Những Triết Gia Thiên Chúa Giáo
Thế Kỷ Hai Mươi

Vần C - D

L.m. Giuse NGUYỄN HỮU TRIẾT

Trưởng Ban Văn Hoá

Tổng Giáo Phận TP. Hồ Chí Minh

C

Caird, Edward,

Anh. s: 22-03-1845, Greenock, Scotland. m: 01-11-1908, Oxford. Ph.t: Triết gia duy tâm phái Hegel. Q.t: Lịch sử triết học, triết học tôn giáo. G.d: Đại học Glasgow, Đại học St Andrews và Balliot College, Oxford. A.h: Carlyle, Hegel, Kant và Comte. N.c: 1866-93, Giáo sư Triết học đạo đức tại Glasgow; 1893- 1907,Giáo sư Balliot College ,Oxford.

Ấn phẩm chính bản:

( 1877) A Critical Account of the Philosophy of Kant ( Một tổng kết phê phán về triết học Kant), 2 quyển, Glasgow: J.Maclehouse.

(1879) The Critical Philosophy of Immanuel Kant ( Triết học phê phán của Kant), 2 quyển, Glasgow: J.Maclehouse.

(1883) Hegel , Edinburgh London: W.Blackwood Sons.

(1885) The Social Philosophy and Religion of Comte ( Triết học xã hội và Tôn giáo của Comte), Glasgow: J.Maclehouse.

(1893) The Evolution of Religion ( Tiến hóa của tôn giáo), Glasgow: J.Maclehouse.

(1904) The Evolution of Theology in the Greek Philosophers ( Tiến hoá của thần học nơi các triết gia Hy lạp), Glasgow: J.Maclehouse.

Văn bản nhị đẳng:

Bosanquet, B.(1909), Edward Caird, 1845-1908, Biên bản lưu của Hàn lâm viện Anh.

Jones, H và Muirhead, J.H.(1921) The Life and Philosophy of Edward Caird ( Đời sống và triết học Edward Caird) , Glasgow: Maclehouse Jackson.

Lindsay, A.D.(1926) The Idealism of Caird and Jones ( Chủ nghĩa duy tâm của Caird và Jones), Philosophy 1: 171ff.

Mackenzie, J.S.(1909) Edward Caird as a philosophical teacher ( Edward Caird như một nhà giáo dạy triết học), Mind: 18: 509-37.

Sell, A.P.F.(1995) Philosophical Idealism and Christian Belief ( Chủ nghĩa duy tâm triết lí và Niềm tin Cơ đốc giáo), Cardiff: University of Wales Press và New York: St Martin’s Press .

Stout, A.K.(1967) Caird, Edward trong Encyclopedia of Philosophy, New York: Macmillan.

Watson, J.(1909) The Idealism of Edward Caird ( Chủ nghĩa duy tâm của Edward Caird) , Philosophical Review 18: 147-63,259-80.

Giống như thầy mình, T.H.Green, chủ nghĩa duy tâm Hêgheliên của Edward Caird mang nợ nhiều từ Kant. Ông nghĩ rằng ý nghĩa của Kant chỉ có thể được hiểu nếu triết học của Kant được nhìn như là dẫn đến Hegel. Caird nhanh chóng thành danh như là một người chuyên trình bày tư tưởng của người khác. Những công trình đồ sộ của ông về Kant, theo Bosanquet, “đã đặt ông vào hàng đầu những người kiến giải Kant”. Ông chỉ viết một tác phẩm ngắn về Hegel nhưng quyển sách đó được đánh giá như “ quyển giáo khoa hay nhất từng được viết ra cho đến lúc đó” .

Với Caird, cũng như với Green, sự trình bày phê phán và triết học xây dựng đan kết nhau chặt chẽ. Do vậy, chủ nghĩa duy tâm tư biện của chính ông khởi lên từ một quan niệm về triết học quan tâm đến việc hoà giải những yếu tố khác nhau của đời sống tinh thần, như chủ thể và khách thể, tôn giáo và khoa học, tự do và tất định. Trái với Kant, Caird chủ trương rằng “ mọi đối lập đều có thể hoà giải” ( all opposition is capable of reconciliation) và rằng không có những đối kháng nào lại không thể hoà giải được (there are no antagonisms that cannot be reconciled). Do vậy, mặc dầu khoa học và tôn giáo có vẻ như đối nghịch nhau, sự đối nghịch biểu kiến giữa chúng có thể được vượt qua trong nhất tính cao hơn được tìm kiếm bởi triết học.

Lí thuyết đạo đức của Caird tương tự với lí thuyết của Green. Ông chủ trương rằng con người có năng lực quyết định hành vi của chính mình, như thoả mãn tự ngã của họ được quan niệm như những trung tâm thường trực. Tự do của con người nằm trong sự tự quyết định đó hơn là hành vi bị qui định bởi những dục vọng phân tán. Lí thuyết tôn giáo của ông nhấn mạnh nhất tính của nhân loại, kể cả khái niệm về một tính thuần lí chung (common rationality). Nó cũng nhấn mạnh khái niệm tiến hoá hay phát triển. Sử gia Metz, sắp hạng Caird, sau Green” như Nhà Tiên phong lớn kế tiếp của chủ nghĩa duy tâm ở Anh”. Chính nhờ Caird mà Glasgow trở nên thành trì của chủ nghĩa duy tâm Anh. Ông là một nhà giáo nhiệt tình, tận tụy và ảnh hưởng bản thân của ông là rất đáng kể. Trong số các môn đệ của ông có những người trở thành các triết gia tên tuổi , như Henry Jones, J.H.Muirhead, J.S.Mackenzie và John Watson. Chủ nghĩa duy tâm của Caird rất có ảnh hưởng ở Úc, đặc biệt là tại Sydney,nơi nó được duy trì và phát huy bởi Francis Anderson.

Mặc dầu bản thân ông muốn xa lánh việc tranh cãi về tôn giáo , song nhiều sinh viên của ông được học để trở thành giáo sĩ, đã khiến “tay ông nhúng chàm” với tư tưởng “ Cơ đốc giáo là một mặc khải của lí tính”. Họ được chuẩn bị tinh thần để bác bỏ “nguyên tắc thế giá” ( the principle of authority) và sự đối địch giữa niềm tin và lí tính được khăng khăng lưu giữ bởi chủ nghĩa Calvin quá khích của giáo phái Trưởng lão ( Presbyterian) vốn chiếm ưu thế ở Scotland. Do vậy, cũng giống như các triết gia gợi hứng (inspiring philosophers) mang màu sắc sự tận tụy truyền giáo , Caird khích lệ một tinh thần triết lí hơn trong tôn giáo và thần học Scotland.

Nguồn: DNB 1901-11; Grave; Metz.

STUART BROWN

Campbell, Charles Arthur

Anh. s: 13-01-1897, Glasgow. m: 17-03-1974. Ph.t: Triết gia duy tâm. Q.t: Siêu hình học , triết học đạo đức. G.d: Đại học Glasgow và Balliol College, Oxford. A.h: Kant, T.H.Green, Bradley,Otto và C.D.Broad. N.c: 1924-32, Phụ khảo, rồi Giảng sư Triết học đạo đức ở Glasgow; 1932-8, Giáo sư Triết, University College of North Wales, Bangor; 1938-61, Giáo sư Lôgích học và Tu từ học ở Glasgow.

Ấn phẩm chính bản:

(1931) Scepticism and Contruction: Bradley Sceptical Principle as the Basis of Constructive Philosophy (Chủ nghĩa hoài nghi và sự xây dựng: Nguyên lí hoài nghi của Bradley như là cơ sở của Triết học xây dựng), London: Glasgow Univ. Publications.

(1957) On Selfhood and Godhood ( Về Ngã tính và Thượng đế tính), London: Allen Unwin.

(1967) Defence of Free Will (Bảo vệ ý chí tự do), hợp tập tiểu luận, London: AllenUnwin

Văn bản nhị đẳng:

Brown, N.(1959) Critical Notice of On Selfhood and Godhood ( Nhận xét phê bình về On Selfhood and Godhood ) , Mind 68:100-4.

Carmichael, John P.(1977) C.A.Campbell’s Defence of Free Will ( Cuộc bảo vệ tự do của C.A.Campbell), Luận án Tiến sĩ, Đại học Marquette.

Lewis, H.D.(1974) Tribute to Professor Charles Arthur Campbell ( Lời kính viếng Giáo sư C.A.Campbell) , The Times ,20 March 1974.

Owen, H.P.(1966) The Moral and Religious Philosophy of C.A.Campbell ( Triết học dạo đức và tôn giáo của C.A.Campbell), Religious Studies 3: 433-46.

Được giáo dục tại các đại chủng viện duy tâm hàng đầu Anh quốc , C.A. Campbell đề xướng , trong quyển sách đầu tiên của ông, việc phát triển một nguyên lí của Bradley, theo đó , Tuyệt đối thể vượt quá mọi tương quan và do vậy, vượt quá tri thức thuần lí. Mặc dầu ông vốn chủ trương rằng Tuyệt đối thể siêu lí vẫn phải mãi mãi giữ vẻ lung linh mờ ảo đối với những phạm trù của trí tuệ, song ông vẫn bị hấp dẫn bởi lí thuyết thần thánh bất khả thấu triệt ( doctrine of the numious) của Otto. Trong những bài giảng của mình ông tìm cách bảo vệ một kiến thức tượng trưng về Thượng đế.

Mặc dù Campbell chỉ viết có hai quyển sách trọng yếu , song ông còn là tác giả của nhiều bài báo có ảnh hưởng và rất được các sinh viên kính trọng, trong đó có nhiêu người thành danh như H.D.Lewis và Macquarrie. Ông dụng công tạo ra một chủ nghĩa duy tâm xây dựng ( a constructive idealism) và phản bác các lời phê bình của các trường phái duy nghiệm và phân tích ngôn ngữ. Ông là người bảo vệ xuất sắc cho lí thuyết nhất quán ( the coherence theory), cho Tự Ngã thực thể ( a substantial Self) và cho chủ nghĩa tự do ( libertarianism) vào một thời đại mà những học thuyết này bị gần như mọi người cho là không thể bảo vệ.

Theo Lewis “ Campbell đã trình bày điển hình xuất sắc nhất ,vượt xa hơn hẳn, mà chúng ta có thể có được trong thời đại mình , và có lẽ ở bất kì thời đại nào, về một tự do chọn lựa thực sự mở rộng, kết hợp với một phê phán sâu sắc về tự do như là tự quyết ( freedom as self-determination) .

Nguồn: H.D. Lewis (1985) The British Idealists trong Nineteenth Century Religious Thought in the West, Cambridge,: CUP, Macquarrie,WW.

STUART BROWN

Carabellese, Pantaleo

Ý. s: 06-07-1877, Molfetta, Ý. m: 19-09-1948, Genoa. Ph.t: Nhà hữu thể học phê phán. A.h: Varisco. N.c: Giáo sư Lịch sử Triết học, Đại học Rome.

Ấn phẩm chính bản:

(1914) L’Essere e il problema religioso ( Hữu thể và vấn đề tôn giáo)

( 1915) La coscienza morale ( Ý thức đạo đức).

(1921) Critica del concreto ( Phê bình cái cụ thể).

(1927) La filosofia di Kant ( Triết học Kant).

(1929) Il problema della filosofia da Kant a Fichte ( Vấn đề triết học từ Kant đến Fichte).

(1931) Il problema teleologico come filosofia ( Vấn đề viễn đích luận như là triết học).

(1938) L’Idealismo italiano ( Chủ nghĩa duy tâm Ý).

(1942) Che cos’é la filosofia ( Triết học là gì).

(1946) Opere complete ( Toàn tập), Florence: Sansoni.

Văn bản nhị đẳng:

(1964) Giornati di studi carabellesiani ( Tạp chí nghiên cứu về Carabellese) Milan: Silva.

Semerari, P. (1982) La sabbia e la roccia ( Cát và đá) Baris: De Dalo.

Vicarelli, G. (1952) Il Pensiero di Pantaleo Carabellese ( Tư tưởng Pantaleo Carabellese), Rome: Editoriale di Arte e Storia.

Carabellese tự coi mình là nhà hữu thể học phê phán, làm trung gian giữa những cực đoan của chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa duy tâm.

Hữu thể/ Tồn thể ( Being/ Essere) là vấn đề nền tảng của triết học nhưng không phải là cái gì hiện hữu như một đối tượng đứng tách rời khỏi tinh thần nhưng là cái mà trên đó tinh thần phụ thuộc vào. Nhiệm vụ của tinh thần là, bằng một phản tư phê phán bất tuyệt, tiến đến một ý thức thích đáng về Hữu thể vô tận vốn là nền tảng của nó. Tri thức được tìm kiếm sẽ không xuất hiện như một tương quan giữa tri thức và một khách thể tính tuyệt đối tách rời, chẳng hạn như Thượng đế, bởi vì khách thể tính được tìm kiếm là nền tảng của chủ thể tính chứ kihông phải đối tượng được theo đuổi bởi nó. Thượng đế không phải là một đồ vật giữa nhiều đồ vật. Bởi vì nếu Thượng đế là một hiện hữu( an existent), thì Thượng đế sẽ luôn luôn là tha thể, trong khi Thượng đế là một nền tảng nội tại. Tồn thể được cấu tạo bởi tính đa phức của những chủ thể hiện hữu đi tìm kiếm nó và tạo thành một nền tảng cho những người tìm kiếm kia. Cộng đồng tự ngã đó tin vào một thế giới chung, nhưng đây là vấn đề tin vào một tuyệt đối thể vốn là nền tảng cho sự giống nhau giữa chúng ta với người khác. Tri thức không phải là tri- thức- về- Tồn- thể mà là tri- thức- trong-Tồn- thể. Tư tưởng con người diễn ra trong môi trường đó của Tồn thể và luôn luôn là toan tính phản ánh trên nền tảng của nó trong Tồn thể.

COLIN LYAS

Carlini, Armando

Ý. s: 09-08-1878, Naples. m: 30-09-1959, Pisa. Ph.t: Nhà sáng lập và người trình bày của chủ nghĩa duy linh Cơđốc giáo Ý. N.c: Kể từ 1955, kế nhiệm Gentile, giảng dạy tại Đại học Pisa.

Ấn phẩm chính bản:

(1921) La vita dello spirito (Đời sống tinh thần)

(1934) La religione dell’arte e della filosofia ( Tôn giáo của nghệ thuật và của triết học)

(1936) Mito del realismo ( Huyền thoại về chủ nghĩa hiện thực).

(1942) Lineamenti di una concezione realistica della spirito umano ( Kiến thức nhập môn cho một quan niệm hiện thực về tinh thần con người ).

Perché Credo ( Tại sao tôi tin), Brescia: Morcelliana.

Alla ricerca di me stesso ( Tìm kiếm chính ta), Florence: Sansoni.

Cattolicesimo e pensiero moderno ( Công giáo và tư tưởng hiện đại), Brescia: Morcelliana.

Della vita dello spirito al mito del realismo ( Về đời sống tinh thần theo huyền thoại của chủ nghĩa hiện thực), Florence: Sansoni.

(1962) Che cos’e la metafisica ( Siêu hình học là gì), Florence: Sansoni.

Văn bản nhị đẳng:

Delle Volpe, G.(1949) Spiritualismo italiano contemporaneo ( Chủ nghĩa duy lín Ý hiện đại), Messina: Ferraro. 

Galli, G.(1950) Studi sul pensiero di Armando Carlini ( Nghiên cứu tư tưởngArmando Carlini), Turin: Gheroni.

Sainati,V. (1961) Armando Carlini, Turin : Edizioni di” Filosofia”.

Carlini tìm kiếm một tổng kết hoạt động của tinh thần bao gồm được cả sự nhấn mạnh của Croce lên sử thể (the historical) và chủ nghĩa hiện thể thần học hoá (the theologizing actualism) mà ông gán cho Gentile. Ông tìm cách vượt lên những toan tính, mà ta thấy trong chủ nghĩa duy tâm, đặc trưng hoá tinh thần như một nguyên lí vũ trụ và, thay vì thế, nói về tính tâm linh (the spirituality), hoạt động đánh giá nội tại của con người. Tinh thần tự phân biệt với thế giới bởi các hành vi khiến cho nó, như Croce biện luận, thành một hiện hữu cụ thể ( a concrete existent) hơn là một khái niệm trừu tượng ( an abstract notion). Tuy nhiên những biểu tượng cụ thể này làm phân tán giá trị khiến cần có một nguyên lí hội nhập giá trị ( an integrative principle of value) và điều này làm cho sự thần học hoá của Gentile được điểm, bởi vì nguyên lí hội nhập không thể nằm trong tính tâm lính mà phải siêu việt khỏi nó và một Thượng đế siêu việt trở thành nguyên lí hội nhập các giá trị. Thế giới và Thượng đế, do đó là hai cực sinh đôi mà tinh thần con người chuyển động ở giữa đồng thời tạo ra tự ngã và các giá trị. Các công trình về sau của ông bàn về những vấn đề đặc biệt của Công giáo và giá trị cụ thể của tôn giáo trong thế giới hiện đại.

COLIN LYAS

Carr, Herbert Wildon

Anh. s: 16-01-1857, London. m: 08-07-1931, Los Angeles. Ph.t: Triết gia duy tâm theo Bergson. Q.t: Triết lí khoa học, triết lí tôn giáo, thuyết tiến hóa. G.d: King’s College, London.

A.h: Shadworth Hodgson, Bergson, Einstein, Croce, Gentile và Leibniz. N.c: 1918-25, Giáo sư

Triết học, King’s College, London; 1925-31,Giáo sư thỉnh giảng, Đại học Nam California, Los Angeles.

Ấn phẩm chính bản:

(1912) Henri Bergson: The Philosophy of Change ( Henri Bergson: Triết lí Biến dịch), London: T.C. E.Jack.

(1914) The Philosophy of Change. A Study of the Fundamental Principle of the Philosophy of Bergson (Triết lí Biến dịch. Một nghiên cứu về nguyên lí nền tảng trong triết học Bergson), London: Macmillan.

(1918) The Philosophy of Benedetto Croce: The Problem of Art and History ( Triết học Benedetto Croce: Vấn đề nghệ thuật và lịch sử), London: Macmillan.

(1920) The General Principle of Relativity in its Historical and Philosophical

Aspect (Nguyên lí tương đối tổng quát xét về phương diện lịch sử và triết học), London: Macmillan.

(1920) dịch và giảng bình tác phẩm L’Énergie spirituelle của Bergson thành Mind-Energy: Lectures and Essays, London: Macmillan.

(1922) A Theory of Monads: Outlines of the Philosophy of the Principle of Relativity (Một lí thuyết về các đơn tử: Đại cương triết học về nguyên lí tương đối ), London: Macmillan.

(1924) The Scientific Approach to Philosophy: Selected Essays and Reviews ( Cách tiếp cân khoa học đến triết học: Tuyển tập tiểu luận và phỏng vấn), London: Macmillan.

Changing Backgrounds in Religion and Ethics ( Những bối cảnh thay đổi trong tôn giáo và đạo đức).

The Freewill Problem ( Vấn đề ý chí tự do), London: T.C. E.Jack.

Leibniz, London: E.Benn.

Cogitans Cogitata, London: Favil.

Văn bản nhị đẳng:

Acton, H.B. (1975) Carr, Herbert Wildon, Dictionary of Scientific Biography, New York: Scribner’s. 

Cunningham, G.Watts (1915) review of The Philosophy of Change, in Philosophical Review 24:204-9.

Flewlling, R.T. (1976) H.W.C,Christian Stoic ( Herbert Wildon Carr, triết gia khắc kỉ Cơđốc giáo), The Personalist 37: 117-27.

Leighton, J.A. (1923) review of A Theory of Monads in Philosophical Review32;544-8.

Schiller, F.S.C. (1931) In Memoriam: Herbert Wildon Carr, Mind 40: 535-6.

H.W.Carr đến với triết học như một sinh viên đã lớn tuổi, theo học những lớp ban đêm ở

King’s College, London, trong lúc vẫn đi làm ban ngày. Platon, Berkeley và Hume là những triết gia yêu thích thưở ban đầu của ông trong lịch sử triết học nhưng ông chịu ảnh hưởng sâu xa quyển L’Évolution créatrice của Bergson và trở nên môn đồ đầu tiên của Bergson ở Anh. Hứng thú của ông cũng dâng lên mạnh mẽ trong chủ nghĩa duy tâm của Croce và Gentile cũng như với vật lí học của Einstein. Carr nhìn lí thuyết của Einstein như một hậu thuẫn hồi qui cho đơn tử luận( monadology) của Leibniz. Ông cho rằng hệ thống của mình là duy tâm ( theo cách của Leibniz và Berkeley) trong siêu hình học, là duy ý chí( voluntarist) trong đạo đức học, duy hiện đại( modernistic) trong tôn giáo và duy tương đối khi tham chiếu với khoa học. Sau khi dời sang California, Carr phát triển xa hơn niềm xác tín của ông rằng một sự xây dựng có thể được đặt vào sự tiến hoá mà vẫn nhất quán với một vũ trụ quan tôn giáo. Mặc dầu, như Metz nhận xét, Carr là một nhà chiết trung tài năng hơn là một tư tưởng gia độc sáng nhưng ông vẫn gây ảnh hưởng trên triết học Anh quốc trong ít nhất là hai lãnh vực: ông đã du nhập chủ nghĩa Bergson và chủ nghĩa duy tâm Ý vào Anh quốc. Với tư cách Thư kí của Hội Nghiên cứu Aristote, ông có trách nhiệm, hơn bất kí ai khác về việc tổ chức hội nghị hàng năm của Hiệp hội Tinh thần sau này thành Hội thảo triết học thường niên thứ nhất của Anh quốc.

Nguồn: CBP II,pp.102-26; Metz,pp.440-3.

STUART BROWN

Caso, Antonio

Mê-hi-cô. s: 1883. m: 1946, Mexico City. Ph.t: Triết gia nhân vị. Q.t: Đạo đức, chính trị. A.h: Nietzsche, Boutroux, Bergson và Geistesphilosophie. N.c: Khởi đầu như một luật sư nhưng sớm chuyển hướng sang sinh hoạt triết học hàn lâm suốt phần đời cón lại. Được bổ nhiệm vào Giảng đàn triết học trước tuổi ba mươi, tiếp tục trở thành Phó Quốc vụ khanh đặc trách Giáo dục và Viện trưởng Đại học Quốc gia Mexico.

Ấn phẩm chính bản;

Tất cả hiện nay được gom vào Obras completas ( toàn tập), 11 quyển , Mexico: Universidad Nacional Autónoma de Mexico, 1971-7.

(1915) Problemas filosoficos ( Những vấn đề triết học).

(1919) La existencia como economia, como disinterés, y como caridad ( Hiện hữu như kinh tế, như lòng vô vị lợi và như lòng bác ái) .

(1923) El concepto de la historia universal ( Quan niệm về lịch sử thế giới) .

(1933) El concepto de la historia y la filosofia de los valores ( Quan niệm về lịch sử và triết học về giá trị).

La persona humana y el estado totalitario ( Nhân vị con người và Nhà nước toàn trị)

.

El peligro del hombre ( Nguy cơ của con người).

Văn bản nhị đẳng

Escandon, C.. (1986) La respuesta moral en la filosofia del Maestro Antonio Caso ( Đáp ứng đạo đức trong triết học của Tôn sư Antonio Caso), Mexico: Editorial Pórrua.

Guandique, J.S. (1976) Perfiles sobre Caso y Vasconcelos ( Hình cắt nghiêng Caso và Vasconcelos) , Humanitas ( Mexico) 17: 215-66. 

Romanell, P. (1952) Making of the Mexican Mind ( Tạo nên tinh thần Mêhicô) , Lincoln: University of Nebraska Press.

Weinstein, M.A. (1976) The Polarity of Mexican Thought ( Cực tính trong tư tưởng Mêhicô), Pennsylvania and London: Pennsylvania State Univ. Press.

Cùng với Vasconcelos, Antonio Caso đứng vào hàng một trong những nhà sáng lập của triết học Mêhicô. Ông là một trong những nhà lãnh đạo của thế hệ các nhà tư tưởng châu Mỹ Latinh, những người thấy rằng chủ nghĩa thực chứng của Comte, đã từng thắng thế trong thế kỉ mười chín, là còn nhiều thiếu sót. Caso đặc biệt không ưa chủ thuyết tất định và chủ thuyết phụ tượng trong tư tưởng thực chứng và xoay chuyển chủ thuyết nhân vị tự do của ông đối nghịch lại nó. Cùng quan điểm với nhiều nhà tư tưởng châu Mỹ Latinh đương thời, Caso nhìn triết học như cái gì để sống chứ không chỉ như một phần bí hiểm , trừu tượng của tri thức. Quan điểm này không thay đổi, trái ngược với những khía cạnh khác trong tư tưởng của ông: đáng kể nhất là những yếu tố Cơđốc giáo chính thống trong quan điểm của ông trở nên rõ nét hơn trong các tác phẩm viết sau Cách mạng Mêhicô. Trong chính xứ sở ông, và qua khắp châu Mỹ Latinh, tư tưởng Caso tiếp tục là một điểm qui chiếu. Tại chính Mexico, ông đã và vẫn còn được kính trọng trong tư cách nhà tư tưởng.

Caso đặt cơ sở triết học của mình trên sự phân chia các hiện thể thành ba lớp: các đồ vật, các cá thể và các nhân vị. Lớp các đồ vật là lớp những thực thể vô cơ , có thể được phân chia mà không tổn hại hay mất mát bất kì đặc tính có ý nghĩa nào. Các cá thể là những thể hữu cơ, những hình thức đời sống sẽ bị phá hủy nếu phân chia, được thống nhất cao hơn nhiều so với những đồ vật thuần vật lí. Lớp hiện thể cao nhất là lớp các nhân vị. Caso nhìn tính nhân vị (personhood) như là sui generic ( biệt loại), không thể giản qui vào bất kì chức năng sinh học nào và đặc tính phân biệt của nó là chủ thể sáng tạo các giá trị ( Ở đây Caso thú nhận công khai là theo Nietzsche). Caso xếp loại các giá trị như là không khách quan cũng chẳng chủ quan nhưng có một cách thức tồn tại mà ông mô tả như là mang tính xã hội.Trong thời kỳ đầu của tư tưởng trong đó thấp thoáng bóng dáng của chủ nghĩa hiện sinh, Caso khẳng định thêm rằng sự sáng tạo các giá trị, vốn là yếu tính của nhân vị, vẫn liên tục tiến bước.

Quan điểm về nhân tính chống đỡ cho lí thuyết giá trị này được khai triển trong tác phẩm nổi tiếng nhất của Caso La existencia como economia, como disinterés y como caridad (1919). Dưới khía cạnh cá nhân (không phải nhân vị), con người tuân theo nguyên lí đời sống như là kinh tế, nghĩa là thành tựu lợi ích tối đa với cố gắng tối thiểu. Đây là cuộc sống vị kỉ của sự thoả mãn những thôi thúc cơ bản. Tuy nhiên Caso nhấn mạnh rằng nguyên lí này không hề vét cạn nhân tính. Nơi con người vẫn có một sự thôi thúc hồn nhiên đến tính xả kỉ (selflessness) tự biểu lộ trong hai cách, mà cách thứ nhất là khả năng có một thái độ duy mỹ đối với thế giới ( an aesthetic attitude to the world). Caso đồng hoá thái độ duy mỹ với tính vô vị lợi, khẳng định rằng không có tổng kết sinh học nào về nhân tính có thể giải thích khả năng này, vốn không có một giá trị sống còn nào. Sự thôi thúc đến tính xả kỉ cũng tự biểu lộ trong hành động vị tha mà Caso đồng hoá với cái thiện.Con người có thể tuân theo nguyên lí hy sinh , cố gắng tối đa chỉ để thu lợi tối thiểu. Nguyên lí này không phải là một khẳng quyết mệnh lệnh ( categorical imperative), một luật tắc của lí trí mà là một sự thôi thúc nổi lên tự do từ trung tâm của nhân cách.

Những quan điểm này thông báo cho ta biết những bài viết chính trị của Caso, những bài viết tổng quát và những tác phẩm dành riêng cho việc phân tích hệ thống chính trị Mêhicô. Theo ông, hình thái chính thể duy nhất thỏa đáng là hình thái nào không chỉ coi con người như là những nhân vị mà còn khích lệ họ trở nên như thế. Những hệ thống chính trị nào vô hiệu hóa tính sáng tạo và giản qui chúng ta thành những người tiêu thụ hay chỉ là những viên chức thì thật đáng than phiền và, chẳng phải là bất ngờ, Caso đã dành nhiều thì giờ để phân tích những hiệu ứng phá hoại của các hệ thống đó, đặc biệt là những chế độ toàn trị ( totalitarianism).

ROBERT WILKINSON

Castelli-Gattinara di Zubiena, Enrico

Ý. s: 20-06-1900, Turin. m: 10-03-1977, Rome. Ph.t: Triết gia tôn giáo và hiện sinh. N.c: Giáo sư Triết học tôn giáo, Đại học Rome . Sáng lập và chủ biên Archivo di filosofia, tờ báo của Hội Triết học Ý (Società filosofia Italiana).

Ấn phẩm chính bản:

(1929) Filosofia e apologetica ( Triết học và giáo nghĩa học)

( 1933) Idealismo e solipsismo ( Chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa ngã tri).

Introduzione alla vita della parole ( Nhập môn đời sống ngôn ngữ)

Commentario al senso commune ( Bính luận về lương thức thông thường)

Preludio all vita di un uomo qualunque ( Khúc dạo đầu vào cuộc sống của một con người bất kì)

L’Esperienza commune.( Kinh nghiệm chung)

Il tempo esaurito ( Thời gian đã hết), Rome: Bocca 1954.

Esistenzialismo teologico ( Chủ nghĩa hiện sinh thần học), Rome: Abete 1966.

Introduzione ad una fenomenologica della nostra epoca ( Nhập môn hiện tượng học thời đại chúng ta), Paris: Merman.

(1958) Il demoniaco dell’arte, Padua: Vrin.

(1968) I presupposti di una teologica della storia ( Giả định về một thần học lịch sử), Padua: Cedam.

(1972) La critica della demitizzazione, Padua : Cedam.

(1975) Il tempo inqualificabile ( Thời đại bất định), Padua Cedam.

Văn bản nhị đẳng:

Kaisserlian, G.. (1944) Castelli, Padua: Cedam.

Triết học Castelli thăm dò một vài những vấn đề trong chủ nghĩa hiện thực được quan niệm như là sự khẳng định thực tại của các sự vật và của các chủ thể được hiểu nhầm theo mô hình hiện hữu của các sự vật. Đối với ông, chủ nghĩa duy tâm được thành lập trên sự giản qui vào các khách thể được đặt vào thế đối lập với chủ thể. Khi đã tự giải thoát mình khỏi chủ nghĩa hiện thực về các sự vật , những dữ liệu của một lương thức thông thường cũng dẫn đến sự phê phán chủ nghĩa duy lí. Một phần sự phê phán đó phân tích những khủng hoảng hiện đại không phải như là những khủng hoảng xảy ra trong lòng chủ nghĩa hiện đại nhưng như là những khủng hoảng hay đúng hơn, những thảm họa của chủ nghĩa hiện đại. Trong trước tác của ông về nghệ thuật Castelli vẽ lại câu chuyện tiên tri về những khủng hoảng hiện đại trong các tác phẩm hội hoạ thần học của các nghệ sĩ Flamand và Đức thế kỉ mười lăm và mười sáu. Nơi các nghệ sĩ đó ông thấy bằng chứng của một dục vọng mãnh liệt, bất khả cưỡng nó hướng chúng ta đến sự thay thế tri thức cho niềm tin và biện chứng suy lí cho nhất tính ( In those artists he sees evidence of an irresistible concupiscence that drives us to the substitution of knowledge for faith and speculative dialectics for unity). Sau Cộng đồng Vatican II ông đặc biệt chuyển hướng sự quan tâm về vấn đề giải huyền thoại ( the problem of demythicization).

COLIN LYAS

Coffey, Peter

Ái-nhĩ-lan. s: 09-04-1876, Rathrone, Ireland. m: 07-01-1943, Maynooth, Ireland. Ph.t: Tân kinh viện. Q.t: Lôgích học, tri thức luận, hữu thể học. G.d: St Patrick’s College và Đại học Louvain. A.h: Thánh Thomas d’Aquin, Mercier và De Wulf. N.c: 1902-43, Giáo sư Lôgích học và Siêu hình học, St Patrick’s College, Maynooth.

Ấn phẩm chính bản:

(1912) The Science of Logic ( Khoa học lôgích), 2 q. London: Longmans, Green Co.

(1914) Ontology ( Hữu thể học), London: Longmans, Green Co.

(1917) Epistemology ( Tri thức luận), 2 q. London: Longmans, Green Co.

Văn bản nhị đẳng:

Macquarrie, John (1963) Twentieth Century Religious Thought ( Tư tưởng tôn giáo thế kỉ hai mươi), London: SCM Press,pp 282-3.

Mặc dầu Coffey không phải là một khuôn mặt lớn trong lịch sử triết học thế kỉ hai mươi, nhưng sinh thời ông được đọc nhiều và gây ảnh hưởng đến nhiều độc giả có lẽ còn hơn cả vài người đồng thời quan trọng hơn ông. Ông là một trong những người đầu tiên phổ biến chủ nghĩa kinh viện (scholasticism) của Đại học Louvain vào thế giới nói tiếng Anh một phần thông qua những bản dịch các tác phẩm của De Wulf và một phần thông qua những quyển sách giáo khoa rất hay của ông ( như đã nêu trên), những sách giáo khoa được nhiều thế hệ sinh viên đọc và tin tưởng. Ông không cách tân, cũng không gây tranh cãi, nhưng ông là một người trình bày sáng sủa và thông thái của chủ nghĩa kinh viện được tái hoạt hoá (revitalized scholasticism) mà từ đó sau này sẽ nổi lên những nhà tư tưởng lớn . Tính chính thống kiên cố của ông đôi khi làm người đọc thấy nản: bộ Ontology của ông khá là cứng nhắc , mặc dầu chương Yếu tính và Hiện hữu phô bày sự tinh tế đáng nể. Có lẽ tinh hoa của ông nằm trong một số chương của bộ Epistemology. Những chương về Kant ( một sự hứng thú có lẽ được khơi gợi bởi Mercier) rất sáng suốt và mạnh mẽ. Các tác phẩm của ông từng có thời được trân trọng coi là sách giáo khoa kinh điển, nhưng bây giờ chẳng còn mấy ai đọc.

Nguồn: WWW.

HUGH BREDIN

Cohen, Hermann

Đức gốc Do thái. s: 04-07-1842, Coswig, Anhalt, Đức. m: 04-04-1918, Berlin. Ph.t: Triết gia Tân chủ Kant. Q.t: Kant và đạo đức học Do thái giáo. G.d: Học Triết học và Thần học Do thái giáo ở Chủng viện Thần học Do thái Breslau và Đại học Berlin; Tiến sĩ 1865. A.h: Kant. N.c: Giảng sư rồi Giáo sư Triết học, Đại học Marburg 1873-6; sau đó là Giảng sư ở Hochschule für die Wissenchaft des Judentums (Trường Cao đẳng Khoa học Do thái giáo).

Ấn phẩm chính bản:

(1925) Kants Theorie der Erfahrung ( Lí thuyết của Kant về kinh nghiệm), Berlin: B. Cassirer ( Luận án Tiến sĩ bảo vệ năm 1871).

(1902) Logik der Reinen Erkenntnis ( Lôgích của nhận thức thuần túy), Berlin: B. Cassirer.

(1904) Die Ethik des Reinen Willens ( Đạo đức học của ý chí thuần túy).

(1915) Der Begriff der Religion im System der Philosophy ( Khái niệm tôn giáo trong hệ thống triết học), Giessen: A. Töpelmann.

(1918) Die Religion der Vernunft aus den Quellen des Judentums ( Tôn giáo của lí trí lấy từ suối nguồn Do thái).

(1924) Jüdische Schriften ( Hợp tập bài viết); 3 q. New York: Arno,1980.

(1928) Schriften zur Philosophie und Zeitgeschichte ( Những bài viết về triết học và lịch sử hiện đại), Berlin: Adkademie-Verlag ( với bài tán tụng của Ernst Cassirer).

Văn bản nhị đẳng:

Bergman, Samuel H. (1961) Faith and Reason: An Introduction to Modern Jewish Thought ( Tín ngưỡng và Lí trí: Một dẫn luận vào tư tưởng Do thái hiện đại), A. Jospé dịch sang tiếng Anh, New York: Schocken.

Cohen A.A. (1979) The Natural and Supernatural Jew ( Người Do thái tự nhiên và siêu nhiên), New York: Bergmann House.

Guttmann, Julius (1964) Philosophies of Judaism ( Những nền triết học Do thái giáo), bản tiếng Anh của D.Silverman, London: Routledge and Kegan Paul.

Horwitz, Rivkah (1989) Revelation and the Bible according to twentieth century Jewish philosophy(Thiên khải và Thánh kinh theo triết học Do thái thế kỉ hai mươi) in trong Jewish Spirituality II, New York: Cross-road,pp.346-70.

Köhnke, K.C. (1992) The Rise of Neo-Kantianism: German Academic Philosophy between Idealism and Positivism ( Sư hưng khởi của chủ nghĩa Kant mới: Triết học hàn lâm Đức giữa chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa thực chứng), New York: Cambridge University Press.

Melber, J.(1968) Hermann Cohen’s Philosophy of Judaism ( Triết học Do thái giáo của H.Cohen), New York: J. David.

Proceedings of the Hermann Cohen Exhibition , 1992( Các biên bản lưu về cuộc triển lãm Hermann Cohen), University of Marburg.

Rotenstreich, Nathan (1968) Jewish Philosophy in Modern Times: From Mendelssohn to Rosenzweig(Triết học Do thái trong thời hiện đại: Từ Mendelssohn đến Rosenzweig) căn cứ trên quyển Jewish Thought in Modern Times( tiếng Hebrew),Tel Aviv: Am Oved, 1945-60.

Strauss, B.and B.[xuất bản] (1939) Briefe ( Thư tín của Cohen), Berlin: Schocken.

Trong phần đầu của cuộc đời mình Cohen chú tâm tới đạo đức học Kant và lí trí, thành lập trường phái Marburg về Tân chủ Kant. Trải nghiệm của ông về chủ nghĩa bài Do thái (antisemitism) và cuộc gặp gỡ với những người Do thái Ba lan bị ngăn chận không được vào Đại học đã cách mạng tư tưởng ông hướng về những vấn đề tôn giáo. Ông biện hộ cho một sự hội nhập hoàn toàn của người Do thái vào xã hội Đức và bác bỏ chủ nghĩa Phục quốc Do thái (Zionism). Ông định nghỉa Do thái giáo như là một thuyết độc thần đức lí ( Judaism as ethical monotheism), căn cứ vào các vị tiên tri (hay ngôn sứ-prophets) trong Thánh kinh. Ông từng bị phê bình vì đã bác bỏ chủ nghĩa quốc gia Do thái và nghi lễ phụng vụ và lờ đi khía cạnh phi thuần lí của tôn giáo (the non-rational side of religion) nhưng điều này là điển hình nơi nhiều nhà tư tưởng thời ông, những người vốn có khuynh hướng nhìn nước Đức như là Jerusalem mới cho người Do thái!

Tuy thế, ảnh hưởng của ông vẫn từng rất đáng kể, không chỉ đối với các triết gia phi chính thống( non-Orthodox philosophers) như Max Wiener, Leo Baeck và Franz Rosenzweig, mà cả trên vị trưởng lão (doyen) của Tân Chính thống giáo ở Mỹ, J.D. Soloveitchik. Trước tác của ông từng được so sánh với của Natorp và đối nghịch với của Hegel. Các tác phẩm của ông đã được dịch, giải sang tiếng Pháp và tiếng Tây ban Nha.

Nguồn: EncJud; NUC; Schoeps.

IRENE LANCASTER

Coimbra, Leonardo José

Bồ đào Nha. s: 12-1883, Lixa. m: tháng giêng 1936, Serra di Baltar. Ph.t: Triết gia sáng tạo.

Q.t: Siêu hình học. G.d: Đại học Lisbon. A.h: Leibniz, Hegel, Bergson và triết gia-thi sĩ Antero de Quental (1842-91). N.c: Giáo sư Triết học, Đại học Oporto; nhà tư tưởng Bồ đào Nha quan trọng nhất của thời đại ông.

Ấn phẩm chính bản:

Xem Obras Completas (Toàn tập) của ông, 14 quyển, Oporto: Livraria Tavares Martins, 1956-62.

O Criacionismo ( Sự sáng tạo).

A Morte ( Cái chết)

O Pensamento Criacionista ( Tư tưởng sáng tạo)

(1916) A Alegria, a Dor e a Graça ( Khoái lạc, thống khổ và Ân sủng)

(1918) A Luta Pela Imortalidade (Tranh đấu cho sự bất tử).

(1920) Do Amor e da Morte ( Về tình yêu và về nỗi chết).

O Pensamento Filosófico de Antero de Quental ( Tư tưởng triết học của Antero de Quental).

A Razão Experimental ( Lí tính thực nghiệm)

(1923) Jesus

(1935) A Rússia de Hoje e o Homem de Sempre

Văn bản nhị đẳng:

Marinho, J. (1945) O Pensamento filosofico de Leonardo Coimbra ( Tư tưởng triết học của Leonardo Coimbra), Oporto: Livraria Figueirinhas.

Mặc dầu thường được đưa vào phạm trù “triết gia sáng tạo” (creationist) song từ này chỉ áp dụng chính xác cho giai đoạn đầu trong tư tưởng Coimbra với ba tác phẩm đầu xuất bản trong bảnăm liên tiếp 1912, 1913, 1914. Từ chủ chốt của giai đoạn này là đầu tiên, trong đó Coimbra đưa ra một siêu hình học mang nợ nhiều đối với Leibniz và Hegel, phô bày, không phải là bất ngờ, những yếu tố mạnh mẽ của chủ nghĩa duy lí. Thực tại là có tính đơn tử (Reality is monadic), tự biểu lộ như chúng ta thấy như là hệ thống cơ học về thế giới. Cơ hành vận chuyển này là một phương tiện hành động của các đơn tử, và chỉ một đơn tử tuyệt đối( Thượng đế) có thể không cần đến nó. Các đơn tử có thể được phân loại như chúng diễn tiến trên môt bậc thang từ những đơn tử với tối thiểu tính tự phát đến những đơn tử với tự do hoàn toàn. Một đơn tử càng hiện thực thì sức mạnh tổng hợp của nó càng lớn( theo ý nghĩa của Hegel về sự thống nhất các mặt đối lập). Tự do hệ tại chỗ tăng trưởng liên tục mà Coimbra quan niệm như là sự sáng tạo: tiến trình tối hậu của thực tại, do vậy, là tư tưởng sáng tạo.

Trong khi bảo lưu tiền giả định cho rằng thực tại luôn biến dịch ( the reality is constantly changing), Coimbra đi đến chỗ thấy ra rằng thuyết đơn tử và chủ nghĩa duy lí đi kèm theo nó là chưa thỏa đáng. Sự biến đổi bắt đầu trong các tác phẩm chuyển tiếp xuất bản trong hai năm 1916 và 1918. Ông không thể đưa một số kinh nghiệm mà ông coi là có tầm quan trọng trung tâm thích nghi vào trong một tri thức luận duy lí : đó là những khoảnh khắc ngắn ngủi trong đó cái mặt tiền ảm đạm của thông lệ biến đi và thay vì thế, kinh nghiệm lại được đong đầy với ý nghĩa và tính trong sáng không gì có thể làm lu mờ. Những nguyên tử của thực tại này ( nucleas de realidade) được liên kết với những kinh nghiệm về lạc phúc, thống khổ và ân sủng( trong quyển A Alegria, a Dor e a Graça, 1916) và là những trực quan đầy xúc cảm chứ không phải là những khám phá của lí trí.

Một khi đã chấp nhận những trực quan đó như là phương tiện chủ chốt đi tìm chân lí, Coimbra phải từ bỏ chủ nghĩa duy lí ban đầu của mình và một cuộc phân tích mới về lí tính được khai triển trong các tác phẩm lớn về sau xuất bản trong những năm 1920, 1922, 1923, đáng kể nhất là quyển A Razão Experimental. Lí trí không còn là ngôi nhà của những định luật và những khái niệm bất biến và cũng chẳng phải là vị trọng tài tối hậu của chân lí, mà đúng hơn, mọi khái niệm của nó đều chỉ là tạm thời và khả biến và Coimbra nới rộng tính khả dĩ tu chính này (revisability) đến cả những nền tảng của toán học. Lại nữa,sự phân biệt phân tích tổng hợp, theo quan điểm này, được coi như chỉ là một sự tiện ích tạm thời về khái niệm, và không có ý nghĩa đặc biệt nào. Mọi ngành nghiên cứu, ông biện luận, đều có thể tu chính trong ánh sáng của kinh nghiệm, cũng như chính lí trí, mà giờ đây ông định tính như là “lí tính thực nghiệm” ( Razão Experimental ).

Trong các tác phẩm xuất bản sau 1923, Coimbra quay về với những vấn đề tôn giáo và đạo đức, biện hộ cho nền đức lí mà ông từng đề xuất xuyên suốt sự nghiệp của mình: chấp nhận thực tại như là thế, đi kèm với một sự sử dụng có trách nhiệm tự do của mình và niềm tin vào sức mạnh làm đẹp đời sống của tình yêu( Acceptance of what there is , accompanied by a responsible use of freedom and belief in the life-enhancing power of love).

ROBERT WILKINSON

Copleston, Frederich Charles

Anh. s: 10-04-1907, Devon, Anh. m: 03-02-1994, London. Ph.t: Sử gia triết học. Q.t: Lịch sử tư tưởng Tây phương; về sau mở rộng sang triết học Nga và tư tưởng Đông phương. G.d: Marlborough; St John’s, Oxford và Đại học Gregorian ở Rome. A.h: Truyền thống Kinh viện.

N.c: Gia nhập dòng Jesus, 1930; thụ phong linh mục 1937; Giáo sư Lịch sử Triết học,

Heythrop College , Oxford,1939-70; Đại học London,1972-4; Giáo sư thỉnh giảng UCSC,1974-5,1977-82; Đại học Hawaii,1976, Đại học Gregorian,1952-68; nhiều bằng cấp danh dự; CBE,1993.

Ấn phẩm chính bản:

(1942) Friedrich Nietzsche, Philosopher of Culture (F. Nietzsche, triết gia văn hoá), London: Search Press tái bản, 1975.

(1946) Arthur Schopenhauer, Philosopher of Pessimism ( A.Schopenhauer, triết gia yếm thế), London: Burns, Oates Washbourne.

( 1946-75) A History of Philosophy, 9vols. London: Burnes Oates; New York: Image Books.

(1948) Existentialism and Modern Man ( Chủ nghĩa hiện sinh và con người hiện đại), Oxford: Blackfriars.

(1952) Mediaeval Philosophy ( Triết học Trung cổ), London: Methuen.

Aquinas, Harmondsworth; Pelican Books.

Contemporary Philosophy( Triết học đương đại), London: Burnes Oates.

(1972) A History of Mediaeval Philosophy ( Lịch sử triết học Trung cổ), London: Methuen.  (1976) Philosophers and Philosopies ( Các triết gia và các nền triết học), London: Search Press.

On the History of Philosophy ( Về lịch sử triết học), London: Search Press.

Philosophies and Cultures( Các nền triết học và các nền văn hoá), Oxford: Oxford Univ. Press.

(1982) Religion and The One ( Tôn giáo và Đấng Đệ Nhất), London: Search Press.

(1986) Philosophy in Russia ( Triết học Nga), Notre Dame: University of Notre Dame Press.

(1988) Russian Religious Philosophy ( Triết học tôn giáo Nga), London: Search Press.

Văn bản nhị đẳng:

Conway, J.I. (1947) Reflections on the function of the history of philosophy in liberal education ( Vài suy nghĩ về chức năng của lịch sử triết học trong nền giáo dục tự do), New Scholasticism 21: 419-37.

Heinemann, F.H. and Allen E.L. (1955) Survey of Recent Philosophical and Theological Literature(Khảo sát nền văn chương triết học và thần học gần đây), Hibbert Journal, 54: 397-404.

Frederick Copleston, cùng với Phùng hữu Lan và Surendranath Dasgupta, có lẽ sẽ được nhớ đến như một trong những sử gia triết học lỗi lạc nhất của thế kỉ hai mươi . Bộ Lịch sử Triết học của ông (1946-1975) gồm chín quyển, không có địch thủ nào ngang tầm trong thế giới Anh ngữ trong tư cách lịch sử tư tưởng Tây phương. Được thông báo, trong Lời nói đầu ở quyển 1, như một bộ sách giáo khoa được soạn ra để dùng trong các chủng viện Công giáo cho các sinh viên được chờ đợi là sẽ dành phần lớn thời gian của họ để học hỏi, nghiên cứu Philosophia perennis ( Triết học vĩnh cửu), chẳng mấy chốc mà hiển nhiên là – mặc dầu sự khiêm tốn của Copleston- một công trình lớn đang được thực hiện. Từ quyển đầu đến quyển cuối bộ Lịch sử này được căn cứ trên một cách đọc từ các nguồn nguyên thủy, một cách chuyên chú và cẩn trọng, đầy tính học thuật. Bộ sách được viết bằng một văn phong trong sáng một cách thuần nhất và, như có thể được chờ đợi từ một tu sĩ dòng Jesuit lại có thể viết tốt về Nietzsche và Schopenhauer, rất là công tâm( extremely fair-minded). Sự kết ước của Copleston với triết học Thánh Thomas không hề ước thúc đầu óc ông và công trình này sẽ chẳng có ý nghĩa gì mấy nếu như nó không thoát khỏi tinh thần bè phái . Thực sự Copleston không hề coi philosophia perennis như là một bộ khung học thuyết cố định cho mọi thời , nhưng là một thế giới quan mà, dầu đúng trong những đường nét chính, nhưng không phải vào bất kì lúc nào cũng hoàn chỉnh , và có thể được tu chính và cải thiện ở một số phương diện.

Về sau trong sự nghiệp của mình Copleston càng mở rộng hơn nữa những chân trời kiến thức của ông, bao gồm cả những công trình về tư tưởng Nga- mới được nói qua trong bộ Lịch sử và về nhiều truyền thống khác mà các học giả Tây phương gộp lại với nhau dưới cùng đầu đề “ Đông phương”. Ông ghi nhận sự hấp dẫn của các hệ tư tưởng phương Đông đối với những ai ở phương Tây bị vỡ mông với nhiều phương diện khác nhau của văn hoá và cả của triết họcTây phương. Chẳng hạn, các nền đạo đức gần đây trong thế giới Anh ngữ có khuynh hướng tập trung vào những khía cạnh kỹ thuật khô cằn của siêu đạo đức học (metaethics) , một chức năng của sự tách biệt đạo đức khỏi nhân chủng học triết lí và siêu hình học . Sự hấp dẫn của các hệ thống Đông phương chính là ở chỗ chúng đặt hành vi con người trong một khung cảnh vũ trụ , và đây là một thách thức mà triết học Tây phương nên, lại một lần nữa, chấp nhận đương đầu.

Không có gì đáng ngạc nhiên khi Copleston đã khai triển những quan điểm về các nguyên lí của thuật biên soạn lịch sử triết học ( philosophical historiography) và trong các bài viết của ông về lãnh vực này ông vẫn kiên định bác bỏ yêu sách của những người hoài nghi, những người chủ quan và những người chủ tương đối. Chẳng hạn, người ta từng viện lẽ rằng không một sự phân biệt khả thủ nào có thể được vạch ra giữa dữ liệu và kiến giải lịch sử, và do vậy, chỉ có những viễn tượng về quá khứ, không thể thẩm định về tính đúng/sai. Copleston chấp nhận rằng thực sự không có” những dữ liệu chưa được kiến giải” ( uninterpreted data), nhưng phủ nhận rằng điều này dẫn đến hệ quả lịch sử là một thứ hư cấu , bởi vì vẫn đúng là sử gia không hề phát minh ra các dữ liệu và không phải mọi cách kiến giải đều được nhìn như là có sức thuyết phục ngang nhau. Lại một lần nữa Copleston phản bác luận đề của những người chủ tương đối văn hoá, những kẻ chủ trương rằng chúng ta bị qui định bởi môi trường riêng của chúng ta đến độ chúng ta không thể đi vào tâm thức của các dân tộc thuộc về những xã hội khác. Những ai phái sinh quan điểm của họ từ tính tự trị của các trò chơi ngôn ngữ chỉ có thể biện hộ cho trường hợp của họ nếu họ muốn định nghĩa từ “hiểu” theo cách là tôi chỉ có thể hiểu các trò chơi ngôn ngữ mà tôi chia sẻ: thế nhưng vẫn không có bất kì lí do gì để chấp nhận định nghĩa này. Một sử gia tốt, trong cách nhìn của Copleston, là người dần dần vượt qua môi trường riêng của mình, phát triển khả năng hội nhập trọn vẹn và đầy cảm tình với các tâm thức khác và những cách nhìn khác.

Nguồn: WW 1993; điếu văn, Daily Telegraph, Feb. 1994.

ROBERT WILKINSON

Corbin, Henry

Pháp. s: 14-04-1903, Pháp. m: 07-10-1978. Ph.t: Triết học Iran; tư tưởng linh trí luận (Gnostic thought), triết học Shi’ite. Q.t: Lịch sử, triết học Shi’ite. G.d: Học Triết ở Đại học

Sorbonne, Paris, ở Đức , ở Viện Pháp quốc ở Istanbul và ở Teheran. A.h: Mulla Sadra,

Suhrawardi, ibn Arabi và ibn Sina. N.c: Nhà sáng lập khoa Ba tư học ( Iranology) tại Viện Pháp quốc ở Teheran và sau tại Section des Sciences Religieuses de L’École Pratiques des Hautes Études ( Phân khoa Các khoa học tôn giáo của Trường Cao học thực hành), Paris.

Ấn phẩm chính bản:

(1971-3, 1991) En Islam iranien ( Hồi giáo ở Iran), Paris: Gallimard.

(1979) Avicenne et le récit visionnaire ( Avicenne và câu chuyện viễn kiến), Paris: Berg.

Temple et Contemplation ( Đền thờ và chiêm ngưỡng), Paris: Flammarion.

Temps cyclique et gnose ismaélienne ( Thời gian chu kỳ và linh trí ismaélienne), Paris: Berg.

(1986) Histoire de la philosophie islamique ( Lịch sử triết học Hồi giáo), Paris: Gallimard.

Văn bản nhị đẳng:

Jambet, C. (1981) Henri Corbin, Paris: L’Herne.

Shayegan, D.(1990) Henri Corbin- La typographie spirituelle de l’Islam iranien ( Henri Corbin- Vị tướng học tâm linh của Hồi giáo Iran), Paris: Éditions de la différence.

Corbin phối hợp một hiểu biết vững vàng về tư tưởng Tây phương hiện đại với sự chuyên tâm vào triết học Shi’ite và đặc biệt là triết học Iran. Ông đặc biệt quan tâm với việc khai mở ý nghĩa của các văn bản tôn giáo theo cách phân tích cái gì là bí truyền (esoteric) và cái gì là công truyền(exoteric). Để hiểu được những bản văn đó chúng ta cần đến một phương pháp luận tường chú học ( hermeneutic methodology) hiện thân cho trung gian giữa Thượng đế và ý thức con người. Không có một trung gian như vậy,người ta rơi vào “ nghịch lí của chủ nghĩa độc thần”, đưa đến hậu quả là gán cho Thượng đế những đức tính và đặc tính của con người. Điều này đưa các nhà huyền học Hồi giáo đến chỗ vận dụng khái niệm các giai đoạn của hữu thể giữa cấp độ con người và cấp độ thiêng liêng mà người ta phải vượt qua để có thể thẩm định yếu tính thiêng liêng. Đôi khi những cấp trung gian này được gọi là thiên thần nhưng không nên phân loại như là những hữu thể tưởng tượng mặc dầu có thể cần đến cả những giấc mộng và những viễn kiến (visions) để lãnh hội chúng. Corbin dùng thành ngữ “tạo hình tượng”( imaginal) cho những viễn kiến đó nhằm nắm bắt ý nghĩa hữu thể học của chúng cho hoá thân của linh hồn con người( to capture their ontological significance for the metamorphosis of the human soul). Thế giới trung gian của các hình thái thiên thần giữ một vai trò cốt yếu trong mọi thông thiên học (theosophy). Kiểu mẫu này hiện ra đậm nét trong tư tưởng Avicenna và các nhà tư tưởng khác chịu ảnh hưởng của ông, nhưng bị Averroes tấn công dữ dội và do đó dẫn đến một khúc quanh trong triết học châu Âu-Latinh nó đào sâu thêm sự phân cách giữa Thượng đế và nhân loại theo cách cố định mối tương quan đó trong triết học Tây phương một thời gian dài sau đó.

Trước tác của Corbin quan trọng bởi cái cách theo đó ông biến đổi sự lãnh hội triết học Hồi giáo. Phê phán quan điểm cho rằng triết học này chỉ gồm những tác phẩm được biết đến ở phương Tây-Latinh và chấm dứt với Averroes, ông biện luận rằng sau đó triết học này còn có một truyền thống quan trọng tiếp tục ở Iran. Truyền thống này thường thù nghịch với tiêu dao phái (peripateticism) và tập trung nhiều hơn vào huyền học (mysticism), Sufism, và thông thiên học (theosophy), bận tâm với những vấn đề khác so với tư tưởng tiêu dao phái và liên kết với một khái niệm rộng hơn về kiến thức và thấu hiểu. Ông quan tâm không chỉ đến triết học mà còn với Hồi giáo Iran và Shi’ite. Trong trước tác của mình ông dụng công rất nhiều để nối kết triết học với những ý tưởng tiền-Hồi giáo cùng với những quan tâm trong thế kỉ hai mươi và khái niệm tâm linh (spirituality), một khái niệm chung cho nhiều tôn giáo qua chiều dài thăm thẳm của thời gian, hiện lên bàng bạc trong tác phẩm của ông. Corbin giữ vai trò trọng yếu trong việc hồi sinh nguyên cả một truyền thống triết học vốn rất ít được nghiên cứu đến ở phương Tây. Bằng cách xử lí nó như một triết học sinh động ông đã làm được rất nhiều để làm tăng sự hứng thú đối với triết học này trong chính thế giới Hồi giáo.

OLIVER LEAMAN

Croce, Benedetto

Ý. s: 25-02-1866, Pescasseroli, Ý. m: 20-11-1952,Naples. Ph.t: Triết gia tinh thần. N.c: Croce không giữ một nhiệm chức đại học hay hàn lâm nào mà chỉ hành nghề tự do.

Ấn phẩm chính bản:

Hợp tập các trước tác của Croce gồm hơn 70 quyển; tuy nhiên cốt lõi triết lí là những tác phẩm tạo thành triết học tinh thần.

(1902) Estetica ( Mỹ học)

(1909) La logica ( Lôgích học)

(1909) La Filosofia della practica ( Triết lí thực hành)

(1917) Teoria e storia della storiografia ( Lí thuyết và lịch sử của sử học)

Cũng đáng lưu ý là các tác phẩm sau;

(1900) Materialismo storico ed economia marxista ( Duy vật lịch sử và kinh tế học Mácxít)

Problemi di estetica (Những vấn đề mỹ học)c

La Filosofai di G.B.Vico ( Triết học Vico)

(1913) Saggio sul Hegel ( Khảo luận về Hegel)

(1920) Brevario di estetica ( Mỹ học giản yếu)

(1925) Elementi di politica ( Các yếu tố chính trị học)

(1928) Estetica in nuce ( Mỹ học)

(1939) La Poesia (Thi ca)

Văn bản nhị đẳng:

Carr,H.W.(1917) The Philosophy of Benedetto Croce, New York: Russell Russell.

Gullace,G.(1981) Poetry and Literature ( Thi ca và Văn chương—Đây là bản dịch quyển La Poesia với một dẫn luận đầy đủ về trước tác của Croce), Southern Illinois Univ.Press.

Moss,M.(1987) Benedetto Croce Reconsidered ( Tái thẩm định B.Croce), University of New England Press.

Niccolini Fausto(1960) L’editio ne varietur delle opere di Benedetto Croce ( Ấn bản không sửa đổi toàn bộ tác phẩm B.Croce).

Orsini, G. (1961) Benedetto Croce, Southern Illinois Univ.Press.

Piccoli,R.(1922) Benedetto Croce, New York: Harcourt, Brace Co.

Croce là một trong những khuôn mặt trung tâm trong đời sống văn hoá và chính trị ở Ý trong tiền bán thế kỉ hai mươi. Là người thành lập và chủ biên tờ báo La Critica ông gây một ảnh hưởng phi thường lên văn chương Ý. Ông là một chính khách hành động, một bộ trưởng , một thượng nghị sĩ, trong nhiều năm dài của chủ nghĩa Phát xít là tiêu điểm của sự chống đối bền bĩ và là thành viên của chính phủ lâm thời hậu chiến.Trước tác với độ uyên bác đáng kinh ngạc của ông bao trùm hầu như toàn bộ văn chương, triết học và các lí thuyết kinh tế chính trị của châu Âu và thế giới. Ông chưa hề giữ một nhiệm chức hàn lâm, đại học nào vì đã có phương tiện sống độc lập, phong lưu giữa những bộ sưu tập sách quí của ông ở Naples. Phần lớn các triết gia Ý đều khuyên nên đọc tác phẩm ông, chẳng hạn như Gramsci từng khẳng định rằng việc đọc kỹ Croce là một điều kiện tiên quyết cho triết học hiện đại. Cùng với Gentile , mà ông từng là bạn tâm giao, trước khi trở nên bất hoà vì những khác biệt trong quan điểm trí thức và lập trường chính trị, Croce đã lập chương trình nghị sự ( cho cả những người ủng hộ lẫn những người đối lập ông) cho phần lớn các cuộc tranh luận triết học ở Ý và thông qua sự chấp nhận của R.G.Collingwood đối với phần lớn các học thuyết của ông ,ảnh hưởng của ông lan rộng đến thế giới nói tiếng Anh, đáng kể nhất là trong lãnh vực mỹ học và triết lí lịch sử. Croce đã dành nhiều thời gian nghiên cứu Hegel và là một trong những người tranh luận sớm nhất về chủ nghĩa Mác( Croce, Labriola đã du nhập việc nghiên cứu Marx vào Ý, cùng với Sorel, được coi như là Bộ Ba Thần Thánh ( the Holy Trinity) trong những công trình nghiên cứu Mácxít ở các nước Latinh, mặc dầu Labriola có nhiệm vụ lên án chủ nghĩa xét lại của hai người kia). Croce thấy rằng những quan điểm của Marx, mà ông cho là có tính tất định( deterministic), là trái ngược với chính khát vọng tự do mạnh mẽ của ông.

Sau cái chết bi thảm của gia đình ông trong một trận động đất và sau những thời kỳ học tập, nghiên cứu ở Rome, Croce quay lại Naples và dành những năm đầu trong đời sống trí thức của mình để thăm dò lịch sử và văn hoá của thành phố này.Quyển Scienza Nuova (Khoa học mới) của Vico đánh thức tâm trí ông vào triết học và ông trở nên hứng thú với câu hỏi được tranh luận nhiều thời đó, đó là sử học là một nghệ thuật hay một khoa học. Câu hỏi này đến lượt nó lại dẫn ông đến suy nghĩ về bản chất của nghệ thuật,

một suy tư đã khơi nguồn cho tác phẩm lớn đầu tiên của ông và cũng là tác phẩm làm ông biết đến nhiều nhất trong thế giới nói tiếng Anh, quyển Estetica ( Mỹ học), 1902. Trong quá trình biên soạn tác phẩm này , điều đã bắt đầu như một sự hứng thú với vấn đề đặc thù về nghệ thuật và lịch sử đã tự mở rộng thành một nền triết học có hệ thống, cái mà ông sẽ gọi là triết học tinh thần( the philosophy of spirit) . Mặc dầu triết học đó được khởi thảo trong bốn tác phẩm nêu trên, song thiên dẫn luận tốt nhất chính là quyển Estetica, vì tác phẩm này không chỉ là một trình bày về nghệ thuật mà là một trình bày nó đặt nghệ thuật vào một tổng kết bao gồm mọi quan năng của tinh thần con người.

Ý nghĩa chung của triết học tinh thần có thể được lãnh hội bằng cách quan sát một tảng đá được làm nóng lên bởi mặt trời. Ở đây hòn đá thụ động tiếp nhận các kích thích.Hãy so sánh hiện tượng này với việc tiếp nhận kích thích nơi một con người. Ở đây chủ thể tiếp nhận các kích thích chủ động xử lí chúng . Việc đầu tiên mà chủ thể tiếp nhận làm là ấn định một hình thái cho mớ hỗn độn của kinh nghiệm. Đây là giai đoạn thẩm mỹ nó nằm ở cỗi rễ của mọi điều mà chúng ta có thể làm sau đó. Trong giai đoạn này chúng ta ấn định trật tự cho tình trạng hỗn mang bằng cách tìm ra một con đường để biểu đạt (expressing) hay trực quán

(intuiting) hay miêu tả( representing)—những từ này có tính tương hoán(

interchangeable)—các kích thích(stimuli).Sự biểu đạt đó phát sinh trong ngôn ngữ và trong nghệ thuật và là một cái gì mà mọi người chứ không phải chỉ riêng mọi nghệ sĩ thực hiện mà thôi.Trong hoạt động này chúng ta thấy tự do đặc chủng của chúng ta( our categorical freedom) được biểu đạt : không có gì có thể quyết định phương hướng mà sự biểu đạt của chúng ta sẽ đi theo bởi vì cho đến khi sự biểu đạt diễn ra thì không có gì được hình thành để thực hiện sự quyết định. Sự tận tâm với tự do của Croce trong cuộc chiến đấu tích cực chống lại chủ nghĩa Phátxít vì vậy đã có một nền tảng trong cốt lõi triết học của ông. Khi đã định thái cho những cảm giác, lúc đó chúng ta có thể lãnh hội những đối tượng đặc thù như hòn đá này, con người này, dòng nước này vv…Ở giai đoạn tiếp theo, nó tiền giả định và vì vậy có tính nhị đẳng đối với giai đoạn thẩm mỹ, đến giai đoạn mà chúng ta trích xuất cái tổng quát từ cái đặc thù và nói bằng những từ tổng quát để chỉ những hòn đá, những dòng nước, những con người bằng cách tạo ra những khái niệm( concepts). Đây là giai đoạn lôgích, được thám cứu đầy đủ hơn trong quyển hai của bộ triết học tinh thần. các giai đoạn mỹ học và lôgích làm cạn kiệt mọi hoat động lí thuyết của tinh thần. Nhưng còn có thực tiễn.Và thực tiễn cũng có hai giai đoạn: giai đoạn kinh tế trong đó chúng ta cố gắng thủ đắc những cái gì chúng ta đã khái niệm hoá ( như vậy giai đoạn kinh tế phụ thuộc vào giai đoạn lôgích, giai đoạn này lại phụ thuộc vào giai đoạn thẩm mỹ ; bởi vì, Croce tự hỏi, làm thế nào mà chúng ta có thể tìm kiếm một cái gì nếu chúng ta không có khái niêm về cái chúng ta tìm kiếm?); cuối cùng là giai đoạn đạo đức, không chỉ muốn mà còn có thể phân biệt giữa những cái nên được muốn và những cái không nên được muốn. Điều này được thám cứu sâu hơn trong quyển ba của bộ triết học tinh thần,La Philosophia della Practica (1909).Trong bốn giai đoạn này toàn bộ đời sống của tinh thần được đặt trước chúng ta.

Hai phương diện của nền triết học này đáng được bình luận xa hơn: trước tiên, là sự trình bày mỹ học. Nguyên lúc đầu Croce đã nói rằng nghệ thuật chỉ là sự biểu đạt hay trực quan, như vậy bất kì trực quan hay biểu đạt nào cũng là nghệ thuật. Về sau ông phải đặc trưng hoá hơn nữa nghệ thuật như là một loại trực quan nào đó, lúc đầu như trực quan trữ tình( lyric intuition) về sau như trực quan vũ trụ ( cosmic intuition). Những khái niệm này được liên tục áp dụng vào việc nghiên cứu các tác phẩm nghệ thuật và văn học. Thứ nhì là, Croce nghĩ rằng sử học nên liên minh với nghệ thuật hơn là với khoa học, vì sử học quan tâm tới những sự kiện , những con người đặc thù hơn là đến cái tổng quát. Quan điểm rất có ảnh hưởng về sử học này được nêu ra trong quyển thứ tư của bộ triết học tinh thần Teoria et storia della storiografia (1917) . Một hàm ý đó là toan tính tìm kiếm trong lịch sử những định luật khoa học về sự tiến bộ là ngộ nhận môn học này, một kết luận có những hàm ý hiển nhiên đối với chủ nghĩa Mác

COLIN LYAS 

D

Daly, Mary

Mỹ. s: 16-10-1928, Schenectady, New York. Ph.t: Nhà thần học và triết gia nữ quyền. Q.t: Triết lí giá trị. G.d: Trường Cao đẳng St.Rose, Đại học Công giáo Hoa kỳ, Trường Cao đẳng

Notre Dame và Đại học Freiburg, Thụy sĩ. N.c: 1954-9, dạy Triết học và Thần học, Cardinal Cushing College; 1959-66, dạy ở Rosary College, La Salle College, Đại học Georgetown, Đại học Freiburg; từ 1966, Phụ tá rồi Phó Giáo sư Thần học , Boston College.

Ấn phẩm chính bản:

(1966) Natural Knowledge of God in the Philosophy of Jacques Maritain ( Hiểu biết tự nhiên về Thượng đế trong triết học Jacques Maritain), Rome: Catholic Book Agency.

(1968) The Church and the Second Sex ( Giáo hội và giới tính thứ nhì), London: G. Chapman.

(1973) Beyond God the Father ( Bên kia Chúa Cha), Boston: Beacon Press.

(1978) Gyn/ Ecology: The Metaethics of Radical Feminism ( Phụ khoa/ Sinh thái: Siêu đạo đức học của chủ nghĩa nữ quyền triệt để), Boston: Beacon Press.

(1984) Pure Lust: Elemental Feminist Philosophy ( Dâm tính thuần tuý: Triết học nữ quyền cơ bản), London: Women Press.

(1987) [ với Jane Caputi] Webster’s First New Intergalactic Wickedary of the English Language , Boston: Beacon Press.

(1992) Outercourse: The Be-dazzling Voyage, San Francisco: Harper.

Văn bản nhị đẳng:

Grimshaw, Jean (1988) Pure lust: the elemental philosophy of Mary Daly ( Dâm tính thuần túy: triết học cơ bản của Mary Daly), Radical Philosophy 49: 24-30.

Sullivan, Timothy D.(1980) Women and Ideology ( Phụ nữ và Ý thức hệ), Philosophical Studies( Ireland) 27: 94-115.

Tìm thấy trong cuộc cách mạng nữ quyền một phản tác nhân ( a counteragent) đối với các cơ cấu đàn áp của xã hội, đạn đạo phê phán ( the trajectory of criticism) của Daly di động xuyên qua bốn giai đoạn: phân tích triết học kiểu truyền thống; phê phán xã hội hướng đến cái qui chế nhị đẳng mà Giáo hội dành cho phụ nữ; phân tích Cơ đốc giáo như là có tính gia trưởng phụ hệ và ghét đàn bà ( patriarchal and misogynist); nới rộng sự phê phán đến mọi nền văn hoá, cùng với sự đào sâu phân tích qua nhiều cách. Giai đoạn thứ nhì được tăng thêm năng lượng bởi sự thất vọng của Daly đối với kết quả của nghị hội Vatican lần thứ hai. Giai đoạn thứ ba tăng trưởng từ giai đoạn thứ nhì và hiện thân qua tác phẩm Beyond God the Father (1973). Ở đây những điều nói về thói ghét đàn bà được dẫn chứng tư liệu từ các bài viết của những nhà lãnh đạo tôn giáo cao cấp và những nhà thần học. Không ai thoát khỏi. Ngay cả các giáo hội tự do cũng tiếp tục phản ánh một “chủ nghĩa quyền uy đã nhạt nhoà” ( a faded authoritarianism) và một bóng mờ treo lơ lửng trên vương quốc của Chúa.

Ý thức con người được tâm linh hoá mà bà tìm kiếm được cung hiến bởi vài triết gia (William James, Bergson, Whitehead và Hartshorne) mà cách tiếp cận tổng quát của họ phối hợp với ngôn ngữ của Buber và Tillich trong cách giải quyết vấn đề của bà. Người ta hoán đổi Chúa Cha cho một mục tiêu tối hậu, quyền lực sáng tạo của điều Thiện, một Đấng Vĩnh hằng, phi vật hoá( an eternal, nonreifiable Thou). Người nữ là vô thể tìm kiếm hữu thể mà quyền năng nổi lên khi đối mặt hư vô( Women are a nonbeing seeking being,whose power emerges in facing nothingness). Một phần sự sắp hàng lại đến từ việc đặt tên lại, được kể ra ở đây và được khai triển trong quyển Wickedary (1987) mà đối tượng là tìm kiếm một ngữ vựng nữ quyền mới , có uy lực hơn. Sự trở thành của phụ nữ có tầm quan trọng sinh tử. Bởi vì phụ nữ là những nạn nhân của một hệ thống đẳng cấp toàn hành tinh cho nên tương lai của họ là hy vọng duy nhất để thay đổi cái diễn trình có vẻ ảm đạm của cuộc tiến hoá nhân loại.

WILLIAM REESE

D’Arcy, Martin Cyril

Anh. s: 15-06-1888, Bath, England. m: 20-11-1976, London. Ph.t: Triết gia Kinh viện. Q.t: Triết học tôn giáo. G.d: Đại học Oxford, Anh và Đại học Gregorian, La mã. A.h: Thánh Thomas D’Aquin và Newman. N.c: 1932-45, Giảng sư ở Oxford rồi Master of Campion Hall.

Ấn phẩm chính bản:

(1930) Thomas Aquinas ( Thánh Thomas d’Aquin), London: Benn.

(1937) The Nature of Belief ( Bản chất của niềm tin), London: Herder.

(1959) The Sense of History ( Ý nghĩa của lịch sử), London: Faber.

(1962) No Absent God ( Không có Thượng đế vắng mặt), London: Catholic Book Club.

(1969) Humanism and Christianity ( Chủ nghĩa nhân bản và Cơđốc giáo), London: Constable.

Văn bản nhị đẳng:

Copleston,Frederick (1976) Father Martin D’Arcy, The Month,NS. 10:22-4.

Phần lớn các công trình của D’Arcy đều có các cội rễ thần học cũng như triết học. Tuy nhiên, ông rất thấm nhuần cả triết học của thời đại mình và triết học Trung cổ và có một đầu óc phân tích sắc bén. Quyển Thomas Aquinas của ông(1930), dầu đã hơi xưa, vẫn còn là một dẫn luận tuyệt hảo cho sinh viên triết học. No Absent God (1962), xét theo một số mặt, là một tác phẩm điển hình. Nó bàn về vấn đề phải chăng hiện hữu là một thuộc tính, những bằng chứng về hiện hữu của Thượng đế và những tranh luận về khái niệm tự ngã cả trong chủ nghĩa hiện sinh lẫn trong triết học phân tích. D’Arcy còn đáng quí ở vẻ thanh nhã và sự giản dị của văn phong và rễ sâu gốc bền của ông trong văn học và văn hoá châu ]u. Sách của ông vẫn còn được xuất bản và vẫn còn được tìm đọc.

Nguồn: WWW.

HUGH BREDIN

De Koninck, Charles

Bỉ-Canada. s: 29-07-1906, Torhout, Bỉ. m: 13-02-1965, Rome. Ph.t: Triết gia theo Aristote.

Q.t: Lịch sử tôn giáo, triết lí khoa học, chính trị học. G.d: gia đình ông di cư sang Mỹ năm 1914, nhưng Charles quay lại Bỉ nơi ông đang học Văn học cổ điển ở Collège Notre Dame ở Ostend và học Vật lí và Hoá học ở École Normale de Torhout, tiếp theo là bảnăm chuyên đọc về triết học ( 1925-8); quay lại Mỹ một thời gian ngắn và học ở Đại học Detroit nhưng rồi liền quay lại Bỉ để theo học ở Louvain năm 1932; nhận học vị Tiến sĩ Triết học năm 1934 với một luận án về Triết học của Sir Arthur Eddington. A.h: Eddington và Turing. N.c: Năm 1934 ông được mời dạy ở Đại học Laval , Thành phố Québec nơi ông lưu lại suốt đời. Ông là Khoa trưởng Phân khoa Triết học từ 1939 mãi đến 1956.

Ấn phẩm chính bản:

(1936) Le Cosmos ( Vũ trụ), Québec: Imprimerie Fransciscaine Missionnaire.

( 1943) De la primauté du bien commun contre les personnalistes; Le principe de l’ordre nouveau ( Về tính ưu tiên của điều thiện chung chống lại những người theo thuyết nhân vị. Nguyên lí của trật tự mới), Québec: Éditions de l’Université Laval. Monttreal: Fides.

(1943) Ego sapientia…La sagesse qui est Marie ( Minh trí hiện thân nơi Marie), Québec: Éditions de l’Université Laval.

(1954) La Confédération, rampart contre le grand état ( Liên đoàn, thành lũy chống lại Nhà nước chuyên quyền), Québec: Royal Commission on Constitutional Problems.

(1954) La Píété du fils: études sur l’Assomption ( Lòng hiếu thảo của con trai: nghiên cứu về Lễ thăng thiên), Québec: Presses Universitaires Laval.

(1960) The Hollow Universe ( Vũ trụ rỗng), London: Oxford Univ. Press.

(1964) Tout homme est mon prochain ( Mọi người đều là thân thích của tôi), Québec: Presses de l’Université Laval.

Văn bản nhị đẳng:

Armour, Leslie(1987, 1991) Laval Théologique et Philosophique ( Đại học Laval, Khoa Thần học và Triết học).

Gagné, Armand and De Koninck,Thomas (1968) Mélanges à la mémoire de Charles de Koninck ( Tản văn tưởng niệm Charles de Koninck), Presses de l’Université Laval.

McInerny, Ralph M.(1965) Charles de Koninck, a philosopher of order ( C. de Koninck, triết gia trật tự), New Scholasticism 39,4.

Smith, Michael A.(1992) The dignity of the human person and its relationship to the common good ( Phẩm giá của nhân vị con người và mối tương quan giữa nó với điều thiện chung), Luận án Tiến sị, Đại học Laval.

Những ý tưởng của Aristote và của Thánh Thomas nằm ở trung tâm trước tác của De

Koninck , nhưng ông phát triển chúng theo những con đường mới để hậu thuẫn quan điểm của ông, một quan điểm cho rằng thiên nhiên phong phú hơn là chúng ta vẫn nghĩ. Ông tin rằng có một cốt lõi chung của những chân lí đạo đức phổ quát nhưng yếu tính của nó đòi hỏi lòng khoan dung rộng lượng đối với những tin tưởng và những cách sống khác nhau của con người.

Ông là Giáo sư Triết học Thiên nhiên ở Laval và những khái niệm của riêng ông về lí thuyết nhận thức – vốn vẫn luôn là mối quan tâm chính mà ông thường quay về- chủ yếu nảy chồi đâm nhánh từ những suy tư của ông về khoa học. Quan điểm của ông về thực hành khoa học lúc đầu chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Sir Arthur Eddington và về sau bởi khái niệm phép tính ( the notion of calculation) của Alan Turing. Ông tin rằng khoa học, mặc dầu được đặt cơ sở vững chắc trên chính nền tảng của nó, không thể cho chúng ta một khái niệm tương thích về thiên nhiên và rằng những vấn đề siêu hình truyền thống vẫn còn đó. Armour (1987, 1991) đã tìm thấy những thông báo sớm về phong trào môi trường trong một số tác phẩm của De Koninck và đã thăm dò và thử giải thích một vài điểm dường như xung đột giữa triết lí khoa học của ông và những trước tác của ông về tôn giáo. De Koninck có ảnh hưởng đáng kể ở Canada nói tiếng Anh như một triết gia khoa học và ở Québec ( Canada nói tiếng Pháp) như một triết gia tôn giáo và như một nhà tư tưởng chính trị. Thông qua nhiều sinh viên đã tốt nghiệp của ông, ảnh hưởng của ông lan toả sang cả Hoa kỳ. Ở phần Canada nói tiếng Anh, quyển Hollow Universe (1960) của ông lôi cuốn một công chúng độc giả muốn hoà giải khoa học với tôn giáo, và chủ đề chính của nó- rằng khoa học là một tập hợp những trừu xuất khả niệm và có giá trị trong chính chúng cho những mục tiêu thực dụng nhưng bất tương thích với toàn bộ kinh nghiệm nhân văn( science is a set of abstractions intelligible and valuable in themselves for pragmatic purposes but inadequate to the whole range of human experience)- đã đem lại cho ông một công chúng rộng lớn. Ông là người bảo vệ kiên định của chủ nghĩa liên bang(federalism), tự do chính trị và chủ nghĩa đẳnguyên (pluralism), tuy vậy vẫn nổi danh về tính chính thống tôn giáo trong một thời đại mà Nhà thờ Công giáo bị nhiều người lên án là hậu thuẫn cho những chính quyền độc tài.

Nguồn: Văn khố Đại học Laval; tiểu sử và thư mục chưa xuất bản của Thomas de Koninck.

LESLIE ARMOUR

De Raeymaeker, Louis

Bỉ. s; 18-11-1895, Sint Pieter Rode. m: 25-02-1970, Louvain. Ph.t: Triết gia kinh viện. Q.t:

Siêu hình học. G.d: Đại học Louvain. A.h: Thánh Thomas d’Aquin và Mercier. N.c: 1927-35, Giáo sư Triết học tại Malines; 1948-65, Chủ tịch Institut Supérieur de Philosophie ( Viện Cao học Triết học) của Đại học Louvain.

Ấn phẩm chính bản:

(1931-2) Metaphysica Generalis ( Siêu hình học tổng quát), 2 quyển, Louvain: Warny.

(1938) Introduction à la philosophie ( Nhập môn triết học), Louvain: Éditions de L’Institut Supérieur de Philosophie.

(1946) Philosophie de l’être (Triết học về hữu thể), Louvain: Éditions de L’Institut Supérieur de Philosophie.

Văn bản nhị đẳng:

John, Helen James (1966) De Raeymaeker, participation and the absolute value of being ( De Raeymaeker, sự tham thông và giá trị tuyệt đối của hữu thể) đăng trong The Thomist Spectrum, New York: Fordham Univ. Press,pp 123-36.

Van Riet, George (1970) In Memoriam Monseigneur Louis de Raeymaeker ( Tưởng niệm Đức ông Louis de Raeymaeker), Revue philosophique de Louvain 68: 5-10.

Là một trong những thành viên có ảnh hưởng nhất của Trường phái Louvain theo học thuyết Thánh Thomas ở khoảng giữa thế kỉ hai mươi, không chỉ qua các vai trò của ông như là Giám đốc Viện Cao học Triết học đồng thời là tổng biên tập Revue Philosophique de Louvain.

Tác phẩm tiêu biểu nhất của ông là Philosophie de l’être (1946). Đây là một phiên bản đương đại của siêu hình học muộn của Thánh Thomas. De Raeymaeker biện luận rằng đây là một siêu hình học mà khái niệm giải thích trung tâm là sự tham thông (participation), bằng chứng cho một yếu tố mạnh mẽ của chủ nghĩa Platon nơi thánh Thomas, vốn thường bị lướt qua. Khái niệm tổng quát nhất trong mọi khái niệm siêu hình học là ý tưởng về hữu thể (esse).Các hữu thể cá thể, trong cách giải thích này của Thánh Thomas, phải được nghĩ đến như là tham thông vào esse và sự tham thông này là suối nguồn của cả hiện hữu của chúng như là những cá thể độc đáo vừa là thẻ nhận dạng cốt yếu của chúng như là loại sự vật này hay sự vật kia. Do vậy, khái niệm tham thông chỉ ra nền tảng chung của yếu tính và hiện hữu nơi hữu thể nói chung. Những nghiên cứu của De Raeymaeker về Thánh Thomas đã và vẫn còn được đón nhận ân cần trong học giới Thomist.

Nguồn: DFN; EF.

HUGH BREDIN

De Vogel, Cornelia Johanna

Hà lan. s: tháng hai, 1905, Leeuwarden, Hà lan. m: tháng năm, 1986, Renesse, Zeeland, Hà lan. Ph.t: Triết gia phái Platon ( Platonist), sử gia triết học, triết gia tôn giáo. G.d: Ngữ học cổ điển và triết học, Đại học Utrecht. A.h: Platon, Tân thuyết Platon, Thánh Augustin và Hồng y Newman. N.c: 1946-74, Giáo sư Triết học Thượng cổ và Triết học các Giáo phụ ( Patristic Philosophy), 1946-68, Giáo sư Triết học Trung cổ, Đại học Utrecht.

Ấn phẩm chính bản:

(1946) Ecclesia Catholica ( Giáo hội Công giáo), Brussels: Spectrum.

(1948) L’Idée de l’unité de Dieu, une vérité rationelle ( Ý tưởng về nhất tính của Thượng đế, một chân lí thuần lí), đăng trong Mélanges Philosophiques, trình bày cho các thành viên tham dự Hội nghị Quốc tế Triết học lần thứ mười ở Amsterdam.

(1950-7) Greek Philosophy ( Triết học Hy lạp), 3 quyển, Leiden: E.J.Brill.

(1954) [ la recherche des étapes précises entre Platon et le Néoplatonisme ( Đi tìm những thời kì chính xác giữa Platon và Tân thuyệt Platon), Mnemosyne 4,7,Leiden: I.J.Brill, pp 11122.

(1958) Antike Seinsphilosophie und Christentum im Wandel der Jahrhunderte ( Triết học hữu thể thời Thượng cổ và Cơđốc giáo trong sự thay đổi của các thế kỉ), đăng trong Festgabe J. Lorentz, Baden Baden.

( 1966) Pythagoras and Early Pythagoreanism ( Pythagore và chủ nghĩa Pythagore buổi đầu), Assen: Van Gorcum.

(1970) Philosophia I, Assen: Van Gorcum.

(1972) Philosophia II, Assen: Van Gorcum.

(1985) Rethinking Plato and Platonism ( Suy tư lại về Platon và chủ thuyết Platon), Leiden:

E.J.Brill.

De Vogel viết nhiều về triết học Hy lạp, triết học các Giáo phụ và triết học Trung cổ nhưng dành sự quan tâm sâu sát nhất cho Platon và các nhà văn Cơ đốc giáo chịu ảnh hưởng Platon (Christian Platonic writers). Bà cho rằng Những Ý niệm/ Linh tượng của Platon ( Platonic Ideas) đã được nhiều tác giả Cơđốc giáo, kể cả thánh Augustin, hiểu như là những yếu tố cấu thành Minh Trí Thiêng liêng ( Divine Wisdom). Bà chủ trương rằng học thuyết về các Ý niệm là một phương diện của lí thuyết khẳng định , bởi vì trong quan điểm Platon, mọi xác nhận về chỉ định bao hàm sự khẳng định các Ý niệm ( all predication of designation involves assertion of Ideas). Đồng thời, đó còn hơn là một lí thuyết về xác nhận, bởi vì “cái vĩ đại”, “cái nhỏ bé” cái đẹp” và vân vân… không chỉ là những thực thể lôgích nhưng là những hiện hữu thực sự trong một thế giới siêu việt (the great, the small, the beautiful and so on are not just logical entities but real existents in a transcendent world). Cách kiến giải Platon của bà đối nghịch sắc sảo với những cách kiến giải của các học giả Platonist người Anh như Owen và Cherniss. Ngược lại với nhà thần học Karl Barth, bà bảo vệ khả tính của một tri thức tự nhiên về Thượng đế.

De Vogel là một tín đồ Công giáo La mã. Bà không kết ước với chủ nghĩa nữ quyền theo phong cách hiện đại nhưng cách bà kiến giải những khái niệm của Thánh Thomas về định luật tự nhiên và vĩnh hằng cho phép bà biện luận để bênh vực quyền ngừa thai của phụ nữ trên nền tảng rằng lí tính ( nghĩa là thiên nhiên theo nghĩa cao nhất) đòi hỏi sự bảo vệ từ thiên nhiên. Bà chủ trương rằng không hề có luận chứng thần học nào chống lại việc phụ nữ làm linh mục.

Nguồn: Trước tác của De Vogel; quen biết riêng.

C.W.WOLFSKEEL

De Wulf, Maurice Charles Joseph

Bỉ. s: 06-04-1867, Popernghe, Bỉ. m: 23-12-1947, Poperinghe. Ph.t: Triết gia Kinh viện. Q.t:

Lịch sử Triết học Trung cổ. G.d: Đại học Louvain. A.h: Thánh Thomas và Mercier. N.c: 18941939, Giáo sư Triết học Trung cổ, Institut Supérieur de Philosophie à Louvain; 1920-7, Giáo sư Triết học Trung cổ, Đại học Harvard.

Ấn phẩm chính bản:

(1900) Histoire de la philosophie médiévale ( Lịch sử triết học Trung cổ), 3 quyển. Louvain: Institut Supérieur de Philosophie; Paris: Vrin, 1947.

(1904) Introduction à la philosophie néoscholastique( Nhập môn triết học tân kinh viện) Louvain: Institut Supérieur de Philosophie.

(1920) L’Oeuvre d’art et la beauté ( Tác phẩm nghệ thuật và vẻ đẹp), Louvain: Institut Supérieur de Philosophie.

(1922) Philosophy and Civilization in the Middle-Ages ( Triết học và Văn minh trong thời Trung cổ), Princeton: Princeton Univ. Press.

Văn bản nhị đẳng:

Harmignie, Pierre (1934) La Carrière scientifique de Monsieur Professeur De Wulf ( Sự nghiệp học thuật của Ngài Giáo sư De Wulf), Revue Néoscholastique de Philosophie,36: 39-

66.

Noël, Léon (1934) L’Oeuvre de Monsieur De Wulf ( Tác phẩm của Ngài De Wulf), Revue Néoscholastique de Philosophie,36: 11-38.

Một trong những sử gia xuất sắc nhất của triết học Trung cổ ở đầu thế kỉ hai mươi. Phù hợp với tính cách của Viện Cao học Triết học Louvain, ông hướng tiêu điểm sắc bén vào triết học Trung cổ hơn là tư tưởng thời Trung cổ ( sẽ phải bao gồm cả thần học). Ông cung cấp cho những đồng nghiệp triết học của mình và nhiều thế hệ sinh viên triết học những tổng kết sáng sủa và chính xác về các văn bản trung cổ và văn hoá triết học trung cổ mà dựa trên cơ sở đó họ toan tính xây dựng lại tư tưởng kinh viện và tư tưởng Thánh Thomas bằng ngôn ngữ hiện đại, cho một cách đọc hiện đại. Ông khảo sát triết học trung cổ như một triết học ít nhiều đồng nhất và, từ thế kỉ mười ba,ít nhiều là một công trình học thuật mang dấu ấn Aristote. Các sử gia về sau, chịu ảnh hưởng của Gilson và một số người khác, phân biện nhiều khác biệt lớn giữa các triết gia trung cổ và đã khải lộ một yếu tố lớn hơn của Tân thuyết Platon muộn ( later Neo-Platonism) hơn là vẫn được nhận ra cho đến nay. Sinh thời De Wulf vẫn được đánh giá cao và những nghiên cứu lịch sử của ông vẫn còn đáng đọc, nhưng ở một mức độ nào đó, có thể nói, ông đã bị thế chỗ.

Nguồn: DFN; EF. HUGH BREDIN

Delgado, Espinosa, Honorio

Peru. s: 1892, Arequipa, Peru. m: 1969. Ph.t: Nhà duy tâm khách quan. Q.t: Lí thuyết giá trị.

G.d: Tốt nghiệp Đại học Y khoa 1919, Tiến sĩ 1923. A.h: Jaspers, Scheler và Blondel. N.c: Giáo sư tâm lí học, 1928; Giáo sư Tâm lí trị liệu, 1930, Đại học San Marcos, Lima; Bộ trưởng Giáo dục 1948.

Ấn phẩm chính bản:

(1916) El psicoanálisis ( Phân tâm học).

(1923) La rehumanización de la cultura cientifica por la psicologia ( Quá trình tái nhân bản hóa văn hoá khoa học bởi tâm lí học).

( 1926) Sigmund Freud.

(1927) La filosofia del conde Keyserling ( Triết học của Bá tước Keyserling).

Stefan George

Stefan George y Karl Jaspers.

(1943) La personalidad y el carácter ( Nhân cách và tính tình).

(1947) Paracelso, Buenos Aires: Losada.

Ecologia, tiempo animico y existencia ( Sinh thái học, thời gian sôi động và hiện hữu), Buenos Aires: Losada.

Compendio de psicologia (Toát yếu tâm lí học), Lima: Impr.Santa Maria.

Introducción à la psicopatologia (Nhập môn tâm trị liệu học), Buenos Aires: Universidad de Buenos Aires.

(1956) Nicolai Hartman y el reino del espiritu ( Nicolai Hartman và sự ngự trị của tinh thần), Lima: Editorial Lumen.

(1958) La formación espiritual del individus ( Sự đào tạo tinh thần các cá nhân), Barcelona: Editorial Cientifico-Medica.

Hứng thú với cả tâm lí học lẫn văn học, song khẳng định triết học trung tâm của Delgado là cho rằng có một cảnh giới của những giá trị khách quan và phi thời gian ( do vậy, ông tự gọi mình là “ nhà duy tâm khách quan”) mà phỏng theo đó chúng ta có thể tạo dáng cuộc đời mình, và sự khẳng định này được đặt nền tảng trên một hiện tượng học về ý thức thời gian ( a phenomenology of time-consciousness), điều này chỉ ra món nợ tinh thần đối với Jaspers và Blondel. Kinh nghiệm về cảnh giới của những giá trị cũng tương đối quen thuộc: chẳng hạn khi chúng ta hiểu được những lời vàng ngọc của Socrate hay thẩm định đúng mức giá trị những thái độ của ông hay khi chúng ta nhận ra mối liên hệ cứu cánh giữa chúng sinh và vũ trụ; hay khi sự chiêm nghiệm trong cô đơn khải lộ huyền nhiệm chung quanh ta, hay khi tâm hồn chúng ta choáng váng tái tê bởi tác động của một cuộc chia ly vĩnh viễn, những khoảnh khắc đó không chỉ thuộc về cảnh giới của thời gian, mà là những “nguyên tử của vĩnh hằng” ( atomes of eternity-như Kierkegaard từng đặt tên), một vĩnh hằng không chỉ hiện diện trong những thời khắc đặc ân mà còn là một thành tố trong toàn bộ hiện hữu chúng ta. Chỉ có con người là có khả năng vươn lên trên cuộc sống phù du của sự thoả mãn dục vọng nhất thời và có thể hành động bằng cách qui chiếu về những giá trị vượt thời gian này.

Delgado cũng nhạy bén với những vấn đề trong sinh thái học, những vấn đề được nhiều người quan tâm một phần tư thế kỉ sau khi ông viết về chúng ( quyển Ecologia, tiempo animico y existencia của ông xuất bản năm 1949). Những quan điểm sinh thái học của ông không tách rời với lí thuyết giá trị của ông: trong sự phong phú diệu kỳ ( và đã lâm nguy) của thiên nhịên ông nhìn thấy một ẩn ý của cứu cánh.

ROBERT WILKINSON

Dooyeweerd, Herman

Hà lan. s: 07-10-1894, Amsterdam. m: 12-02-1977, Amsterdam. Ph.t: Triết gia Cơđốc giáo. Q.t: Triết lí tôn giáo. G.d: Đại học Tự do, Amsterdam, Tiến sĩ Luật học 1917. A.h: Kant và

Husserl. N.c: Giáo sư Bách khoa Luật học, Triết lí pháp luật và Lịch sử Luật Hà lan tại Đại học Tự do, Amsterdam, 1926-65; hai lần làm Viện trưởng Đại học, 1930-1 và 1950-1; Thành viên Hàn lâm Viện Hoàng gia Hà lan về Khoa học và Văn học từ 1948; Tổng thư kí kiêm Quản khố Hàn lâm Viện, 1954-64.

Ấn phẩm chính bản:

(1953-8) A New Critique of Theoretical Thought ( Một phê bình mới về tư tưởng lí thuyết), Philadelphia: Presbyterian Reformed Publishing Co.

(1960) In the Twilight of Western Thought ( Trong ánh hoàng hôn tư tưởng Tây phương), 4 quyển, Philadelphia: Presbyterian Reformed Publishing Co.

(1975) The Christian Idea of the State ( Ý tưởng Cơđốc giáo về Nhà nước), J.Kraay.Nutley dịch, NJ: Craig Press.

Văn bản nhị đẳng:

Kalsbeek, L. (1975) Contours of a Christian Philosophy: an Introduction to Herman Dooyeweerd’s Thought ( Những đường viền của một triết học Cơ đốc giáo: Nhập môn tư tưởng Dooyeweerd), Amsterdam: Buijten Schipperheijn.

Marlet, M. Fr.J. (1954) Grundlinien der kalvinistischen” Philosophie der Gesetzesidee” als christlicher Transzendentalphilosophie ( Những nền tảng của “Triết học pháp lí” của Calvin như là Triết học siêu nghiệm Cơđốc giáo), Munich: Karl Zink Verlag.

Philosophy and Christianity: Philosophical Essays Dedicated to Professor Dr Herman Dooyeweerd (Triết học và Cơđốc giáo: Những tiểu luận triết học kính tặng Giáo sư Tiến sĩ

Herman Dooyeweerd, 1965), Amsterdam: J.H.Kok, Kampen/ North- Holland Publishing Co.

Năm 1964, viện trưởng Hàn lâm Viện Hoàng gia Hà lan về Khoa học và Văn học tuyên dương Dooyeweerd là “ triết gia độc sáng nhất mà xứ sở Hà lan từng sản sinh ra”. Điều này chủ yếu là do việc Dooyeweerd đã sáng tạo – từ thập niên 1920s trở đi- một triết học Cơ đốc giáo đích thực. Dooyeweerd chỉ ra rằng mọi triết học đều tiến hành từ một quan điểm phi lí thuyết ( có tính tôn giáo). Ông cho thấy rõ rằng ngay cả trong triết học nhân văn, sự tự trị của lí tính cũng không thể được chứng minh một cách lí thuyết. Dooyeweerd khởi thảo giả thuyết này trong một phê phán siêu nghiệm về tư tưởng lí thuyết ( a transcendental critique of theoretical thought).

Phần quan trọng khác trong triết học Dooyeweerd đựoc tạo thành bởi lí thuyết của ông về các cầu thể tình thái (modal spheres), cũng gọi là các tình thái tính (modalities) hay các phương diện tình thái (modal aspects). Ông giải thích rằng trong tư tưởng lí thuyết (cần được phân biệt một cách sắc bén với tư tưởng ngây thơ hay tiền lí thuyết) người ta trừu xuất (to abstract) một phương diện của thực tại để phân tích nó một cách lí thuyết. Dooyeweerd phân biệt mười lăm cầu thể tình thái khác nhau, chúng được định vị trong một trật tự bất khả đảo của thời gian vũ trụ: các phương diện số và không gian, các phương diện chuyển động, năng lượng vật lí, sự sống hữu cơ và của cảm thức tâm cảnh,các phương diện phân tích-lôgích, lịch sử và ngữ học,các phương diện giao tiếp xã hội, kinh tế và thẩm mỹ, các phương diện pháp lí và đạo đức và phương diện tín ngưỡng.Trong tính mạch lạc vũ trụ ( cosmic coherence) của chúng, từng mỗi phương diện tình thái giả định mọi phương diện khác nhưng mỗi phương diện tình thái đều có bản chất riêng của nó không thể giản qui vào phương diện tình thái khác.

Trong thời gian Đệ nhị Thế chiến, Dooyeweerd viết một công trình rộng lớn mang nhan đề Reformation and Scholasticism in Philosophy. Về công trình này, đặc biệt bàn về lịch sử triết học phương Tây, chỉ mới quyển đầu ra mắt bằng tiếng Hà lan năm 1949. Bộ bảnhư một toàn thể hy vọng sẽ được xuất bản bằng tiếng Anh trong tương lai gần. Trong tác phẩm đồ sộ này Dooyeweerd trình bày những trực quan mới của ông về bốn môtíp tôn giáo cơ bản của tư tưởng Tây phương vẫn thống trị tư tưởng Tây phương: môtíp Hy lạp về mô thể và chất thể (form and matter), môtíp cơ bản của Cơđốc giáo về sáng tạo, sa ngã và cứu chuộc (creation, fall and redemption), môtíp cơ bản Công giáo La mã về nhân tính và thiên ân (human nature and divine grace) và môtíp cơ bản nhân văn chủ nghĩa về nhân tính và tự do( human nature and freedom).

Nguồn: M.E.Verburg (1989) Herman Dooyeweerd: leven en werk van een Nederlands christen-wijsgeer (Herman Dooyeweerd: Cuộc đời và sự nghiệp của một triết gia Cơđốc giáo Hà lan), Baarn: The Hague.

M. E. VERBURG

Drake, Durant

Mỹ. s: 18-12-1878, Hartford, Connecticut. m: 25-11-1933. Ph.t: Nhà hiện thực phê phán. Q.t: Triết lí tôn giáo, tri thức luận. G.d: Đại học Hartford và Đại học Columbia. A.h: George Santayana và C.A.Strong. N.c: Đại học Illinois,1911-12; Đại học Wesleyan, 1912-15; Vassar College, 1915-33.

Ấn phẩm chính bản:

(1911) The Problem of Things in Themselves ( Vấn đề các vật tự thân), Boston: Ellis.

( 1914) Problems of Conduct ( Các vấn đề hạnh kiểm),Boston: Houghton Mifflin.

(1916) Problems of Religion ( Các vấn đề tôn giáo), Boston: Houghton Mifflin.

(1920) Essays in Critical Realism( Các tiểu luận về chủ nghĩa hiện thực phê phán),[Với nhiều người đóng góp] London: Macmillan.

(1925) Mind and its Place in Nature ( Tinh thần và vị trí của nó trong vũ trụ), New York: Macmillan.

(1928) The New Morality ( Đạo đức mới), New York: Macmillan.

(1933) Invitation to Philosophy ( Mời gọi triết lí), Boston: Houghton Mifflin.

Trong bài tiểu luận dẫn đầu của quyển sách tạo nên phong trào Essays in Critical Realism (1920) Drake làm nổi bật lên cách tiếp cận chung của những người đóng góp: những đa phức trong tính cách được coi là những tính cách của các đối tượng đang hiện hữu bên ngoài khi tri giác của chúng ta chính xác.. Trong trường hợp có nhầm lẫn tri giác thì chúng là những tính cách của các trạng thái tâm hồn. Chủ nghĩa hiện thực nhất nguyên ( the monistic realism) xoay quanh quan niệm này đã từng được làm nổi bật trong tác phẩm đầu tiên của ông và vẫn còn được khai triển trong quyển cuối. Không có sự phân biệt chính đáng nào giữa vật chất và tinh thần: “ Chúng ta gọi một cái gì đó là vật chất hay tinh thần chẳng qua chỉ là vì thuận tiện thôi”. Khi một cơ quan tự điều chỉnh, dầu mơ hồ đến mức nào, để thích nghi với một vật gì hay với cơ quan khác , ý thức xuất hiện, được hiện thể hoá từ tiềm năng tính của tâm-vật nhất thể.

Còn về đạo đức và tôn giáo , ông tin rằng chúng cùng chung chính nghĩa, cùng hiệp sức để làm cho điều thiện thắng thế, đẩy lùi điều ác, một mục tiêu mà ông đồng hoá với việc đem lại “ Nước Chúa” trên trần gian. Mặc dầu vượt qua mọi bằng chứng, chúng ta vẫn không có gì để mất mà lại có mọi thứ để được ,bằng cách tin vào Thượng đế, quyền năng vô thượng, vĩnh hằng luôn vì điều phải. Sự khác biệt trong cách tiếp cận đó là nơi nào mà đạo đức truyền thống có tính chuyên chế , thì nền đạo đức mới dựa trên sự quan sát những hậu quả của hành động và có thể tự định hướng một cách hiệu quả hơn về chỗ tối đa hoá hạnh phúc khả hữu.

WILLIAM REESE

Duméry, Henry

Pháp. s: 29-02-1920, Auzances, Creuse, Pháp. Ph.t: Triết gia tôn giáo, nhà siêu hình học, nhà hiện tượng học. Q.t: Hiện tượng học về kinh nghiệm tôn giáo. G.d: Đại học Paris. A.h: Plotinus, Maurice Blondel và Edmund Husserl. N.c: Giáo sư, Đại học Caen rồi Phân khoa Văn học và Khoa học Nhân văn của Paris-Nanterre (1966).

Ấn phẩm chính bản:

(1948) La Philosophie de l’action: L’Intellectualisme blondelien ( Triết lí hành động: Chủ nghĩa duy trí của Blondel), Paris: Aubier.

Foi et interrogation ( Niềm tin và nghi vấn), Paris; Éditions Tequi.

Blondel et la religion ( Blondel và tôn giáo), Paris: PUF.

(1957) Philosophie de la religion. Essai sur la signification du Christianisme ( Triết lí tôn giáo. Khảo luận về ý nghĩa Cơđốc giáo), 2 quyển, Paris: PUF.

(1960) Phénoménologie et religion. Structure de l’institution chrétienne ( Hiện tượng học và tôn giáo. Cơ cấu của định chế Cơđốc giáo), Paris.

(1963) Raison et religion dans la philosophie de l’action ( Lí tính và tôn giáo trong triết học hành động), Paris: Éditions du Seuil.

Văn bản nhị đẳng:

Bouillard, H. (1964) Philosophie de l’action et logique de la foi. A propos d’un ouvrage de M. Henry Duméry ( Triết lí hành động và lôgích của niềm tin. Nhân một tác phẩm của Henry Duméry) Archives de Philosophie: 130-50.

Riet G. van (1960) Philosophie de la religion et théologie ( Triết lí tôn giáo và thần học), Revue Philosophique de Louvain :415-37.

Trong vài ba thập niên Duméry từng là một trong những triết gia Công giáo hàng đầu về tôn giáo ở Pháp. Trước tác của ông cũng được biết đến trong giới Công giáo bên ngoài nước Pháp, đặc biệt là tại Hoa kỳ.

Ba ảnh hưởng chính vào triết học của ông là:

Phương pháp hiện tượng học mô tả của Husserl;

Hệ thống siêu hình của Plotinus và đặc biệt là nguyên lí về đẳng cấp hữu thể học của nó ( the principle of ontological hierarchy), đó là Nhất thể hay Thiện thể và Thần tính ( the “One’ or the Good and the Deity); và

Triết lí hành động của Blondel, nhất là học thuyết về nỗi bất an của con người vẫn hằng được nuôi dưỡng bởi ước vọng khôn nguôi và chỉ thoả nguyện khi qui hàng thế giá của Công giáo và chấp nhận đời sống siêu nhiên trong đó Thiên chúa xuất hiện như vừa siêu việt vừa nội tại, suối nguồn của bất kì cái gì là vô hạn trong ý chí của chúng ta và là lý tưởng đong đầy ước vọng đó.

Duméry không chỉ phối hợp cả ba mà còn đem lại cho chúng một ý nghĩa mới khiến triết lí tôn giáo mang một sắc thái mới. Ông đã tìm cách đưa ra một phê phán tôn giáo mà vẫn không phá hủy niềm tin tôn giáo. Điều này dẫn ông đến chỗ định thức một siêu hình học tôn giáo theo đó hoạt động siêu việt của Thiên chúa vừa là suối nguồn vừa là cùng đích cho mọi tư duy và hành động của con người. Tuy nhiên triết học của ông đã kích phát nhiều tranh luận: vào ngày 04 tháng sáu năm 1958 bốn trong số các tác phẩm của ông đã bị kiểm duyệt bởi Toà Thánh La mã.

Nguồn: Huisman; EF.

STEPHEN MOLLER