1991) How to Read Karl Barth ( Đọc Karl Barth như thế nào), New York: Oxford University Press.

Lewis, H.D.(1947) Morals and the New Theology ( Đạo đức và Thần học mới), London: Goblancz.

Lewis, H.D.(1951) Morals and Revelation ( Đạo đức và Thần khải), London: Allen&Unwin.

Mac Connachie, J.(1931) The Significance of Karl Barth (Ý nghĩa của Karl Barth), London: Hodder & Stoughton. 

Meynell, H.A.(1965) Grace versus Nature: Studies in Karl Barth’s Church Dogmatics ( Thiên ân đối lại thiên nhiên: Nghiên cứu giáo điều của Karl Barth), London: Sheed&Ward.

Sykes, S.W.(1979) Karl Barth: Studies in his Theological Method ( Karl Barth: Nghiên cứu phương pháp thần học của ông), Oxford: The Clarendon Press.

Van Til, C.(1946) The New Modernism: An Appraisal of the Theology of Barth and Brunner

( Chủ nghĩa hiện đại mới: Đánh giá Thần học của Barth và Brunner), Philadelphia: Presbyterian & Reformed, 1972.

Van Til, C.(1962) Christianity and Barthianism ( Cơ đốc giáo và Chủ nghĩa Barth), Philadelphia: Presbyterian & Reformed.

Wildi, H.M.(1984) Bibliographie Karl Barth ( Thư mục K.Barth)

Được nuôi dưỡng trong truyền thống Calvin và dưới sự đỡ đầu của Harnack và Herrmann, Barth lần lần tách rời khỏi thần học tự do của những thập niên đầu thế kỉ hai mươi và khỏi thần học Tin lành bảo thủ. Cái trước thì quá “dĩ nhân vi trung” (anthropocentric) ,và trong cơn hào hứng lạc quan đã không đo lường hết những tình huống tiến thoái lưỡng nan của con người; còn cái sau thì quá thủ cựu và’kinh viện”. Cả hai đều bị phá sản trước cơn chấn thương của Đệ nhất Thế chiến.Thuở thanh xuân, cùng với

E.Brunner,R.Bultmann,F.Gogarten và E. Thurneysen, Barth đã phát triển một thứ “thần học biện chứng phi-Hegel” ( a non-Hegelian dialectical theology) theo đó đối tượng duy nhất thích hợp của thần học là Thượng đế-- Đấng Tối cao đã trao Lời cho Con Người: vì vậy có đòi hỏi của một tiếng “Vâng” đối với Lời của Ngài ,và một tiếng “Không” đối với mọi toan tính diễn dịch thần học thành câu chuyện về con người và thân phận của nó. Cách tiếp cận cũng được đặc trưng hoá như một thứ thần học của khủng hoảng ( a theology of crisis); bởi vì khi Thượng đế ,dầu hoàn toàn khác ,song vẫn nói chuyện cùng kẻ tội lỗi—như khi ngài làm điều đó một cách tuyệt diệu nơi Christ – thì những kẻ tội lỗi đó được ơn phán xét. Trong tất cả chuyện này, quyển Thư gửi tín hữu Rôma của Barth là một chất xúc tác.

Thần học đang phát triển là sự khẩn yếu thực tiễn.Barth nhìn giáo điều và đạo đức như là một toàn bộ, và đối với một số người, đây là khía cạnh lâu bền nhất trong di sản của ông .Như vậy chúng ta tìm thấy ông trong số những “nhà xã hội chủ nghĩa tôn giáo” ( the religious socialists) như L.Ragaz,H.Kutter trong thời kỳ Đệ nhất Thế chiến, trong khi vào những năm 1930s ông là một người lãnh đạo của Giáo hội Xưng tội Đức và là tác giả chính của Tuyên bố Barmen vào năm 1934. Ông bị truất khỏi Giảng toà ở Bonn vào năm 1935 vì từ chối lời thề trung thành vô điều kiện với Hitler .( Vào thời điểm ấy những người đề xướng thần học biện chứng đã đi theo những nẻo đường phương pháp luận riêng). Sau Đệ nhị Thế chiến Barth nổi bật trong công tác phục hồi các mối quan hệ trên khắp Âu châu. Ông đọc diễn văn khai mạc trong lễ khánh thành Đại hội Tôn giào Thế giới năm 1948 và vẫn mãi là một người hậu thuẫn cho Đại hội đến cuối đời mình.

Sau khi tự thú là đã khởi đầu sai lầm với bộ Prolegomena to a Christian Dogmatics (Sơ giải Giáo lí Cơ đốc), Barth “lên thuyền” với bộ Church Dogmatics ( Giáo lí Nhà chung), một tác phẩm hướng mạnh mẽ về Đấng Kitô như là trung tâm và kiên định với thuyết Ba ngôi, trong đó thấy rõ ảnh hưởng của Thánh Anselm. Ông xác nhận đã học được từ thánh Anselm rằng thần học không hề có và không thể có những trụ đỡ siêu hình học. Thần học là vấn đề phân biệt để nhận ra và đáp ứng với Lời Chúa vì đây là chuyện quan hệ cả đời người.

Đối với Barth, mặc khải duy nhất của Chúa là nơi Jesus Christ –một quan điểm bị bài bác bởi nhũng người thích sự mặc khải tổng quát hơn. Tôn giáo là ý đồ của con người mang tính sùng bái ngẫu tượng để cầu thân với Chúa ( Religion is the idolatrous human attempt to appropriate God) – từ đó sự phủ nhận gây tranh cãi của Barth về nền tảng chung của Cơ đốc giáo với những tín ngưỡng khác. Lời Chúa cần được nghe trong Kinh Thánh mặc dầu lời trong Kinh không tương đương với lời của Chúa. Điều này khiên cho các nhóm Cải cách bảo thủ phê phán Barth là phủ nhận Thánh Kinh như qui luật tối thượng của tín ngưỡng và trật tự. ( Những nhà chú giải có đầu óc tự do hơn lại nghĩ rằng một số những chú giải thánh kinh của Barth là quá” ngẫu hứng/ tùy tiện”). Nhiều nghi ngờ nữa cùng khởi dựng lên liên quan dến thân trạng của Barth như một người của Giáo hội Cải cách bởi ông đã sửa đổi các học thuyết về tiền định và chọn lựa, theo đó Jesus Christ vừa là Chúa lựa chọn vừa là Người được lựa chọn: cả Israel và Giáo hội đều được kêu gọi nơi Ngài.Một số nhà phê bình đối nghịch nhìn thấy ở đó một thứ thuyết phổ độ phôi thai.

Ác cảm của Barth đối với bất kì toan tính nào muốn nâng những nhận định của con người lên cùng cấp với Lời mặc khải của Chúa với nguy cơ đi kèm theo là nâng cao ngữ cảnh xã hội văn hoá thành qui phạm giải thích ,được thúc đẩy bởi xác tín của ông rằng sự Sa đọa khiến cho nhân loại phải chịu đựng mọi hậu quả, cả về tri thức, của tội lỗi. Do vậy ông phủ nhận thần học tự nhiên độc lập, vì ông cho rằng giữa Thượng đế và vật thụ tạo có một vực thẳm ngăn cách không thể vượt qua .Kết quả là các thứ tín chứng học hay hộ giáo học ( apologetics) truyền thống bị loại trừ ( mặc dầu Barth không phủ nhận sự tương ứng tương dữ-correspondance- giữa Thượng Đế và vũ trụ có trật tự hợp lí ).Chúa tự ban cho tín đồ ,như một ân huệ, thông qua niềm tin và ngoại trừ trường hợp này thì không có cách nào khác để biết về Ngài.

Tư tưởng của Barth vẫn luôn di động. Ông quay lưng lại với chủ nghĩa hiên sinh thuở ban đầu của mình và với kiểu diễn đạt “khủng hoảng”( the crisis mode of expression) ; ông đi đến chỗ nhấn mạnh nhiều hơn nhân tính của Chúa( the humanity of God).Tương đối là có ít triết gia Anh lưu ý tới Barth khi ông còn sống( điều này không tất yếu là một phán đoán bất lợi đối với ông hay họ) , Lewis và Hepburn nằm trong số những người thấy Barth là đáng quan tâm.Nhưng với các nhà thần học thì ông thành công nhiều hơn : T.F. Torrance là người xuất sắc trong số những người chịu ảnh hưởng của Barth,nhưng không phải là không phê bình ông này ở nhiều điểm.Tuy nhiên đó là ảnh hưởng tổng quát của Barth, đến nỗi kiểu nói” những người Barthians” đã ,một thời trở thành khẩu n ngữ triết học thông dụng mặc dầu Barth từng tuyên bố rằng nếu như có một trường phái như vậy thì ông không hề thuộc về trường phái đó ! Đồng thời, những lời bác bỏ như búa bổ của ông đối với những ai theo duổi các đường hướng thần học khác với ông thật khó mà không gây ấn tượng rằng một lập trường khác biệt và rất ư kiên cố đã được thiết dựng, như vách sắt thành đồng! Có lẽ ngay cả những người bất đồng nhất với Barth cũng không bực tức với cái danh hiệu nhà thần học lớn nhất của thế kỉ mà nhiều người tặng ông , ngay cả những người cảm thấy bị thôi thúc phải ngang bằng ông hay với thánh Augustine, thánh Thomas hay Calvin. Tuy nhiên ,cho dầu ông đã làm rối trí bực mình nhiều người ,ngay cả những người xa cách ông nhất mà đã biết niềm tin giản dị , tính hài hước và tình yêu đối với nhạc Mozart của ông, quả là thấy yên tâm một cách lạ lùng.

Nguồn: Điếu văn.

. ALAN SELL

Berdyaev Nicolai Aleksandrovich

( cũng viết là Berdiaev )

Nga. s: 06-03-1874, Kiev. m: 24-03-1948, Clamart, Paris. Ph.t: Triết gia tôn giáo. G.d: Sinh viên trường Võ bị Nga, sau học Luật ở Đại học Kiev, dở dang; đến Đại học Heidelberg ( Đức) học triết với Wildelband, 1903. A.h: Böhme, Kant, Schelling, Schopenhauer, Nietzsche, Dostoievsky, Tolstoy, Fedorov, Solov’ev và Bulgakov. N.c: 1920-2, Giáo sư Triết, Đại học Moscow

Ấn phẩm chính bản:

(1916) Smysl tvorchestva: opit opravdaniia cheloveka ( Ý nghĩa của hành vi sáng tạo) ,Moscow.

(1923) Smysl istorii: opit filosofii chelovecheskoi sud’by ( Ý nghĩa của lịch sử), Berlin.

(1927-8) Filosofia svobodnogo dukha: problematica i apologiia khristianstva (Tự do và Tinh thần), 2 quyển, Paris.

(1931) O naznachenii cheloveka: opit paradoksal’noi etiki ( Định mệnh con người),Paris.

(1934) Ya i mir ob’ektov: opiy filosofiiodinochestvai obshcheniia (Cô đơn và xã hội), Paris.

(1938) Dukh I real’nost’: osnovy bogochelovecheskoi dukhovnosti ( Tinh thần và Thực tại), Paris.

(1940) O rabstve i svobode cheloveka opit personalisticheskoi filosofii ( Nô lệ và Tự do)

(1947) Opit eskhatologicheskoi metafiziki: tvorchestvo i ob’ektivikatsiia ( Khởi nguyên và chung cuộc), Paris:YMCA Press.

(1949) Samopoznanie: opit filosofskoi avtobiografii ( Một tiểu luận tự bạch) Paris:YMCA Press. *

• Tất cả các đầu đề sách trên đây, ngưởi biên dịch- vì không biết tiếng Nga –nên chỉ dựa theo cách dịch sang tiếng Anh để chuyển ngữ sang tiếng Việt, nên chắc là không sát với nguyên tác . Vậy xin kính cáo và mong bạn đọc thông cảm.

Văn bản nhị đẳng:

Clark O.F.(1950) Introduction to Berdyaev ( Dẫn luận vào Berdyaev), London: Geoffrey

Bles.

Copleston,F.C.(1986) Philosophy in Russia: From Herzen to Berdyaev (Triết học Nga: Từ Herzen đến Berdyaev), Tunbridge Wells:Search Press; Notre Dame: University of Notre Dame Press ,pp 370-89.

Lossky,N.O.(1952) History of Russian Philosophy (Lịch sử Triết học Nga), London: George Allen & Unwin,ch.16.

Nucho,F.(1967) Berdyaev’s Philosophy: The Existential Paradox of Freedom and Necessity ( Triết học Berdyaev: Nghịch lí hiện sinh giữa tự do và tất yếu), London: Victor Gollancz .

Zenkovsky,V.V.(1953) A History of Russian Philosophy ( Lịch sử Triết học Nga), bản dịch tiếng Anh của George L.Kline,London:Routledge & Kegan Paul, vol.2,pp 760-80.

Sinh ra trong một gia đình quí tộc, Berdyaev gia nhập phong trào dân chủ xã hội trong thời sinh viên và do vậy bị đuổi khỏi đại học Kiev và bị đày đến Vologda.Cùng với những nhà Mácxít hợp pháp khác của những năm1890s ,nhất là Bulgakov,Frank và Struve, ông trải qua một cuộc khủng hoảng ý thức hệ và siêu hình ở khúc quanh của thế kỉ. Ông ôm chầm chủ nghĩa duy tâm và đạp đổ chủ nghĩa xã hội ,ít ra là trong những hình thức thế tục hiện hành của nó. Quá trình thay đổi tâm thức này tìm được cách diễn đạt trong những đóng góp vào các hợp tập Problemy idealizma ( Những vấn đề của chủ nghĩa duy tâm) và Vekhi ( Những mốc cắm/ những bước ngoặt). Vào thời này ông là một đại biểu hàng đầu ,cùng với D.S.Merezhkovsky (1865-1941),của ý thức tôn giáo mới. Sau Cách mạng Tháng Mười Nga,ông được phép tổ chức Hàn lâm viện Tự do Văn hoá Tâm linh và dạy ở Đại học Moscow nhưng ông đã bị trục xuất khỏi Nga vào năm1922 cùng với rất nhiều học giả phi vô sản khác. Ông thành lập một Hàn lâm Viện Tôn giáo-Triết học ở Berlin và năm 1924 chuyển sang Paris ở đó ông cũng thành lập tờ báo Put (Con Đường) và điều hành Thông tấn xã YMCA( Young Men’s Christian Association Press—Hiệp hội Nam Thanh niên Cơ đốc giáo).

Mặc dầu tính đa dạng trong cách tiếp cận, vẫn có vài hằng tố triết học ( philosophical constants) nào đấy trong trước tác thời trưởng thành của Berdyaev, mà hằng tố căn bản nhất trong số đó là một sự phân biệt theo kiểu Kant giữa hiện tượng và ẩn tượng ( the phenomenal and the noumenal) .Khác với Kant, Berdyaev chủ trương rằng thực tại ẩn tượng ( the noumenal reality), hay tâm giới ( the realm of the spirit) là khả tri, thông qua kinh nghiệm huyền nhiệm,dầu rằng bất khả biểu(inexpressible)trong những phạm trù của lí tính con người. Sự phân biệt cơ bản này giữa một bên là thế giới ác xấu, sa đoạ của thiên nhiên và xã hội con người và bên kia là thế giới tâm linh của những giá trị vĩnh cửu thông báo mọi cuộc đột kích của Berdyaev vào những vấn đề cụ thể. Sự phân biệt này hậu thuẫn cho việc nâng cao tính sáng tạo đạo đức lên trên sự tuân phục thụ động các qui luật đạo đức của xã hội và nó cũng hậu thuẫn việc ông bác bỏ chủ nghĩa xã hội tập thể với những chuyên tâm lo toan về kinh tế mà bỏ lơ tự do cá nhân, để ưu ái một chủ nghĩa xã hội nhân vị( personalist socialism) hay chế độ quí tộc của tự do (aristocracy of freedom) trong đó mỗi tự ngã cá nhân ( individual ego) đều có thể siêu việt xã hội để hoàn thành nhân cách. Chỉ với sự qui chiếu đến cảnh giới siêu lịch sử của các giá trị tâm linh mà Berdyaev có thể uỷ thác bất kỳ ý nghĩa nào cho lịch sử nhân loại ; nghĩa là sự thực hiện bên ngoài thời gian lịch sử, vương quốc của Thiên chúa.

Một trong những nhãn hiệu mà Berdyaev gán cho siêu hình học của mình là “Duy nhân vị” (personalist). Cái thực sự tồn tại là tinh thần ,còn thế giới hiện tượng sa đoạ chỉ là một tiến trình khách quan hoá để nô dịch tinh thần( an enslaving objectification of spirit) ; nhưng ông bác bỏ chủ nghĩa duy tâm tuyệt đối , nhìn hình thức cao nhất của thực tại như là nhân cách tự tạo phổ quát(universal, self-creating personality); ông cũng bác bỏ thứ đơn tử luận nhân vị có hệ thống ( hierarchical personalist monadology) của Lossky. Khẳng định tự do là mối ưu tư trung tâm trong các bài viết của ông.Tự do được ban cho tính ưu tiên lôgích so với tồn tại và ,theo Berdyaev ,không thể là sáng tạo của Thượng đế bởi vì tự do làm cho cái ác xấu có thể nổi lên ; tự do không được tạo ra mà tự khởi từ Ungrund ( một khái niệm phái sinh từ Böhme và Schelling) , một tiềm năng huyền bí vươn tới tồn tại vốn là điều kiện cần cho hành vi sáng tạo của Thượng đế, là Hư vô mà từ đó thế giới được tạo dựng.Trong trước tác về sau của mình Berdyaev áp dụng các từ” existential/ existentialist”( hiện sinh) cho triết học của mình mặc dầu ông nhìn những tổng kết về tự do của con người trong tác phẩm của Heidegger và Sartre là quá bi quan, đoạ lạc.

Berdyaev từng là người được đọc nhiều nhất trong số các triết gia tôn giáo của Nga, một phần vì cá tính mạnh mẽ trong các bài viết của ông và cũng vì những bức tranh rộng lớn về tôn giáo, đạo đức, xã hội, chính trị, lịch sử và triết lí mà chúng vẽ ra. Cách tiếp cận phi hệ thống và đầy cảm hứng của ông cũng như văn phong nhiều ẩn dụ và nghịch lí của ông đã gây nên nhiều bất đồng trong đánh giá các phẩm chất triết học của ông( hãy xem những phán đoán rất trái ngược nhau từ những người đương thời với ông như Lossky và Zenkovsky).

COLIN CHANT

Berger, Gaston

Pháp. s: 01-10-1896, Saint Louis, Sénégal. m: 13-11-1960, Longjumeau, Seine-et-Oise, Pháp. Ph.t: Nhà hiện tượng học. Q.t: Triết lí hành động, phân tích tính tình và nhân cách, khoa học luận. G.d: Trường Trung học Marseille rồi Đại học Aix-en-Provence. A.h: Descartes, Kant, Edmund Husserl, Maurice Blondel và René Le Senne. N.c:1926, sáng lập Hội Nghiên cứu

Triết học Marseille; 1941-7, Giáo sư Triết, Đại học Aix-en Provence; 1945, sáng lập tập san

Les Études philosophiques; 1949, Tổng thư kí Ủy ban Trao đổi Văn hoá Pháp Mỹ; 1953-60, Tổng Giám đốc Giáo dục Cao đẳng; 1955-60,Giáo sư Triết, Hàn lâm Viện các Khoa học Tinh thần; 1957, sáng lập Trung tâm Nghiên cứu Vị lai và tờ báo Prospective; Chủ tịch Ủy ban Bách khoa thư Pháp và Hội Triết học Pháp; Phó Chủ tịch Học viện Quốc tế Triết học ; đồng thời là người sáng lập Revue de L’Enseignement Supérieur và Trưởng Phái đoàn Pháp tại Unesco.

Ấn phẩm chính bản:

(1941) Le Cogito dans la philosophie de Husserl ( Cái Tôi-suy-tư trong triết học Husserl), Paris:Aubier.

(1941) Recherches sur les conditions de la connaissance. Essai d’une théorétique pure (Nghiên cứu những điều kiện của tri thức. Khảo luận một lí thuyết pháp thuần túy), Paris: PUF.

(1950) Traité pratique d’analyse du caractère ( Khảo luận thực hành phân tích tính tình), Paris: PUF.

(1954) Caractère et personalité ( Tính tình và nhân cách) , Paris: PUF.

Văn bản nhị đẳng:

Các tập san Les Études philosophiques 4 (1061) và Prospective 7 (1961) đều dành để viết về Berger và triết học của ông.

Trong thời kỳ từ 1926 đến 1960, Berger tự xác lập mình như là một trong những khuôn mặt nổi bật nhất của triết học Pháp. Ông dã sáng lập ba tạp chí triết học quan trọng ( Les

Études philosophiques, Revue de l’Enseignement supérieur và Prospective) và luôn năng động trong việc tổ chức hay điều hành nhiều hội đoàn hay định chế danh giá nhằm thăng tiến hoạt động triết học cả trong bình diện quốc gia ( chẳng hạn, La Société d’Études philosophiques de Marseille) lẫn trên bình diện quốc tế ( chẳng hạn, L’Institut International de Philosophie). Ông cũng là người tiên phong, tại Pháp ,trong việc nghiên cứu triết học của Husserl.

Triết học riêng của Berger là một tổng hợp độc đáo của những ý tưởng rút ra từ hiện tương học Husserl, triết lí hành động của Maurice Blondel và tính tình học (caractérologie) của René Le Senne. Nếu như ông chuẩn bị đề xuất cái khái niệm khó hiểu về một chủ thể siêu nghiệm phổ quát hay tập thể ( a universal or collective transcendental subject) như là trung tâm của mọi qui chiếu có ý nghĩa thì điều đó phản ánh xác tín sâu xa của ông rằng vai trò của triết học trong thế giới hiện đại là hoà giải những quan điểm khác nhau nhằm thành tựu một sự hội nhập trí thức và văn hoá tốt hơn.

Nguồn: Huisman;EF. 

STEPHEN MOLLER

Bergman, Samuel Hugo

Israel. s: 25-12-1883,Prague. m: 18-06-1975, Jerusalem. Ph.t: Triết gia tôn giáo và chính trị ,nhà dịch thuật, nhà xuất bản. Q.t: Triết lí khoa học, triết lí tôn giáo, triết lí chính trị, khoa học luận, huyền học. G.d: 1900-06, học Triết tại các Đại học Prague và Berlin. A.h: Những ảnh hưởng cá nhân có ý nghĩa gồm Franz Kafka, Max Brod, Emil Utiz, Einstein, Bernard Bolzano, Franz Brentano, Edmund Husserl, Rudolf Steiner và Martin Buber. Về triết học

,chịu ảnh hưởng của Kant và trường phái Tân chủ Kantcủa Hermann Cohen. Về tôn giáo

,chịu ảnh hưởng Martin Buber,Franz Rosenzweig và Sri Aurobindo.N.c: Quản thủ thư viện

Đại học Prague,1907-19; Giám đốc đầu tiên của Thư viện Đại học Quốc gia Israel,

Jerusalem,1920-35; Giảng sư rồi Giáo sư Triết học , sau đó là Viện trưởng đầu tiên của Đại học Hebrew, Jerusalem,1928-38; người sáng lập và thành viên tuyển chọn của ban điều hành Histadrut ha-Overdim ( Công đảng Israel), người thành lập tờ báo Kiryat Sefer, biên tập triết học tổng quát cho tờ Encyclopaedia Hebraica và tờ quí san triết học Iyyun, thành viên của Ha Po’ el ha –Za’ir và Brit Shalom, những tổ chức hoà bình cánh tả,trở thành phát ngôn nhân chính của các tổ chức này; dẫn đầu phái doàn Do thái từ Palestine đi dự Hội nghị Đại Á ( Pan-Asiatic Conference) ở New Delhi,1947; được giải thưởng Cổ điển học Israel cho công trình về Lôgích học,Mavo le-Torat ha Higgayon ( Nhập môn Lơgích học).

Ấn phẩm chính bản:

(1929) Der Kampf um das Kausalgesetz in der jüngsten Physik ( Cuộc chiến đấu cho định luật nhân quả trong Vật lí thời sơ khai), Braunschweig( Brunswick): F.Vieweg.

(1940) Introduction to the Theory of Knowledge (Nhập môn nhận thức luận) , Jerusalem: Hebrew University.

(1953) Introduction to Logic ( Nhập môn Lôgích học) , Jerusalem.

(1961) Faith and Reason: An Introduction to Modern Jewish Thought ( Tín ngưỡng và lí trí: Nhập môn tư tưởng Do thái hiện đại ) A.Jospé dịch từ tiếng Hebrew, New York: Bnai Brith & Schocken Books , 1963.

Schelling on the Source of Eternal Truths, Jerusalem, Magnes Press.

(1964-5) Ha-Filosofiah ha-Dialogit mi-Kirkagor ad Buber ( Triết học đối thoại từ Kierkegaard tới Buber) Jerusalem: Akadamon.

(1967) Philosophy of Solomon Maimon( Triết học S.Maimon), N.J.Jacobs dịch, Jerusalem, Magnes Press.

(1970) A History of Modern Philosophy from Nicolas Cusanus to the Age of Enlightenment ( Lịch sử Triết học Hiện đại từ Nicolas de Cuse đến Thời Khai minh) Jerusalem, Mosak Bialik..

(1970) The Quality of Faith: Essays on Judaism and Morality ( Phẩm chất của tín ngưỡng: Các tiểu luận về Do thái giáo và đạo đức),Y.Hanegbi dịch, Jerusalem: Youth and Hechalutz Department of World Zionist Organization.

(1983) Fichte, Johann Gottlieb, 1762-1814, Jerusalem, Magnes Press.

(1985) Diaries and Letters ( Nhật kí và Thư từ) ,2 quyển, Königstein: Jüdischer Verlag bei Athenäum.

Văn bản nhị đẳng:

Klüback,W.(1992) Courageous Universality ( Phổ quát tính kiên cường), Atlanta,

Georgia: Scholars Press: Brown Judiac Studies, No.245.

Bergman là một người Phục hưng Do thái (Zionist) nhiệt thành ,chấp thuận sống chung hoà bình với người Árập,cũng như là một trong những nhà tiên phong thuở ban đầu của triết học Israel hiện đại .Khi còn là sinh viên, ông chịu ảnh hưởng bởi triết học Cơ đốc giáo chống

Kant( anti-Kantian Christian philosophy) cũng như bởi Edmund Husserl và Rudolf Steiner.

Những ảnh hưởng về sau còn có Kant và những nhà Tân chủ Kant,đặt biệt là Hermann Cohen và Ernst Cassirer. Còn trong triết học tôn giáo,ông vận dụng nhiều phương diện trong giáo lí Ấn độ và Cơ đốc cũng như nhiều ý tưởng duy nhân hình (anthropomorphic ideas) của Steiner. Giống như Martin Buber, ông nhìn tín ngưỡng như là kinh nghiệm trực tiếp sống động ,mà ông gọi là “mang tính đối thoại”( dialogic). 

Trước tác của ông về lịch sử triết học, và những bản dịch Solomon Maimon, Kant và Husserl sang tiếng Hebrew của ông đã chứng tỏ có giá trị lớn và ảnh hưởng sâu rộng.

Nguồn: EncJud; NUC:Schoeps.

IRENE LANCASTER

Bergson, Henri-Louis

Pháp. s: 18-10-1859, Paris. m: 04-01-1941, Paris. Ph.t: Nhà siêu hình học, triết gia tiến trình. Q.t: Sự tiến hoá. G.d: Học ở École Normale Supérieure, Thạc sĩ Triết học 1881 rồi Tiến sĩ Triết học 1889. A.h: Zénon d’Elée, Platon, Aristote, Plotin, các nhà huyền học Đông phương và Cơ đốc giáo, Descartes, Spinoza, Leibniz, Berkeley, Hume, Kant, Claude Bernard, Lachelier, Ravaisson, Spencer, Darwin và Einstein. N.c: Dạy ở Anger,1881-3, ClermontFerrand,1883-7, và Paris; Giáo sư Pháp quốc Học viện ( Collège de France), 1900; những tác phẩm chính được đưa vào Thư mục Vatican, 1914; Nobel Văn chương, 1927.

Ấn phẩm chính bản:

(1889) Essai sur les données immédiates de la perception ( Khảo luận về những dữ kiện trực tiếp của tri giác) , Paris: Alcan.

(1896) Matière et Mémoire ( Vật chất và kí ức) , Paris: Alcan.

(1900) Le Rire ( Tiếng cười) , Paris: Alcan.

(1903) Introduction à la métaphysique ( Nhập môn Siêu hình học), Revue de Métaphysique et de Morale, 29-Janvier, 1903.

(1907) L’Évolution créatrice ( Tiến hoá sáng tạo ) , Paris: Alcan.

(1912) Introduction to Metaphysics, Bản dịch tiếng Anh của T.E.Hulme, New York: Putnam’s Sons.

(1919) L’Énergie spirituelle: Essais et Conférences ( Năng lượng tinh thần: Các tiểu luận và hội thảo) , Paris:Alcan.

(1922) Durée et simultanéité: A propos de la théorie d’Einstein ( Tồn tục và đẳng thời) ,Paris: Alcan.

(1932) Les Deux Sources de la Morale et de la Religion ( Hai suối nguồn của đạo đức và tôn giáo ) , Paris: Alcan.

(1934) La Pensée et le Mouvant: Essais et Conférences ( Tư tưởng và Dịch biến: Các tiểu luận và Hội thảo), Paris: Alcan.

Các xuất bản hợp tập:

(1959) Oeuvres, Paris: PUF.

(1972) Mélanges, Paris: PUF.

Văn bản nhị đẳng:

Barlow, M.(1966) Henri Bergson, Paris: Éditions universitaires.

Berthelot, R.(1938) Un Romantisme utilitaire ( Một chủ nghĩa lãng mạn công ích ), Paris: Alcan.

Capek, M.(1971) Bergson and Modern Physics( Bergson và vật lí hiện đại), Dordrecht: Reidel.

Gunter, P.A.Y.(dịch và xuất bản), 1969.Bergson and the Evolution of Physics ( Bergson và sự tiến hoá của vật lí), Knoxville, Tenn: Tennessy University Press. 

Gunter, P.A.Y.(1986) Henri Bergson: A Bibliography( H. Bergson: Thư mục), Bowling Green, Ohio: Philosophy Documentation Center.

Hanna, T. 1962, The Bergsonian Heritage ( Di sản của Bergson), New York: Columbia Univ. Press.

Husson, L.1947, L’Intellectualisme de Bergson ( Quan điểm duy tuệ của Bergson), Paris: PUF.

Jankélévitch,V.1959, Henri Bergson, Paris: PUF.

Kolakovski, L.1985, Bergson, Oxford: Oxford University Press.

Lacey, A.R.1989, Bergson, London: Routledge.

Les Études Bergsoniennes [ 1948-76] ( Tạp chí định kỳ,11 quyển).

Mossé-Bastide, R.M.(1955) Bergson éducateur( Bergson nhà giáo dục), Paris: PUF.

Papanicolaou, A.C. & Gunter, P.A.Y.(1987) Bergson and Modern Thought ( Bergson và tư tưởng hiện đại ) , Chu, Swit: Harwood Academic Publishers.

Russell, B.(1914) The Philosophy of Bergson, Cambridge: Bowes & Bowes.

Một trong những điều gây ấn tượng nhất về Bergson có lẽ là mức độ uyên bác phi thường nơi những thành tựu văn hoá của ông. Ở tuổi 17 ông thắng một giải mở rộng về đáp án độc đáo cho một bài toán đặc biệt khó và cùng năm đó ông giải bài toán hiểm hóc mà Pascal tuyên bố đã giải xong nhưng chưa hề in ra. Luận văn tốt nghiệp của ông ( bằng tiếng Latinh) giảng bình lí thuyết vị trí của Aristote và một thiên bình luận ngắn về Lucretius; ông giảng dạy về Platon, Aristote, Plotin và nhiều chuyện khác.Ông nghiên cứu thấu đáo các văn bản kỹ thuật về vai trò của não đối với chứng mất ngôn ngữ (Aphasia), trích dẫn bằng chứng khoa học tỉ mỉ khi tranh luận về sự tiến hoá, và trong những năm cuối đời đã tranh luận công khai cùng Einstein về một số mặc hàm nghịch lí trong thuyết tương đối—một cuộc tranh luận mà ông thường bị xem là thua, nhưng nhiều nhà vật lí hàng đầu của thế kỉ như

Gunter,Papanicolaou… đã có những bài viết về công trình của ông ( xem phần Văn bản nhị đẳng).

Bergson nằm trong số những nhà văn lớn có phong cách riêng—đáng tiếc là khá hiếm hoi— trong triết học. Những ý tưởng của ông thường rối rắm và khó hiểu nhưng cách ông trình bày chúng, so với văn tài của Russell, Berkeley, Platon và William James quả là cũng ngang tài cân sức, chẳng hề kém cạnh chút nào! Và nét đặc sắc đó vẫn tồn tại nơi các bản dịch sang tiếng Anh, do chính ông hiệu đính trước khi cho phép in, bởi ông cũng rất thông thạo và sử dụng nhuần nhuyễn ngôn ngữ này, nhờ bà mẹ là người Anh. ”Không có gì trong triết học mà lại không thể được diễn đạt bằng ngôn ngữ thường ngày”, ông từng bảo thế với một nhà báo phỏng vấn. Giống như Russell, ông cố gắng phối hợp triết học với hành động ”người ta nên hành động như một con người tư duy và nên tư duy như một con người hành đông” như ông phát biểu trong một cuộc hội thảo ở Đan mạch năm 1937. Năm 1917 ông đã vận động Hoa kỳ tham gia Thế chiến để cứu nguy cho nước Pháp và châu Âu dân chủ và sau đó giúp vào việc thành lập ngành giáo dục của Hội Quốc liên ( League of Nations, tiền thân của Liên hiệp quốc sau này) , và ông tin rằng giáo dục và sự hiểu biết lẫn nhau sẽ giúp ngăn ngừa chiến tranh. Trong mười bảy năm cuối đời ông phải chịu đựng chứng viêm khớp dai dẳng .Yêu nước cuồng nhiệt, ông đã chết vào thời điểm đen tối nhất của nước Pháp, do viêm phế quản có lẽ do phải đứng nhiều giờ liền trong điều kiện khí hậu giá rét để đăng kí vào danh sách người Do thái và vì không muốn bỏ rơi đồng bào Do thái của mình ,ông đã từ chối sự miễn xá đặc biệt mà chính quyền dành cho riêng ông ( cũng vì cùng lí do đó mà ông đã không theo đạo Công giáo dầu rằng lúc đó trong tinh thần, ông đã cải đạo rồi).

Bergson thường được nhìn như một nhà tư tưởng hơi thiếu nghiêm xác, nếu không muốn nói là “quá bốc”( high-flown thinker).Quả thật là cảm tình của ông với huyền học , đặc biệt là trong những bài viết cuối đời và những khái niệm”lơ lửng trên chin tầng mây” như élan vital ( đà sống/ hứng khởi sinh tạo) và văn phong dào dạt trữ tình, nhiều khi hoa mỹ của ông đã ủng hộ cho nhận định này. Thành công của văn phong khiến cho những buổi giảng của ông thời tiền chiến có rất đông người dự thính ( một bức ảnh cho thấy người ta chen chúc nhau nơi các cửa sổ để nghe ông giảng triết học, chẳng khác nào đi xem hội!). Nhưng tất cả những điều này mới chỉ là một nét nổi bật của một toàn thể đa phức và cách xa với những ý hướng thực sự của ông. Hai mươi năm trước khi cho ra mắt quyển sách đạo đức học của mình, Les deux sources de la morale et de la religion (Hai suối nguồn của đạo đức và tôn giáo) ông giải thích sự yên lặng của mình về đề tài này bằng cách nói rằng,trong lãnh vực đó ông không thể đạt đến những kết quả có thể chứng minh như trong những tác phẩm khác của mình, và thêm rằng triết học có thể yêu sách về khách quan tính cũng lớn như khách quan tính trong các khoa học thực chứng, mặc dầu mang một bản chất khác.Ông không chỉ kêu gọi đến chứng cứ khoa học tỉ mỉ khi có liên quan, mà ông còn đạt đến những lập trường triết học chính yếu của mình bằng cách khởi đầu ,không phải như người ta vẫn thường nghĩ, từ những dữ liệu trực quan của kinh nghiệm sống mà bằng cách phản tư về phương pháp xử lí thời gian của khoa học và toán học.Giống như William James với “dòng ý thức”( stream of consciousness) nổi tiếng mà triết học của Bergson có rất nhiều điều tương tự, ông nhấn mạnh vào tầm quan trọng của tâm lí học nội quan( introspective psychology); nhưng trong khi đối với James tâm lí học nội quan mới chỉ là điểm khởi hành thì với

Bergson nó lại là điểm đến: dầu cho bao nhiêu điểm tương tự giữa triết học của họ thì Bergson vẫn cho rằng ông và James đã đạt đến chúng một cách hoàn toàn độc lập với nhau chứ không phải gây ảnh hưởng lẫn nhau.

Cũng cùng trong phần tiểu sử tự bạch viết năm 1922, Bergson kể lại thời thanh niên ông đã bị đụng độ bởi hai luồng ý liến trái ngược nhau –tư tưởng chính thống theo Kant và thuyết tiến hoá của Spencer --như thế nào. Ông thích Spencer hơn bởi vì tính cách cụ thể của trí tuệ và ước muốn luôn trụ vững trong lãnh thổ các sự kiện của ông này. Ông thường được nhìn như một người phản-duy trí( anti-intellectualist) do việc ông nhấn mạnh vào trực quan ( intuition) , một năng lực tiến hoá từ bản năng. Mặc dầu về sau ông từ bỏ Spencer và thực sự dành vị trí danh dự cho trực quan như là quan năng cao nhất của con người , song điều này chẳng hề làm tổn hại đến trí năng trong lãnh vực riêng của nó, là khoa học và toán học , mà ông không bao giờ từ bỏ. Trực quan về tồn tục hay kỳ gian ( l’intuition de la durée—the intuition of duration) thực sự là yếu tố cốt tử trong triết học Bergson ,nhưng trực quan nói chung là bản năng đã trở thành vô vị lợi , tự thức, có khả năng phản ánh trên đối tượng của nó và mở rộng đối tượng đến vô hạn định.Song tất nhiên nó không thay thế cho sự làm việc cần mẫn. Nhưng cách xử lí trực quan của Bergson thực ra dường như có dính líu đến nhiều lẫn lộn.Đôi khi nó dường như có nghĩa là việc nắm bắt những ý tưởng sáng sủa, điều này vừa tiền giả định vừa bao hàm sự khổ luyện trí thức ( intellectual hard work). Nhưng nó cũng là một quan năng tách biệt với trí tuệ , một phần bởi nhận thức kỳ gian/ tồn tục như một cái gì cốt yếu là thống nhất và liên tục ( và những phương diện phẩm tính nơi kinh nghiệm của chúng ta nói chung) và một phần do nhận thức thực tại siêu hình bất khả lí hội ( ineffable metaphysical reality),đạt đến tuyệt đỉnh nơi huyền học ( mysticism) : ở đây trực quan là phương pháp của triết học cũng như trí tuệ là phương pháp của khoa học và toán học—nhưng ông có phân biệt triết học như một nghiên cứu trí thức về trực quan hay không? Ảnh hưởng lâu dài nhất của Bergson hẳn là nằm trong sự phân biệt của ông giữa thời gian như là bất khả phân, dị chất về phương diện phẩm tính và cảm nhận được do kinh nghiệm sống ( đó là kỳ gian hay tồn tục—durée) với thời gian khả phân,đồng chất về lượng tính và được nghiên cứu bởi khoa học vốn coi thời gian như tương tự với không gian; mặc dầu từ quyển Matière et Mémoire ( Vật chất và kí ức) trở đi thì cả hai đều thuộc về chính thế giới.

Ông giải quyết nghịch lí “ Achille với con rùa “ của Zénon d’Elée bằng cách phân biệt tương tự chuyển động bất khả phân của Achille với cungđường khả phân mà nó trải qua, một đáp án mà, cùng với việc xử lí không cân xứng của ông về không gian và thời gian, đã bị phê bình rất nhiều .Không chỉ những quan điểm này về thời gian thường được coi là ( dầu không phải là không có tranh cãi) có ảnh hưởng đến Proust và nhiều khuôn mặt văn học khác( chảng hạn, hãy xem Les Études bergsoniennes,q.1 , của Delattre), nhưng ở đây và trong cách tiếp cận bản thể bằng triết học tiến trình( process philosophy) của ông ,những quan điểm của ông về thuyết tất định và về ảnh hưởng của ý thức ,đôi khi ông được coi là đã dự phóng những nét chính của thuyết tương đối, tính bất định vi vật lí và những lí thuyết khoa học hiện đại về trí não ( xem Bergson and Modern Thought của Papanicolaou và Gunter, Harwood Academic Publishers, 1987).

Nguồn: Passmore,1957.

A. R. LACEY

Berkovits, Eliezer

Mỹ, gốc Do thái .s: 08-09-1908, Oradea, Nagyvarad,Transyvania trước kia thuộc Hungary nay là nước Romania. m: 25-08-1992, Jerusalem. Ph.t: Triết gia tôn giáo, giáo sĩ Chính thống giáo. Q.t: Đáp án triết lí của Do thái giáo chính thống đối lại các nền triết học Do thái phichính thống và chống –Dothái giáo, suy niệm triết học về cuộc tàn sát người Do thái, triết học về Halakhah ( Giáo luật Do thái). G.d: Thụ phong Giáo sĩ Do thái giáo ( Rabbi) tại Chủng viện Hildesheimer,1934. N.c: Giáo sĩ Do thái, Berlin,1934-8; Leeds,1940-6; Sydney, 194650; Boston,1950-8; Chủ nhiệm khoa Triết học Do thái, Đại học Thần học Hebrew, Chicago

1958-75; di cư về Israel 1975.

Ấn phẩm chính bản:

(1943) Towards a Historic Judaism ( Hướng đến một Do thái giáo Lịch sử), Oxford: East and West Library.

(1956) Judaism: Fossil or Ferment ( Do thái giáo: Vật hoá thạch hay chất men), New York: Philosophical Library.

(1959) God, Man and History: A Jewish Interpretation ( Thượng đế, Con người và Lịch sử) , New York: Jonathan David.

(1962) Jewish Critique of Martin Buber ( Phê phán Do thái giáo về Martin Buber), New York: Yeshiva University.

(1969) Man and God: Studies in Biblical Theology( Con người và Thượng đế; Nghiên cứu Thần học Thánh kinh) , Detroit: Wayne State University Press.

Faith after the Holocaust ( Niềm tin sau Cuộc Tàn sát), New York: Ktav.

Major Themes in Modern Philosophies of Judaism ( Những chủ đề chính trong triết học hiện đại của Do thái giáo ), New York: Ktav.

Crisis and Faith ( Khủng hoảng và Niềm tin), New York: Sanhedrin Press.

(1979) With God in Hell( Cùng Chúa ở Địa ngục), New York: Sanhedrin Press.

(1983) Not in Heaven ( Không ở Thiên đường), New York: Sanhedrin Press.

(1990) The Jewish Woman in Time and Tora ( Người đàn bà Do thái trong thời gian và trong Tora*), New York: Ktav.

* Tora; Năm cuốn đầu của Kinh thánh Cựu ước, chứa đựng Giáo luật của đạo Do thái.

Văn bản nhị đẳng:

Raffel, C.M. (1993) Eliezer Berkovits trong Interpreters of Judaism in the late twentieth century ( Những người diễn giải Do thái giáo ở nửa sau thế kỉ hai mươi), Washington D.C: Bnai Brith, pp1-15.

Trong các bài viết của mình, Berkovits đem đối lập chủ nghĩa phục hưng Do thái thế tục ( secular Zionism) với truyền thống tôn giáo Do thái ( Jewis religious tradition). Ông khảo sát những nguồn gốc phi-Do thái trong phần lớn trước tác của Martin Buber, cũng như bảo vệ đạo Do thái chống lại những ai mà ông coi là có ác cảm với đạo này, chẳng hạn như Arnold Toynbee. Tác phẩm Faith after the Holocaust của ông đặc biệt gây ảnh hưởng, nhất là trong những người ủng hộ lâp trường Chính thống giáo Do thái hiện đại.

Sự kiện phần lớn trước tác của ông dược dịch sang tiếng Hebrew trong hai thập niên cuối của thế kỉ hai mươi và ông trở thành chủ đề của nhiều luận văn tiến sĩ xác nhận tầm quan trọng của Berkovits như một nhà tư tưởng lớn về Cuộc Tàn sát Người Do thái .Mối quan tâm của ông về vai trò của người phụ nữ trong truyền thống tôn giáo và ước muốn giải thích Giáo luật Do thái nói chung theo một cách khá uyển chuyển đã ảnh hưởng đến nhiều nhà tư tưởng lớn của nửa sau thế kỉ hai mươi, như các Giáo sĩ Irving Greenberg và David Hartman.

Nguồn: EncJud, 4, pp 633-4; NUC; WW( Am).

IRENE LANCASTER

Bierens de Haan, Johannes Diderik

Hà lan. s: 14-10-1866, Amsterdam. m: 17-09-1943, Haarlem. Ph.t: Nhà duy tâm theo

Spinoza. Q.t: Triếr lí văn hoá, triết lí đạo đức. G.d: Thần học, Đại học Utrecht; luận án về ý nghĩa của Shaftesbury trong khung cảnh của đạo đức nước Anh. A.h: Platon, Spinoza và Hegel. N.c: Mục sư của Giáo hội Cải cách Hà lan,1881-1906; sau 1906, nhà báo tự do.

Ấn phẩm chính bản:

(1891) De beteekenis van Shaftesbury in de Engelsche ethiek ( Ý nghĩa của Shaftesbury trong đạo đức học nước Anh) , Utrecht: Beyers.

(1898) Idee-studies ( Nghiên cứu ý tưởng ), Amsterdam: Van Looy.

(1900) Levensleer naar de beginselen van Spinoza ( Xác tín đạo đức theo các nguyên lí của Spinoza), s-Gravenhage: Nijhoff.

(1909) De weg tot het inzicht,een inleiding in de wijsbegeerte ( Con đường đến trực quan), Amsterdam: Sijthoff.

(1921-27) Hoofdfiguren der geschiedenis van het wijsgeerig denken ( Những khuôn mặt chính trong lịch sử tư tưởng triết học ), 2 quyển, Haarlem: Bohn.

(1935) Plato’s levensleer ( Xác tín đạo đức của Platon), Haarlem: Bohn.

(1938) Het rijk van den geest ( Triều đại của tinh thần), Zeist: Ploegsma.

Amor, caritas en het altruïsme ( Tình yêu, bác ái và vị tha), Assen: Van Gorcum.

Ethica, beginselen van het zedelijkzelfbewustzijn ( Đạo dức học: Những nguyên lí cuả ý thức đạo đức), s-Gravenhage: Servire.

Văn bản nhị đẳng:

In memoriam Dr.J.D.Bierens de Haan ( Tưởng niệm Tiến sĩ J.D.Bierens de Haan--1944) ,Assen.

Bierens de Haan là một trong những người sáng lập Internationale School voor Wijsbegeerte ( Trường Quốc tế Triết học) ở Leusden, một trung tâm quốc tế của những giảng khoá triết học,thành lập từ 1916 và hiện nay vẫn hoạt động tích cực.

Ông cũng thành lập tờ báo triết học đầu tiên ở Hà lan, Algemeen Nederlands Tijdschrift voor Wijsbegeerte hiện nay vẫn là tờ báo triết học hàng đầu ở Hà lan.

Bierens de Haan trước tiên chịu ảnh hưởng triết học của Spinoza. Ông cố gắng khởi thảo một phiên bản đương đại của chủ nghĩa Spinoza. Trong con đường phát triển riêng của mình ông bắt đầu với một cách kiến giải duy lí về Spinoza nhưngrồi biến đổi thành một hình thức tôn giáo huyền nhiệm theo Spinoza với sự nhấn mạnh vào khía cạnh đạo đức. Điều này được phối hợp với một thứ duy tâm kiểu Platon,nhắm đến sự hoà hợp nội tại ( inner harmony) trên con đường đời. Theo ý ông,văn hoá chỉ có thể phát triển nếu sự phản tư và tự ý thức hiện diện theo một cách duy tâm và nếu chúng được đi kèm với trách nhiệm đạo đức . Lãnh vực của tinh thần phải ngự trị trên những chức năng thấp kém hơn của con người .Ý niệm là cơ sở sâu xa nhất của thực tại; con người cần thực hiện ý niệm trong suy tư và hành động của mình ; tôn giáo có thể đem lại sự giúp đỡ để đạt đến trực quan triết học cao nhất . Những giáo trình,bài báo và sách nhằm phổ biến triết học của ông đã đưa đến môt ảnh hưởng có ý nghĩa ở Hà lan.

WIM VAN DOOREN

Blondel, Maurice

Pháp. s: 1861, Dijon, Pháp. m: 1949, Aix-en-Provence, Pháp. Ph.t; Nhà siêu hình học, thần học,triết gia hành động. Q.t: Triết học tôn giáo. G.d: École Normale Supérieure. A.h: Léon Ollé-Laprune, Émile Boutroux và Victor Delbos. N.c: 1895-6, Đại học Lille; 1896-1927, Đại học Aix-en-Provence.

Ấn phẩm chính bản:

(1893) L’Action, essai d’une critique de la vie, et d’une science de la pratique ( Hành động, tiểu luận phê bình về cuộc sống và một khoa học về thực tiễn), Paris: Alcan; tái bản với nhan đề mới Premiers Écrits, Paris: PUF,1950.

(1893) De Vinculo Substantiali et de Substantia composita apud Leibnitium ( Về mối liên hệ bản thể và về bản thể liên hợp trong tư tưởng Leibniz ) Paris: Alcan.

(1896) Lettre sur les exigences de la pensée contemporaine en matière

d’apologétique, (Thư về những đòi hỏi của tư tưởng hiện đại đối với hộ giáo học/ tín chứng học), Annales de Philosophie Chrétienne; tái bản với nhan đề Histoire et Dogme,( Lịch sử và Giáo điều), Paris; PUF, 1951.

(1904) Histore et Dogme ( Lịch sử và Giáo điều), La Quinzaine ( Jan-Feb): 1-90.

(1922)[ với P.Archambault] Le Procès de l’intelligence ( Bản án trí thông minh), Paris: Bloud et Gay.

(1928) L’Itinéraire philosophique de Maurice Blondel ( Hành trình triết lí của Maurice Blondel) , Paris: Spes.

(1930) Une Énigme historique, le vinculum substantiale d’après Leibniz ( Một bí ẩn lịch sử, mối liên hệ bản thể theo Leibniz), Paris: Beauchesne.

(1932) Le problème de la philosophie catholique ( Vấn đề triết học Công giáo), Cahiers de la Nouvelle Journée XX.

La Pensée ( Tư tưởng), 2 quyển, Paris: Alcan.

L’Être et les Êtres ( Hữu thể và những tồn thể) ,Paris: Alcan.

(1936-7) L’Action ( Hành động) ,2 quyển, Paris: Alcan.

(1939) Lutte pour la civilization et philosophie de la paix ( Tranh đấu cho nền văn minh và triết lí vì hoà bình), Paris: Flammarion.

( 1944-6) La Philosophie et l’Esprit Chrétien ( Triết học và Tinh thần Cơ đốc giáo) , 2 quyển, Paris: PUF.

(1950) Exigences philosophiques du Christianisme ( Những yêu cầu triết lí của Cơ đốc giáo) , Paris: PUF.

Văn bản nhị đẳng:

Archambault, P.(1938) Oeuvre philosophique de Maurice Blondel ( Tác phẩm triết học của Maurice Blondel) , Cahiers de la Nouvelle Journée XII,Paris: Bloud et Gay.

Borne, E.(1962) Passion de la vérité ( Đam mê chân lí) ,Paris: Fayard.

Bouillard, H.(1961) Blondel et le Christianisme ( Blondel và Cơ đốc giáo), Paris: Seuil.

Cartier, A.(1955) Existence et Vérité ( Hiện hữu và Chân lí), Paris: PUF.

Duméry, H.(1948) La Philosophie de l’action ( Triết lí hành động), Paris: Aubier.

Duméry, H.(1954) Blondel et la religion: Essai critique ( Blondel và tôn giáo: Tiểu luận phê bình ) ,Paris; Aubier.

Duméry, H.(1963) Raison et religion dans la philosophie de l’action ( Lí tính và tôn giáo trong triết lí hành động) , Paris: Seuil.

École, J.(1959) La Métaphysique de l’Être dans la philosophie de Maurice Blondel ( Siêu hình học về Hữu thể trong triết học của Maurice Blondel), Louvain: E. Nauwelaerts.

Favraux, P.(1987) Une Philosophie du Médiateur, Maurice Blondel ( Triết học của Người trung gian, Maurice Blondel), Paris; Lethielleux.

Gélinas, J.P.(1959) La Restoration du Thomisme sous Léon XIII et les philosophies nouvelles (Sự phục hưng thuyết Thomas dưới triều Giáo hoàng LéonXIII và các nền triết học mới), Washington: Catholic Univ. of America Press.

Lavelle, L.(1942) La Philosophie entre les deux guerres ( Triết học giữa hai cuộc chiến), Paris: Aubier, pp.121-76.

McNeill, J.J.(1966), The Blondelian Synthesis ( Tổng hợp đề của Blondel), Leiden: E.J.Brill.

Paliard, J.(1950), Maurice Blondel, ou le dépassement chrétien ( Maurice Blondel hay sự Thăng hoa Cơ đốc giáo) , Paris: Julliard.

Poulat, E.(1979) Histoire, dogme et critique dans la crise moderniste ( Lịch sử, giáo điều và phê bình trong cuộc khủng hoảng hiện đại), Tournai: Casterman.

Romeyer, B.(1943) La Philosophie religieuse de Maurice Blondel ( Triết học tôn giáo củ Maurice Blondel), Paris:Aubier.

Saint Jean, R.(1965) Genèse de l’action, Maurice Blondel ( Sáng hoá hành động, Maurice Blondel), Paris & Bruges: Desclée de Brouwer.

Somerville, J.M.(1967) Blondel, Maurice, New Catholic Encyclopedia,New York: Mac GrawHill II 617b-618b.

Tresmontant, C.(1963) Introduction à la métaphysique de Maurice Blondel ( Nhập môn siêu hình học của Maurice Blondel) , Paris: Seuil.

Virgoulay, R.(1980) Blondel et le Modernisme (Blondel và chủ nghĩa hiện đại), Paris:Cerf.

Với một vài điểm chung với chủ nghĩa hiện sinh muộn, cái gọi là triết lí hành đông là một kiểu tiếp cận gần như hiện tượng luận ( a quasi-phenomenological approach) đến một triết học về kinh nghiệm cụ thể và hành vi đạo đức đặt cơ sở trên một sự phân tích ý chí và hành dộng , nó nhấn mạnh tính không thể đạt tới của đối tượng được ước muốn. Mục tiêu ban đầu của Blondel là phát triển một triết học về tôn giáo theo nghĩa cảm thức và đời sống tôn giáo hơn là những hệ thống giáo điều. Trong quan điểm của ông, hành động của con người chỉ có ý nghĩa nếu được hướng về Thượng đế siêu việt , một lập luận tuy vậy không phải được trình bày như là chứng lí về hiện hữu của Thượng đế-- mà đúng hơn ông hy vọng đưa ra một phê phán về các hệ thống tôn giáo tùy theo khả năng của chúng trong việc tìm ra ý nghĩa cho hành động con người. Những tác phẩm dài hơi hơn của ông trong những thập niên 1930s và 1940s biểu lộ ý đồ mở rộng những quan điểm trước kia thành một siêu hình học toàn diện hơn ,gồm cả một mô tả lí tính và một hữu thể học tự cho là tránh khỏi chủ nghĩa duy tâm. Mặc dầu là một tín đồ Công giáo thuần thành ,Blondel vẫn biện hộ cho một cách tiếp cận cởi mở với hộ giáo học ( apologetics) gồm việc đối thoại với những người vô tín ngưỡng như Léon Brunschvig và một sự đối kháng dứt khoát với những cách tiếp cận tân-kinh viện có tính dựa vào thế giá nhiều hơn đang thịnh hành thời đó , một chính sách được thực hiện dưới sự chủ nhiệm của Laberthonnière nơi tạp chí Annales de Philosophie Chrétienne. Ông giữ vai trò quan trọng trong cuộc khủng hoảng hiện đại của Công giáo khoảng đầu thế kỉ hai mươi . Ông chủ trương một phiên bản mới của luận chứng hữu thể học về hiện hữu của Thượng đế. Gần đây nhiều người Công giáo bị lôi cuốn bởi sự hóan chuyển của ông sang chủ nghĩa tân-kinh viện ( neo-scholasticism) được chính thức bảo trợ.

Nguồn: Jean Lacroix (1963) Maurice Blondel, sa vie, son oeuvre avec un exposé de sa philosophie (Maurice Blondel, cuộc đời, sự nghiệp với phần trình bày triết học của ông), Paris: PUF.

Edwards, R. Virgoulay (1975-6) Maurice Blondel, bibliographie analytique et critique ( Maurice Blondel, thư mục phân tích & phê bình), 2 quyển, Louvain: Institut Supérieur de Philosophie.

R.N.D. MARTIN

Bochenski, Jozef

( cũng gọi là Innocentius Marie)

Ba lan. s: 30-08-1902, Czuszów, Ba lan. Ph.t: Nhà lôgích học. Q.t: Lịch sử triết học, triết học Sôviết. G.d: Đại học Lwów và đại học Poznan. A.h: Jan Lukasiewicz. N.c: 1934-40, Giáo sư Triết học, Đại học Angelicum, Rome; 1945-72, Giáo sư Triết học hiện đại và đương đại, Đại học Freiburg, Thụy sĩ; 1958-75, Giám đốc Viện Nghiên cứu Đông ]u, Freiburg.

Ấn phẩm chính bản:

Europäische Philosophie der Gegenwart ( Triết học châu Âu hiện nay), tái bản, Munich: Lehnen, 1951.

Précis de logique mathématique ( Khái lược lôgích toán học), Bussum Kroonder.

(1950) Der sowjet-russische dialectische Materialismus ( Chủ nghĩa duy vật biện chứng của Nga-sô viết), Bern: Franke.

(1956) Formale Logik ( Lôgích học hình thức), Freiburg & Munich: Alber.

(1959) Die zeitgenössichen Denkmethoden (Phương pháp tư duy đương đai), Bern: Franke

(1965) The Logic of Religion ( Lôgích của tôn giáo), New York: New York Univ. Press.

Văn bản nhị đẳng:

Heaney, James J. (1971) Analogy and kinds of things ( Loại suy và các loại vật thể), The Thomist 35: 293-304.

McMullan, Ernan (1959) Mathematical Logic (Lôgích toán học), Philosophical Studies (Ireland) 9: 190-9.

Bochenski là một trong những sử gia đương đại xuất sắc nhất và “phồn thực” nhất về lôgích học, đặc biệt là lôgích học trong thời cổ điển. Những nghiên cứu của ông về triết học thế kỉ hai mươi hướng tiêu điểm một cách sắc bén nhất vào chủ nghĩa duy vật biện chứng và triết học Sôviết nói chung và ông đã gây ảnh hưởng lớn trong lãnh vực học thuât này với việc sáng lập và chủ biên tạp chí Studies in Soviet Thought cũng như bằng chính những ấn phẩm phong phú của ông .Trong số trước tác của ông về triết học lí thuyết, một trong những tác phẩm gây hứng thú nhất và có tính cách tân nhất là quyển The Logic of Religion (1965) khảo sát tính chất lôgích của thuật ngữ và diễn từ tôn giáo.

Ông phân biệt ba yếu tố trong diễn từ tôn giáo :

Những câu bổ ngữ về phương diện ngữ học ( object-linguistic sentences) như;“ Có một

Thiên chúa”, “Đấng Kitô là con Thiên chúa”, “ Mohammed là Ngôn sứ của Allah”

Một qui tắc siêu ngữ học ( a meta-linguistic rule) xác định những câu nào thuộc mẫu này

Một qui tắc siêu lôgích ( a meta-logical rule) phát biểu rằng mọi câu như thế phải được chấp nhận như là đúng.

Ông cũng nhận định cái cách theo đó những câu này được công lí hoá (axiomatized) trong một nền thần học, những từ nguyên thủy ( như” Thiên chúa”) mà chúng chứa đựng, tính ngữ nghĩa của chúng , phương pháp để kiểm chứng chúng và phương pháp luận để biện minh chúng.Cũng còn có một phụ lục hữu ích về bản chất của loại suy. Mọi trước tác của Bochenski đều được đánh giá tốt, đặc biệt là những nghiên cứu của ông về lịch sử lôgích học.

Nguồn: EF; DFN; IWW.

HUGH BREDIN

Bonatelli, Francesco

Ý. s: 25-04-1830, Iseo, Brescia,Ý.m: 13-05-1911, Padua. Ph.t: Triết gia duy linh Cơ đốc giáo.

N.c: Giáo sư ở các Đại học Bologna và Padua; Chủ biên tạp chí Filosofia delle scuole italiane.

Ấn phẩm chính bản:

(1864) Pensiero et conoscenza ( Tư duy và kiến thức)

(1872) La cosicenza e il meccanismo interiore ( Ý thức và cơ chế nội tâm)

(1892) Elementi di psicologia e logica ( Những yếu tố của tâm lí học và lôgích học)

Văn bản nhị đẳng:

Alliney,G.(1947) Francesco Bonatelli, Brescia.

Crippa,R.(1982) Convengo sui filosofici bresciani, Brescia:Ateneo di Brescia.

“ In onore di Francesco Bonatelli” La cultura filosofica 4.

Chống lại chủ nghĩa thực chứng Bonatelli viện dẫn tính chất tinh thần của tri giác tâm lí và tính bất khả giản qui ( non-reducibility) của nó vào cơ chế thuần túy. Chống lại các triết gia duy tâm chuyên phản đối bất kỳ khái niệm nào về siêu việt Bonatelli toan tính chứng minh sự tồn tại của một trật tự lí tưởng ,đặt nền tảng trên cái thiêng liêng nó bảo đảm giá trị khách quan cho mọi nguyên lí của tư duy và hành động.Công trình này liên quan đến một cuộc rà soát lại thật tinh tế những nền triết học của Platon và Rosmini, được thực hiện trong ý thức thường xuyên của các triết gia Đức như Herbart, Fechner và Lotze, những người mà tên tuổi được biết đến ở Ý phần lớn là nhờ công lao của Bonatelli.

Trong những triết gia này,ông gần gũi nhất với Lotze, dịch quyển Microcosm vào năm 1911. Bonatelli bắt đầu với niềm tin rằng sự quan sát tâm lí cho thấy đối tính (duality) giữa những cơ chế thuần nội tâm và ý thức. Ý thức chẳng phải cái gì khác hơn là hành vi phán đoán , hành vi đơn giản trong đó chúng ta tự nói với mình rằng một cái gì đó là có hay không có, theo cách này hay cách khác.Hành vi này không thể giản qui vào cảm giác mà thôi.Ý thức là tư duy xoay trên chính nó , tự sáng tạo mình và tự nguyện chấp nhận những qui luật lôgích.Tư duy bị cai quản không chỉ bởi những định luật tâm lí liên quan đến những phương cách trong đó chúng ta thực sự suy nghĩ nhưng còn bởi những định luật siêu hình và lôgích liên quan đến nội dung của những tư tưởng chúng ta theo một sự tất yếu nó phải xử lí cái đúng cái sai của những tư tưởng. Những định luật của tâm lí học thực nghiệm còn chưa đầy đủ và những định luật lôgích và siêu hình làm tốt những cái gì còn thiếu. Bằng những định luật này chúng ta định thức những khái niệm như đồng nhất tính, bản thể ,nhân quả, lực, vật chất, tinh thần và những điều tương tự, những khái niệm chúng cơ cấu hoá các sự vật và tư duy của chúng ta về những sự vật đó và qua chúng tư duy có thể trở thành kiến thức khách quan. Tư duy tự phản hồi đến vô cùng. Đây không phải là một tiến trình vô tận không mục đích mà là một bước tiến trong tự thức ( This is not an aimless infinite progression but an advance in self-understanding).

COLIN LYAS

Boutroux, Émile

Pháp. s: 1845, Montrouge, gần Paris. m: 1921, Paris. Ph.t: Triết gia khoa học, triết gia tôn giáo. G.d: École Normale Supérieure, Paris rồi Đại học Heidelberg , Đức. A.h: Leibniz, Kant và Jules Lachelier. N.c: Dạy ở các Đại học Montpellier và Nancy, sau đó tại École Normale Supérieure ( từ 1878) và cuối cùng ( từ 1885) tại Đại học Sorbonne; được bầu vào Académie des Sciences Morales( Hàn lâm viện các khoa học tinh thần) năm 1898 rồi vào Académie Française ( Hàn lâm viện Pháp) năm 1912.

Ấn phẩm chính bản:

(1874) De la contingence des lois de la nature ( Về tính bất tất của những định luật thiên nhiên), Paris: Baillière .

(1895) De l’idée de la loi naturelle dans la science et la philosophie contemporaines (Về ý tưởng định luật thiên nhiên trong khoa học và triết học đương thời), Paris: Lecène.

(1908) Science et Religion dans la philosophie contemporaine ( Khoa học và tôn giáo trong triết học đương thời), Paris : Flammarion.

(1925) La morale et la religion ( Đạo dức và tôn giáo) , Paris: Flammarion.

Văn bản nhị đẳng:

Baillot, A.F. (1957) Émile Boutroux et la pensée religieuse ( Émile Boutroux và tư tưởng tôn giáo) , Paris: La Nef de Paris.

Crawford,L.S.(1924) The Philosophy of Emile Boutroux ( Triết học Émile Boutroux), New York: Longmans Green & Co.

Boutroux quan tân với những vấn đề tạo ra bởi sự căng thẳng giữa tự do và tất định, giữa tất yếu (necessity) và ngẫu nhiên/ bất tất ( contingency). Giải pháp do ông đề xuất cố gắng đem lại công bình cho cả khoa học lẫn tôn giáo. Ông chủ trương rằng trong thế giới tự nhiên không hề có tính tất yếu thuần tuý hay lôgích vốn chỉ hạn chế trong những lãnh vực như toán học . Hơn nữa, ngay chính trong các khoa học cũng có nhiều cấp độ khác nhau : vật lí giới ( the physical), sinh vật giới (the biological) và nhân văn giới (the human) hay là vô cơ, hữu cơ và tư duy ( the inorganic, the organic and the thinking), mà không cái nào có thể giản qui vào bất kỳ giới loại nào khác.Do vậy ông đi đến lập trường là có một yếu tố phẩm tính, chứ không phải chỉ thuần là lượng tính, trong khoa học. Những định luật cơ giới càng lúc càng ít có khả năng cung cấp một tổng kết hoàn bị về các hiện tượng khi người ta di chuyển từ những khoa học vật lí đi qua những khoa học sinh vật rồi đến các khoa học nhân văn, bởi vì ,qua từng mỗi cấp độ lại càng có một tổng số ngẫu nhiên lớn hơn và càng ít đi tính đồng dạng hơn. Một ví dụ về tính không đồng dạng (non-uniformity) được Boutroux đưa ra là cuộc tiến hoá sinh vật trong đó luôn luôn có một yếu tố mới và đây là một trong những dấu chỉ về khả tính cho sự tồn tại của một hành vi hay một nguyên lí sáng tạo mà mọi vật khác đều tuỳ thuộc vào.

Theo Boutroux, tri thức khoa học không bao giờ có thể cung cấp môt cách nhìn hoàn toàn khách quan về thế giới , bởi vì các dữ liệu luôn luôn được chọn lựa để tạo ra những trừu tượng hoá thay vì sự thẩm định toàn thể tính của những tồn tại cụ thể. Một tri thức khoa học về thế giới chung quanh ta chỉ là một mặt trong việc sử dụng lí trí con người vốn dĩ có thể và nên được sử dụng trong những chiều kích tâm linh, đạo đức và thẩm mỹ để cho phép sự phát triển toàn diên của con người.

Boutroux nghĩ rằng khoa học cần được đặt trong một khuôn khổ siêu hình học rộng lớn hơn và vì mục tiêu đó, ông phát triển một lí thuyết về hệ thống các cấp độ hoàn hảo , chịu ảnh hưởng rất rõ từ Leibniz. Ở một đầu của hệ thống là Thượng đế ,Tuyệt đối thể hoàn hảo và do vậy, là hiển thể thuần túy( pure act) còn ở đầu kia là những sự vật vật chất vô cơ tuy vậy vẫn được phú bẩm tính tâm linh tiềm năng mà chúng luôn luôn phấn đấu để hướng đến. Không có khác biệt cốt yếu giữa vô cơ giới, hữu cơ giới và tâm linh giới và cũng không có những nguyên nhân thuần túy cơ giới mà chỉ có những nguyên nhân viễn đích (teleological causes) . Toàn bộ sự sáng tạo là một hệ thống tràn đầy hoạt lực.

Lí tính của con người có thể thoái hoá thành chỉ là quán tính hay nó có thể làm cho chúng ta tin vào Thượng đế vốn là nguyên lí sáng tạo của đời sống và, bằng loại suy với đời sống của toàn thể vũ trụ , được nhìn nhận như là tâm hồn vô hạn ( infinite mind). Không nên nhìn tôn giáo và khoa học như là đối nghịch nhau mà như là bổ sung cho nhau: cả hai đều là những lãnh vực chính đáng cho sự vận dụng lí trí con người và cả hai đều cần thiết cho sự phát triển con người.

Trong khi các tác phẩm của Boutroux nhấn mạnh thẳng thắn rằng những giải thích khoa học là còn hạn chế và rằng ngay cả trong lòng những khoa học cũng không có một kiểu giải thích duy nhất thì một phê phán đối với tư tưởng của ông đó là ý đồ đề xuất một hệ thống các cấp độ hoàn hảo và đặc biệt là mở rộng điều này vượt qua kinh nghiệm để cuối cùng đi đến Thượng đế quả là một quá trình tư biện không có gì bảo đảm!

KATHRYN PLANT

Bowne, Borden Parker

Mỹ. s: 14-01-1847, Leonardville ( hiện nay là Atlantic Highlands), New Jersey. m: 1-041910. Ph.t: Triết gia nhân vị (personalist). Q.t: Triết học tôn giáo. G.d: Đại học NewYork, sau đó đến Halle, Paris và Göttingen. A.h: Lotze, Kant và như một chủ đề phê phán, Spencer. N.c: Đại học New York, 1875-76 ; Giáo sư Triết học, Đại học Boston,1876-1910, nơi ông cũng đảm nhận chức Khoa trưởng Trường Mỹ nghệ và Khoa học, 1888-1910.

Ấn phẩm chính bản:

(1874) The Philosophy of Herbert Spencer ( Triết học Herbert Spencer) , New York: Nelson & Phillips.

(1879) Studies in Theism ( Nghiên cứu Hữu thần luận), New York: Phillips & Hunt.

(1882) Metaphysics ( Siêu hình học), tái bản New York: Harper & Bros, 1898.

Introduction to Psychological Theory ( Nhập môn lí thuyết tâm lí học), New York: Harper.

Philosophy of Theism ( Triết học hữu thần luận), New York: Harper & Bros.

(1887) Theism ( Hữu thần luận) , New York: Harper & Bros.

(1892) The Principle of Ethics ( Nguyên lí Đạo đức học), New York: Harper & Bros.

(1897) Theory of Thought and Knowledge ( Lí thuyết tư duy và tri thức) New York: Harper & Bros.

The Christian Life ( Đời sống Cơđốc giáo), Cincinnati: Curts & Jennings.

The Atonment ( Việc chuộc tội), Cincinnati: Curts & Jennings.

(1905) The Immanance of God ( Nội tại tính của Thiên chúa), Boston: Houghton Mifflin.

Personalism ( Chủ thuyết nhân vị), Boston: Houghton Mifflin.

Studies in Christianity ( Nghiên cứu về Cơ đốc giáo ) Boston: Houghton Mifflin

The Essence of Religion ( Tinh lí của tôn giáo) Boston: Houghton Mifflin(di cảo).

(1912) Kant and Spencer, Boston: Houghton Mifflin( di cảo, xuất bản từ ghi chép của sinh viên).

Văn bản nhị đẳng:

Brightman, Edgard S.( 1927) Personalism and the Influence of Bowne ( Chủ thuyết nhân vị và ảnh hưởng của Bowne), từ Proceedings of the Sixth International Congress of Philosophy, New York & London: Longmans Green & Co.

Mc Connell, Francis John (1929) Borden Parker Bowne: His Life and his Philosophy ( B.P.Bowne: Cuộc đời và Triết học), Cincinnati: Curts & Jennings.

Steinkraus,Warren E. (1960) A Century of Bowne’s Theism ( Một thế kỉ hữu thần luận của Bowne), Idealist Forum ( Boston) 18: 11-16.

Là người sáng lập trường phái nhân vị Boston, Bowne định thức lập trường của mình qua việc phê bình Herbert Spencer mà triết học tổng hợp không đạt đến một kiến giải tích cực về Thiên chúa và cách giải thích về các nhân vị lại thông qua từ ngữ sinh lí học.

Bowne tìm thấy một sự liên kết giữa hai yếu tố này trong hệ thống của Spencer. Hậu quả của chuyện này là hệ thống của Spencer trở thành một “phép lạ của mơ hồ lẫn lộn và phi lí” . Những quá trình tiến hoá tự nhiên không thể được giải thích mà không có một viễn đích luận( teleology): “Hãy giả thuyết một mục đích điểu hành và mọi sự sẽ trở nên sáng tỏ và khả niệm”và tâm hồn không thể được giải thích chỉ bằng những quá trình óc não bởi vì “ một vận động máy móc của những tế bào óc não không phải là một giải thích cho một tư tưởng”. Lôgích đòi hỏi người ta phải vượt quá Spencer để tiến đến định đề về một quyền năng tinh thần luôn thống trị và luôn chủ động ( the postulate of an ever-ruling, ever- active spiritual power) và chấp nhận kinh nghiệm là thuộc về phẩm tính và qui phạm ( qualitative and normative) . Những kết luận này phản ánh quan điểm của Lotze cho rằng tinh thần kiểm soát cơ chế cả trong thiên nhiên lẫn trong bản thân chúng ta và rằng thực tại luôn bão hoà với giá trị( reality is saturated with value).

Bowne rút ra kết luận rằng mục tiêu điều hành trong thiên nhiên và trong chúng ta được hiểu cách tốt nhất như là “nhân vị”. Mặc dầu ông dùng từ ngữ “linh hồn” , sự nhấn mạnh vào nhân vị cho phép ông lưu ý những tương tác giữa chúng ta và với Thiên chúa. Chúng ta trực tiếp ý thức về một thực tại vượt qua những nhân vị hữu hạn mà những hiện tượng chúng ta phạm trù hóa tùy theo nhu cầu của chúng ta.Có lẽ là cẩn trọng hơn khi nghĩ về thực tại này như là năng lượng của một Nhân vị vũ trụ hơn là một hệ thống vật chất độc lập. Qua trước tác của Bowne thì sự chọn lựa là hữu thần luận hay thực chứng luận và hữu thần luận luôn luôn thắng cuộc , thuyết phi nhân vị phải nhường đường cho thuyết nhân vị.

Những nhân vị suy tư, cảm nhận, ước muốn là trung tâm của tự do và như vậy không thể chỉ là những kết cấu vật chất của vĩnh thể thiêng liêng.Rất sớm, ngay từ 1887 Bowne đã biện luận rằng “ tâm hồn là có thực”và tồn tại liên tục của tâm hồn cần được coi là điều tất nhiên. Ông chủ trương rằng nếu con người không có tự do thì sự hiểu biết sẽ là bất khả. Ông đặt nặng yếu tố đạo đức trong tôn giáo , chỉ ra rằng những bản năng, những thèm muốn tự nhiên và những đam mê có thể phát triển thành những hình thái cao hơn như thế nào. Những kiến giải của ông về Cơ đốc giáo phần lớn là những “chuyển ngữ” các lập trường thần học thành những đẳng trị duy nhân vị ( personalistic equivalences).

Brightman kết thúc sư đánh giá phê bình của mình bằng cách nói rằng chủ thuyết nhân vị của Bowne là một phương cách để thấu hiểu kinh nghiệm vốn sẽ luôn luôn cần được tính đến và những quan điểm đối lập sẽ cần phải xét tới. Những viễn tượng của chủ thuyết nhân vị ,được khai triển bởi Bowne và những người đi theo ông trong phần ba đầu của thế kỉ hai mươi tiếp tục gây ảnh hưởng quá nửa đầu thế kỉ.

Nguồn: A.C.Knudsen(1949) The Philosophy of Personalism ( Triết lý của chủ thuyết nhân vị) , Boston: Boston Univ. Press.

WILLIAM REESE

Brandenstein, Bela von

Hung-ga-ri. s: 1901, Budapest. Ph.t: Triết gia hệ thống ( systematic philosopher). Q.t: Hữu thể học, siêu hình học. A.h: Von Pauler, Platon, Aristote, Leibniz và Hegel. N.c: Kế nhiệm Von

Pauler làm Giáo sư Triết ở Đại học Peter Pázmány, Budapest (1934-45); Giáo sư Đại học Saarbrücken, từ 1948.

Ấn phẩm chính bản:

(1926-7) Grundlegung der Philosophie ( Nền tảng của triết học)

(1930) Metaphysik des organischen Lebens ( Siêu hĩnh học về đời sống hữu cơ).

(1930) Müveszetfilozofia ( Triết học nghệ thuật), tái bản 1941.

(1934-6) Az ember a mindensegben ( Con người và chỗ đứng của nó trong Toàn thể), Bản tiếng Đức Der Mensch und seine Stellung im All, Switzerland: Benziger, 1947.

(1950) Der Aufbau des Seins, System der Philosophie ( Sự xây dựng hữu thể, Hệ thống triết học) , Saarbrücken: Minerva Verlag.

(1954) Das Bild des Menschen und die Idee des Humanismus ( Hình tượng con người và ý niệm về chủ nghĩa nhân bản), Bregenz,Austria: Verlag I.N.Teutsch.

(1954) Die Quellen des Seins, Einfürung in die Metaphysik ( Suối nguồn của hữu thể, Nhập môn Siêu hình học), Bonn: H. Bouvier Verlag.

(1957) Vom Sinn der Philosophie und ihrer Geschichte ( Về ý nghĩa và lịch sử của triết học) , Bonn: H.Bouvier Verlag.

(1960) Teleologischen Denken Betrachtungen zu dem gleichnamigen Buche Nikolai Hartmanns, Bonn: H.Bouvier Verlag.

(1963) Wahrheit und Wirklichkeit ( Chân lí và Thực tai), Meisenheim am Glan:A.Hain Verlag.

Bewusstsein und Vergänglichkeit ( Ý thức và tính vô thường), Munich: Berchmans Verlag.

Logik und Ontologie ( Lôgích học và Hữu thể học), Heidelberg: Winter Verlag.

(1983) Sein, Welt, Mensch: philosophische Studien ( Hữu thể, Thế giới, Con người: Nghiên cứu triết học), Munich: Berchmanns Verlag.

Văn bản nhị đẳng:

Kovach,S.J.(1957) The Philosophy of Bela von Brandenstein, Review of Metaphysics 11: 315-36.

Trước tác của Brandenstein là một toan tính nhằm tạo ra một tổng kết triết học hoàn bị và có hệ thống về hiện hữu. Mặc dầu là một nhà tư tưởng chiết trung, Brandenstein đã tạo ra một hữu thể học độc đáo và cung cấp một thứ thần luận Cơ đốc giáo ( Christian theodicy) rất khác thường. Những tư tưởng chủ chốt của học thuyết này được trình bày trong Der Aufbau des Seins, System der Philosophie ( 1950) của ông.Ông khẳng định rằng mục tiêu của triết học là khải lộ những đặc tính tối hậu của tồn tại ( the ultimate properties of being) và phương pháp được vận dụng là” phản bổn hoàn nguyên” (regressive inquiry— Rückschluss ). Phương pháp này cho thấy rằng hữu thể có ba định tính tối hậu : nội dung, hữu thể đó là gì; hình thức, tức những tương quan của nó , và cấu tạo ( formation), tức tính thống nhất của một hữu thể. Mỗi một trong những phương diện này của hữu thể có một ngành triết học thích hợp riêng cho nó mà Brandenstein gọi là Nội dung học ( Gehaltlehre), Lôgích học và Toán học.Việc áp dụng phương pháp phản bổn hoàn nguyên vào mỗi ngành học chính cho thấy trong mỗi trường hợp có 18 phạm trù cơ bản, như vậy tổng số là 54.

Brandenstein phân biệt siêu hình học với hữu thể học và khẳng định chủ chốt của ông trong lãnh vực này liên quan đến tính nhân quả( causality). Ông khẳng định rằng một chuỗi vô tận các nguyên nhân là điều bất khả , và thêm rằng , trong một xê-ri hữu hạn thì thành viên đầu tiên phải là tự khởi ( intransitive). Lại một lần nữa, mọi nguyên nhân thực sụ mà ông cho là không cạn kiệt, tự khởi và bất hủ (inexhaustible, intransitive and imperissable) từ đó suy ra rằng những nguyên nhân như thế phải là thuộc về tinh thần.Mọi tác động nhân quả ông gán cho những tinh thần hữu hạn chúng hướng dẫn tiến trình của tự nhiên.Nguyên nhân tối sơ của những tinh thần kia và của vật chất mà chúng khuôn đúc chính là Thượng đế, Đấng đã tiền định một điệu Thái hoà ngay vào lúc sáng tạo.

Bằng những từ khác, Brandenstein phát triển những nội hàm của các quan điểm này cho đạo đức học và mỹ học.

ROBERT WILKINSON

Bréhier, Émile

Pháp. s: 12-04-1876, Bar-le-Duc. m: 03-02-1952, Paris. Ph.t: Triết học sử gia. A.h: Dilthey,

Bergson và Émile Boutroux. N.c: Dạy Tríêt học tại các Đại học Rennes (1909-12), Bordeaux (1912-14 và 1919) và Paris (1919-46) ; Chủ biên tạp chí Revue Philosophique từ 1940; năm 1944 được bầu vào Hàn lâm viện các khoa học tinh thần và chính trị ( Académie des Sciences Morales et Politiques) .

Ấn phẩm chính bản

(1908) Les idées philosophiques et religieuses de Philon d’Alexandrie ( Những ý tưởng triết học và tôn giáo của Philon d’Alexandrie), Paris: Picard.

(1910) Chrysippe et l’ancien Stoïcisme ( Chrysippe và chủ nghĩa Khắc kỉ xưa) , Paris: Alcan; tái bản có hiệu đính, Paris: Presses Universitaires de France , 1950.

(1921) Du Sage antique au citoyen moderne ( Từ Hiền nhân thời cổ đến công dân hiện đại), Paris: Colin.

(1921) Histore de la philosophie allemande ( Lịch sử triết học Đức), Paris: Payot.

(1926-32) Histoire de la Philosophie ( Lịch sử Tirết học), 7 quyển, Paris: Alcan.

(1930) Les Études de philosophie antique ( Nghiên cứu Triết học Thượng cổ), Paris: Hermann.

(1937) La Philosophie du moyen age ( Triết học Trung cổ), Paris: Michel.

(1940) La Philosophie et son passé ( Triết học và quá khứ của nó), Paris: Presses Universitaires de France.

(1947) Science et Humanisme ( Khoa học và Nhân bản), Paris: Michel.

Transformation de la philosophie française ( Chuyển hoá của triết học Pháp), Paris: Flammarion.

Les Thèmes actuels de la Philosophie ( Những đề tài hiện hành của triết học) , Paris: Presses Universitaires de France.

(1965) Études de philosophie moderne ( Nghiên cứu triết học hiện đại), Paris: Presses Universitaires de France.

Những bộ lịch sử triết học của Bréhier trải dài từ tri thức luận, đạo đức học , triết học chính trị đến triết lí tôn giáo. Theo quyển Transformation de la philosophie française (1950) thì có hai cách tiếp cận cơ bản mà ông đặc trưng hoá như là “ nội tiếp” và “ ngoại tiếp” , đối với việc nghiên cứu lịch sử triết học .

Phương pháp ngoại tiếp ( the external method) nhìn bất kỳ sự phát triển nào trong triết học cũng đều chỉ là hàm số của những thay đổi trong các điều kiện xã hội.Điển hình cho phương pháp này là cách tiếp cận triết học theo kiểu Mácxít.vốn vẫn nhìn môn học này như là hàm số của cuộc chiến tranh giai cấp hoặc của nhóm xã hội đang thắng thế và như là phát xuất từ tiềm thức xã hội . Theo phương pháp ngoại tiếp này thì không có sự thật nội tại hay tuyệt đối để mà tìm kiếm trong bất kỳ thời kỳ nào của triết học ; thay vì thế, sự thật được nhìn như là tương đối so với một thời đại, một xứ sở hay một giai cấp xã hội đặc thù.

Bréhier bác bỏ cách tiếp cận lịch sử triết học theo kiểu đó và thay vì thế, chọn cái mà ông gọi là “phương pháp nội tiếp” ( the internal method). Chân lí vốn phổ quát và tuyệt đối và cuộc tìm kiếm đầu tiên về bất kỳ lịch sử triết học nào là xác định xem những lí thuyết đang được khảo sát là đúng hay sai. Những lí thuyết như thế phát khởi từ sự phản tư hay ý thức của những nhà tư tưởng đặc thù và là những toan tính giải quyết các vấn đề của những hệ thống triết học có trước. Triết học phát khởi từ , nhưng đi xa hơn, tư duy thông thường ở chỗ nó đẩy ra xa biên cương của tri thức, của hiểu biết.

Đi theo phương pháp luận của mình, bộ Histoire de la Philosophie đồ sộ gồm 7 cuốn của Bréhier tiếp cận tư tưởng triết học chủ yếu trên cơ sở của từng triết gia: trong quyển thứ năm khảo sát triết học thế kỉ 18, thì 11 trên 15 chương theo cách tiếp cận này.

KATHRYN PLANT

Brentano, Franz

Đức-\o. s: 1838, Marienburg, Đức. m: 1917, Florence. Ph.t: Tâm lí học triết lí . Q.t: Ý hướng tính, tâm lí học hành vi. G.d: Đại học Tübingen. A.h: Aristote, Kant và các triết gia hậu-Kant. N.c: Giáo sư Triết học, lúc đầu ở Đại học Công giáo Würzburg, sau ở Đại học Vienna.

Ấn phẩm chính bản

(1874) Psychologie vom empirischen Standpunkt ( Tâm lí học từ quan điểm thực nghiệm), Leipzig: Duncker & Humbolt.

(1889) Ursprung sittlicher Erkenntnis ( Cỗi nguồn của sự tường tri thiện ác), Leipzig: Duncker & Humbolt.

(1893) The Future of Philosophy ( Tương lai của Triết học), Vienna: A.Holder.

(1895) Die vier Phasen der Philosophie ( Bốn thời kỳ của Triết học), Stuttgart: J.C.Cotts’chen Buchhandlung .

(1907) An Investigation of the Psychology of the Senses( Thám cứu tâm lí học cảm giác), Leipzig: Duncker & Humbolt.

(1925) Versuch über die Erkenntnis ( Điều nghiên bản chất tri thức), Leipzig: F.Meiner.

Vom Dasein Gottes ( Về hiện hữu của Thượng đế), Leipzig: F.Meiner.

Wahrheit und Evidenz ( Chân lí và sự Hiển nhiên), Leipzig: F.Meiner.

( 1952) Grundlegung und Aufbau der Ethik ( Nền tảng và cơ cấu đạo đức học), Bern: A.Francke.

(1954) Religion und Philosophie ( Tôn giáo và Triết học), Bern: Franck.

Văn bản nhị đẳng:

Chisholm, R.M.(1960) Realism and the Background of Phenomenology (Chủ nghĩa hiện thực và bối cảnh của hiện tượng luận), Glencoe, III: Free Press.

Kastil, A.(1951) Die Philosophie Franz Brentano: Eine Einfürung in seine Lehre (Triết học Franz Brentano: Nhập môn học thuyết của ông), Bern: A. Franck.

Moore, G.E.(1903) Review of Franz Brentano: The origins of the knowledge of right and wrong ( Đọc lại Franz Brentano: Cỗi nguồn sự tường tri thiện ác), International Journal of Ethics 14: 115-23.

Spiegelberg, H.(1960) The Phenomenological Movement: A Historical Introduction (Phong trào hiện tượng luận : Một dẫn nhập lịch sử), 2 quyển, The Hague: Nijhoff.

Là triết gia và nhà tâm lí , Franz Brentano có một địa vị thường trực trong lịch sử triết học như là người đầu tiên đưa ra một tổng kết rõ ràng về ý hướng tính ( intentionality) của các hiện tượng tinh thần. Sinh ra ở vùng Rhineland, ông trở thành một linh mục Công giáo La mã và Giáo sư Triết học ở Đại học Công giáo Würzburg. Song ông đã từ nhiệm cả hai , chức vụ linh mục và giảng đàn giáo sư sau Tuyên bố về Tính Bất khả ngộ của Giáo Hoàng ( Declaration of Papal Infallibility) vào năm 1871, và được bổ nhiệm vào Giảng đàn Giáo sư Triết học ở Đại học Vienna. Trong một sản lượng đồ sộ, tác phẩm quan trọng nhất của ông là Psychologie vom empirischen Standpunkt (Tâm lí học từ quan điểm thực nghiệm), xuất bản lần đầu năm 1874, cùng năm với bộ Grundzüge der physiologischen Psychologie ( Nền tảng của Tâm-sinh-lí-học) của Wundt.

Trong bộ Tâm lí học nêu trên, Brentano đề xuất cung cấp một tổng kết về cơ cấu của tâm hồn có thể được dùng như nền tảng cho tâm lí học thực nghiệm. Ông gọi đây là “tâm lí học mô tả”( và đôi khi” hiện tượng học mô tả”. Ông tự coi mình là một “người duy nghiệm(empiricist): kinh nghiệm, ông tuyên bố, là người thầy duy nhất của mình.Nơi nào mà Wundt đang thiết lập một tâm lí học như một khoa học thực nghiệm thông qua sự thám cứu thực nghiệm của khung cảnh kinh nghiệm( the experimental investigation of the context of experience), thì phương pháp đầu tiên của Brentano là quan sát cẩn thận chính hành vi của kinh nghiệm ( careful observation of the act of experience itself). Chấp nhận như là hiển nhiên cái thế giới quan nhị nguyên rộng ( a broadly dualistic view of the world)

- như là phân chia thành tâm giới và vật giới- ông tập trung vào hai câu hỏi : Đâu là những đặc tính cốt yếu để định nghĩa tâm giới ( hay tinh thần)? Có thể phân loại tâm giới- hay nói cụ thể hơn là những hiện tượng tinh thần - vào những phạm trù nào?

Chính là trong toan tính trả lời câu đầu trong hai câu hỏi này mà ông khai triển những ý tưởng rất có ảnh hưởng của ông về ý hướng tính của tâm hồn. Ông biện luận rằng những hiện tượng tinh thần hay tâm lí được phân biệt với các hiện tượng vật lí bởi “ sự không hiện hữu ý hướng” ( intentional inexistence), nghĩa là “ qui chiếu về một nội dung” ( reference to a content) hay “ hướng đến một đối tượng” ( direction upon an object). Như vậy một tư tưởng thì luôn luôn là tư tưởng về một cái gì , một ước muốn thì luôn luôn là ước muốn cái gì, một tri giác thì luôn luôn là tri giác về cái gì, và cứ thế…Điều này thì còn hơn chỉ là một chuyện ngẫu nhiên. “Cái gì” đó có thể là một nội dung tinh thần nào khác ( chẳng hạn, một hình tượng). Nó cũng có thể là một cái gì không tồn tại ( chẳng hạn con kỳ lân). Như vậy, ý hướng tính của tâm hồn không phải là tương quan giữa nó với đối tượng ( điều này có thể kéo theo hậu quả là đối tượng tồn tại) nó là “ có tính liên quan “ hay” giống như liên quan”. Nhưng luôn luôn phải có ( phải, về phương diện lôgích) cái gì đó mà hướng đến nó hành vi tinh thần qui về. Nếu vắng mặt điều này thì nói đến những hành vi tinh thần là hoàn toàn vô nghĩa.Những kinh nghiệm chủ quan chỉ có thể được hiểu như là những hành vi của ý thức hướng đến các đối tượng.

Còn đối với câu hỏi thứ nhì , Brentano chỉ cho phép ba phạm trù của các hiện tượng tinh thần: các biểu tượng ,các phán đoán và các cảm thức ( bao gồm cả cảm xúc và ý muốn).Những phạm trù này phản ánh ba phương cách trong đó các hiện tượng tinh thần có thể hướng đến đối tượng của chúng. Như vậy, với một biểu tượng một ý tưởng chỉ đơn giản là trước tinh thần hay “ hiện diện với ý thức”. Nhưng với một phán đoán , chúng ta xác định một lập trường đối với một ý tưởng, một lập trường trí thức có thể là chấp nhận hay bác bỏ.Một cảm thức cũng liên quan đến việc xác định một lập trường. Trong trường hợp này, lập trường có tính cảm xúc , một cảm thức nói theo nghĩa rộng là”theo” hay “chống” ý tưởng đang nói đến. ( Brentano dùng cặp từ “yêu/ ghét” ở đây để chỉ một cái gì có ý nghĩa tương tự như “đến gần/ tránh xa” ).

Trong việc phân loại này các biểu tượng là cơ bản theo nghĩa rằng chúng ta phải có một ý tưởng trước khi chúng ta có thể xác định một lập trường đối với nó ,dầu là lập trường trí thức hay cảm xúc. Tuy nhiên chính là với những nội hàm tri thức luận và đạo đức học của phán đoán và cảm thức mà phần lớn những gì còn lại của triết học Brentano liên quan tới.Như vậy những biểu tượng, những ý tưởng trực tiếp hiện diện cho ý thức không thể là đúng ,cũng chẳng phải sai. Chúng chỉ đơn thuần hiện diện ở đấy. Nhưng khi chúng ta xác định cái này hoặc cái kia của hai lập trường đối nghịch nhau, chúng ta mở ra khả tính của đúng hoặc sai. Vậy thì trong trường hợp của các phán đoán , cái này hoặc cái kia của hai lập trường đối nghịch , khẳng định hay bác bỏ, phải là đúng trong một trường hợp nhất định: “ Đây là một cây bút chì” hoặc” Đây không phải là cây bút chì” . Còn đối với phán đoán nào là đúng chúng ta đi đến chỗ hiểu được sư khác nhau bằng cách đối chiếu những trường hợp phán đoán đúng với những phán đoán không đúng. Và các phán đoán là khách quan theo nghĩa rằng chúng ta không thể khẳng định đúng cái gì mà bất kỳ người nào khác phủ nhận đúng, hay ngược lại. Đây là một lí thuyết phi mệnh đề về phán đoán ( a non-propositional theory of judgement). Khẳng định hay phủ định rằng có một cây bút chì không phải là khẳng định hay phủ định mệnh đề “ cây bút chì của tôi hiện hữu”.Đó là khẳng định hay phủ định sự hiện hữu của một cây bút chì.Đối tượng của sự khẳng định hay phủ định không phải là một mệnh đề và ngay cả cũng không phải là một trạng thái của sự việc ( a state of affairs) , mà, giống như đối tượng của biểu tượng tương ứng , cây bút chì. Thực vậy, những từ như “hiện hữu” không qui chiếu: chúng có tính hệ thống( Indeed, terms like “exists” do not refer: they are “systematic”) cho phép chúng ta biểu thị việc chúng ta chấp nhận hay bác bỏ sự vật.

Điều rất giống như thế, Brentano biện luận, cũng đúng cho các cảm thức và , vậy là, bởi vì phạm trù này bao gồm những lập trường đạo đức về tốt và xấu , cũng đúng cho đạo đức. Đây là cơ sở triết học đạo đức của ông. Ông coi tính đạo đức, chẳng hề kém so với tri thức luận, là một ngành của tâm lí học mô tả.Cũng giống như với các lập trường tri thức đối nghịch, chỉ có một trong hai lập trường cảm xúc đối nghịch là có thể đúng trong một trường hợp nhất định. Cần nhắc lại, chúng ta lãnh hội sự khác biệt giữa các lập trường cảm xúc đúng và sai chỉ bằng kinh nghiệm về những trường hợp đối chọi nhau , cũng giống như chúng ta học một cái gì là như thế nào, chẳng hạn là nóng hay lạnh, là đỏ hay xanh. Hơn nữa , các cảm thức ,giống như các phán đoán, là khách quan theo nghĩa rằng chúng ta không thể có đúng một cảm xúc thuận lợi ( pro-emotion) đối với một đối tượng mà đối với nó bất kỳ người nào cũng có thể có đúng một cảm xúc bất lợi (anti-emotion), và ngược lại. Như vậy, tính chất đúng/sai của các cảm thức , kể cả các cảm thức đạo đức, thì giống như tính chất đúng sai của các phán đoán, là khách quan.

Brentano triển khai các ý tưởng của ông về chân lí và hiển nhiên trong di tácWahrheit und Evidenz (1930). Ông phân biệt các phán đoán hiển nhiên và các phán đoán mù quáng. Cái trước có lẽ chúng ta nên gọi là tự-hiển nhiên( self-evident): chúng bao gồm những phán đoán về thức giác nội tâm( inner awareness), chẳng hạn,” Tôi hình như thấy một cây bút chì” và những phán đoán về sự thật tất yếu, chẳng hạn,”Hai cây bút chì là phải nhiều hơn một cây”. Còn phán đoán mù quáng là những phán doán không tự hiển nhiên, chẳng hạn, “Tôi thấy một cây bút chì”. Phần lớn các phán đoán về thế giới bên ngoài và tất cả các phán đoán từ ký ức đều là mù quáng; nhưng tùy theo mức độ mà chúng xác nhận lẫn nhau, chúng ta có thể tin cậy ở chúng. Chẳng hạn phán đoán cho rằng có một thế giới/ không gian ba chiều thì, Brentano tin như thế, được xác nhận rộng rãi đến độ cực kỳ giống như thật hơn bất kỳ giải pháp nào khác.*Như vậy, chân lí là cái gì gắn liền với phán đoán của người nào khẳng định cái mà người nào phán đoán với sự hiển nhiên sẽ khẳng định” ( Truth is then that which”pertains to the judgement of one who asserts what the person who judges with evidence would assert” , t.139, bản tiếng Anh Truth and Evidence ).

Ngoài tri thức luận và triết học đạo đức , Brentano còn viết về nhiều đề tài khác. Trước tiên, về lôgích học, ông phát triển một thứ tam đoạn luận được tu chính( a revised syllogism). Thứ nhì về bản chất của các phạm trù , ông biện luận rằng chỉ có những sự vật cụ thể( như là đối nghịch với trừu tượng) và rằng mỗi phán đoán là một sự chấp nhận hay bác bỏ một sự vật cụ thể ( như vậy bất kỳ câu đúng nào có vẻ như qui chiếu về một thực thể trừu tượng nào đấy đều có thể chuyển ngữ thành một câu qui chiếu về một sự vật cụ thể--chẳng hạn,” anh ta tin rằng có những con ngựa “ trở thành “anh ta khẳng định những con ngựa” ). Thứ ba, về Thượng đế mà sự hiện hữu của Ngài , như một Hữu thể Tất yêu ( Necessary Being) thì ông cho phái sinh từ Nguyên lí Túc lí ( Principle of Sufficient Reason). Thứ tư, về bản chất của may rủi, ông khước từ khái niệm may rủi tuyệt đối, cho rằng đó là một khái niệm tự mâu thuẫn ( self- contradictory) và biện luận rằng thuyết tất định ( determinism) là bất tương dung với sự kiện tự do của ý muốn.

Các ý tưởng của ông, mặc dầu thường có tính tư biện( speculative) , song luôn luôn sắc bén và đầy thách thức. Chẳng hạn trong quyển Religion und Philosophie (1954) ông nới rộng quan điểm nhị nguyên về linh hồn để lồng vào một bức tranh Cơ đốc giáo về linh hồn như là tách rời khỏi thể xác và tuy vậy vẫn có khả năng hành động thông qua thể xác. Ông biện luận rằng linh hồn được sáng tạo ex nihilo ( từ hư vô) vào thời điểm hoài thai , bảo vệ ý tưởng này bằng cách nêu lên rằng những sự vật tâm linh được sáng tạo ex nihilo mỗi khi chúng ta kêu gọi một hình tượng đến trong tâm hồn. Ông tin rằng triết học đi qua những chu kỳ hưng thịnh và suy tàn,mà sự suy tàn được đánh dấu bởi ba giai đoạn : chuyển sự quan tâm từ lí thuyết sang thực tiễn,chủ nghĩa hoài nghi rồi chủ nghĩa huyền nhiệm.

Là một cây bút sung mãn, Brentano cũng đồng thời là một vị sư biểu có sức lôi cuốn và gợi cảm hứng. Môn đệ xuất sắc của ông có: Alexius Meinong, Karl Stumpt, Christian Ehrenfels, và Edmund Husserl. Qua người sau cùng , những ý tưởng của ông đã khởi động việc thành lập trường phái hiện tượng học, từ đó tâm bệnh học mô tả (descriptive psychopathology) hiện đại đã được phái sinh ( mặc dầu trong một hình thức biến đổi rất nhiều). Bức tranh của ông về tâm hồn như là có ý hướng chứ không phải chỉ là một chỗ chứa, là một ý tưởng tạo hình quan trọng cho Freud trong việc khai triển phân tâm học.Cùng với những người khác muốn tìm kiếm một nền tảng triết lí cho khoa học thực nghiệm song dự định của ông đã không thành công : các khuynh hướng thực chứng của tâm lí học khoa học chịu ơn Wundt nhiều hơn. Tuy nhiên tổng kết của ông về ý hướng tính của kinh nghiệm chủ quan vẫn còn chiếm vị trí quan trọng trong triết học tinh thần.

Nguồn: Goldenson; Reese; Corsini; Edwards; Urmson & Rée.

K.W.M. FULFORD

Brightman, Edgar Sheffield

Mỹ. s: 20-09-1884, Holbrook, Massachsetts. m: 25-02-1932, Boston. Ph.t: Triết gia tôn giáo theo thuyết nhân vị. Q.t: Triết lí tôn giáo. G.d: Các Đại học Brown, Berlin và Marburg; Ph.D ở Đại học Boston, 1912. A.h: Berkeley, Hegel và Bowne. N.c: 1906-8, Phụ khảo Triết học và tiếng Hy lạp, Đại học Brown; 1912-15, Giáo sư Triết học và Tâm lí học , Đại học Wesleyan, Nebraska; 1915-19, Giáo sư, Đại học Wesleyan, Connecticut; 1919-53, Giáo sư Đại học Boston.

Ấn phẩm chính bản

(1925) An Introduction to Philosophy ( Nhập môn Triết học), New York: Henry Holt & Co; tái bản 1951.

(1925) Immortality in Post-Kantian Idealism ( Sự bất tử trong chủ nghĩa duy tâm hậu-Kant) , Cambridge ,Mass: Harvard University Press.

(1925) Religious Values ( Các giá trị tôn giáo), New York: Abingdon Press.

(1928) A Philosophy of Ideals ( Một triết học về các lí tưởng) New York:Henry Holt&Co.  (1930) The Problem of God ( Vấn đề Thượng đế), New York: Abingdon Press.

The Finding of God ( Tìm kiếm Thượng đế), New York: Abingdon Press

Is God a Person?( Thượng đế có là một Ngôi vị?), New York, Association Press.

Moral Laws ( Những luật tắc đạo đức) New York: Abingdon Press.

Personality and Religion ( Nhân cách và Tôn giáo), New York: Abingdon Press.

(1940) A Philosophy of Religion ( Một triết học về tôn giáo) , Englewood Cliffs, NJ: PrenticeHall,Inc.

(1942) The Spiritual Life ( Đời sống tinh thần), Nashville,Tennessee: Abingdon Press.

(1945) Nature and Values ( Thiên nhiên và giá trị), New York: Abingdon Press.

(1952) Persons and Values ( Nhân vị và giá trị), Boston: Boston Univ. Press.

(1958) Person and Reality: An Introduction to Metaphysics ( Nhân vị và Thực tại: Nhập môn siêu hình học ) , P.A.Bertocci xuất bản, New York: Ronald Press.

(1988) Studies in Personalism:Selected Writings of Edgar Sheffield Brightman (Những khảo luận về chủ nghĩa nhân vị : Tuyển văn E.S. Brightman), W.E.Steinkraus and A..N. Beck xuất bản,Utica ,NY: Meridian Publishing Co.

Văn bản nhị đẳng

Bertocci, P. (1993) Edgar Sheffield Brightman trong American Philosophers’s Ideas of Ultimate Reality and Meaning ( Ý tưởng của các triết gia Mỹ về thực tại và ý nghĩa tối hậu), Toronto: University of Toronto Press.

Flewelling, R.T xuất bản (1953) The Personalist 34 ( October) :341-71.

Reck,A.J.(1964) Recent American Philosophy (Triết học Mỹ cận đại), NY:PantheonBooks

Brightman đến với triết học qua tôn giáo., với kiến thức chuyên sâu trong lãnh vực học thuật Thánh kinh, nhìn thấy rõ trong tác phẩm đầu của ông, The Sources of the Hexateuch ( Những suối nguồn của Lục thư- New York: Abingdon Press,1918). Tuy nhiên ,ông đạt được tiếng tăm lớn nhất là với tư cách người trình bày hang đầu chủ thuyết nhân vị (

Personalism) trong triết học. Vì Borden Parker Bowne (1847-1910) đã thành lập chủ nghĩa nhân vị , một hình thức của chủ nghĩa duy tâm đẳnguyên ( pluralistic idealism) ở Đại học Boston, cho nên cũng là hợp lí khi Brightman được bổ nhiệm vào Giảng đàn được lập ra ở đấy để tưởng niêm Bowne.

Triết học của Brightman đặt trọng tâm vào ba chủ đề chính:Nhân vị, Giá trị và Thượng đế.Giống như Bowne, ông chủ trương rằng nhân cách con người là chìa khoá cho việc thấu hiểu thực tại và trong việc khởi thảo các lí thuyết của mình , ông rút nước từ những suối nguồn của chủ nghĩa duy tâm Đức và Anh. Hơn nữa, ông phấn đấu dấn thân vào tư duy cụ thể , đem những phạm trù trừu tượng nhất và phổ quát nhất liên hệ với những kinh nghiệm cá nhân trong hiện tại.

Kinh nghiệm riêng tư của Brightman khi còn trẻ phải đứng trước cai chết yểu mệnh của vợ mình đã là một cuộc khủng hoảng thúc giục ông suy nghĩ lại khái niệm về Thượng đế. Kết quả cuối cùng là đóng góp độc đáo nhất của ông vào triết học: Khái niệm về Thượng đế như là hữu hạn.

Mặc dầu Brightman, giống như nhiều nhà tư tưởng nhân vị khác coi tôn giáo là trung tâm của đời sống con người và nhận định Thượng đế như là một ngôi vị chứ không phải là một đối thể siêu hình trừu tượng, ông liên hệ những nguyên lí duy nhân vị này với những tình huống hướng trọng tâm vào giá trị , đòi hỏi rằng mọi quan niệm triết học hay thần học chấp nhận được thì phải mạch lạc một cách thực nghiệm.. Không thể giải thích rõ sụ xảy ra của cái ác, chẳng hạn như cái chết của người vợ trẻ, cũng không thể qui trách nhiệm cho con người về những điều ấy, ông đoạn tuyệt với niềm tin chính thống vào một Thượng đế toàn năng, toàn thức và toàn thiện. Thay vì thế ông đề xuất lí thuyết về một Thượng đế hữu hạn. Theo đó, ông mô tả Thượng đế như là “ một ngôi vị có ý thức tối cao, giá trị tối cao và sáng tạo tối cao , tuy vậy lại bị hạn chế bởi cả những lựa chọn tự do của các ngôi vị khác và bởi sự hạn chế trong chính bản chất của Ngài”.

Nguồn: Edwards; RA, 4; WW(Am). 

ANDREW RECK

Brunner, Heinrich Emil

Thụy sĩ. s: 23-12-1889, Winterthur, Thụy sĩ. m: 06-04-1966, Zurich. Ph.t: Nhà thần học Cải cách. Q.t: Triết lí tôn giáo. G.d: Các Đại học Zurich và Berlin. A.h: Christoph Blumhardt,

Herrmann Kutter, Leonhard Ragaz, Søren Kierkegaard, Martin Buber và Ferdinand Ebner. N.c: Mục sư ở Obstalden, Glarus,1916-22; Giáo sư, Zurich,1922-53 với một thời gian thỉnh giảng ở Đại học Princeton,1938-9; Giáo sư Đại học Cơ đốc giáo Quốc tế, Tokyo, 1953-55.

Ấn phẩm chính bản

(1914) Das Symbolische in der Religiosen Erkenntnis ( Biểu tượng trong kiến thức tôn giáo) , Tübingen.

( 1928) Die Mystik und das Wort ( Huyền nhiệm và Lời), Tübingen.

(1929) The Theology of Crisis ( Thần học Khưng hoảng), New York: Scribner’s.

(1934) The Mediator ( Đấng Hòa giải) , London: Lutterworth.

(1937) The Philosophy of Religion from the Standpoint of Protestant Theology ( Triết lí tôn giáo từ quan điểm của thần học Tin lành) , London: Nicholson & Watson.

(1939) Man in Revolt ( Con người phản kháng ) , London: Lutterworth.

(1944)The Divine-Human Encounter (Cuộc gặp gỡ giữa Thiêng liêng và Con người) London: SCM Press; ấn bản mới có bổ sung Truth as Encounter ( Chân lí như cuộc Tao ngộ), 1964.

(1945) Justice and the Social Order (Công lí và trật tự xã hội), London: Lutterworth. 

( 1946) Natural Theology ( Thần học tự nhiên), London: G.Bles.

Revelation and Reason ( Thiên khải và Lí tính), London: SCM Press.

(1947-8) Christianity and Civilisation ( Cơ đốc giáo và Văn minh), London: Nisbet.

(1949-62) Dogmatics ( Giáo điều), 3 quyển, London: Lutterworth.

(1953) The Misunderstanding of the Church ( Sự hiểu lầm của giáo hội), London: Lutterworth.

Văn bản nhị đẳng

Barth, K.(1958) No! in trong Natural Theology, London: G.Bles.

Hepburn, R.W.(1958) Christianity and Paradox ( Cơ đốc giáo và Nghịch lí), London: Watts.

Jewett, P.K. (1954) Emil Brunner’s Concept of Revelation( Khái niệm thiên khải nơi Emil Brunner), London: James Clark.

Kegley, C. (1962) The Theology of Emil Brunner ( Thần học E.Brunner), New York: Macmillan.

Lewis, H.D.(1947) Morals and the New Theology ( Các nền đạo đức và Thần học mới), London: Gollancz.

Lewis, H.D.(1951) Morals and Revelation ( Các nền đạo đức và Thiên khải), London: Allen & Unwin.

Smith, J.J.(1967) Emil Brunner’s Theology of Revelation ( Thần học Thiên khải của Emil Brunner) , Manila: Loyola House of Studies. 

Giống như Karl Barth và Bultmann, Brunner đi đến chỗ bác bỏ thần học tự do lạc quan , mà ông đã được giáo dưỡng từ nhỏ, như là không phù hợp trong một thế giới đang phải chứng kiến và chịu đựng bao nhiêu điều khủng khiếp của Đệ nhất Thế chiến, và trong đó các giáo hội ngay lập tức bị đặt ra rìa và tìm cách thống nhất lại với nhau thành cộng đồng giáo hội.

Có chăng một Lời của Chúa? Brunner và những người khác nghĩ rằng có đấy. Tuy nhiên đó là Lời cần được chắt lọc từ Thánh kinh bằng cách vận dụng những phương thức của học thuật hiện đại, nhưng không đồng hoá với Thánh kinh theo nghĩa đen từng câu từng chữ.

Nơi nào mà Schleiermacher nâng cao kinh nghiệm tôn giáo của con người và nhìn Thiên khải ( Revelation—cũng gọi là Thần khải/ Mặc khải) như là vấn đề của tự thức được soi sáng ( enlightened self-conciousness) , thì mối quan tâm của Brunner là kết hợp những mặt khách quan và chủ quan của niềm tin trong khi luôn luôn dành ưu tiên cho mặt khách quan. Điều quan trọng hơn cả là :” Thiên khải và việc tự-truyền thông của Chúa nơi Jesus Christ, được lãnh hội bởi lòng kính tín”. Nhưng mối tương quan chủ thể-khách thể đó không giống với những tương quan khác trong thế giới khách quan. Mà đúng hơn, chúng ta đang chứng kiến cuộc hội ngộ giữa những nhân vị. Thiên chúa đã, một cách tối thượng và duy nhất, tự khải lộ nơi Jesus Christ, và thiên khải này bao gồm vạn sự từ sáng thế tới mạt thế. Khai đoan bên ngoài lịch sử nhưng thiên khải chạm tới mọi lịch sử, một cách quyết dịnh.( Ngôn ngữ của cuộc hội ngộ phụ thuộc vào phân tích triết lí bởi Ronald Hepburn trong quyển Christianity and Paradox-1958).

Trung thành với mục tiêu của mình “ Công bố Lời của Thánh kinh cho Thế giới”( to declare the Word of the Bible to the World),Brunner tuân theo nghĩa vụ truyền giáo của Giáo hội và làm tròn bổn phận của một thầy thuyết đạo và thần học thực tiễn cũng như thần học hệ thống ( teacher of homiletics and practical theology as well as systematics) .

Brunner còn nhấn mạnh nhiều hơn nữa tầm quan trọng , đối với đạo đức, của thiên khải trong sáng tạo. Những cơ cấu của xã hội—nhất là gia đình—là thành phần trong ơn thiên khải này. Reinhold Niebuhr phê phán quan điểm của Brunner về các cơ cấu xã hội như là đã cho phép, một cách không thích đáng, những hình thức tội lỗi trong đó chúng ta trải nghiệm chúng—một lời trách cứ mà Brunner vẫn đề kháng. Dầu các cơ cấu xã hội có quan trọng đến thế nào, Brunner vẫn kiên định lập trường rằng “ giá trị của đời sống cá nhân đứng trên tất cả mọi cơ cấu khác”. Điều này giải thích sự phản kháng quyết liệt của ông đối với mọi chế độ độc tài muốn giản qui con người thành những bộ phận chức năng trong một cỗ máy phi nhân khổng lồ và do vậy tước đoạt cái thân trạng thực sự của họ như là những nhân vị.

Có lẽ đến một mức độ rộng lớn hơn bất kì người đương thời nào của mình, Brunner đạt đến nhân vị đúng nơi nhất. Ông làm được điều này thông qua những quyển sách phổ thông hơn của ông , việc giảng đạo và công nghiệp của ông ở Hàn lâm viện Boldern. Cho đến cuối đời ông vẫn nói về sự bổ nhiệm đầu tiên của mình: “ Tôi là một mục sư với tất cả con tim và cho đến ngày nay tôi vẫn là như vậy”.

ALAN SELL

Brunschvicg, Léon

Pháp. s: 10-11-1869, Paris. m: 18-01-1944, Aix-les-Bains. Ph.t: Nhà siêu hình học duy tâm. Q.t: Thần học tư biện ( Speculative Theology), Lịch sử Triết học, Lịch sử Khoa học. G.d: École Normale Supérieure, Tiến sĩ 1897. A.h: Descartes, Pascal, Montaigne, Kant, Spinoza và Boutroux. N.c: Rouen, Paris,1909, Sorbonne ( Hàn lâm viện Khoa học Đạo đức và Chính trị, 1919).

Ấn phẩm chính bản

La Modalité du jugement, la vertu métaphysique du syllogisme selon Aristote ( Cách thái của phán đoán, tính cách siêu hình của tam đoạn luận theo Aristote), Paris: Alcan.

(1897-1904) [ cùng xuất bản với Boutroux] Oeuvres de Pascal, Paris: Hachette.

(1900) Introduction à la Vie de l’Esprit ( Nhập môn đời sống tinh thần), Paris: Alcan.

(1905) L’Idéalisme contemporain ( Chủ nghĩa duy tâm đương đại), Paris: Alcan.

(1912) Les Étapes de la philosophie mathématique ( Các giai đoạn của triết lí tóan học), Paris: Alcan.

Nature et liberté ( Thiên nhiên và tự do), Paris: Flammarion.

L’Expérience humaine et la causalité physique ( Kinh nghiệm nhân sự và định luật nhân quả trong vật lí), Paris: Alcan.

Spinoza et ses contemporains ( Spinoza và những người đương thời),Paris: Alcan.  (1927) Progrès de la conscience dans la philosophie occidentale ( Tiến bộ của ý thức trong triết học Tây phương), 2 tập, Paris: Alcan.

De la connaissance de soi ( Về sự tự tri), Paris:Alcan.

Introduction àla vie de l’esprit ( Nhập môn đời sống tinh thần), tái bản,Paris: Alcan.

(1934) Les Ages de l’intelligence ( Các độ tuổi của trí thông minh), Paris: Alcan.

(1936) La physique du XXe sìecle et la philosophie ( Vật lí thế kỉ hai mươi và triết học) Paris: Alcan.

(1939) La Raison et la Religion ( Lí tính và Tôn giáo), Paris: Alcan.

(1945) Descartes et Pascal, lecteurs de Montaigne ( Descartes và Pascal, độc giả của Montaigne), Neuchatel: Baconnìère.

(1945) Héritage des mots, heritage des idées ( Di sản ngôn từ, di sản ý tưởng), Paris: PUF.

L’Esprit européen ( Tinh thần châu Âu), Neuchatel: Baconnìere.

Agenda retrouvé ( Sổ nhật kí tìm thấy lại) , Paris: Éditions du Minuit.

La Philosophie de L’Esprit ( Triết học tinh thần), Paris: PUF.

De la vraie et de la fausse conversion suivie de la querelle de l’athéisme ( Về sự cải đạo trung thực và cải đạo gian dối, tiếp theo cuộc tranh luận về chủ nghĩa vô thần), Paris: PUF.

(1951-8) Écrits philosophiques ( Bản thảo triết học), 3 quyển, Paris: PUF. 

(1953) Blaise Pascal, Paris: Vrin.

Văn bản nhị đẳng

Cochet, M.A.(1937) Commentaire sur la conversion spirituelle dans la philosophie de Léon Brunschvicg ( Bình luận về sự cải tạo tinh thần trong triết học Léon Brunschvicg) , Brussels: Lammertin.

Deschoux, M.(1949) La Philosophie de Léon Brunschvicg, Paris: PUF.

Des choux, M.(1969) Léon Brunschvicg ou l’idéalisme à l’hauteur de l’homme ( Léon Brunschvicg hay chủ nghĩa duy tâm ở tầm cao con người), Paris: seghers.

Etchevery, A.(1934) L’idéalisme français contemporain ( Chủ nghĩa duy tâm Pháp đương đại), Paris: Alcan.

Hawidy,Y. (1955) L’Idée de la transcendence dans la philosophie contemporaine ( Ý tưởng về siêu việt trong triết học đương đại), Luận án Tiến sĩ.

Messaut, G. (1938) La Philosophie de Léon Brunschvivg, Paris: Vrin.

Messaut, G.(1942) La Philosophie française entre les deux Guerres ( Triết học Pháp giữa hai cuộc chiến ) Paris: Aubier.

Revue de Métaphysique et de Morale, Jan-Apr 1945 ( gồm những bài viết tưởng niệm

Brunschvicg của E.Bréhier, A.Cresson, A.Reymond, M.Blondel, R.G.Lacombe, G. Bastide,

J.Nabert, R. Lenoble, L. de Broglie, G.Bachebard, J.Laporte, C.Seras, G.Berger và R.Aron).

Là một nhà duy lí duy tâm chống hiện thực một cách triệt để ( a radically anti-realist idealist rationalist) , Brunschvicg thâu thái một chút từ Spinoza và một chút từ Pascal ( ông theo Pascal khi bác bỏ chủ nghĩa phiếm thần- panthéisme- trong thần luận của Spinoza). Lập trường cuối cùng của ông có chút ít “chất Hegelian”- ông chủ trương rằng ý thức, trong lịch sử, hướng đến một nhất tính tối hậu ( a final unity) nhưng trong sự cam kết của mình đối với tự do và tính ngẫu phát cá nhân, ông bác bỏ thuyết tất định trong lập trường của Hegel và Spinoza. Phủ nhận lời kết tội vô thần do Blondel và Le Roy đưa ra, tuy vậy ông vẫn tìm kiếm một tôn giáo thoát khỏi những quan niệm nhân hình về Thượng đế ( anthropomorphic conceptions of God). Ông bảo lưu một cách tiếp cận duy sử ( historicist approach) theo dó siêu hình học của bất kì thời đại nào cũng khởi nguồn từ khoa học của thời đại đó , và như vậy, đem lại giá trị cao cho lịch sử khoa học. Ông là người đồng sáng lập, cùng với Xavier Léon , vào năm 1893, tờ báo rất có ảnh hưởng Revue de Métaphysique et de Morale và Pháp quốc Triết học hội ( Socíété Française de Philosophie) vào năm 1903. Là một khuôn mặt rất có ảnh hưởng trong đời sống hàn lâm của Pháp trong nửa đầu của thế kỉ hai mươi nhưng hiện nay trước tác của ông chẳng còn mấy người quan tâm.

Nguồn: BDF 7 (1956) : 566b-567a; Edwards; EncJud, 1419a-b.

R.N.D. MARTIN

Buber, Martin

Do thái. s: 08-08-1878, Vienna. m: 13-06-1965, Jerusalem. Ph.t: Triết gia tôn giáo, triết gia xã hội, triết gia giáo dục, nhà xuất bản, nhà dịch thuật. Q.t: Chủ nghĩa Hasidism, triết học duy tâm Đức, triết học Tin lành,Văn hoá Do thái, triết học Phục hưng Do thái ( Zionist philosophy). G.d: Các Đại học Vienna, Leipzig, Zurich và Berlin, đậu Tiến sĩ dưới sự bảo trợ của Georg Simmel,1904. A.h: Ông nội và các học giả Do thái, Solomon Buber, Ahad ha-Am và Franz Rosenzweig, cũng như các phong trào thanh niên Phục hưng Do thái. N.c: 1920, Đồng sáng lập, với Rosenzweig phong trào Freies Jüdisches Lehrhaus, Frankfurt: 1925-33, Giảng sư rồi Giáo sư Tôn giáo và Đạo đức, Đại học Frankfurt; 1933-5, Giám đốc Trung tâm Giáo dục Do thái giáo cho người lớn; 1938-51,Giáo sư Triết học xã hội, Đại học Hebrew, Jerusalem; 1960-62, Chủ tịch đầu tiên Hàn lâm viện Văn học cổ điển Israeli; 1964, Tiến sĩ danh dự Đại học Heidelberg; 1951, Giải thưởng Goethe; 1953, Giải thưởng Hoà bình của Hiệp hội sách Đức; 1956, Giải thưởng Erasmus.

Ấn phẩm chính bản:

(1906) Die Geschichten des Rabbi Nachman( Những câu chuyện của Giáo sĩ Nachman), Frankfurt: Rütten & Loening.

(1908) Die Legende des Baalschem ( Những truyền thuyết về Baalschem) Frankfurt: Rütten & Loening, và Berlin, Schocken. 

(1923) Ich und Du ( Tôi và Bạn), Leipzig.

(1936) Die Frage an den Einzelnen ( Câu hỏi cho các cá nhân), Berlin: Schocken.

Gog u- Magog ( Vì Nước Trời) , New York, Atheneum.

Torat ha-Neviim ( Niềm tin tiên tri), Jerusalem: Mosad Bialik.

Or ha-Ganuz, New York: Schocken.

(1945) Pardes ha- Hasidut, Tel Aviv: Mossad Bialik.

(1947) Netivot be- Utopia ( Những con đường trong không tưởng), Tel Aviv: Am Oved.

(1950) Good and Evil: Two Interpretations ( Thiện Ác: Hai cách kiến giải) , London: Macmillan; New York: Scribner,1953.

(1952) Eclipse of God: Studies in the Relation between Religion and Philosophy ( Vắng bóng Thượng đế: Nghiên cứu những tương quan giữa tôn giáo và triết học) , New York: Harper; London: Gollancz.

(1962-4) Werke ( Hợp tập), 3 quyển, Munich: Schneider.

(1963) Israel and the World ( Israel và Thế giới), New York: Schocken.

(1965) The Knowledge of Man ( Hiểu Người), London: Allen & Unwin; New York: Harper & Row.

( 1967) On Judaism ( Về Do thái giáo) , New York: Schocken.

(1973) On Zion: The History of an Idea ( Về Phong trào Phục hưng Do thái: Lịch sử một ý tưởng) , New York: Schocken.

A Believing Humanism: My Testament ( Một chủ nghĩa nhân bản tín mộ: Di chúc cuả tôi), Atlantic Highlands, NJ: Humanities.

Văn bản nhị đẳng

Encounter on the Narrow Ridge ( Đường hẹp gặp nhau), New York: Paragon House.

Bergman, Samuel A.(1956) Filosofia ha- Dialogit mi Kirkagor ad Buber( Triết học đối thoại từ Kierkegaard đến Martin Buber), Jerusalem Hebrew University Press.

Buber, Martin and Friedman, Maurice (1957) , Pointing the Way: Collected Essays.( Chỉ đường: Hợp tập khảo luận), London: Routledge; New York: Harper.

Friedman, M.(1981-4), Martin Buber’s Life and Work ( Martin Buber, Cuộc đời và tác phẩm), 3 quyển , New York: E.P.Dutton.

Friedman,M.( 1987) Buber, trong “ Thinkers of the Twentieth Century” ( Những nhà tư tưởng thế kỉ hai mươi).

Gordon,H. and Bloch,J.(1984) Martin Buber: A Centenary Volume ( Kỷ niệm một trăm năm Martin Buber), New York: Ktav.

Green, A (1989) Jewish Spirituality ( Đời sống tâm linh Do thái), New York: Crossroad.

Herberg,Will(1956) The Writings of Martin Buber, New York: Meridian.

Horwitz ,Rivkah (1978) Buber’s Way to I and Thou ( Đường đến Tôi và Bạn của Buber),

Heidelberg: L.Schneider. 

Kaufmann, Walter(1992) Nietzsche, Heidegger và Buber: Discovering the Mind (Nietzsche, Heidegger và Buber: Khám phá tâm hồn), New Brunswick: Transaction Books.

Kohn, H.(1961) Martin Buber, Sein Werk und seine Zeit ( Martin Buber,Tác phẩm và Thời đại) , Cologne: Melzer.

Mendes-Flohr, Paul (1989) From Mysticism to Dialogue (Từ huyền học đến đối thoại), Detroit: Wayne State University Press.

Rotenstreich, Nathan (1991) Immediacy and its Limits: a Study in Martin Buber’s Thought ( Tính trực tiếp và giới hạn của nó: Nghiên cứu tư tưởng Martin Buber), Philadelphia: Harwood Academic.

Schaeder, Grete(1984) The Hebrew Humanism of Martin Buber ( Chủ nghĩa nhân bản Do thái của Martin Buber) , Wayne State Univ. Press.

Schilpp, P.A. and Friedman, M. (19670, The Philosophy of Martin Buber, La Salle: Open Court.

Buber đã tạo ra một ảnh hưởng mạnh mẽ trên triết học về tôn giáo của thế kỉ hai mươi cũng như cả trên giáo dục, xã hội học và chính trị. Bị chế độ Quốc xã ngăn cấm không được tiếp tục nhiệm chức hàn lâm tại một Đại học Đức, ông chuyên tâm vào cuộc nghiên cứu sâu xa chủ đề giáo dục người Do thái trưởng thành . Ông tiếp tục công trình này, cùng với những quan tâm thuần túy triết học hơn, khi thiên di về miền đất hứa Palestine. Lúc mới sáng nghiệp,, ông nổi tiếng nhất với triết lí “ Tôi và Bạn” ,một triết lí ,nếu nhìn hời hợt, có vẻ như được đặt nền tảng trên triết học duy tâm Đức,hay Cơ đốc giáo,hơn là Do thái giáo. Ông từng bị phê phán về cách tiếp cận này, gay gắt nhất là bởi Gershom Scholem. Tuy nhiên, có thể vẽ lại những phương diện của tư tưởng truyền thống Do thái giáo , qua trung gian kinh

Talmut, và những nhà tư tưởng thời Trung cổ, Rashi và Yehuda Halevi, trong khái niệm đối thoại này.

Tuy nhiên, đối với công trình của ông về Hasidism, thì lời dạy nguyên thủy đã được hiện đại hoá và được mặc trang phục của triết học duy tâm, cơ đốc giáo và xã hội đương thời. Những khảo luận về Buber đã xét tới mọi phương diện trong tư tưởng ông., kể cả những gì liên quan tới sự truyền thông, giáo dục, đạo đức, âm nhạc, tâm lí học, những khảo luận về hoà bình, thể thao và ngôn ngữ học. Thêm nữa là, trước tác của ông đã được đem đối chiếu với trước tác của các triết gia đương thời khác.

Nguồn: Leo Baeck Memorial Conference on Jewish Social Thought, New York: The federation,1973; EncJud; NUC; Schoeps;WorldBio; CPBI, 1992.

IRENE LANCASTER

Bulgakov, Sergei Nikolaevich

Nga. s: 16-06-1871, Livny. m: 13-07-1944, Paris. Ph.t: Triết gia tôn giáo. G.d: Tốt nghiệp khoa Luật, Đại học Moscow,1894. A.h: Marx, Kant, Schelling , Slov’ev và Florensky. N.c: 1901-6, dạy Kinh tế chính trị, Học viện Bách khoa Kiev; 1906-18, dạy Kinh tế chính trị, Đại học Moscow.; 1918-22, Giáo sư Kinh tế chính trị và Thần học , Đại học Simferopol; 1925-44, Giáo sư chủ nhiệm khoa Thần học Tín lí, Viện Thần học Nga ở Paris.

Ấn phẩm chính bản:

(1903) Ot Marksizma k idealizmu: sbornik statei (1986-1903) ( Từ chủ nghĩa Mác đến chủ nghĩa duy tâm: Tập hợp các bài viết từ 1896-1903) , St Petersburg

(1911) Dva grada: issledovaniia o prirode obshchestvennykh idealov ( Hai đô thành: Thám cứu bản chất của các lí tưởng xã hội), Moscow.

(1917) Svet nevechernyi: Sozertsaniia i umozreniia ( Ánh sáng không phai mờ: Chiêm nghiệm và tư biện) , Moscow.

(1937) The Wisdom of God: A Brief Summary of Sophiology ( Minh trí của Thượng đế: Giản yếu về Minh Triết Luận) , bản tiếng Anh của Thompson, Clarke và Braikevich, London: William and Norgate.

(1953) Filosofiia imeni ( Triết học về Danh) , Paris: YMCA Press.

(1976) [J. Pain và N. Zernov xuất bản] A Bulgakov Anthology ( Những trich đoạn dịch sang tiếng Anh từ các tác phẩm triết học và thần học của Bulgakov).

Văn bản nhị đẳng

Lossky, N.O.(1952) History of Russian Philosophy ( Lịch sử Triết học Nga) , London: George Allen & Unwin, ch.15.

Zenkovsky, V.V.(1953) A History of Russian Philosophy ( Lịch sử Triết học Nga), London: Routledge & Kegan Paul.

Là con một mục sư, Bulgakov trở thành “nhà Mácxít hợp pháp” nổi bật trong những năm 1890s, nhưng , giống như Berdiaev, S.L.Frank và Struve, ông đã khước từ chủ nghĩa Mác vào khúc quanh của thế kỉ. Ông là một người góp bài vào tập Vekhi (1909) một hợp tập phê bình giới trí thức cách mạng. Sau khi trở lại với niềm tin Chính thống giáo, ông thụ phong linh mục năm 1918 và nằm trong số những học giả phi-Mácxít bị trục xuất khỏi Nga vào năm 1922. Sau một thời gian sống ở Tiệp khắc, ông sang định cư tại Paris.

Bulgakov viết trong truyền thống siêu hình học “nhất-tổng tính” và “Thiên nhân hợp nhất” (Metaphysics of total-unity and Godmanhood) của Solov’ev. Ông theo Florensky ở chỗ dành ưu tiên cho nguyên lí Minh Triết ( the Principle of Sophia) như là thân trạng thứ tư của Thần tính và linh hồn của vũ trụ. Minh Triết Luận của ông bị Nhà thờ Chính thống giáo kiểm duyệt vào những năm đầu thập kỉ 1930s. Ông cũng bị phê bình vì mặc hàm tính đồng bản thể( consubstantiality) của Thượng đế với sự sáng tạo.

Di cảo của Bulgakov, Triết học về Danh, giống như tác phẩm cùng tên của Losev, được gợi hứng từ ngữ học triết lí của Florensky: ông chủ trương rằng , mặc dầu phức tính của ngôn ngữ, âm thanh mỗi từ là sự nhập thể linh hồn vũ trụ của nó.

. COLIN CHANT

Bultmann, Rudolf

Đức. s: 20-08-1884,Wiefelstede, Oldenburg, Đức. m: 30-07-1976 Marburg, Đức. Ph.t: Học giả Tân ước phái Luther. Q.t: Chủ nghĩa hiện sinh. G.d: Các Đại học Tübingen, Berlin và

Marburg. A.h: K. Müller, H. Gunkel, A. von Harnack, A. Jülicher, J. Weiss, W.Herrmann và M.

Heidegger. N.c: Giảng sư Marburg, 1912-16; Phó Giáo sư, Breslau, 1916-20; Giáo sư, Giessen, 1920-1; Giáo sư Marburg,1921-51.

Ấn phẩm chính bản:

(1934) Jesus and the World ( Jesus và Thế giới), New York: Schribners.

(1955) Essays: Philosophical and Theological ( Các tiểu luận triết học và thần học), London: SCM Press.

History and Eschatology ( Lịch sử và thế mạt luận), Edinburgh: University of Edinburgh Press (Gifford Lectures).

Jesus Christ and Mythology ( Jesus Christ và Thần thoại),New York: Schribners.

(1960) Existence and Faith: Shorter Writings of Rudolf Bultmann ( Hiện hữu và niềm tin: Những bài viết ngắn của R.Bultmann), New York: Meridian.

(1969) Faith and Understanding ( Tin và hiểu) , New York: Harper & Row: Philadelphia: Fortress Press, 1987.

(1984) New Testament and Mythology and Other Basic Writings ( Tân ước và Thần thoại và những bài viết cơ bản khác), Philadelphia: Fortress Press, 1987.

Văn bản nhị đẳng:

Fergusson, David (1992) Bultmann, London: Geoffrey Chapman.

Fergusson, David ( (1949) Festschrift Rudolf Bultmann zum 65. Geburtstag überreicht (Bài viết kỷ niệm sinh nhật thứ 65 của Rudolf Bultmann ), Stuttgart.

Hobbs,Edward C.(1985) Bultmann: Retrospect and Prospect: The centenary Symposium at

Wellesley (Bultmann: Hồi cố và viễn tượng: Hội thảo kỉ niệm một trăm năm ở Wellesley) Philadelphia: Fortress Press.

Keygley, Charles W.(1966) The Theology of Rudolf Bultmann ( Thần học R. Bultmann), New York: Harper & Row.

Macquarrie, John (1955) An Existentialist Theology ( Một thần học hiện sinh), London: SCM Press.

Macquarrie, John(1960) The Scope of Demythologising ( Phạm vi của quá trình giải thần thoại) , London: SCM Press.

Ogden, Schubert(1962) Christ without Myth ( Christ không huyền thoại) London: SCM Press.

Owen,H.P.(1957) Revelation and Existence ( Thần khải và Hiện sinh) , Cardiff: University of Wales Press.

Schmithals,W.(1968) An Introduction to the Theology of Rudolf Bultmann ( Dẫn nhập vào Thần học của R.Bultmann) London: SCM Press.

Hiếm có nhà thần học nào ở thế kỉ hai mươi mà trước tác lại lôi cuốn sự bình phẩm từ nhiều nhà thần học khác và từ các triết gia đông đảo đến thế, như trước tác của Bultmann. Choáng váng trước cách tiếp cận Kinh Thánh theo kiểu hiện sinh của Bultmann, nhà thần học bảo thủ Robert Reymond tuyên bố rằng” Bultmann chỉ nghe bản ghi âm tiếng nói nội tâm của chính ông ta thôi”. Helmuth Thielicke thì chống lại chủ thuyết “ dĩ nhân vi trung” ( anthropocentrism) của Bultmann và nhận định rằng ông ta đã nhầm lẫn khi nâng thế giới quan khoa học hiện đại thành tiêu chuẩn để giải thích Kinh Thánh. Nhà thần học Công giáo La mã Karl Rahner tuyên bố rằng Bultmann là” nhà thần học của thế kỉ hai mươi biết rõ điều gì đang diễn ra”. Triết gia hiện sinh Jaspers than phiền việc Bultmann tự hạn chế vào Heidegger, trong khi Ronald Hepburn đưa ra những chất vấn gay gắt từ quan điểm của triết học phân tích Anh quốc. Người ta còn cho rằng việc Bultmann vận dụng những luận chứng của Heidegger đã đưa đến một thứ giản qui thần học (theological reductionism) chẳng kém gì sự lệ thuộc của vài triết gia trong thế hệ trước đối với chủ nghĩa duy tâm hậu-Hegel.

Được giáo dục theo thần học tự do, Bultmann không bao giờ từ bỏ mối quan tâm của nó trong việc vận dụng tính học thuật phê bình ưu việt đối với các bản văn Kinh thánh. Nhưng nơi nào mà các nhà thần học tự do hăng hái đi tìm Đấng Cứu thế lịch sử , Bultmann lại ngờ rằng người ta có thể biết được gì nhiều về cuộc đời và hành trạng thực sự của Jesus. Nơi nào mà thái độ của những nhà thần học tự do thường là lạc quan thì Bultmann, dầu không bi quan , vẫn được đặc trưng bởi sự thẩm định đúng mức chất bi tráng trong kiếp nhân sinh. Những đặc tính thần học tự do nơi Bultmann cùng đề huề sánh bước với những gì được tài bồi từ dòng sông cuồn cuộn phù sa suy tư sâu lắng của Heidegger, bạn đồng nghiệp của ông ở Marburg( 1922-8). Sự nhấn mạnh của Heidegger trên dữ kiện tính của hiện sinh chúng ta ( the givenness of our own existence) trên tính dễ sa ngã ( fallenness) và trên cảm thức thấy là mình không “ở nhà mình” nơi thế giới này , của chúng ta ( our sense of not being “at home” in this world) cùng với hiểu biết của ông về hiện sinh đích thực như là điều đáp ứng thích hợp cho tình cảnh hiện sinh của chúng ta , tất cà những điều này đối với Bultmann dường như đã cung cấp nền tảng cho thần học của thế giới đương thời.

Thế giới này là một thế giới trong đó những tiền giả định xưa cũ, có tính siêu nhiên đã bị đánh bại bởi thế giới quan khoa học hiện đại và Kinh Thánh đã trở thành một quyển sách gấp kín đối với nhiều người bởi vì thế giới quan của nó dường như đã lỗi thời.Tuy vậy Bultmann vẫn tin rằng Thượng đế trao lời cho nhân loại trong Kinh Thánh nhưng để cho Lời của Người được nghe trong thế giới ngày nay thì ta cần gọt bỏ đi lớp vỏ thần thoại bên ngoài. Do vậy mà có chương trình giải thần thoại ( the programme of demythologization) của Bultmann, toan tính chuyển dịch ngôn ngữ thần thoại của Tân Ước thành ngôn từ hiện sinh. Chuyển dịch xong, những con người , trong tình trạng dễ sa ngã của họ, được đem chạm trán với Lời hằng sống vẫn luôn kêu gọi họ đến một đời sống mới, đích thực. Chống lại những ai biện luận rằng ông chỉ lặp lại những thần học cũ về tự thức bằng ngôn từ hiện sinh, Bultmann biện luận rằng ông quan tâm tới sự tự tri hơn : chúng ta chỉ thực sự tự tri trong cuộc hạnh ngộ với Thượng đế và suối nguồn của nó là nơi Thượng đế, không phải nơi chúng ta.

ALAN SELL

Buonaiuti, Ernesto

Ý. s: 24-06-1881, Rome. m: 20-04-1946, Rome. Ph.t: Sử gia Cơ đốc giáo, nhà phê bình chủ nghĩa hiện đại.

Ấn phẩm chính bản:

(1908) Lettere di un prete modernista. (Thư của một linh mục hiện đại), Rome: Università di Roma,1948.

(1922) L’Essenza del cristianesimo ( Tinh hoa Cơ đốc giáo).

(1928) Misticismo medioveale ( Huyền học thời Trung cổ)

(1942) Storia del cristianesimo ( Lịch sử Cơ đốc giáo)

(1954) Spirit and Nature ( Tinh thần và Thiên nhiên), New York: Pantheon.

Văn bản nhị đẳng:

Anon.(1978) Ernesto Buonaiuti: storico di cristianesimo ( Ernesto Buonaiuti: những câu chuyện của Cơ đốc giáo), Rome: Istituto Storico per il Medievo

Thời kỳ đầu tư tưởng Buonaiuti bộc lộ đôi phần thiên vị đối với chủ nghĩa hiện đại, khẳng định một quan niệm thực dụng về tôn giáo. Tính tôn giáo liên quan đến hy vọng về một tương lai tốt đẹp hơn cho cộng đồng nó khởi lên trong tâm hồn của đám đông, lật đổ trật tự hiện hữu để tạo ra một xã hội mới. Khi phong trào này thành công, thì, đến lượt nó, lại đảm nhận những hình thức mà một phản động lực sẽ nẩy sinh để chống lại, và một tôn giáo có thể trở thành nỗi sợ hãi mê tín làm thui chột hy vọng và sáng kiến cá nhân.

Trong thời kỳ thứ nhì, sau khi giáo hoàng lên án chủ nghĩa hiện đại, sau Đệ nhất Thế chiến và ảnh hưởng của Di Loisy, ông đề xướng rằng ở trung tâm của tôn giáo, chúng ta tìm thấy những con người hiến mình cho xã hội. Con người là một hàm số của cộng đồng nhưng nhiều người cảm thấy xã hội như một hạn chế và có một sự mất quân bình giữa con người xã hội và con người cá nhân chủ nghĩa quá khích. Để tái lập thăng bằng chúng ta ẩn náu, ở bên ngoài, vào chính trị, và ở bên trong, vào tôn giáo .

Trong thời kỳ thứ ba, dưới ảnh hưởng của Otto, ông phát triển những ý tưởng nhấn mạnh vào tội nguyên thủy. Bộ Lịch sử Cơ đốc giáo của ông (1942) thúc giục sự quay về với Cơ đốc giáo nguyên thủy và vẽ lại sự biến mất lịch sử của thông điệp Cơ đốc giáo thành một thứ chủ nghĩa duy tâm nhất nguyên nó phá hoại nền tảng Nước Trời. Giai đoạn cuối cùng trong tư tưởng ông tiến đến một khái niệm trung dung hơn về tội nguyên thủy và tái khẳng định giá trị của thuyết Thomas.

COLIN LYAS

Burtt, Edwin Arthur

Mỹ. s: 11-10-1892, Groton, Massachusetts. m: 09-09-1989, Ithaca, New York. Ph.t: Nhà tự nhiên học, triết gia tôn giáo. Q.t: Triết lí khoa học, triết học Đông phương, tôn giáo và triết học đối chiếu. G.d: Đại học Yale, Đại chủng viện Thần học Union, và Đại học Columbia. A.h: Dewey và Reinhold Niebuhr. N.c: 1921-3, Giảng viên Triết học, Columbia 1923-31, Phó Giáo sư Triết học, Đại học Chicago; 1932-60, Giáo sư Triết học: 1961-89, Giáo sư danh dự Triết học.Đại học Cornell.

Ấn phẩm chính bản:

(1926) The Metaphysical Foundations of Modern Physical Science ( Những nền tảng siêu hình của khoa học vật lí hiện đại), London: Routledge & Kegan Paul; New York: Harcourt; Brace & Co; Đây là bản tu chính luận án Tiến sĩ The Metaphysics of Sir Isaac Newton của ông trình tại Đại học Columbia trước kia.

Principles and Problems of Right Thinking ( Những nguyên lí và vấn đề của tư duy đúng đắn), New York: Harper.

Religion in an Age of Science ( Tôn giáo trong thời đại khoa học) , New York: Holt.

(1939) The English Philosophers from Bacon to Mill ( Các triết gia Anh từ Bacon đến Mill) , New York: The Modern Library.

(1939) Types of Religious Philosophy ( Các hình thái triết học tôn giáo), New York: Harper.

(1955)[ xuất bản] The Teachings of the Compassionate Buddha ( Lời dạy của Đức Phật Từ bi) , New York: New American Library.

(1957) Man seeks the Divine: A Study in the History and Comparison of Religions ( Con người tìm kiếm Đấng Thiêng liêng : Một nghiên cứu về lịch sử và đối chiếu các tôn giáo), New York: Harper & Row.

(1965) In Search of Philosophic Understanding ( Tìm kiếm hiểu biết triết học), New York: New American Library.

(1981) The Human Journey ( Đi trọn kiếp người), Calcutta: University of Calcutta Press.

(1986) Light, Love, and Life ( Ánh sáng, Tình yêu, và Sự sống) .

Văn bản nhị đẳng:

Bertocci, Peter (1975) Love and Reality in E.A.Burtt’s philosophy: a personalistic critique ( Tình yêu và thực tại trong triết học E.A.Burtt: một phê bình duy nhân vị), Idealist Studies 5: 269-89.

Đến với triết học từ một hứng thú có trước về tôn giáo, những trực cảm và những ấn bản của Burtt từ những giáo trình cho sinh viên đại học mà ông chuyên trách.Giáo trình lôgích học của ông,Principles and Problems of Right Thinking,hướng đến sự phân tích của Dewey về bản chất của sự phản tư ( reflection) , cho ta một sự trình bày có giá trị về cách trong đó sự phân tích kia thích hợp với nhiều loại vấn đề khác nhau. Quyển sách của ông về nền tảng của khoa học hiên đại được khai triển từ giáo trình của ông ở Columbia về lịch sử của triết học Anh quốc.. Khảo sát các nhà khoa học từ Copernicus tới Newton,và các nhà triết học từ Descartes tới Henry More, ông đưa chúng ta đi qua tiến trình từ thế giới viễn đích ( the teleological world) của Dante vào thế giới vô nghĩa ( the meaningless world) của Russell. Cách giải quyết của ông về vấn đề sự vô nghĩa hướng chúng ta đến nhiều biến thể của triết học tôn giáo mà ông xem xét cả ở Đông lẫn Tây. Trong Man seeks the Divine ông biện luận rằng khoa tâm trị liệu có thể giúp tôn giáo đạt được mục đích của nó là thực hiện toàn mãn tự thân ( personal self-fulfilment) trong khi tôn giáo có thể giúp tâm trị liệu nhập thể những xử sự tối hậu mà trong quan điểm của ông bao gồm cả ý niệm về Thượng đế. Trong The Human Journey (1981) , Burtt biểu lộ một hy vọng hiện thực ( a realistic hope) mà nhân loại , cả từ phương diện cá nhân lẫn phương diện tập thể , đều liên quan tới một vài số mệnh rộng lớn hơn là chúng ta từng dám nhìn lướt qua trong quá khứ.

WILLIAM REESE