Cử Hành Thánh Lễ

ĐTC Phanxicô từ 7/11/2017 đến 4/4/2018

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch 

BÀI 1: - CỬ HÀNH THÁNH THỂ

"Thánh Thể là một biến cố tuyệt vời mà Chúa Kitô là sự sống của chúng ta biến Mình thành hiện thực. Việc tham dự vào Thánh Lễ 'là việc sống lại Cuộc Khổ Nạn và Tử Giá của Chúa'".



Xin chào anh chị em thân mến!


Hôm nay chúng ta bắt đầu một loạt bài giáo lý mới, một loạt bài sẽ hướng cái nhìn của chúng ta vào "tâm điểm" của Giáo Hội, đó là Thánh Thể. Đối với Kitô hữu chúng ta thật là thiết yếu trong việc hiểu biết rõ ràng giá trị và ý nghĩa của Thánh Lễ, để sống trọn vẹn hơn bao giờ hết mối liên hệ của chúng ta với Thiên Chúa.


Chúng ta không thể quên một số lớn Kitô hữu, trên toàn thế giới, qua hai ngàn năm lịch sử, đã chịu đựng cho đến chết để bênh vực Thánh Thể; và ngày nay vẫn còn biết bao nhiêu người dám liều mạng sống mình để tham dự Lễ Chúa Nhật. Vào năm 304, trong cuộc bách hại của hoàng đế Diocletian, một nhóm Kitô hữu ở Bắc Phi, trong khi cử hành Thánh Lễ tại gia, đã bị chộp bắt bất thình lình rồi bị giam nhốt. Trong cuộc tra vấn, vị phó lãnh sự Roma đã hỏi họ lý do tại sao họ làm như thế, khi biết rằng đó là một điều tuyệt đối cấm kỵ. Họ đã thưa lại rằng: "Chúng tôi không thể sống mà thiếu Chúa Nhật", tức là nếu chúng tôi không thể cử hành Thánh Thể thì chúng tôi không thể sống, đời sống Kitô hữu của chúng tôi sẽ triệt tiêu.


Thật vậy, Chúa Giêsu đã nói với các môn đệ rằng: "Nếu các con không ăn thịt Con Người và uống máu của Người thì các con không có sự sống ở nơi chúng con; ai ăn thịt Thày và uống máu Thày thì có sự sống đời đời, và Thày sẽ làm cho họ sống lại trong ngày sau hết" (Gioan 6:53-54).


Những Kitô hữu ở Bắc Phi bị sát hại vì bấy giờ họ đang cử hành Thánh Thể. Họ lưu lại một chứng từ là người ta có thể từ bỏ sự sống trần gian của mình cho Thánh Thể, vì Thánh Thể ban cho chúng ta sự sống đời đời, làm cho chúng ta được thông phần vào cuộc vinh thắng của Chúa Kitô trên sự chết. Một chứng từ thách đố tất cả chúng ta và đòi chúng ta đáp ứng về những gì Thánh Thể nhắm tới từng người chúng ta trong việc tham phần vào Hy Tế Thánh Lễ và tiến tới Bàn Tiệc Chúa. Chúng ta có đang tìm kiếm nguồn mạch "vọt lên mạch nước sống" cho sự sống đời đời hay chăng? Nguồn mạch làm cho sự sống của chúng ta thành một hy tế thiêng liêng của việc chúc tụng và tạ ơn, và làm cho chúng ta nên một thân thể với Chúa Kitô? Đó là ý nghĩa sâu xa nhất của Thánh Thể, nghĩa là "tạ ơn": tạ ơn Thiên Chúa Cha, Con và Thánh Thần, Đấng bao gồm chúng ta và biến đổi chúng ta trong mối hiệp thông yêu thương của các Ngôi.


Trong các bài giáo lý tới đây tôi muốn trả lời một số vấn nạn quan trọng về Thánh Thể và Thánh Lễ, để tái nhận thức, hay để khám phá thấy cách thức tình yêu của Thiên Chúa chiếu tỏa ra qua mầu nhiệm đức tin. Công Đồng Chung Vaticanô II đã được thôi thúc mãnh liệt bởi ý hướng muốn dẫn Kitô hữu đến chỗ hiểu được tính chất cao cả vĩ đại của đức tin và vẻ đẹp của việc hội ngộ với Chúa Kitô. Bởi thế, trước hết chúng ta cần phải thi hành, theo hướng dẫn của Thánh Linh, một cuộc canh tân thích đáng về phụng vụ, vì Giáo Hội liên tục sống bởi Thánh Thể và được canh tân đổi mới nhờ Thánh Thể.


Một chủ đề chính được các Nghị Phụ của Công Đồng này nhấn mạnh đó là việc đào luyện về phụng vụ cho tín hữu, bất khả châm chước cho một cuộc canh tân đổi mới thực sự. Và thực sự đó là mục đích của loạt bài giáo lý hôm nay chúng ta bắt đầu: đó là gia tăng kiến thức về đại tặng ân Thiên Chúa đã ban cho chúng ta nơi Thánh Thể.


Thánh Thể là một biến cố tuyệt vời mà Chúa Kitô là sự sống của chúng ta biến Mình thành hiện thực. Việc tham dự vào Thánh Lễ "là việc sống lại Cuộc Khổ Nạn và Tử Giá của Chúa. Đó là một cuộc thần hiển, ở chỗ Chúa biến Mình hiện thực trên bàn thờ để được hiến dâng lên Chúa Cha cho phần rỗi của thế giới" (Homily in the Holy Mass, St. Martha’s Residence, February 10, 2014). Chúa hiện diện ở đó với chúng ta. Chúng ta đi đến đó rất thường xuyên, chúng ta nhìn vào các sự vật, chúng ta nói chuyện với nhau khi linh mục đang cử hành Thánh Thể...., và chúng ta không cử hành một cách chặt chẽ với ngài. Thế nhưng chính Chúa đó! Nếu vị Tổng Thống Cộng Hòa đến đây hôm nay, hay có một nhân vật rất quan trọng trên thế giới đến đây, thì chắc chắn tất cả chúng ta đều muốn gần với họ, chúng ta đều muốn đến chào họ. Thế nhưng, hãy nghĩ mà xem khi anh chị em đi đến với Thánh Lễ, Chúa đang ở đó! Anh chị em bị phân tâm chia trí. Chính Chúa đó!


Chúng ta cần phải nghĩ đến điều này. "Thưa cha, chính vì Lễ lạy buồn chán" - "Này, anh chị em đang nói gì vậy, nói rằng Chúa buồn chán à?" - Không, không, không phải Thánh Lễ mà là các vị linh mục - "A thì ra các vị linh mục cần phải hoán cải, thế nhưng chính Chúa ở đó!" Anh chị có hiểu không? Đừng quên điều ấy. "Việc tham dự Thánh Lễ là việc sống lại Cuộc Khổ Nạn và Tử Giá của Chúa".


Giờ đây chúng ta hãy gắng tự hỏi một số câu hỏi đơn sơ giản dị thôi. Chẳng hạn, tại sao dấu Thánh Giá và cử chỉ thống hối lại được thực hiện khi bắt đầu Thánh Lễ? Ở đây tôi muốn mở ngoặc lần nữa. Anh chị em có thấy cách thức con cái làm dấu hay chăng? Anh chị em không biết chúng làm gì, hoặc là dấu Thánh giá hay là một dấu gì đó. Chúng làm như vậy đấy. Cần phải dạy cho con em làm dấu Thánh Giá đàng hoàng. Thánh Lễ bắt đầu như thế đó, sự sống bắt đầu là như vậy, ngày sống bắt đầu là như thế. Cử chỉ này có nghĩa là chúng ta được Thánh Giá Chúa cứu chuộc. Hãy nhìn vào con cái và dạy chúng làm dấu Thánh Giá đàng hoàng. Rồi những Bài Đọc trong Thánh lễ nữa, tại sao chúng có? Tại sao có 3 Bài Đọc vào Chúa Nhật và hai bài vào các ngày khác? Tại sao có các bài đọc, đâu là ý nghĩa của Bài Đọc trong Thánh Lễ? Tại sao chúng được đọc lên và chúng cống hiến những gì? Hay tại sao có lúc linh mục chủ tế nói: "Chúng ta hãy nâng tâm hồn lên"? Ngài không nói: "Chúng ta hãy giơ các điện thoại của chúng ta lên chụp hình!" Không, đó là một điều tôn nghiêm! Tôi nói cho anh chị em biết rằng tôi cảm thấy thật buồn khi tôi cử hành ở Quảng Trường này hay ở trong Đền Thờ đây mà tôi thấy có quá nhiều điện thoại giơ lên, chẳng những tín hữu mà còn cả một số linh mục, thậm chí cả các vị Giám Mục nữa. Thôi nhé! Thánh lễ không phải là một màn trình diễn: Thánh lễ là đến để gặp gỡ Cuộc Khổ Nạn và Phục Sinh của Chúa. Đó là lý do tại sao linh mục mới nói: "Chúng ta hãy nâng tâm hồn lên". Nghĩa là gì? Hãy nhớ nhé - không phải là các thứ điện thoại.


Rất cần phải trở về với những gì là nền tảng, để tái khám phá ra những gì là thiết yếu, nhờ đó người ta có thể chạm tới và nhìn được ở nơi việc cử hành các Bí Tích. Câu hỏi của Thánh Tông Đồ Toma (xem Gioan 20:25), để có thể thấy và chạm được các thương tích đinh đóng nơi thân mình của Chúa Giêsu là một ước muốn có thể "đụng chạm" Thiên Chúa một cách nào đó để tin vào Ngài. Điều Thánh Toma xin Chúa là những gì tất cả chúng ta cần đến, đó là thấy Người, và chạm đến Người để có thể nhận ra Người. Các Bí Tích là những gì đáp ứng nhu cầu này của con người. Các Bí Tích, và đặc biệt là việc Cử Hành Thánh Thể, là các dấu hiệu của tình yêu Thiên Chúa, là những cách thức đặc biệt để chúng ta có thể gặp gỡ Ngài.


Bởi vậy, qua những bài giáo lý chúng ta hôm nay bắt đầu đây, tôi muốn cùng với anh chị em tái nhận thức vẻ đẹp được ẩn dấu nơi việc Cử Hành Thánh Thể, và một khi được tỏ hiện thì mang lại trọn vẹn ý nghĩa cho đời sống của mỗi người. Xin Đức Mẹ đồng hành với chúng ta nơi cái vươn giãn mới mẻ của đường lối này. Cám ơn anh chị em.


https://zenit.org/articles/popes-catechesis-on-the-heart-of-the-church/


BÀI 2: - CỬ HÀNH THÁNH THỂ

"Thánh lễ là việc cầu nguyện, đúng hơn, là việc cầu nguyện tuyệt hảo nhất, việc cầu nguyện cao cả nhất, việc cầu nguyện trọng vọng nhất, và đồng thời cũng là việc cầu nguyện 'cụ thể' nhất".



Xin chào anh chị em thân mến!


Chúng ta tiếp tục với loạt bài giáo lý về Thánh Lễ. Để hiểu được vẻ đẹp của việc Cử Hành Thánh Thể, tôi muốn bắt đầu ở một khiá cạnh rất đơn giản: Thánh lễ là việc cầu nguyện, đúng hơn, là việc cầu nguyện tuyệt hảo nhất, việc cầu nguyện cao cả nhất, việc cầu nguyện trọng vọng nhất, và đồng thời cũng là việc cầu nguyện "cụ thể" nhất. Thật vậy, đó là cuộc hội ngộ yêu thương với Thiên Chúa, nhờ Lời của Ngài và Mình Máu Chúa Giêsu. Đó là một cuộc hội ngộ với Chúa.


Tuy nhiên, trước hết chúng ta cần phải trả lời một vấn nạn. Cầu nguyện thực sự là gì? Trên hết mọi sự nó là việc đối thoại, là mối liên hệ riêng tư với Thiên Chúa. Con người được dựng nên là một hữu thể có liên hệ riêng tư với Thiên Chúa, thành phần đạt được tầm vóc viên trọn của mình chỉ ở nơi cuộc hội ngộ với Đấng Hóa Công của mình ấy. Cuộc hành trình của đời sống là hướng về cuộc hội ngộ vĩnh viễn này với Chúa.


Sách Khởi Nguyên xác nhận là con người đã được dựng nên theo hình ảnh và tương tự Thiên Chúa, Đấng là Cha và Con và Thánh Thần, một liên hệ yêu thương tuyệt hảo, một liên hệ duy nhất. Từ đó chúng ta mới có thể hiểu rằng tất cả chúng ta đều được dựng nên để tiến vào mối liên hệ yêu thương tuyệt hảo, bằng việc tiếp tục trao ban và lãnh nhận bản thân mình để nhờ đó có thể đạt tới tầm vóc viên trọn của hữu thể chúng ta.


Khi Moisen lãnh nhận tiếng gọi của Thiên Chúa trước bụi gai bừng cháy thì chàng đã hỏi Ngài về danh của Ngài. Thiên Chúa đã trả lời ra sao? "Ta là Ta" (Xuất Hành 3:14). Theo nguyên nghĩa của mình thì lời bày tỏ này diễn đạt sự hiện diện và niềm ưu ái, bởi thế mà ngay sau đó Thiên Chúa đã phán thêm: "Chúa, Thiên Chúa của cha ông ngươi, Thiên Chúa của Abraham, Thiên Chúa của Isaac và Thiên Chúa của Giacóp" (câu 15). Chúa Kitô cũng thế, khi Người gọi các môn đệ của Người, thì Người gọi các vị để các vị ở với Người. Thế nên, ân huệ cao cả nhất đó là có thể cảm nghiệm thấy rằng Thánh Lễ, Thánh Thể là giây phút đặc ân được ở với Chúa Giêsu, và nhờ Người, cũng được ở với Thiên Chúa và với anh em của mình.


Việc cầu nguyện, như hết mọi cuộc đối thoại thực sự khác, cũng có thể giữ thinh lặng, - những lúc thinh lặng xẩy ra nơi cả các cuộc đối thoại -, thinh lặng với Chúa Giêsu. Khi chúng ta đi lễ, có lẽ chúng ta đến sớm 5 phút để bắt đầu nói chuyện với người bên cạnh mình. Tuy nhiên, nó không phải là lúc nói chuyện, mà là lúc thinh lặng để dọn mình đối thoại. Nó là giây phút hồi tâm trong lòng để dọn mình hội ngộ với Chúa Giêsu. Thinh lặng là điều rất quan trọng! Hãy nhớ những gì tôi đã nói ở tuần vừa rồi: chúng ta không đi dự một màn trình diễn; chúng ta đi để hội ngộ với Chúa, và việc thinh lặng là để giúp chúng ta sẵn sàng và đi theo với chúng ta. Chúng ta giữ thinh lặng với Chúa Giêsu. Và từ cái thinh lặng huyền diệu này của Thiên Chúa vọt lên Lời của Ngài là lời âm vang trong lòng của chúng ta. Chính Chúa Giêsu dạy chúng ta cách thức làm thế nào để thực sự có thể "ở" với Cha, và Người chứng tỏ cách thức ấy bằng việc cầu nguyện của Người.


Các Phúc Âm cho chúng ta thấy Chúa Giêsu lui vào những nơi xa vắng để cầu nguyện. Các môn đệ thấy như thế, thấy được mối liên hệ mật thiết của Người với Cha thì cảm thấy ước muốn có thể tham phần vào đó, nên các vị đã xin Người "Lạy Thày, xin dạy cho chúng con cầu nguyện" (Luca 11:1). Chúng ta đã nghe điều này ở trong Bài Đọc 1 mở màn cho buổi triều kiến đây. Chúa Giêsu trả lời rằng điều đầu tiên cần thiết để cầu nguyện là việc có thể thân thưa: "Cha". Chúng ta hãy cẩn thận nhé, đó là nếu chúng ta không thể thân thưa "Cha" thì chúng ta không thể cầu nguyện được đâu. Chúng ta cần phải biết thân thưa "Cha", tức là đặt mình trước sự hiện diện của Ngài bằng tấm lòng tin tưởng cậy trông con cái của chúng ta. Tuy nhiên, để biết thân thưa như vậy, cần phải khiêm tốn nhìn nhận rằng chúng ta cần phải được chỉ dạy mà chân thành thưa rằng: Lạy Chúa, xin dạy cho con cầu nguyện.


Đó là điểm đầu tiên: khiêm nhượng, nhìn nhận mình là con cái, cậy dựa vào Cha, tin tưởng vào Ngài. Để vào được Nước Trời thì cần phải trở nên như trẻ nhỏ, ở chỗ trẻ em biết tin tưởng, chúng biết rằng có người chăm sóc chúng, về những cái chúng ăn, và những cái chúng mặc v.v. (xem Mathêu 6:25-32). Thái độ đầu tiên đó là tin tưởng và cậy trông, như một đứa con đối với cha mẹ của mình, trong việc nhận biết rằng Thiên Chúa nhớ đến anh chị em và chăm sóc cho anh chị em, cho anh chị em, cho tôi, cho tất cả mọi người.


Thái độ thứ hai, cũng thích hợp với trẻ em, đó là hãy để mình cảm thấy lạ lùng bỡ ngỡ. Một đứa bé bao giờ cũng hỏi hằng ngàn vấn nạn vì bé muốn khám phá thế giới này, và bé cảm thấy thắc mắc cả những gì nhỏ mọn, bởi bé thấy hết mọi sự toàn là những gì mới lạ. Để vào Nước Trời thì cần phải để mình cảm thấy bỡ ngỡ lạ lùng. Tôi xin hỏi nhé, trong mối liên hệ của chúng ta với Chúa, trong việc cầu nguyện, chúng ta có để mình bị ngỡ ngàng hay chúng ta nghĩ rằng cầu nguyện là nói chuyện với Chúa như con vẹt vậy? Không phải thế, mà là tin tưởng và mở lòng mình ra để được bỡ ngỡ lạ lùng. Chúng ta có để mình bỡ ngỡ lạ lùng trước Thiên Chúa là Đấng bao giờ cũng là vị Thiên Chúa của những gì là lạ lùng bỡ ngỡ chăng? Vì cuộc hội ngộ với Chúa bao giờ cũng là một cuộc hội ngộ sống động, chứ không phải là một cuộc hội ngộ kiểu bảo tàng viện. Nó là một cuộc hội ngộ sống động và chúng ta đi Lễ chứ không phải đến một viện bảo tàng. Chúng ta đi đến với một cuộc hội ngộ sống động với Chúa.


Trong Phúc Âm có đề cập đến một nhân vật Nicođemo (Gioan 3:1-21), một vị lão thành, một vị thẩm quyền trong dân Israel, vị đến với Chúa Giêsu để làm quen với Người, và Chúa đã nói với ông về việc cần phải "được tái sinh" (câu 3). Thế nhưng điều ấy có nghĩa là gì? Làm sao người ta có thể "được tái sinh" chứ? Làm sao lại có được hương vị, niềm vui, diệu kỳ của sự sống ngay khi đối diện với quá nhiều thảm trạng chứ? Đó là vấn đề nền tảng của đức tin chúng ta và đó là ước muốn của hết mọi tín hữu đích thực: ước muốn được tái sinh, niềm vui được bắt đầu lại. Chúng ta có ước muốn này hay chăng? Mỗi người chúng ta bao giờ cũng có ước muốn được tái sinh để hội ngộ với Chúa chăng? Anh chị em có ước muốn này hay chăng? Thật vậy, nó có thể dễ bị mất đi, vì trước quá nhiều hoạt động, quá nhiều dự phóng cần thực hiện, cuối cùng chỉ còn lại chút xíu thời giờ, và chúng ta bị lạc mất những gì là nồng cốt, đó là sự sống trong lòng của chúng ta, sự sống thiêng liêng của chúng ta, sự sống của chúng ta là hội ngộ với Chúa trong cầu nguyện.


Thật vậy, Chúa làm cho chúng ta lạ lùng bỡ ngỡ bằng cách tỏ cho chúng ta thấy rằng Ngài yêu thương chúng ta cả ở nơi những yếu hèn của chúng ta nữa. "Chúa Giêsu Kitô [...] là tế vật đền tội lỗi của chúng ta, chẳng những của chúng ta mà còn tội lỗi của toàn thế giới nữa" (1Gioan 2:2). Tặng ân này, nguồn mạch của niềm an ủi chân thực - thế nhưng Chúa luôn tha thứ cho chúng ta - điều này an ủi chúng ta, nó là một niềm an ủi thực sự, nó là một tặng ân được ban cho chúng ta nơi Thánh Thể, một bữa tiệc phu thê để Chàng Rể đến gặp gỡ cái mỏng dòn của chúng ta. Tôi có thể nói rằng khi tôi lên Rước Lễ thì Chúa gặp gỡ cái hèn yếu của tôi hay chăng? Có! Chúng ta có thể nói thế vì đó là sự thật! Chúa đến gặp gỡ nỗi yếu hèn của chúng ta để đưa chúng ta về lại với ơn gọi đầu tiên của chúng ta, đó là ơn gọi là hình ảnh và tương tự Thiên Chúa. Đó là môi trường của Thánh Thể, là cầu nguyện.


https://zenit.org/articles/pope-francis-mass-is-prayer-par-excellence/


BÀI 3: - CỬ HÀNH THÁNH THỂ

"Thánh Lễ thực sự là gì? Thánh Lễ là việc tưởng nhớ đến Mầu Nhiệm Vượt Qua của Chúa Kitô"



Xin chào anh chị em thân mến!


Để tiếp tục các bài giáo lý về Thánh Lễ chúng ta có thể tự hỏi rằng Thánh Lễ thực sự là gì? Thánh Lễ là việc tưởng nhớ đến Mầu Nhiệm Vượt Qua của Chúa Kitô. Thánh lễ giúp chúng ta trở thành các tham dự viên vào cuộc vinh thắng của Người trên tội lỗi và chết chóc cùng cống hiến trọn vẹn ý nghĩa cho đời sống của chúng ta.


Bởi thế, để hiểu được giá trị của Thánh Lễ chúng ta, trước hết, cần phải hiểu ý nghĩa theo Thánh Kinh về "việc tưởng nhớ". Nó không phải "chỉ là việc hồi tưởng các biến cố đã qua trong quá khứ, mà ở một nghĩa nào đó làm cho các biến cố ấy hiện diện và thực hữu. Thật vậy, chính vì thế mà dân Do Thái hiểu việc giải phóng của họ khỏi Ai Cập mỗi lần Biến Cố Vượt Qua được cử hành, các biến cố Xuất Hành được trở thành hiện tại đối với ký ức của tín hữu, nhờ đó họ sống hợp với các biến cố ấy (Sách Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo, 1363). Bằng Cuộc Khổ Nạn, Tử Nạn, Phục Sinh và Thăng Thiên, Chúa Giêsu Kitô đã làm cho Cuộc Vượt Qua nên trọn. Thánh Lễ là việc tưởng niệm về Cuộc Vượt Qua của Người, về "Cuộc Xuất Hành" của Người, được Người thực hiện vì chúng ta, làm cho chúng ta thoát khỏi cảnh làm tôi mà đưa chúng ta vào mảnh Đất Hứa của sự sống trường sinh. Thánh Lễ không chỉ là một thứ hồi niệm suông, không phải, mà còn hơn thế nữa: Thánh Lễ hiện tại hóa những gì đã xẩy ra 20 thế kỷ trước đây. Thánh Thể bao giờ cũng dẫn chúng ta tới tột đỉnh của tác động cứu độ của Thiên Chúa, đó là Chúa Giêsu, khi biến mình thành tấm bánh được bẻ ra, tuôn đổ trên chúng ta tất cả lòng thương xót của Người và tình yêu của Người, như Người đã thực hiện trên cây thập tự giá, để canh tân đổi mới cõi lòng của chúng ta, cuộc đời của chúng ta và đường lối chúng ta liên hệ với Người cũng như với anh em. Công Đồng Chung Vaticanô II đã nói: "Hết mọi lần hy tế thập giá - một thập giá Đức Kitô là Con Chiên Vượt Qua của chúng ta bị sát tế - được cử hành trên bàn thờ, thì công cuộc Cứu Chuộc của chúng ta có tác dụng" (Hiến Chế Tín Lý Lumen Gentium, 3).


Hết mọi lần cử hành Thánh Thể đều là một tia sáng của mặt trời không lặn là Chúa Giêsu Phục Sinh. Việc tham phần vào Thánh Lễ, đặc biệt là Chúa Nhật, nghĩa là tham phần vào cuộc vinh thắng của Đấng Phục Sinh, một cuộc vinh thắng được rạng ngời bởi ánh sáng của Người, được nồng nàn bởi hơi ấm của Người. Nhờ việc Cử Hành Thánh Thể, Thánh Linh làm cho chúng ta trở thành những dự phần viên vào sự sống thần linh là những gì có thể biến hình toàn thể cuộc đời chết chóc của chúng ta. Và nơi cuộc vượt qua của Người từ sự chết đến sự sống, từ thời gian đến vĩnh hằng, Chúa Giêsu Kitô kéo chúng ta tới Lễ Phục Sinh với Người. Phục Sinh ở Thánh Lễ. Nơi Thánh Lễ chúng ta ở với Chúa Giêsu, Đấng đã chết và đã sống lại, và Người lôi kéo chúng ta tới sự sống đời đời. Chúng ta được hiệp nhất nên một với Người trong Thánh Lễ. Đúng hơn, Chúa Kitô sống trong chúng ta và chúng ta sống trong Người. "Tôi đã được đóng đanh với Chúa Kitô - Thánh Phaolô nói - không phải là tôi sống nữa, nhưng Chúa Kitô sống trong tôi; sự sống giờ đây tôi đang sống trong xác thịt là tôi sống bằng niềm tin vào Con Thiên Chúa, Đấng đã yêu thương tôi và hiến mình vì tôi" (Galata 2:19-20). Thánh Phaolô đã nghĩ như vậy.


Thật vậy, Máu của Người giải thoát chúng ta khỏi sự chết và khỏi nỗi lo sợ về sự chết. Máu của Người giải thoát chúng ta chẳng những khỏi ách thống trị của cái chết về thể lý mà còn cả cái chết về thiêng liêng nữa đó là sự dữ, là tội lỗi cầm buộc chúng ta mỗi lần chúng ta trở thành nạn nhân của tội lỗi chúng ta hay tội lỗi của người khác. Thế rồi cuộc sống của chúng ta trở nên ô uế, nó bị mất đi vẻ đẹp của nó, mất đi ý nghĩa, trở thành tàn tạ.


Trái lại, Đức Kitô trả lại cho chúng ta sự sống: Chúa Kitô là tầm vóc viên trọn của sự sống, và khi Người đương đầu với chết chóc thì Người đã làm cho nó vĩnh viễn biến mất: "Sống lại Người đã hủy diệt sự chết và đổi mới sự sống" (Kinh Nguyện Thánh Thể IV). Cuộc Vượt Qua của Chúa Kitô là một cuộc vĩnh thắng trên sự chết, vì Người đã biến đổi cái chết của Người thành một tác động yêu thương cao cả nhất. Người đã chết vì yêu! Nơi Thánh Thể, Người muốn truyền đạt cho chúng ta tình yêu vượt qua vinh thắng của Người. Nếu chúng ta tin tưởng lãnh nhận tình yêu ấy, chúng ta mới có thể thực sự kính mến Thiên Chúa và yêu thương tha nhân, chúng ta mới có thể yêu như Người yêu thương chúng ta, bằng việc hiến ban sự sống của Người.


Nếu tình yêu của Chúa Kitô ở trong tôi, tôi có thể hoàn toàn hiến bản thân mình cho người khác, tin tưởng sâu xa rằng cho dù người khác có gây tổn thương cho tôi, tôi cũng không chết; bằng không tôi phải tự vệ. Thật vậy, các vị Tử Đạo đã hiến mạng sống mình vì niềm tin tưởng này vào cuộc vinh thắng trên sự chết của Chúa Kitô. Chỉ khi nào chúng ta cảm nghiệm thấy quyền lực này của Chúa Kitô, quyền lực tình yêu của Người, chúng ta mới thực sự thanh thoát hiến mình một cách dạn dĩ không hãi sợ. Đó là Thánh Lễ: là tham phần vào Cuộc Khổ Nạn, Tử Giá, Phục Sinh và Thăng Thiên của Chúa Giêsu; khi chúng ta đi Lễ như thể chúng ta lên Đồi Canvê, tương tự như thế. Nhưng hãy nghĩ xem nếu chúng ta đến Đồi Canvê trong lúc Thánh Lễ - chúng ta tưởng tượng thôi - và chúng ta biết rằng con người ở đó là Chúa Giêsu, bấy giờ chúng ta có để mình nói chuyện, chụp hình, tác hành như ở một màn trình diễn hay chăng? Không! Vì đó là Chúa Giêsu! Chúng ta chắc chắn sẽ giữ thinh lặng, tỏ ra buồn thương cũng như vui mừng vì được cứu độ. Khi chúng ta vào nhà thờ để cử hành Thánh Lễ chúng ta cần phải nghĩ rằng: tôi đang tiến lên Đồi Canvê, nơi Chúa Giêsu hiến sự sống mình cho tôi. Nhờ đó mới hết màn trình diễn, hết nói chuyện, hết những phê phán cùng với những gì loại chúng ta khỏi điều tuyệt vời nhất là Thánh Lễ, là cuộc chiến thắng của Chúa Giêsu.


Tôi nghĩ rằng giờ đây thì rõ ràng hơn làm thế nào mà Cuộc Vượt Qua được hiện tại hóa và sống động mỗi khi chúng ta cử hành Thánh Lễ, tức là, cử hành ý nghĩa của việc tưởng nhớ. Việc tham phần vào Thánh Thể làm cho chúng ta dự phần vào Mầu Nhiệm Vượt Qua của Chúa Kitô, làm cho chúng ta cùng với Người vượt qua sự chết mà vào sự sống, tức là ở trên Đồi Canvê ấy. Thánh Lễ là sống lại Đồi Canvê, chứ không phải là một màn trình diễn.


https://zenit.org/articles/pope-francis-the-mass-is-a-memorial/


BÀI 4: - CỬ HÀNH THÁNH THỂ

Xin chào anh chị em thân mến!


Tiếp tục loạt bài giáo lý về Thánh Lễ, hôm nay chúng ta tự vấn xem: Tại sao lại đi lễ Chúa Nhật?


Việc cử hành Thánh Thể Chúa Nhật là tâm điểm của đời sống Giáo Hội (xem Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo, khoản 2177). Kitô hữu chúng ta đi Lễ Chúa Nhật để gặp gỡ Vị Chúa Phục Sinh, hay nói đúng hơn, để chúng ta được gặp gỡ Người, lắng nghe lời của Người, ăn tại bàn của Người, nhờ đó trở thành Giáo Hội, tức là trở thành Nhiệm Thể sống động của Người trong thế giới ngày nay.


Theo sự hiểu biết ngay từ đầu nơi thành phần môn đệ của Chúa Giêsu, những vị đã cử hành cuộc gặp gỡ Thánh Thể này với Chúa vào ngày trong tuần được người Do Thái gọi là "ngày thứ nhất trong tuần" và được người Roma gọi là "ngày của mặt trời", vì vào ngày đó Chúa Giêsu đã sống lại từ trong kẻ chết và Người đã hiện ra với các môn đệ của Người, nói năng với các vị, ăn uống với các vị, ban cho các vị Thánh Linh (xem Mathêu 28:1; Marco 16:9.14; Luca 24:1.13; Gioan 20:1.19), như chúng ta đã được nghe thấy trong Bài Thánh Kinh. Việc tuôn đổ dồi dào Thánh Thần xuống cũng đã xẩy ra vào Chúa Nhật, ngày thứ 50 sau cuộc Phục Sinh của Chúa Giêsu. Vì những lý do ấy, Chúa Nhật là một ngày thánh đối với chúng ta, được thánh hóa bởi việc cử hành Thánh Thể, bởi sự hiện diện sống động của Chúa giữa chúng ta và vì chúng ta. Thế nên, chính Thánh Lễ biến Chúa Nhật thành Kitô giáo! Chúa Nhật Kitô giáo lấy Thánh Lễ làm trọng tâm. Đối với Kitô hữu thì đâu là loại Chúa Nhật họ bị hụt hẫng mất việc gặp gỡ Chúa?


Tiếc thay, có những cộng đồng Kitô hữu không thể được hưởng Thánh Lễ mỗi Chúa Nhật; tuy nhiên, vào ngày này, họ cũng được kêu gọi để nhân danh Chúa lắng đọng nguyện cầu, lắng nghe Lời Chúa và giữ lòng thiết tha khát khao Thánh Thể.


Một số xã hội tục hóa đã bị mất đi cái cảm quan Chúa Nhật của Kitô giáo được Thánh Thể soi chiếu. Đó là những gì tội lỗi! Ở những môi trường ấy, cần phải làm sống lại nhận thức này, cần phải tái nhận thức ý nghĩa của việc cử hành này, ý thức về niềm vui của cộng đồng giáo xứ, của tình đoàn kết, của việc nghỉ ngơi để phục hồi cả hồn lẫn xác (xem Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo, các khoản 2177-2188). Thánh Thể là thày dạy của tất cả mọi thứ giá trị, từ Chúa Nhật này đến Chúa Nhật kia. Bởi thế, Công Đồng Chung Vaticanô II đã muốn khẳng định rằng: "Chúa Nhật là ngày cử hành chính yếu, cần phải được khơi động và khắc sâu vào lòng đạo đức của tín hữu, nhờ đó nó cũng trở thành một ngày của niềm vui và một ngày của nghỉ việc" (Hiến Chế Sacrosanctum Concilium, 106).


Vấn đề nghỉ việc vào Chúa Nhật không có ở các thế kỷ ban đầu; nó là một đóng góp đặc biệt của Kitô giáo. Theo truyền thống thánh kinh thì người Do Thái nghĩ việc vào Thứ Bảy, trong khi đó ở xã hội Roma không thấy có một ngày nghỉ ngơi không làm các việc phục vụ của thành phần nô lệ. Đó là cảm quan của Kitô giáo về việc sống như con cái chứ không phải như nô lệ, một cảm quan đã được tác động bởi Thánh Thể, một cảm quan biến Chúa Nhật - hầu như có tính cách đại đồng - thành ngày nghỉ ngơi. 


Không có Chúa Kitô, chúng ta là thành phần nạn nhân bị thống trị bởi cái mệt mỏi của hết mọi ngày sống, bao gồm các thứ bận tâm cùng với nỗi lo sợ về ngày mai. Việc gặp gỡ Chúa vào Chúa Nhật cống hiến cho chúng ta sức mạnh để sống ngày hôm nay bằng lòng tin tưởng và can đảm, để tiếp tục bằng niềm hy vọng. Đó là lý do tại sao Kitô hữu chúng ta đến gặp Chúa vào Chúa Nhật nơi việc cử hành Thánh Thể.


Việc hiệp lễ với Chúa Giêsu, Đấng đã Sống Lại và hằng Sống Động, là những gì ngưỡng vọng về một Chúa Nhật không có bóng chiều tà, một ngày không còn mệt mỏi, hay đớn đau, hoặc khóc thương, hay nước mắt, mà chỉ còn niềm vui của một cuộc sống viên mãn và mãi mãi với Chúa. Thánh Lễ Chúa Nhật cũng nói về việc nghĩ ngơi phúc hạnh này, khi dạy chúng ta, theo thời gian của tuần lễ, hãy phó mình vào bàn tay của Cha trên trời.


Chúng ta trả lời ra sao với ai nói rằng chẳng cần đi Lễ, cho dù là Chúa Nhật, vì vấn đề quan trọng là sống làm sao cho đàng hoàng, biết yêu thương tha nhân? Thật sự là phẩm chất của đời sống Kitô hữu được đo lường bằng khả năng yêu thương, như Chúa Giêsu đã phán: "Tất cả mọi người cứ dấu này mà nhận biết rằng các con là môn đệ của Thày: đó là nếu các con yêu thương nhau" (Gioan 13:35); thế nhưng làm sao chúng ta có thể thực hành Phúc Âm nếu không có được nghị lực cần thiết để làm như vậy, một nghị lực mà từ Chúa Nhật này đến Chúa Nhật kia, xuất phát từ mạch nguồn Thánh Thể bất tận chứ? Chúng ta không đi Lễ để dâng lên Thiên Chúa một điều gì đó, mà là để lãnh nhận từ Ngài những gì chúng ta thực sự cần. Kinh nguyện của Giáo Hội đã nhắc nhở chúng ta về điều ấy, khi dâng lời nguyện lên Thiên Chúa rằng: "Chúa không cần chúng con chúc tụng ngợi khen, mà kêu gọi chúng con dâng lời cảm tạ Chúa vì tặng ân của tình Chúa yêu thương; những bài ca chúc tụng ngợi khen của chúng con không tăng thêm sự uy nghi cao cả của Chúa, nhưng mang lại cho chúng con ân sủng cứu độ chúng con" (Sách Lễ Rôma, Kinh Tiền Tụng Thường Niên IV).


Tóm lại, tại sao đi Lễ Chúa Nhật? Câu trả lời vẫn chưa đủ khi nói rằng vì đó là qui định của Giáo Hội; qui định này giúp chúng ta giữ được giá trị của ngày ấy thế nhưng vẫn chưa đủ về phía chúng ta. Kitô hữu chúng ta cần tham dự vào Lễ Chúa Nhật bởi vì chỉ có ơn của Chúa Giêsu, chỉ có sự hiện diện sống động của Người nơi chúng ta và giữa chúng ta, chúng ta mới có thể mang ra thực hành giới răn của Người, và nhờ đó mới trở thành những chứng nhân khả tín của Người.


https://zenit.org/articles/popes-general-audience-on-why-to-go-to-sunday-mass/


BÀI 5: - CỬ HÀNH THÁNH THỂ

Xin chào anh chị em thân mến!


Hôm nay tôi muốn đi vào tâm điểm của việc Cử Hành Thánh Thể. Thánh Lễ được làm nên bởi 2 phần, Phụng Vụ Lời Chúa và Phụng Vụ Thánh Thể, liên kết chặt chẽ với nhau để làm nên một tác động thờ phượng (Cf. Sacrosanctum Concilium, 56; Ordinamento Generale del Messale Romano, 28). Được dẫn nhập bởi một số nghi thức dọn mình và kết thúc bằng các nghi thức khác, việc cử hành này vì thế chỉ là một cấu trúc bất khả phân ly; tuy nhiên, để hiểu biết hơn nữa, tôi sẽ cố gắng giải thích các giây phút khác nhau của Thánh Lễ, mỗi một giây phút có thể đụng chạm đến và bao gồm một chiều kích nào đó của nhân tính chúng ta. Cần phải biết những dấu thánh này để sống Thánh Lễ một cách trọn vẹn và để hoan hưởng tất cả vẻ đẹp của Thánh Lễ.


Khi dân chúng qui tụ lại thì việc cử hành được bắt đầu bằng các nghi thức dẫn nhập, bao gồm việc tiến vào của những vị cử hành hay của vị cử hành, lời chào - "Chúa ở cùng anh chị em" -, tác động thống hối - "Tôi cáo mình ..." để xin ơn tha thứ cho các tội lỗi của chúng ta -, Xin Chúa Thương Xót, bài ca Vinh Danh và lời nguyện Đầu Lễ: được gọi là "Lời Hợp Nguyện" (Collect Prayer), không phải vì việc thu góp các của lễ dâng được thực hiện, mà là việc thu góp các ý nguyện của tất cả mọi người, và việc thu góp ý chỉ của dân chúng này được dâng lên Trời Cao như lời nguyện cầu. Mục đích - của những nghi thức dẫn nhập này - như thế là để giúp cho "tín hữu, đã cùng nhau qui tụ lại, làm nên một cộng đồng, và giúp họ sẵn sàng tin tưởng lắng nghe Lời Chúa và xứng đáng cử hành Thánh Thể" (Ordinamento Generale del Messale Romano, 46). Bởi thế cần phải sắp xếp để làm sao đừng có đến trễ, trái lại, đến sớm để dọn lòng cho nghi thức dẫn nhập ấy, cho việc cử hành của cộng đồng này.


Bình thường thì trong khi bài ca nhập lễ được xướng lên thì vị linh mục cùng với các thừa tác viên khác đi theo hàng ngũ tiến vào chính điện, và ở đó ngài chào bàn thờ bằng cách cúi mình, và cung kính hôn bàn thờ, và ở vào dịp lễ có xông hương thì ngài xông hương bàn thờ. Tại sao thế? Vì bàn thờ là Đức Kitô: bàn thờ là hình ảnh về Đức Kitô. Khi chúng ta nhìn lên bàn thờ là chúng ta thực sự nhìn lên nơi Đức Kitô ở. Bàn Thờ là Đức Kitô. Những cử chỉ này, có cơ nguy bỏ qua không tuân giữ, rất quan trọng, vì ngay từ đầu chúng thể hiện ý nghĩa Thánh Lễ là một cuộc gặp gỡ yêu thương với Chúa Kitô, Đấng "hiến dâng thân mình của Người trên thập tự giá [...] trở thành bàn thờ, thành tế vật và thành tư tế" (Kinh Tiền Tụng Phục Sinh V). Thật vậy, bàn thờ, dấu biểu về Chúa Kitô, "là tâm điểm của việc tạ ơn được nên trọn nơi Thánh Thể" (Ordinamento Generale del Messale Romano, 296), và toàn thể cộng đồng vây quanh một bàn thờ là Chúa Kitô: không phải là để nhìn vào mặt Chúa Kitô mà vào Chúa Kitô, vì Chúa Kitô ở giữa cộng đồng, Người không ở xa cộng đồng.


Thế rồi làm dấu thánh giá. Vị linh mục chủ tế làm dấu thánh giá và tất cả mọi người trong cộng đồng đều làm như thế, với ý thức rằng tác động phụng vụ được thực hiện "nhân danh Cha và Con và Thánh Thần". Đến đây tôi muốn đề cập tới một vấn đề rất nhỏ. Anh chị em có thấy cách con em làm dấu thánh giá hay chăng? Chúng không biết việc chúng làm: đôi khi chúng làm một kiểu gì đó, không phải là dấu thánh giá. Xin các bà mẹ, các ông bố, những người làm ông làm bà, làm ơn dạy cho con em ngay từ ban đầu - khi còn rất nhỏ - làm dấu thánh giá một cách tốt đẹp. Và hãy giải thích cho chúng cần phải được thánh giá Chúa Giêsu bảo vệ ra sao. Thánh Lễ được mở đầu bằng dấu thánh giá. Toàn thể việc cầu nguyện có thể nói là đều chuyển theo chiều hướng Ba Ngôi Chí Thánh - "Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần" -, chiều hướng của mối hiệp thông vô cùng bất tận; mối hiệp thông được bắt nguồn từ và đích nhắm là tình yêu của Một Thiên Chúa Duy Nhất và Ba Ngôi, một tình yêu được biểu hiện và cống hiến cho chúng ta nơi Thánh Giá Chúa Kitô. Thật vậy, Mầu Nhiệm Vượt Qua là tặng ân của Chúa Ba Ngôi, và Thánh Thể bao giờ cũng xuất phát từ Trái Tim bị đâm của Người. Bởi thế, việc chúng ta làm dấu thánh giá là việc chúng ta chẳng những nhớ đến Phép Rửa của chúng ta, mà còn khẳng định rằng việc cầu nguyện phụng vụ là cuộc gặp gỡ Thiên Chúa nơi Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã nhập thể vì chúng ta, đã chết trên thánh giá và đã sống lại hiển vinh.


Bởi thế, vị linh mục ngỏ lời chào phụng vụ bằng câu: "Chúa ở cùng anh chị em", hay câu tương tự như thế - có một số câu -; và công đồng thưa: "Và ở cùng cha". Chúng ta đang trao đổi; chúng ta ở đầu lễ và chúng ta cần phải nghĩ về ý nghĩa của tất cả mọi cử chỉ và ngôn từ. Chúng ta đang tiến vào một cuộc "hòa tấu", trong đó các thứ âm giọng vang vọng, bao gồm cả những lúc thinh lặng, hướng đến chỗ "đồng lòng" nơi tất cả mọi tham dự viên, tức là nhìn nhận nhau được tác động bởi một Vị Thần Linh và bởi cùng một đích điểm. Thật vậy, "lời chào của vị linh mục và lời đáp của dân chúng bày tỏ mầu nhiệm Giáo Hội tụ hội" (Ordinamento Generale del Messale Romano, 50). Niềm tin tưởng chung cùng với ước muốn chung được ở với Chúa và sống hiệp nhất với toàn thể cộng đồng được diễn đạt như thế đó.


Đó là một thứ hợp xướng nguyện cầu, đang được tạo nên và lập tức cống hiến một giây phút rất cảm kích, vì vị chủ tế mời gọi tất cả mọi người hãy nhìn nhận tội lỗi của mình. Tất cả chúng ta đều là tội nhân. Tôi không biết có ai không phải là một tội nhân hay chăng... Nếu ai không phải là một tội nhân thì xin giơ tay lên, cho tất cả chúng tôi được thấy. Không có ai giơ tay hết; OK, đức tin của anh chị em tốt lành. Tất cả chúng ta đều là tội nhân, bởi thế mà chúng ta mới xin được thứ tha ngay đầu Lễ. Đó là tác động thống hối. Tác động này không những nhắc đến tội lỗi đã phạm mà con hơn thế nữa; nó là lời mời gọi hãy nhìn nhận mình là tội nhân trước Thiên Chúa cũng như trước cộng đồng, trước anh em, một cách khiêm tốn và thành thực, như người thu thuế trong Đền Thờ. Nếu Thánh Thể thật sự hiện thực hóa Mầu Nhiệm Vượt Qua, tức là cuộc vượt qua của Chúa Kitô từ sự chết đến sự sống, thì điều đầu tiên chúng ta cần phải làm đó là nhìn nhận tình trạng chết chóc của chúng ta để có thể sống lại với Người vào sự sống mới. Điều này làm cho chúng ta hiểu được tầm quan trọng ra sao của tác động thống hối. Vì thế chúng ta sẽ tiếp tục vấn đề này trong bài giáo lý lần tới. Chúng ta sẽ từ từ dẫn giải về Thánh Lễ. Tuy nhiên, tôi khuyến cáo rằng xin làm ơn dạy cho con em làm Dấu Thánh Giá một cách tốt đẹp nhé!


https://zenit.org/articles/general-audience-on-holy-mass-rites-of-introduction/


BÀI 6: - NGHI THỨC THỐNG HỐI ĐẦU LỄ

Xin chào anh chị em thân mến!


Hôm nay tôi muốn đi vào tâm điểm của việc Cử Hành Thánh Thể. Thánh Lễ được làm nên bởi 2 phần, Phụng Vụ Lời Chúa và Phụng Vụ Thánh Thể, liên kết chặt chẽ với nhau để làm nên một tác động thờ phượng (Cf. Sacrosanctum Concilium, 56; Ordinamento Generale del Messale Romano, 28). Được dẫn nhập bởi một số nghi thức dọn mình và kết thúc bằng các nghi thức khác, việc cử hành này vì thế chỉ là một cấu trúc bất khả phân ly; tuy nhiên, để hiểu biết hơn nữa, tôi sẽ cố gắng giải thích các giây phút khác nhau của Thánh Lễ, mỗi một giây phút có thể đụng chạm đến và bao gồm một chiều kích nào đó của nhân tính chúng ta. Cần phải biết những dấu thánh này để sống Thánh Lễ một cách trọn vẹn và để hoan hưởng tất cả vẻ đẹp của Thánh Lễ.


Khi dân chúng qui tụ lại thì việc cử hành được bắt đầu bằng các nghi thức dẫn nhập, bao gồm việc tiến vào của những vị cử hành hay của vị cử hành, lời chào - "Chúa ở cùng anh chị em" -, tác động thống hối - "Tôi cáo mình ..." để xin ơn tha thứ cho các tội lỗi của chúng ta -, Xin Chúa Thương Xót, bài ca Vinh Danh và lời nguyện Đầu Lễ: được gọi là "Lời Hợp Nguyện" (Collect Prayer), không phải vì việc thu góp các của lễ dâng được thực hiện, mà là việc thu góp các ý nguyện của tất cả mọi người, và việc thu góp ý chỉ của dân chúng này được dâng lên Trời Cao như lời nguyện cầu. Mục đích - của những nghi thức dẫn nhập này - như thế là để giúp cho "tín hữu, đã cùng nhau qui tụ lại, làm nên một cộng đồng, và giúp họ sẵn sàng tin tưởng lắng nghe Lời Chúa và xứng đáng cử hành Thánh Thể" (Ordinamento Generale del Messale Romano, 46). Bởi thế cần phải sắp xếp để làm sao đừng có đến trễ, trái lại, đến sớm để dọn lòng cho nghi thức dẫn nhập ấy, cho việc cử hành của cộng đồng này.


Bình thường thì trong khi bài ca nhập lễ được xướng lên thì vị linh mục cùng với các thừa tác viên khác đi theo hàng ngũ tiến vào chính điện, và ở đó ngài chào bàn thờ bằng cách cúi mình, và cung kính hôn bàn thờ, và ở vào dịp lễ có xông hương thì ngài xông hương bàn thờ. Tại sao thế? Vì bàn thờ là Đức Kitô: bàn thờ là hình ảnh về Đức Kitô. Khi chúng ta nhìn lên bàn thờ là chúng ta thực sự nhìn lên nơi Đức Kitô ở. Bàn Thờ là Đức Kitô. Những cử chỉ này, có cơ nguy bỏ qua không tuân giữ, rất quan trọng, vì ngay từ đầu chúng thể hiện ý nghĩa Thánh Lễ là một cuộc gặp gỡ yêu thương với Chúa Kitô, Đấng "hiến dâng thân mình của Người trên thập tự giá [...] trở thành bàn thờ, thành tế vật và thành tư tế" (Kinh Tiền Tụng Phục Sinh V). Thật vậy, bàn thờ, dấu biểu về Chúa Kitô, "là tâm điểm của việc tạ ơn được nên trọn nơi Thánh Thể" (Ordinamento Generale del Messale Romano, 296), và toàn thể cộng đồng vây quanh một bàn thờ là Chúa Kitô: không phải là để nhìn vào mặt Chúa Kitô mà vào Chúa Kitô, vì Chúa Kitô ở giữa cộng đồng, Người không ở xa cộng đồng.


Thế rồi làm dấu thánh giá. Vị linh mục chủ tế làm dấu thánh giá và tất cả mọi người trong cộng đồng đều làm như thế, với ý thức rằng tác động phụng vụ được thực hiện "nhân danh Cha và Con và Thánh Thần". Đến đây tôi muốn đề cập tới một vấn đề rất nhỏ. Anh chị em có thấy cách con em làm dấu thánh giá hay chăng? Chúng không biết việc chúng làm: đôi khi chúng làm một kiểu gì đó, không phải là dấu thánh giá. Xin các bà mẹ, các ông bố, những người làm ông làm bà, làm ơn dạy cho con em ngay từ ban đầu - khi còn rất nhỏ - làm dấu thánh giá một cách tốt đẹp. Và hãy giải thích cho chúng cần phải được thánh giá Chúa Giêsu bảo vệ ra sao. Thánh Lễ được mở đầu bằng dấu thánh giá. Toàn thể việc cầu nguyện có thể nói là đều chuyển theo chiều hướng Ba Ngôi Chí Thánh - "Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần" -, chiều hướng của mối hiệp thông vô cùng bất tận; mối hiệp thông được bắt nguồn từ và đích nhắm là tình yêu của Một Thiên Chúa Duy Nhất và Ba Ngôi, một tình yêu được biểu hiện và cống hiến cho chúng ta nơi Thánh Giá Chúa Kitô. Thật vậy, Mầu Nhiệm Vượt Qua là tặng ân của Chúa Ba Ngôi, và Thánh Thể bao giờ cũng xuất phát từ Trái Tim bị đâm của Người. Bởi thế, việc chúng ta làm dấu thánh giá là việc chúng ta chẳng những nhớ đến Phép Rửa của chúng ta, mà còn khẳng định rằng việc cầu nguyện phụng vụ là cuộc gặp gỡ Thiên Chúa nơi Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã nhập thể vì chúng ta, đã chết trên thánh giá và đã sống lại hiển vinh.


Bởi thế, vị linh mục ngỏ lời chào phụng vụ bằng câu: "Chúa ở cùng anh chị em", hay câu tương tự như thế - có một số câu -; và công đồng thưa: "Và ở cùng cha". Chúng ta đang trao đổi; chúng ta ở đầu lễ và chúng ta cần phải nghĩ về ý nghĩa của tất cả mọi cử chỉ và ngôn từ. Chúng ta đang tiến vào một cuộc "hòa tấu", trong đó các thứ âm giọng vang vọng, bao gồm cả những lúc thinh lặng, hướng đến chỗ "đồng lòng" nơi tất cả mọi tham dự viên, tức là nhìn nhận nhau được tác động bởi một Vị Thần Linh và bởi cùng một đích điểm. Thật vậy, "lời chào của vị linh mục và lời đáp của dân chúng bày tỏ mầu nhiệm Giáo Hội tụ hội" (Ordinamento Generale del Messale Romano, 50). Niềm tin tưởng chung cùng với ước muốn chung được ở với Chúa và sống hiệp nhất với toàn thể cộng đồng được diễn đạt như thế đó.


Đó là một thứ hợp xướng nguyện cầu, đang được tạo nên và lập tức cống hiến một giây phút rất cảm kích, vì vị chủ tế mời gọi tất cả mọi người hãy nhìn nhận tội lỗi của mình. Tất cả chúng ta đều là tội nhân. Tôi không biết có ai không phải là một tội nhân hay chăng... Nếu ai không phải là một tội nhân thì xin giơ tay lên, cho tất cả chúng tôi được thấy. Không có ai giơ tay hết; OK, đức tin của anh chị em tốt lành. Tất cả chúng ta đều là tội nhân, bởi thế mà chúng ta mới xin được thứ tha ngay đầu Lễ. Đó là tác động thống hối. Tác động này không những nhắc đến tội lỗi đã phạm mà con hơn thế nữa; nó là lời mời gọi hãy nhìn nhận mình là tội nhân trước Thiên Chúa cũng như trước cộng đồng, trước anh em, một cách khiêm tốn và thành thực, như người thu thuế trong Đền Thờ. Nếu Thánh Thể thật sự hiện thực hóa Mầu Nhiệm Vượt Qua, tức là cuộc vượt qua của Chúa Kitô từ sự chết đến sự sống, thì điều đầu tiên chúng ta cần phải làm đó là nhìn nhận tình trạng chết chóc của chúng ta để có thể sống lại với Người vào sự sống mới. Điều này làm cho chúng ta hiểu được tầm quan trọng ra sao của tác động thống hối. Vì thế chúng ta sẽ tiếp tục vấn đề này trong bài giáo lý lần tới. Chúng ta sẽ từ từ dẫn giải về Thánh Lễ. Tuy nhiên, tôi khuyến cáo rằng xin làm ơn dạy cho con em làm Dấu Thánh Giá một cách tốt đẹp nhé!


https://zenit.org/articles/general-audience-on-holy-mass-rites-of-introduction/


BÀI 7: - LỜI HỢP NGUYỆN VÀ KINH VINH DANH

"Chớ gì phụng vụ trở thành một trường dạy cầu nguyện cho tất cả chúng ta"


Xin chào anh chị em thân mến!


Trong loạt bài giáo lý về việc Cử Hành Thánh Thể, chúng ta đã chia sẻ về Nghi Thức Thống Hối là tác động giúp chúng ta tước lột bản thân mình khỏi những gì là tự phụ để đến trước nhan Thiên Chúa đúng với thực tại về chúng ta, ý thức mình là những con người tội lỗi, với niềm hy vọng được ơn tha thứ.


Thật vậy, lòng biết ơn được thể hiện nơi "Kinh Vinh Danh" xuất phát từ việc gặp gỡ giữa cảnh khốn cùng của nhân loại và lòng thương xót Chúa; kinh này là một bản thanh ca rất cổ kính được Giáo Hội, qui tụ lại trong Thánh Thần, tôn vinh và nguyện xin Thiên Chúa là Cha và Con Chiên" (Ordinamento Generale del Messale Romano, 53).


Câu đầu cho bản thánh ca này - "Vinh danh Thiên Chúa trên các tầng trời" - lập lại bài hát của các Thiên Thần khi Chúa Giêsu được hạ sinh ở Bêlem, một việc hân hoan loan truyền về chuyện gắn bó giữa Trời và đất. Bài hát này bao gồm cả chúng ta nữa, được gợi nhớ trong lời cầu nguyện: "Vinh danh Thiên Chúa trên các tầng trời, và bình an dưới thế cho người thiện tâm". Tiếp theo "Kinh Vinh Danh", có khi không có kinh này, ngay sau Nghi Thức Thống Hối, là lời nguyện có một hình thức cầu nguyện đặc biệt được gọi là "Collect", chất chứa tính chất thích hợp với việc cử hành, có thể khác nhau tùy theo ngày và thời điểm trong năm (Cf. Ibid., 54). Bằng lời mời gọi: "Chúng ta hãy cầu nguyện", vị linh mục kêu gọi dân chúng cùng với ngài hãy phản tỉnh bản thân mình trong một giây phút thinh lặng, để ý thức về việc đang họ ở trước nhan Thiên Chúa, và nơi lòng của mỗi người có những ý nguyện riêng tư nào họ muốn hiệp nguyện trong Thánh Lễ (Cf. Ibid., 54). Vị linh mục nói "Chúng ta hãy cầu nguyện", rồi sau đó là một giây phút thinh lặng, và mỗi người nghĩ đến nhũng gì họ cần, những gì họ muốn xin cầu nguyện.


Việc thinh lặng này không phải là việc thiếu vắng ngôn từ, mà là ở chỗ đặt mình lắng nghe những tiếng nói khác: tiếng nói của cõi lòng, nhất là tiếng của Thánh Linh. Trong phụng vụ, bản chất của sự thinh lặng thánh tùy thuộc vào giây phút cần có: "Trong Nghi Thức Thống Hối và sau lời mời gọi cầu nguyện, nó giúp vào việc hồi tâm; sau Bài Đọc hay bài giảng, cũng cần thinh lặng để vắn tắt suy niệm về những gì vừa mới được nghe; sau Hiệp Lễ, nó giúp cho tác động tâm nguyện ngợi khen và cầu khẩn" (Ibid., 4r5). Bởi thế, trước việc khởi nguyện, vấn đề thinh lặng giúp chúng ta phản tỉnh bản thân mình và nghĩ đến lý do tại sao chúng ta lại đang ở đó bấy giờ. Vậy mới thấy được tầm quan trọng của việc lắng nghe tâm linh của chúng ta để hướng nó về Chúa. Có thể chúng ta đến tham dự từ những ngày tháng vất vả, hân hoan, sầu thương, và chúng ta muốn trình lên Chúa, xin Ngài trợ giúp, xin Ngài ở bên chúng ta; chúng ta có những thân nhân hay thân hữu yếu bệnh, hoặc có những người đang chịu gian nan khốn khó; chúng ta muốn ký thác cho Chúa số phận của Giáo Hội và thế giới. Vì thế mà giây phút thinh lặng ngắn ngủi mới hữu ích, trước khi vị linh mục, thu thập các ý nguyện của từng người, cất tiếng lên cùng Thiên Chúa, nhân danh tất cả mọi người, bày tỏ một lời nguyện chung để chấm dứt các Nghi Thức Dẫn Nhập, khi thực sự dâng "Lời Hợp Nguyện" bao gồm các ý chỉ riêng tư này. Tôi tha thiết khuyên các vị linh mục hãy tuân giữ giây phút thinh lặng ấy chứ đừng tỏ ra hấp tấp vội vã: "Chúng ta hãy cầu nguyện", rồi chẳng thinh lặng gì hết. Tôi xin khuyến dụ các vị linh mục điều này. Thiếu thinh lặng chúng ta có nguy cơ lơ là với việc phản tỉnh của linh hồn.


Vị linh mục đọc lời thỉnh nguyện ấy, lời Hợp Nguyện này, với cánh tay giang ra, một thái độ của người tôn thờ, được Kitô hữu thực hiện ngay từ các thế kỷ đầu tiên - như được chứng thực nơi những bức tranh trên tường ở các hầm mộ Roma - để bắt chước Chúa Kitô giang tay trên thập tự giá. Ở trên cây thập tự giá, Chúa Kitô là một Người Tôn Thờ đồng thời cũng là lời cầu nguyện! Nơi Đấng Tử Giá, chúng ta nhận thấy Vị Tư Tế này hiến dâng lên Thiên Chúa việc tôn thờ làm hài lòng Ngài, tức là việc tuân phục của một người làm con.


Nơi Lễ Nghi Roma các lời cầu nguyện thì vắn gọn nhưng phong phú về ý nghĩa, những lời cầu nguyện có thể được sử dụng để suy niệm, những lời cầu nguyệt rất tuyệt vời! Việc quay lại suy niệm các lời lẽ, cả ở ngoài Thánh Lễ, có thể giúp cho chúng ta biết cách thân thưa cùng Thiên Chúa, những gì chúng ta cần xin với Ngài, lời lẽ chúng ta cần phải sử dụng ra sao. Chớ gì phụng vụ trở thành một trường dạy cầu nguyện cho tất cả chúng ta.


https://zenit.org/articles/general-audience-on-the-gloria-collect-full-text/


BÀI 8: - PHỤNG VỤ LỜI CHÚA

"Chúng ta làm thế nào có thể đối diện với cuộc hành trình trần thế của mình với đầy những gian nan khốn khó mà lại không thường xuyên được nuôi dưỡng và sáng soi bởi Lời Chúa được vang vọng trong Phụng Vụ chứ?"


"Phụng Vụ Lời Chúa... tiến trình của Lời Chúa: từ tai nghe vào cõi lòng ra đôi tay"



Xin chào anh chị em thân mến!


Hôm nay chúng ta tiếp tục loạt bài giáo lý về Thánh Lễ. Sau khi đã chia sẻ về các nghi thức dẫn vào Lễ, giờ đây chúng ta quan tâm tới Phụng Vụ Lời Chúa, một phần chủ yếu của Thánh Lễ, vì chúng ta thực sự qui tụ lại để lắng nghe những gì Thiên Chúa đã thực hiện và vẫn còn đang muốn làm cho chúng ta. Nó là một cảm nghiệm xẩy ra "một cách trực tiếp" chứ không phải bởi nghe, vì "khi Thánh Kinh được đọc lên trong Nhà Thờ thì chính Thiên Chúa nói với dân của Ngài, và Đức Kitô, hiện diện nơi Lời Chúa, là Đấng loan báo Phúc Âm" (Ordinamento Generale del Messale Romano, 29; Cf. Constitution Sacrosanctum Concilium, 7; 33). Thường xẩy ra là trong khi Lời Chúa được đọc lên thì người ta phê bình chỉ trích: "Hãy nhìn anh chàng kia..., này nhìn cô nàng nọ..., nào nhìn cái mũ cô nàng đội trên đầu: thật là buồn cười...". Và họ bắt đầu bình phẩm này nọ. Làm điều ấy có đúng hay chăng? Có được tỏ ra các thứ phê bình chỉ trích đang khi nghe Lời Chúa hay chăng? [Họ đáp: "thưa không"]. Không, vì khi anh chị em xì xèo chuyện tầm phào với người ta thì anh chị em đâu có nghe Lời Chúa. Khi Lời Chúa trong Thánh Kinh được đọc lên - Bài Đọc 1, Bài Đọc 2, Đáp Ca và Phúc Âm - chúng ta cần phải lắng nghe, cần phải mở lòng mình ra, vì chính Thiên Chúa là Đấng đang nói với chúng ta, và chúng ta không được nghĩ đến những điều gì khác hoặc nói về những chuyện khác. Anh chị em có hiểu không? ... Tôi sẽ giải thích cho anh chị em những gì xẩy ra nơi Phụng Vụ Lời Chúa.


Các trang Thánh Kinh không còn là một bản viết để trở thành lời hằng sống được Thiên Chúa công bố. Chính Thiên Chúa, qua bản thân của người đọc, nói với chúng ta, thành phần tin tưởng lắng nghe. Thần Linh là "Đấng nói qua các vị tiên tri" (Kinh Tin Kính) và đã tác động những vị tác giả linh thánh, tác hành để "Lời Chúa thực sự hoạt động nơi những cõi lòng những gì Ngài làm âm vang nơi tai nghe của họ" (Lectionary, Introd., 9). Tuy nhiên, muốn nghe Lời Chúa cần phải mở lòng ra để lãnh nhận lời này vào lòng mình. Thiên Chúa nói và chúng ta lắng nghe Ngài, rồi mang ra áp dụng thực hành những gì chúng ta đã nghe. Lắng nghe là việc rất quan trọng. Đôi khi, có thể là chúng ta không hiểu rõ vì có một số Bài Đọc hơi khó. Tuy nhiên, Thiên Chúa cũng nói như thế với chúng ta một cách khác. Cần phải thinh lặng và lắng nghe Lời Chúa. Đừng quên điều này. Khi các Bài Đọc bắt đầu trong Thánh Lễ thì chúng ta hãy lắng nghe Lời Chúa.


Chúng ta cần phải lắng nghe Ngài! Thật vậy, đó là vấn đề về sự sống, như có một câu bén nhọn rõ ràng nhắc nhở chúng ta rằng "người ta không sống nguyên bởi bánh mà bởi mọi lời xuất phát từ miệng Thiên Chúa" (Mathêu 4:4) - một sự sống được Lời Chúa cống hiến cho chúng ta. Theo ý nghĩa đó mà chúng ta nói về Phụng Vụ Lời Chúa như là một thứ "bàn ăn" do Chúa dọn ra để nuôi dưỡng đời sống thiêng liêng của chúng ta. Bàn Phụng Vụ là một bàn ăn dồi dào phong phú, được rút ra một cách rộng rãi từ kho tàng Thánh Kinh (Cf. SC, 51), cả Cựu Ước lẫn Tân Ước, vì từ nơi kho tàng này Giáo Hội loan báo một mầu nhiệm nguyên vẹn Chúa Kitô (Cf. Lectionary, Introd., 5). Chúng ta nghĩ đến tính cách phong phú của các Bài Đọc Thánh Kinh giành cho 3 chu kỳ Chúa Nhật, theo chiều hướng bộ Phúc Âm Nhất Lãm, là những gì đồng hành với chúng ta trong suốt Phụng Niên: một kho tàng thật là phong phú. Tôi muốn nhắc lại nơi đây tầm quan trọng của Bài Đáp Ca, có phận sự nuôi dưỡng việc suy niệm về tất cả những gì được nghe ở Bài Đọc trước đó. Thật là tốt đẹp nếu bài Thánh Vịnh này được tăng bổ bằng bài ca, ít là ở câu điệp khúc (Cf. OGMR, 61; Lectionary, Introd., 19-22).


Việc công bố các Bài Đọc tương tự theo phụng vụ, bằng các bài ca được diễn dịch theo Thánh Kinh, là những gì thể hiện và duy trì mối hiệp thông giáo hội, hỗ trợ cho đường lối của mỗi người và của mọi người. Bởi thế mà người ta mới hiểu rằng tại sao lại xẩy ra chuyện cấm các việc chọn lựa chủ quan, như bỏ qua các Bài Đọc hay thay thế các Bài Đọc bằng những bản văn ngoài Thánh Kinh. Tôi đã nghe thấy một số nơi, nếu có tin tức, thì đọc nhật báo, vì đó là tin tức của ngày hôm đó. Không! Lời Chúa là Lời Chúa! Chúng ta có thể đọc nhật báo sau, còn ở đó thì phải đọc Lời Chúa. Chính Chúa là Đấng nói với chúng ta. Việc thay thế Lời Chúa bằng những thứ khác là những gì làm suy nhược và tổn hại đến cuộc đối thoại giữa Thiên Chúa và dân của Ngài trong cầu nguyện. Ngược lại, vị giảng thuyết và việc sử dụng Sách Bài Đọc cần phải xứng đáng (Introduction to the Lectionary), những ai đọc Bài Đọc cũng như những ai đọc Bài Đáp Ca một cách hay họ cần phải sẵn có đó. Tuy nhiên, cần phải tìm kiếm những ai đọc hay! - những ai có thể đọc, chứ không phải những người đọc [vấp váp] và chẳng hiểu gì. Cần những người đọc hay. Họ phải dọn mình và thử đọc cho hay trước Lễ. Điều này tạo nên một bầu khí âm thầm tiếp nhận (OGMR, 56).


Chúng ta biết rằng lời Chúa là một trợ giúp bất khả châm chước để khỏi bị sai lạc, như câu Thánh Vịnh rõ ràng nhìn nhận bằng việc thân thưa cùng Chúa một cách xưng thú rằng: "Lời Chúa là đèn soi bước con đi và là ánh sáng soi đường con bước" (119:105). Chúng ta làm thế nào có thể đối diện với cuộc hành trình trần thế của mình với đầy những gian nan khốn khó mà lại không thường xuyên được nuôi dưỡng và sáng soi bởi Lời Chúa được vang vọng trong Phụng Vụ chứ?


Chắc chắn là việc lắng nghe bằng tai chưa đủ, mà không lãnh nhận vào lòng hạt giống Lời thần linh, cho Lời này sinh hoa kết trái. Chúng ta hãy nhớ dụ ngôn người gieo giống và các thành quả khác nhau tùy theo loại đất khác nhau (xem Marco 4:14-20). Tác động của Thần Linh, một tác động mang lại hiệu ứng, cần đến cõi lòng để mình được tác động và vun cấy, nhờ đó những gì được nghe ở Thánh Lễ chuyển sang cuộc sống thường nhật, theo lời Thánh Giacôbê cảnh giác: "Anh em hãy đem Lời ấy ra thực hành, chứ đừng nghe suông mà lừa dối chính mình" (1:22). Lời Chúa thực hiện một đường lối trong chúng ta. Chúng ta nghe Lời Chúa bằng tai và Lời Chúa được chuyển đến cõi lòng. Lời Chúa không dừng lại ở tai nghe; nó cần phải đi đến cõi lòng, và từ cõi lòng Lời Chúa được chuyển ra bàn tay, ra các việc lành. Đó là tiến trình của Lời Chúa: từ tai nghe vào cõi lòng ra đôi tay. Chúng ta hãy học lấy 3 điều này. Xin cám ơn anh chị em!


https://zenit.org/articles/general-audience-on-the-liturgy-of-the-word/


BÀI 9: - PHÚC ÂM VÀ BÀI GIẢNG

"Cuộc đối thoại giữa Thiên Chúa và dân Ngài, được diễn tiến nơi Phụng Vụ Lời Chúa trong Thánh Lễ, tiến đến tột đỉnh của mình nơi việc công bố Phúc Âm".


"... buồn chán bởi một bài giảng dài dòng, hoặc thiếu mạch lạc hay khó hiểu... xin đừng giảng quá 10 phút nhé"



Xin chào Anh Chị Em thân mến,


Chúng ta tiếp tục loại bài giáo lý về Thánh Lễ. Chúng ta đã tiến đến các Bài Đọc. Cuộc đối thoại giữa Thiên Chúa và dân Ngài, được diễn tiến nơi Phụng Vụ Lời Chúa trong Thánh Lễ, tiến đến tột đỉnh của mình nơi việc công bố Phúc Âm. Việc này được mở đầu bằng việc hát Alleluia - hoặc bằng một câu xướng khác vào Mùa Chay - nhờ đó "cộng đoàn tín hữu tiếp đón và ngỏ lời chào Chúa, Đấng sắp lên tiếng trong Bài Phúc Âm" (1). Như các mầu nhiệm của Chúa Kitô làm sáng tỏ toàn thể mạc khải thánh kinh thế nào, cũng vậy, nơi Phụng Vụ Lời Chúa, bài Phúc Âm trở thành ánh sáng cho thấy ý nghĩa của các đoạn bài thánh kinh trước đó, thuộc Cựu Ước hay Tân Ước. Thật vậy, Chúa Kitô là tâm điểm và là trọn vẹn của toàn thể Thánh Kinh cũng như của tất cả việc cử hành phụng vụ (2). Chúa Giêsu bao giờ cũng là tâm điểm, bao giờ cũng thế.


Bởi thế, chính phụng vụ làm cho Phúc Âm nổi bật hơn các Bài Đọc khác và tỏ ra đặc biệt tôn kính Phúc Âm (3). Thật vậy, việc đọc Phúc Âm được giành cho thừa tác viện thánh chức, kết thúc bằng việc hôn Cuốn Sách; chúng ta đứng nghe Phúc Âm và làm dấu Thánh Giá trên trán, trên miệng và trên ngực; những cây nến sáng và hương tôn kính Chúa Kitô là những gì, bằng việc đọc phúc âm, làm âm vang lời gây tác dụng của Người. Qua những dấu chỉ ấy cộng đoàn nhìn nhận sự hiện diện của Chúa Kitô là Đấng cống hiến cho họ một "Tin Mừng" hoán cải và biến đổi. Đó là một cuộc đàm đạo trực tiếp đang xẩy ra, như những câu xướng được đáp lại việc công bố này chứng thực: "Lạy Chúa, vinh danh Chúa" và "Lạy Chúa Kitô, ngợi khen Chúa". Chúng ta đứng để nghe bài Phúc Âm, nhưng chính Chúa Kitô đang nói với chúng ta ở đó. Bởi vậy mà chúng ta mới chuyên chú, vì nó là một cuộc đàm đạo trực tiếp. Chính Chúa là Đấng đang nói với chúng ta.


Thế nên chúng ta không đọc bài Phúc Âm trong Thánh Lễ để biết cách thức xẩy ra các sự việc, mà chúng ta nghe Phúc Âm để ý thức những gì Chúa Giêsu đã từng nói và làm; và Lời ấy đang sống động, Lời Chúa Giêsu, ở trong Phúc Âm, đang sống động và tiến đến cõi lòng của chúng ta. Đó là lý do tại sao việc lắng nghe Phúc Âm hết sức quan trọng bằng một tấm lòng cởi mở, vì đó là Lời hằng sống. Thánh Âu Quốc Tinh (Augustino) đã viết: "Phúc Âm là môi miệng của Chúa Kitô. Người ngự trị ở trên Trời, thế nhưng vẫn không thôi lên tiếng trên trái đất" (4). Nếu quả thực Chúa Kitô công bố Phúc Âm lần nữa (5) nơi phụng vụ thì khi tham dự Thánh Lễ, chúng ta cần phải đáp ứng Người. Chúng ta lắng nghe Phúc Âm và chúng ta cần phải đáp ứng trong cuộc sống của mình.


Trong việc công bố sứ điệp của mình, Chúa Kitô cũng sử dụng cả lời của vị linh mục giảng giải sau bài Phúc Âm nữa (6). Như được Công Đồng Chung Vaticanô II hết sức khuyến cáo thì, vì là một phần của chính phụng vụ (7) mà bài giảng không phải là một bài thuyết trình theo hoàn cảnh hay là một bài giáo lý, như tôi hiện đang chia sẻ đây -, hay là một hội nghị hoặc thậm chí cũng chẳng phải là một bài học nữa; bài giảng là một cái gì khác hẳn. Bài giảng là gì? Nó là việc tái tục cuộc đối thoại đang diễn tiến giữa Chúa và dân Ngài, nhờ đó cuộc đối thoại được nên trọn trong cuộc sống. Việc dẫn giải đích thực Phúc Âm được thể hiện ở nơi đời sống thánh đức của chúng ta! Lời Chúa kết thúc hành trình của mình khi trở thành hiện thực nơi chúng ta, được chuyển thành các việc làm, như đã xẩy ra nơi Mẹ Maria và Chư Thánh. Hãy nhớ lại những gì tôi đã nói ở lần vừa rồi, Lời Chúa nhập vào qua tai, tiến đến tâm can và trở ra đôi tay, thành các việc lành. Bài giảng cũng theo Lời Chúa và theo tiến trình như thế nữa để giúp chúng ta, nhờ đó Lời Chúa, bằng ngang qua cõi lòng thì tiến đến đôi tay.


Tôi đã nói đến vấn đề về bài giảng ở trong Tông Huấn Niềm Vui Phúc Âm, ở đó tôi đã nhắc nhở rằng bối cảnh phụng vụ "mời gọi việc giảng giải qui cộng đoàn cũng như giảng viên về mối hiệp thông với Chúa Kitô nơi Thánh Thể, một mối hiệp thông biến đổi cuộc đời".


Con người giảng giải cần phải làm trọn thừa tác vụ của mình một cách tốt đẹp - vị giảng giải, linh mục hay phó tế hoặc Giám Mục - là người cống hiến một việc phục vụ thực sự cho tất cả những ai đang tham phần vào Thánh Lễ, thế nhưng những ai nghe các vị cũng cần phải thực hiện phần của mình nữa. Trước hết, bằng việc chăm chú, tức là có những tâm tình đúng đắn, không có những đòi hỏi chủ quan, biết rằng hết mọi vị giảng giải đều có công và đều có những giới hạn của họ. Nếu đôi khi có lý do buồn chán bởi một bài giảng dài dòng, hoặc thiếu mạch lạc hay khó hiểu, trái lại, ở những trường hợp khác, bài giảng có tính cách thiên kiến là những gì gây chướng ngại. Người giảng giải cần phải ý thức rằng mình không làm điều gì đó của riêng mình; mà là giảng giải, là lên tiếng cho Chúa Giêsu, là giảng dạy Lời của Chúa Giêsu. Bài giảng cần phải soạn dọn cẩn thận; nó cần phải ngắn gọn, ngắn gọn thôi! Có vị linh mục đã nói với tôi rằng có lần ngài đi đến một thành phố khác, nơi cha mẹ ngài ở và ngài nghe người cha nói với ngài rằng: "Con biết không, bố cảm thấy vui vì cùng với bạn bè của bố, chúng tôi đã tìm được một nhà thờ có lễ mà không có giảng!" Biết bao lần chúng ta thấy trong bài giảng có một số thiếp ngủ, có người thì nói chuyện hay đi ra ngoài hút thuốc... Bởi thế, xin làm ơn giảng ngắn thôi, nhưng phải được soạn dọn đàng hoàng. Quí linh mục, phó tế và Giám Mục thân mến, một bài giảng cần phải được soạn dọn ra sao? Cần phải được soạn dọn như thế nào? Bằng việc cầu nguyện, bằng việc học hỏi Lời Chúa và bằng việc thực hiện một tổng hợp rõ ràng và vắn gọn; xin đừng giảng quá 10 phút nhé.


Để kết thúc chúng ta có thể nói rằng, qua bài Phúc Âm và Bài Giảng trong phần Phụng Vụ Lời Chúa, Thiên Chúa đối thoại với dân của Ngài, thành phần lắng nghe Ngài một cách chăm chú và trân trọng, đồng thời, nhận biết rằng Ngài đang hiện diện và tác động. Bởi vậy, nếu chúng ta lắng nghe "Tin Mừng" thì chúng ta sẽ được tin mừng hoán cải và biến đổi, nhờ đó chúng ta mới có thể biến đổi bản thân và thế giới. Tại sao? Vì Tin Mừng, Lời Chúa nhập vào lỗ tai, sang qua cõi lòng và tiến tới đôi tay để thực hiện các việc lành thánh.


[1] Ordinamento Generale del Messale Romano, 62

[2] Introduction to the Lectionary, 5.

[3] Cf. Ordinamento Generale del Messale Romano, 60 and 134.

[4] Sermon 85, 1:PL 38, 520; Cf. also Treatise  on the Gosep of John, XXX, I: PL 35, 1632; CCL 36, 289.

[5] Second Ecumenical Vatican Council, Constitution Sacrosanctum Concilium, 33.

[6] Cf. Ordinamento Generale del Messale Romano, 65-66; Introduction to the Lectionary, 24-27.

[7] Cf. Second Ecumenical Vatican Council, Constitution Sacrosanctum Concilium, 52.


(Sau bài giáo lý và những lời chào hỏi cùng nhắn nhủ khác, ĐTC nói đến Thế Vận Hội Mùa Đông 2018 ở Nam Hàn như sau:)


Năm nay, thời gian nghỉ ngơi cho Thế Vận Hội truyền thống có được một tầm vóc quan trọng, đó là các đại biểu của hai miền nam bắc Hàn quốc sẽ diễu hành cùng với nhau dưới cùng một ngọn cờ và sẽ thi đấu như là một đội tuyển duy nhất. Sự kiện này cống hiến niềm hy vọng là các cuộc xung khắc trên thế giới có thể được giải quyết bằng đối thoại và tương kính, như thể thao cũng dạy con người ta thực hiện.


Tôi xin gửi lời chào tới Tiểu Ban Thế Vận Hội, tới những anh chị em lực sĩ tham dự các Môn Chơi ở PyeongChang, tới quí vị Thẩm Quyền và tới nhân dân Đảo Quốc Triều Tiên. Tôi xin đồng hành với tất cả mọi người bằng lời cầu nguyện, đồng thời tôi cũng lập lại việc dấn thân của Tòa Thánh trong việc hỗ trợ hết mọi khởi động hữu ích cho hòa bình cũng như cuộc hội ngộ giữa các dân tộc. Chớ gì những Thế Vận Hội này là một cử hành trọng đại Tình Thân Hữu và thể thao! Xin Thiên Chúa chúc lành và bảo vệ các bạn!


South Korean workers put finishing touches on the Ice Arena ahead of the Pyeongchang Winter Olympics

Việc sửa soạn vẫn đang tiếp tục cho tới giây phút cuối cùng ở sân trượt tuyết cho Thế Vận Hội Mùa Đông ở Pyeongchang, được khai mạc vào Thứ Sáu mùng 9/2/2018, với 92 quốc gia tham dự.


https://zenit.org/articles/popes-full-general-audience-on-the-gospel-homily/


BÀI 10: - KINH TIN KÍNH VÀ LỜI NGUYỆN CHUNG

"Khi Lời Chúa không được đọc lên một cách sõi sàng, không được giảng giải một cách sốt sắng bởi vị Phó Tế, bởi vị Linh Mục hay bởi Vị Giám Mục, thì họ không đáp ứng quyền lợi của người tín hữu...."


"Những ý chỉ tín hữu được mời gọi để cầu nguyện cần phải âm vang các nhu cầu cụ thể của cộng đồng giáo hội và của thế giới, tránh đi việc sử dụng các công thức theo tập tục hay thiển cận. Lời Nguyện 'Phổ Quát', lời nguyện kết thúc Phụng Vụ Lời Chúa, khuyên chúng ta hãy có cái nhìn của Chúa, Đấng chăm sóc tất cả con cái của Ngài".



Xin chào anh chị em thân mến!


Chào anh chị em buổi sáng tốt đẹp cho dù hôm nay hơi khó chịu. Tuy nhiên, với tinh thần vui tươi thì ngày nào cũng luôn là một ngày đẹp. Thế nên, xin chào anh chị em một buổi sáng tốt đẹp! Hôm nay, Buổi Triều Kiến Chung này sẽ diễn ra ở cả hai nơi: một nhóm nhỏ bệnh nhân vì thời tiết phải ở trong Sảnh Đường, còn chúng ta thì ở nơi đây. Thế nhưng chúng ta thấy họ và họ thấy chúng ta ở màn hình khổng lồ. Chúng ta hãy chào họ bằng một tràng pháo tay.


Chúng ta tiếp tục với các bài giáo lý về Thánh Lễ. Việc lắng nghe các Bài Đọc, được kéo dài nơi bài giảng, đáp ứng những gì? Nó đáp ứng một quyền lợi: một quyền lợi thiêng liêng của Dân Chúa trong việc lãnh nhận dồi dào kho tàng Lời Chúa (Cf. Introduction to the Lectionary, 45). Khi chúng ta đi Lễ, mỗi người chúng ta đều có quyền lãnh nhận dồi dào Lời Chúa được đọc lên một cách sõi sàng, được nói đến một cách rõ ràng và được dẫn giải đàng hoàng ở bài giảng. Nó là một quyền lợi! Khi Lời Chúa không được đọc lên một cách sõi sàng, không được giảng giải một cách sốt sắng bởi vị Phó Tế, bởi vị Linh Mục hay bởi Vị Giám Mục, thì họ không đáp ứng quyền lợi của người tín hữu. Chúng ta có quyền nghe Lời Chúa. Chúa nói với tất cả mọi người, cả các Mục Tử cũng như tín hữu. Ngài gõ cửa lòng của tất cả mọi người đang tham dự Thánh Lễ, mỗi người theo thân phận sống của mình, theo tuổi tác và hoàn cảnh của mình. Chúa an ủi, kêu gọi, làm đâm chồi nẩy lộc đời sống mới mẻ và hòa giải. Ngài làm điều ấy bằng Lời của Ngài; Lời của Ngài gõ cửa lòng và biến đổi cõi lòng!


Bởi thế, sau bài giảng là một thời gian thinh lặng để người ta có thể lắng đọng hạt giống được lãnh nhận vào tâm linh, nhờ đó nẩy sinh các quyết định gắn bó với những gì Thần Linh khơi lên nơi từng người. Việc thinh lặng sau bài giảng - bấy giờ cần phải là một thứ thinh lặng đẹp đẽ - và mỗi người cần phải nghĩ về những gì mình đã nghe.


Sau lúc thinh lặng này thì Thánh Lễ tiếp tục như thế nào? Việc đáp ứng đức tin riêng tư được nhập vào việc tuyên xưng đức tin của Giáo Hội, được thể hiện nơi "Kinh Tin Kính". Tất cả chúng ta đọc "Kinh Tin Kính" trong Thánh Lễ. Được toàn thể cộng đoàn đọc lên, Kinh Tin Kính này bày tỏ việc đáp ứng chung với những gì đã được cùng nhau nghe Lời Chúa (Cf. Catechism of the Catholic Church, 185-197). Có một mối quan hệ sống còn giữa việc lắng nghe và đức tin. Chúng liên kết với nhau. Đức tin thực sự không xuất phát từ óc tưởng tượng của trí khôn con người, mà như Thánh Phaolô nhắc nhở, "từ những gì nghe thấy, và những gì nghe thấy từ việc rao giảng về Đức Kitô" (Roma 10:17). Bởi thế, đức tin được nuôi dưỡng bằng việc lắng nghe và dẫn đến Bí Tích. Vậy việc đọc "Kinh Tin Kính" là ở chỗ nó làm cho cộng đồng phụng vụ "hướng đến việc suy niệm và tuyên xưng các mầu nhiệm đức tin cao cả, trước khi họ cử hành Thánh Thể" [Ordinamento Generale del Messale Romano, (OGMR) 67].


Kinh Tin Kính liên kết Thánh Thể với Phép Rửa, được lãnh nhận "nhân danh Cha và Con và Thánh Thần", và nhắc nhở chúng ta rằng các Bí Tích đều có thể lĩnh hội bằng ánh sáng đức tin của Giáo Hội.


Việc đáp ứng Lời Chúa được lãnh nhận bằng đức tin mới được diễn tả bằng lời thỉnh nguyện chung, được gọi là Lời Nguyện Phổ Quát (the Universal Prayer, mà tiếng Việt vẫn gọi là Lời Nguyện Giáo Dân hay Lời Nguyện Công Đồng), vì nó bao hàm các nhu cầu của Giáo Hội cũng như của thế giới (Cf. OGMR, 69-71; Introduction to the Lectionary, 30-31). Nó cũng được gọi là Lời Nguyện Tín Hữu (Prayer of the Faithful).


Các Nghị Phụ của Công Đồng Chung Vaticanô II muốn phục hồi lại lời nguyện này sau Phúc Âm và sau bài giảng, nhất là vào Chúa Nhật và các ngày lễ, để "bằng việc tham dự của dân Chúa, những lời nguyện được dâng lên cầu cho Hội Thánh, cho những người lãnh đạo chúng ta, cho những người đang có những nhu cầu khác nhau, cho tất cả mọi người và cho phần rỗi của toàn thế giới" (Constitution Sacrosanctum Concilium, 53; Cf. I Timothy 2:1-2). Thế nên, theo sự hướng dẫn của Vị Linh Mục mở đầu và kết thúc lời nguyện này, "dân chúng, bằng việc thực thi vai trò linh mục nơi phép rửa của mình, dâng những lời nguyện lên Thiên Chúa cho phần rỗi của tất cả mọi người" (OGMR, 69). Và sau các ý chỉ riêng tư, được vị Phó Tế hay người xướng nhắc nhở, cộng đồng đồng thanh thưa: "Xin Chúa nhận lời chúng con".


Thật vậy, tất cả chúng ta nhớ đều nhớ rằng Chúa Giêsu đã nói với chúng ta là "nếu các con ở lại trong Thày, và lời Thày ở lại trong các con, thì các con hãy xin bất cứ điều gì các con muốn các con sẽ được ban cho" (Gioan 15:7). Tuy nhiên, chúng ta không tin điều này, vì chúng ta yếu tin. Thế nhưng, Chúa Giêsu nói nếu chúng ta có được tin bằng hạt cải thì chúng ta sẽ nhận được hết mọi sự. "Các con hãy xin bất cứ điều gì các con muốn thì các con sẽ được ban cho". Và trong giây phút của Lời Nguyện Phổ Quát sau Kinh Tin Kính này, là giây phút để xin Chúa ban cho những gì mãnh liệt nhất trong Thánh Lễ, những gì chúng ta cần thiết, những gì chúng ta mong muốn. "Các con sẽ được ban cho", bằng cách này hay cách khác, nhưng chắc chắn là "các con sẽ được ban cho". "Tất cả đều có thể với kẻ tin tưởng", Chúa nói như thế. Con người ấy đã trả lời ra sao, kẻ được Chúa nói câu này - tất cả đều có thể với kẻ tin? Anh ta đã đáp: "Tôi tin, Lạy Chúa. Xin giúp đức tin yếu kém của tôi". Chúng ta cần phải cầu nguyện bằng tinh thần đức tin này: "Lạy Chúa, con tin, Lạy Chúa, xin Chúa giúp đức tin yếu kém của con". Trái lại, những kỳ vọng có lý theo trần thế lại không vươn lên Trời, như là những lời yêu cầu qui kỷ không được lắng nghe (xem Giacôbê 4:2-3). Những ý chỉ tín hữu được mời gọi để cầu nguyện cần phải âm vang các nhu cầu cụ thể của cộng đồng giáo hội và của thế giới, tránh đi việc sử dụng các công thức theo tập tục hay thiển cận. Lời Nguyện "Phổ Quát", lời nguyện kết thúc Phụng Vụ Lời Chúa, khuyên chúng ta hãy có cái nhìn của Chúa, Đấng chăm sóc tất cả con cái của Ngài.


https://zenit.org/articles/general-audience-on-creed-and-the-universal-prayer/


BÀI 11: - PHẦN DÂNG LỄ

Xin chào anh chị em thân mến!


Tiếp tục loạt bài giáo lý về Thánh Lễ, phần Phụng Vụ Lời Chúa - phần tôi đã chia sẻ ở bài vừa rồi - được tiếp nối bằng một phần chính yếu khác của Thánh Lễ, đó là phần Phụng Vụ Thánh Thể. Ở phần này, qua các dấu hiệu thánh, Giáo Hội tiếp tục dâng Hy Tế của Giao Ước mới được Chúa Giêsu niêm ấn trên bàn thờ Thánh Giá (Cf. Second Ecumenical Vatican Council, Constitution Sacrosanctum Concilium, 47). Bàn thờ đầu tiên của Kitô giáo là Thánh Giá, và khi chúng ta đến bàn thờ để cử hành Thánh Lễ là ký ức của chúng ta trở về với bàn thờ Thánh Giá, nơi hy tế đầu tiên được dâng hiến. Vị linh mục, người đại diện cho Chúa Kitô trong Thánh Lễ, thực hiện những gì chính Chúa đã thực hiện và đã trao phó cho các môn đệ ở Bữa Tiệc Ly: Người cầm lấy bánh và chén, dâng lời tạ ơn, rồi trao cho các môn đệ mà phán: "Hãy nhận lấy mà ăn... mà uống: này là Mình Thày... này là chén Máu Thày. Hãy làm việc này mà nhớ đến Thày".


Tuân theo lệnh truyền của Chúa Giêsu, Giáo Hội đã sắp xếp việc Cử Hành Thánh Thể vào những lúc hợp với các lời nói cùng cử chỉ Người đã thực hiện, vào lúc vọng cuộc Khổ Nạn của Người. Bởi thế mà trong việc sửa soạn các lễ vật, bánh và rượu được mang lên bàn thờ, tức là các yếu tố Chúa Giêsu đã cầm trong tay của Người. Ở Kinh Nguyện Thánh Thể, chúng ta dâng lời cảm tạ Thiên Chúa về công cuộc Cứu Chuộc, và các lễ vật hiến dâng trở nên Mình và Máu của Chúa Giêsu Kitô. Sau đó là việc Bẻ Bánh và Hiệp lễ, khiến chúng ta sống lại cảm nghiệm của các Tông Đồ, những vị đã lãnh nhận các tặng vật Thánh Thể từ bàn tay của chính Chúa Kitô (Cf. Ordinamento Generale del Messale Romano, 72).


Như thế, việc sửa soạn các lễ vật là những gì tương xứng với cử chỉ đầu tiên của Chúa Giêsu, đó là "Người cầm lấy bánh và chén rượu". Đó là phần đầu của Phụng Vụ Thánh Thể. Thật là hay khi chính tín hữu dâng bánh và rượu cho vị linh mục, vì họ tiêu biểu cho việc hiến dâng thiêng liêng của Giáo Hội được qui tụ bấy giờ để cử hành Thánh Thể. Thật là đẹp khi chính tín hữu thực sự mang bánh và rượu đến bàn thờ. Ngày nay, cho dù 'tín hữu, như trước đây, không còn mang bánh và rượu của riêng mình đến cho Phụng Vụ, nhưng nghi thức hiến dâng các lễ vật này vẫn giữ được giá trị và ý nghĩa thiêng liêng của nó'" (Ibid., 73). Liên quan đến vấn đề này thì thật là ý nghĩa trong việc truyền chức cho một tân chức, vị Giám Mục, lúc trao cho tân chức bánh và rượu thì nói: "Hãy nhận lấy các lễ vật này của dân thánh cho hy tế Thánh Thể" (Roman Pontifical – Ordination of Bishops, of presbyters and of deacons). Chính dân Chúa mang của lễ là bánh và rượu, một lễ dâng cao cả cho Thánh Lễ! Vì thế, nơi hình bánh và rượu, thành phần tín hữu đặt lễ dâng của riêng mình vào bàn tay vị linh mục, vị đặt lễ dâng ấy trên bàn thờ hay trên bàn của Chúa, "tâm điểm của tất cả Phụng Vụ Thánh Thể" (OGMR, 73). Tức tâm điểm của Thánh Lễ là bàn thờ, và bàn thờ là Chúa Kitô. Cần phải luôn luôn nhìn lên bàn thờ, tâm điểm của Thánh Lễ. Bởi thế mà "hoa mầu ruộng đất và lao công của con người" được hiến dâng lên là việc tín hữu dấn thân chính mình, theo Lời Chúa, làm "hy tế hài lòng Thiên Chúa Cha Toàn Năng", "cho thiện ích của toàn thể Hội Thánh Ngài". Vậy "đời sống của tín hữu, nỗi khổ đau của họ, việc nguyện cầu của họ, việc hoạt động của họ, đều được liên kết với những sự ấy của Chúa Kitô cũng như với việc Người toàn hiến, nhờ đó những sự ấy có được một giá trị mới mẻ" (Catechism of the Catholic Church, 1368).


Lễ dâng của chúng ta thật ra chỉ là một cái gì đó nhỏ mọn, thế nhưng Chúa Kitô lại cần đến cái nhỏ mọn này. Chúa cần đến cái chút xíu của chúng ta, và Người ban cho chúng ta rất nhiều. Người xin chúng ta một chút xíu. Người cần thiện chí của chúng ta trong đời sống bình thường; Người muốn chúng ta có một tấm lòng cởi mở; Người muốn chúng ta có một ý muốn tốt đẹp hơn để lãnh nhận Người là Đấng ban mình cho chúng ta nơi Thánh Thể. Người xin chúng ta những lễ dâng tiêu biểu ấy, những lễ dâng sau đó trở thành Mình Người và Máu Người. Một hình ảnh về tác động cầu nguyện tự hiến này được tiêu biểu nơi hương trầm, một thứ hương được hâm bởi lửa, tỏa ra một làn khói thơm bay lên cao: việc xông hương các lễ dâng, như được thực hiện vào các ngày lễ, xông hương Thánh Giá, bàn thờ, vị linh mục và dân tư tế bày tỏ một cách hữu hình mối liên hệ hiến dâng kết hiệp tất cả những thực tại này lại với hy tế của Chúa Kitô (Cf. OGMR, 75). Xin đừng quên rằng bàn thờ là Chúa Kitô, nhưng luôn ám chỉ bàn thờ đầu tiên là Thánh Giá, và trên bàn thờ là Chúa Kitô này, chúng ta mang các lễ vật nhỏ mọn của mình, là bánh và rượu, sau đó chúng thậm chí sẽ trở thành chính Chúa Giêsu là Đấng hiến bản Thân mình cho chúng ta.


Tất cả những điều ấy là những gì được diễn tả nơi lời nguyện cầu trên các lễ dâng. Nơi lời nguyện cầu này, vị linh mục xin Thiên Chúa chấp nhận các lễ vật được Giáo Hội dâng lên cho Ngài, xin thành hoa trái của việc trao đổi tuyệt vời giữa tình trạng bần cùng của chúng ta với sự phong phú của Ngài. Nơi bánh và rượu, chúng ta hiến dâng đời sống của chúng ta cho Ngài, nhờ đó nó được Thánh Thần biến đổi thành hy tế của Chúa Kitô, và cùng với Người, trở thành lễ dâng thiêng liêng đẹp lòng Chúa Cha. Khi việc sửa soạn các lễ vật được chấm dứt như thế thì nó hướng chúng ta về Kinh Nguyện Thánh Thể (Cf. Ibid, 77).


Chớ gì linh đạo tự hiến, được giây phút trong Lễ ấy dạy cho chúng ta, có thể soi sáng cho ngày sống của chúng ta, cho các mối liên hệ của chúng ta với tha nhân, cho các việc chúng ta làm, cho các đau khổ chúng ta gặp, giúp chúng ta xây dựng thành đô trần thế này theo ánh sáng của Phúc Âm.


https://zenit.org/articles/general-audience-on-the-liturgy-of-the-eucharist-full-text/


BÀI 12: - KINH NGUYỆN THÁNH THỂ

Bản Tóm Lược của Tòa Thánh:


Anh chị em thân mến: theo các bài giáo lý của chúng ta về Thánh Lễ, giờ đây chúng ta tiến đến Kinh Nguyện Thánh Thể, trong đó, theo lệnh truyền của Chúa, chúng ta lập lại những lời nói và hành động trong Bữa Tiệc Ly. Trong việc dâng bánh và rượu là những gì trở thành mình và máu của Người, chúng ta liên kết bản thân mình với hy tế hòa giải trên thập tự giá của Người. Kinh Nguyện Thánh Thể bắt đầu bằng Kinh Tiền Tụng, kinh mời gọi chúng ta hãy nâng lòng lên để tạ ơn về các phúc lành của Thiên Chúa. Vị chủ tế sau đó kêu xin Thánh Linh ngự xuống trên các lễ vật của chúng ta, và qua những lời thánh hiến, Chúa Kitô thực sự hiện diện nơi bí tích mình và máu của Người. Là việc tưởng niệm đến mầu nhiệm về cuộc tử nạn và phục sinh của Chúa nên Kinh Nguyện Thánh Thể xin chúng ta hãy để Thánh Linh đem chúng ta vào mối hiệp thông với nhau nơi Nhiệm Thể Chúa Kitô, và liên kết với Người Con này nơi hy tế đời đời chúc tụng của Người cùng lời chuyển cầu của Người trước Chúa Cha. Ở mỗi một Thánh Lễ, chớ gì chúng ta tham dự trọn vẹn hơn nữa vào "mầu nhiệm đức tin", một mầu nhiệm mang lại ơn tha thứ tội lỗi, xây dựng Giáo Hội trong hiệp nhất và nguyện cầu cho sự hòa giải và hòa bình của toàn thể gia đình nhân loại chúng ta.


http://w2.vatican.va/content/francesco/en/audiences/2018/documents/papa-francesco_20180307_udienza-generale.html



Sau đây là một số câu tiêu biểu trong bài giáo lý về Kinh Nguyện Thánh Thể hôm nay:


"Kinh Nguyện Thánh Thể xin Thiên Chúa qui tụ tất cả con cái của Ngài lại trong đức ái trọn hảo, liên kết với Giáo Hoàng và vị Giám Mục, được nhắc đến tên, một dấu hiệu cử hành trong mối hiệp thông với Giáo Hội hoàn vũ cũng như với Giáo Hội riêng"


"Lời thỉnh nguyện, như của lễ, được dâng lên Thiên Chúa cho tất cả mọi phần tử của Giáo Hội, còn sống cũng như đã qua đời, trong việc ngưỡng vọng của niềm hy vọng phúc đức được chia sẻ di sản đời đời trên trời cùng với Trinh Nữ Maria. Không một ai và không một sự gì bị lãng quên ở trong Kinh Nguyện Thánh Thể, thế nhưng tất cả đều được mang về lại cho Thiên Chúa, như bài tán tụng kết thúc nhắc nhở chúng ta. Không ai bị lãng quên, và nếu tôi có ai đó, thân nhân, thân hữu đang cần hay đã qua đời, tôi có thể nhắc đến tên họ vào lúc bấy giờ, trong thinh lặng..."


"'Thế nhưng, thưa cha, con phải trả bao nhiêu tiền để tên của con được nhắc đến?' Không cần! Con không trả tiền Thánh Lễ, vì Thánh Lễ là hy tế của Chúa Kitô là những gì miễn phí. Nếu muốn con có thể dâng cúng, song con không phải trả tiền, đó là điều quan trọng cần phải biết".


"Giáo Hội (nơi Kinh Nguyện Thánh Thể) bày tỏ những gì Giáo Hội thực hiện khi Giáo Hội cử hành Thánh Thể và tại sao Giáo Hội cử hành Thánh Thể, những gì tạo nên mối hiệp thông với Chúa Kitô thực sự hiện diện nơi bánh và rượu đã được truyền phép".


"Ý nghĩa của Kinh Nguyện này đó là toàn thể cộng đoàn tín hữu liên kết với Chúa Kitô để chúc tụng ngợi khen các công việc cao cả của Thiên Chúa nơi việc hiến dâng hy tế này. Để liên kết, dân chúng cần phải hiểu biết và vì lý do ấy mà Giáo Hội đã muốn thực hiện việc cử hành này bằng ngôn ngữ dân chúng hiểu được, để liên kết với lời chúc tụng này cùng với kinh nguyện trọng đại này với vị linh mục".


"Tác động của Thánh Linh và tác dụng của lời Chúa Kitô phát ra từ vị linh mục thực sự làm hiện thực, qua hình bánh và rượu, Mình và Máu Người, hy tế của Người được hiến dâng trên thập tự giá một lần là vĩnh viễn. Chúa Giêsu rất minh bạch về vấn đề này: chúng ta đã nghe Thánh Phaolô ở đầu bài đọc nhắc lại những lời của Chúa Giêsu ra sao: 'Này là mình Thày, này là máu Thày', chính Chúa Kitô đã phán như thế, chúng ta không được có những tư tưởng mới lạ, tại sao? Đó là thân mình của Chúa Giêsu, đích điểm của vấn đề, đó là thân thể của Chúa Giêsu, một tác động đức tin, thế nhưng đó là mình và máu Chúa Giêsu và là mầu nhiệm đức tin, như chúng ta tuyên xưng sau truyền phép".


"... Thật vậy, Kinh Nguyện Thánh Thể diễn tả hết mọi sự chúng ta làm trong việc cử hành Thánh Thể; hơn thế nữa, kinh nguyện này dạy cho chúng ta biết vun trồng 3 thái độ không bao giờ được thiếu ở nơi thành phần môn đệ Chúa Giêsu: trước hết là học biết 'tạ ơn, luôn luôn và ở hết mọi nơi', chứ không phải chỉ ở một số dịp nào thôi, nghĩa là khi hết mọi sự tốt lành; sau nữa là biến đời sống chúng ta thành một tặng vật của tình yêu thương, một cách nhưng không; và sau hết là việc xây dựng mối hiệp thông cụ thể ở trong Giáo Hội cũng như với hết mọi người. Bởi thế, Kinh Nguyện chính yếu của Thánh Lễ này từ từ dạy chúng ta làm cho tất cả cuộc sống của chúng ta thành 'Tạ Ơn', tức là một tác động ân sủng".


http://www.lastampa.it/2018/03/07/vaticaninsider/eng/the-vatican/the-pope-and-the-suffrage-for-the-dead-the-mass-is-free-0st1hiN9bKbHelGgV8Q6wL/pagina.html


BÀI 13: - KINH LẠY CHA

Xin chào anh chị em thân mến!


Chúng ta tiếp tục với các bài Giáo Lý về Thánh Lễ. Trong Bữa Tiệc Ly, sau khi Chúa Giêsu cầm lấy bánh và chén rượu, cùng dâng lời tạ ơn Thiên Chúa, chúng ta biết rằng Người "đã bẻ bánh". Trong Phụng Vụ Thánh Thể của Thánh Lễ, việc bẻ Bánh hợp với tác động ấy, được dẫn trước bằng kinh nguyện Chúa dạy chúng ta, đó là "Kinh Lạy Cha".


Và như vậy chúng ta bắt đầu các nghi thức Hiệp Lễ, khi kéo dài lời chúc tụng và thỉnh nguyện của Kinh Nguyện Thánh Thể bằng việc đọc chung "Kinh Lạy Cha". Kinh nguyện này không phải là một trong nhiều kinh nguyện của Kitô hữu, mà là kinh nguyện của con cái Chúa; kinh này là kinh cao trọng được Chúa Giêsu dạy cho chúng ta. Thật vậy, được trao phó cho chúng ta trong ngày chúng ta lãnh nhận Phép Rửa, "Kinh Lạy Cha" vẫn âm vang trong chúng ta cùng một cảm thức nơi Chúa Giêsu Kitô. Khi chúng ta cầu "Kinh Lạy Cha", chúng ta cầu nguyện như Chúa Giêsu đã nguyện cầu. Đó là kinh nguyện Chúa Giêsu đọc và Người dạy kinh này cho chúng ta nữa, khi Người được các môn đệ: "Lạy Thày, xin dạy cho chúng con biết cầu nguyện như Thày". Chúa Giêsu đã cầu nguyện như thế. Thật là tốt đẹp khi cầu nguyện như Chúa Giêsu! Được giáo huấn của Người chỉ dạy, chúng ta dám ngỏ cùng Thiên Chúa khi xưng Ngài là "Cha", vì chúng ta đã được tái sinh làm con cái của Ngài nhờ nước và Thánh Linh (xem Epheso 1:5). Thật vậy, không ai có thể gọi Ngài là "Abba - Cha ơi" - mà lại không đưoọc tái sinh bởi Thiên Chúa, mà không được tác động bởi Thần Linh, như Thánh Phaolô dạy (xem Roma 8:15). Chúng ta cần phải nghĩ rằng không ai có thể gọi Ngài là "Cha" mà lại không được tác động bởi Thần Linh. Biết bao nhiêu lần có người đọc "Lạy Cha", nhưng không biết họ nói gì. Vì thật sự Ngài là Cha nhưng khi anh chị em thưa "Cha" anh chị em có cảm thấy Ngài là Cha, Cha của anh chị em, Cha của nhân loại, Cha của Chúa Giêsu Kitô hay chăng? Anh chị em có liên hệ với vị Cha này hay chăng? Khi chúng ta cầu "Lạy Cha" là chúng ta liên hệ với Ngôi Cha là Đấng yêu thương chúng ta, thế nhưng chính Thần Linh là Đấng ban cho chúng ta mối liên hệ này, ban cho chúng ta cảm thức là con cái của Thiên Chúa.


Còn kinh nguyện nào tốt đẹp, hơn là kinh Chúa Giêsu dạy cho chúng ta, giúp chúng ta có thể dọn mình Hiệp Thông bí tích với Người chứ? Ngoài việc được nguyện cầu trong Thánh Lễ, "Kinh Lạy Cha' còn được cầu vào ban sáng và ban tối, Kinh Ban Mai (Lauds) và Kinh Ban Chiều (Vespers); nhờ đó, thái độ con cái đối với Thiên Chúa và theo tình huynh đệ với tha nhân của chúng ta góp phần vào việc hình thành Kitô hữu cho những ngày chúng ta sống.


Trong Kinh Chúa dạy - trong "Kinh Lạy Cha" - chúng ta xin cho "lương thực hằng ngày", những gì chúng ta đặc biệt ám chỉ đến Thần Lương Thánh Thể, một thứ lương thực chúng ta cần để sống phận làm con cái của Thiên Chúa. Chúng ta cũng van xin "tha nợ chúng con" và để xứng đáng lãnh nhận ơn tha tội của Chúa, chúng ta quyết tâm tha cho những ai phạm đến chúng ta. Điều này không phải là chuyện dễ; chúng ta cần phải xin ơn Chúa: "Lạy Chúa, xin dạy cho con biết tha thứ như Chúa đã thứ tha cho con". Chính ân sủng. Chứ chúng ta tự mình không thể tha thứ; thứ tha là một ân huệ của Thánh Linh. Bởi vậy mà khi chúng ta mở lòng mình cho Thiên Chúa, thì "Cha của chúng ta / Our Father" cũng giúp chúng ta sẵn sàng với tình yêu thương huynh đệ nữa. Sau hết, chúng ta cũng xin Chúa "cứu chúng con cho khỏi sự dữ", sự dữ tách ly chúng ta khỏi Thiên Chúa và phân rẽ chúng ta khỏi anh em chúng ta. Chúng ta hiểu rõ rằng đó là những lời kêu cầu rất xứng hợp để dọn mình Hiệp Lễ [Cf. Ordinamento Generale del Messale Romano, (OGMR),  81].


Thật vậy, những gì chúng ta xin trong "Kinh Lạy Cha", được nối dài nơi lời cầu của vị linh mục, nhân danh tất cả mọi người, nguyện rằng: "Ôi Chúa, xin cứu chúng con cho khỏi tất cả mọi sự dữ và ban bình an cho những ngày sống của chúng con". Sau đó nó lãnh nhận một thứ ấn tín nơi nghi thức chúc bình an: trước hết là kêu xin Chúa Kitô ban tặng ân bình an của Người (xem Gioan 14:27) - rất khác với thứ bình an của thế gian - một bình an làm cho Giáo Hội gia tăng trong mối hiệp nhất và bình an theo ý muốn của Người; sau đó, bằng cử chị cụ thể được chúng ta trao đổi với nhau, chúng ta bày tỏ "mối hiệp thông giáo hội và tình yêu thương nhau trước khi hiệp thông Bí Tích" (OGMR, 82). Theo Lễ Nghi Roma thì việc trao đổi cử chỉ bình an, được đặt ra từ cổ thời trước Hiệp Lễ, để hướng về mối Hiệp Thông Thánh Thể. Theo lời khiển trách của Thánh Phaolô thì chúng ta không thể nào hiệp lễ với một Tấm Bánh duy nhất, là những gì làm cho chúng ta thành một Thân Mình duy nhất trong Chúa Kitô, mà không nhận thấy mình sống bằng an bởi tình yêu thương huynh đệ (Cf. 1 Corinthians 10:16-17; 11:29). Bình an của Chúa Kitô không thể đâm rễ vào một cõi lòng không thể sống tình huynh đệ và biết hàn gắn nó lại sau nó bị tổn thương. Chúa ban bình an; Người ban cho chúng ta ân sủng để chúng ta có thể tha thứ cho những ai xúc phạm đến chúng ta.


Cử chỉ chúc bình an được tiếp theo bằng việc bẻ bánh, một việc bẻ bánh mà từ thời các tông đồ đã cống hiến tên gọi cho toàn thể việc cử hành Thánh Thể   (Cf. OGMR, 83; Catechism of the Catholic Church, 1329). Được thi hành bởi Chúa Giêsu trong Bữa Tiệc Ly, việc bẻ Bánh là cử chỉ mạc khải giúp cho các môn đệ có thể nhận ra Người sau khi Người Phục Sinh. Chúng ta nhớ lại các môn đệ đi Emmau, những người mà khi nói về cuộc gặp gỡ Đấng Phục Sinh thuật lại rằng "họ đã nhận ra Ngài thế nào nơi việc bẻ bánh" (Cf. Luke 24:30-31.35).


Việc bẻ Bánh Thánh Thể được kèm theo bằng lời kêu cầu lên "Chiên Thiên Chúa", hình ảnh được vị Gioan Tẩy Giả đã ám chỉ Chúa Giêsu là "Đấng xóa tội trần gian" (Gioan 1:29). Hình ảnh thánh kinh về con chiên là những gì nói về việc Cứu Chuộc (Cf. Exodus 12:1-14; Isaiah 53:7; 1 Peter 1:19; Revelation 7:14). Nơi Tấm Bánh Thánh Thể, được bẻ ra cho sự sống của thế gian, việc cộng đoàn cầu nguyện nhìn nhận Con Chiên Thiên Chúa thực sự, tức là Đức Kitô Cứu Chuộc, và van xin Người: "Xin Chúa thương xót chúng ta... xin ban bình an cho chúng con". "Xin thương xót chúng con", "xin ban bình an cho chúng con" là những lời kêu cầu mà, từ kinh "Lạy Cha" cho đến khi bẻ Bánh, giúp chúng ta dọn tinh thần của chúng ta để tham dự vào tiệc Thánh Thể, nguồn mạch hiệp thông với Thiên Chúa cũng như với anh chị em.


Chúng ta đừng quên kinh nguyện cao trọng này: kinh nguyện Chúa Giêsu đã dạy, và là kinh nguyện Người cầu nguyện với Cha. Và lời nguyện này dọn lòng chúng ta Hiệp Lễ.


https://zenit.org/articles/general-audience-on-communion-rites/


BÀI 14: - HIỆP LỄ

"Chúng ta hãy tiến đến với Thánh Thể để lãnh nhận Chúa Giêsu là Đấng biến đổi chúng ta thành Người"


Xin chào anh chị em thân mến!


Hôm nay là ngày đầu tiên của mùa xuân: Chúc anh chị em một Mùa Xuân hạnh phúc! Thế nhưng, đâu là những gì xẩy ra vào mùa xuân? Các cây cối nở hoa. Tôi xin hỏi anh chị em mấy câu nhé. Có cây cối nào nở hoa tốt tươi mà nó lại bệnh hoạn hay chăng? Không! Có cây cối nào nở hoa tốt tươi mà lại không được tưới dội bởi mưa xuống hay bởi nhân tạo hay chăng? Không. Và có cây cối nào bật rễ hoặc không có rễ mà lại nở hoa hay chăng? Không. Nhưng chúng có thể nở hoa mà chẳng có rễ hay chăng? Không. Đó là sứ điệp mang ý nghĩa là đời sống Kitô hữu cần phải là một đời sống nở hoa nơi các việc bác ái, nơi việc hành thiện. Tuy nhiên, nếu anh chị em không có rễ, thì anh chị em sẽ không thể nào nở hoa, mà đâu là gốc rễ chứ? Chúa Giêsu! Nếu anh chị em không ở với Chúa Giêsu, không đâm rễ vào Người, anh chị em sẽ không nở hoa. Nếu anh chị em không chăm tưới đời sống của anh chị em bằng cầu nguyện và các Bí Tích, anh chị em có những bông hoa Kitô giáo hay chăng? Không! vì cầu nguyện và các Bí Tích là những gì tưới dội gốc rễ cho đời sống của chúng ta nở hoa. Tôi hy vọng rằng Mùa Xuân này là một Mùa Xuân nở hoa của anh chị em, như Lễ Phục Sinh sẽ nở hoa. Nở hoa bằng các việc lành, bằng các nhân đức, bằng việc giúp ích cho người khác. Hãy nhớ điều này; đó là một câu rất hay của quê hương tôi: "Những gì đang nẩy nở trên cây xuất phát từ những gì được chôn giấu". Đừng bao giờ đánh mất gốc rễ của mình ở nơi Chúa Giêsu. (câu ngạn ngữ được ĐTC nêu lên ở đây khiến người dịch nhớ đến câu tâm niệm được người dịch phát động trong Phong Trào Thiếu Nhi Fatima khi còn đang phục vụ phong trào này ở TGP Los Angeles từ đầu thập niên 1990 đến giữa thập niên 2000, đó là câu: "Đâm rễ vươn cao").


Giờ đây chúng ta tiếp tục bài giáo lý về Thánh Lễ. Việc cử hành Thánh Lễ, được chúng ta lượt qua ở những giây phút khác nhau, là để nhắm tới Hiệp Lễ, tức là, để liên kết chúng ta với Chúa Giêsu. Việc Hiệp Thông Bí Tích (Sacramental Communion), không phải là Hiệp Thông thiêng liêng (spiritual Communion - rước lễ thiêng liêng), thứ hiệp thông anh chị em có thể thực hiện ở nhà, khi thưa cùng Chúa rằng: "Chúa Giêsu ơi, con muốn rước lấy Chúa một cách thiêng liêng". Không phải thế, việc Hiệp Thông Bí Tích là việc hiệp thông bằng Mình và Máu của Chúa Kitô. Chúng ta cử hành Thánh Thể để được Chúa Kitô nuôi dưỡng, Đấng ban mình cho chúng ta, nơi Lời Người, nơi Bí Tích bàn thờ, để liên hợp chúng ta với Người. Chính Chúa đã phán: "Ai ăn thịt Tôi và uống máu Tôi thì ở trong Tôi và Tôi ở trong họ" (Gioan 6:56). Thật vậy, cử chỉ của Chúa Giêsu, Đấng đã ban cho các môn đệ của mình Mình và Máu của Người trong Bữa Tiệc Ly, hôm nay vẫn tiếp tục, qua thừa tác vụ của vị linh mục và vị phó tế, các thừa tác viên thường lệ của việc phân phát Bánh sự sống và Chén cứu độ. Trong Thánh Lễ, sau khi bẻ Tấm Bánh đã được truyền phép, tức là Mình của Chúa Giêsu, vị linh mục tỏ Mình Chúa cho tín hữu thấy, mời gọi họ tham phần vào bàn tiệc Thánh Thể. Chúng ta đã biết những lời âm vang từ bàn thánh là: "Phúc cho ai được mời đến dự tiệc của Chúa: đây Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian". Câu mời gọi này được tác động bởi một câu trong Sách Khải Huyền - "Phúc cho những ai được mời đến dự hôn tiệc của Con Chiên" (19:9): Câu này có chữ "hôn nhân" vì Chúa Giêsu là vị hôn phu của Giáo Hội - lời mời gọi này kêu gọi chúng ta hãy cảm nghiệm thấy mối hiệp nhất thân mật với Chúa Kitô là nguồn mạch của niềm vui và thánh đức. Nó là một lời mời gọi làm cho chúng ta vui sướng, đồng thời cũng thúc đẩy chúng ta lấy đức tin mà xét lại lương tâm mình. Thật vậy, một đàng chúng ta thấy được khoảng cách tách biệt chúng ta với sự thánh hảo của Chúa Kitô, đàng khác chúng ta lại tin rằng Máu của Người "đã đổ ra để tẩy xóa tội lỗi". Tất cả chúng ta đã được tha thứ nơi Phép Rửa, và tất cả chúng ta đã được tha thứ hay sẽ được thứ tha mỗi lần chúng ta tiến đến với Bí Tích Thống Hối. Đừng quên rằng Chúa Giêsu bao giờ cũng thứ tha. Chúa Giêsu không bao giờ biết mệt trong việc tha thứ. Chính chúng ta cảm thấy mệt mỏi trong việc xin tha thứ. Thật vậy, khi nghĩ đến giá trị cứu độ của Máu này, Thánh Ambrôsiô đã than lên rằng: "Tôi là kẻ bao giờ cũng phạm tôi, luôn cần phải sử dụng đến thứ thuốc này" (De Sacramentis 4, 28: PL 16, 446A). Với đức tin ấy, chúng ta cũng hướng ánh mắt của chúng ta về Con Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian mà cầu khẩn cùng Người rằng: "Ôi Chúa, con chẳng đáng dự phần vào bàn tiệc của Chúa, nhưng xin Chúa phán một lời thì con sẽ được cứu độ". Chúng ta thân thưa như thế trong mỗi Thánh Lễ.


Nếu chúng ta là người đang xếp hàng tiến lên Rước Lễ - chúng ta xếp hàng tiến lên bàn thờ để Rước Lễ -, thì thực sự chính Chúa Kitô là Đấng đến gặp chúng ta để đồng hóa chúng ta với Người. Đó là một cuộc gặp gỡ Chúa Giêsu! Được nuôi dưỡng bằng Thánh Thể tức là để cho mình được biến đổi thành những gì chúng ta lãnh nhận. Thánh Âu Quốc Tinh (Augustino) giúp chúng ta hiểu điều này, khi ngài nói về ánh sáng ngài đã nhận được trong khi nghe Chúa Kitô nói rằng: "Ta là lương thực của những ai trưởng thành. Hãy lớn lên và con sẽ ăn Ta. Không phải con là người sẽ biến đổi Ta thành con, như thứ lương thực của xác thịt con, mà là con sẽ được biến đổi thành Ta" (Confessions VII, 10, 16: PL 32, 742). Mỗi lần chúng ta lên Rước Lễ, chúng ta càng nên giống Chúa Kitô hơn, chúng ta được biến đổi thành Chúa Giêsu hơn nữa. Như bánh và rượu được biến thành Mình và Máu của Chúa thế nào thì tất cả những ai lãnh tin tưởng nhận Bánh và Rượu ấy đều được biến đổi thành Thánh Thể sống động. Anh chị em thưa cùng vị linh mục nói "Mình Chúa Kitô" khi trao Thánh Thể cho anh chị em rằng "Amen", tức là anh chị em nhìn nhận ân sủng kèm theo việc dấn thân trong việc trở thành Mình và Máu Chúa Kitô, bởi vì, khi anh chị em lãnh nhận Thánh Thể là anh chị em trở nên Mình Chúa Kitô. Thật là đẹp; rất ư là đẹp. Trong khi liên kết chúng ta với Chúa Kitô, dứt chúng ta ra khỏi tính vị kỷ của chúng ta, việc Rước Lễ này mở lòng chúng ta ra và liên kết chúng ta với tất cả những ai là một với Người. Đó là một kỳ diệu của việc Rước Lễ ấy: chúng ta trở nên chính những gì chúng ta lãnh nhận!


Giáo Hội tha thiết mong muốn rằng tín hữu cũng lãnh nhận Mình Chúa bằng tấm bánh được thánh hiến trong cùng một Thánh Lễ; và dấu hiệu của Bữa Tiệc Thánh Thể được thể hiện một cách trọn vẹn hơn nữa nếu việc Rước Lễ được thực hiện dưới hai hình, cho dù biết rằng tín lý Công giáo dạy rằng toàn thể Chúa Kitô được lãnh nhận dưới một hình (Cf. Ordinamento Generale del Messale Romano (OGMR), 85:281-281). Theo tập tục của Giáo Hội, tín hữu thường tiến đến với Thánh Thể theo hàng ngũ, như chúng ta đã nói, và người Rước Lễ trang nghiêm đứng, hay quì, tùy theo Hội Đồng Giám Mục qui định, để lãnh nhận Bí Tích bằng miệng, hay nơi đâu cho phép, bằng tay, tùy người Rước Lễ (Cf. OGMR, 160-161). Thinh lặng, âm thầm cầu nguyện sau Hiệp Lễ giúp chúng ta chăm chú tới tặng ân đã lãnh nhận trong lòng mình. Việc kéo dài giây phút thinh lặng một cách nào đó, nói chuyện với Chúa Giêsu từ lòng của mình, là những gì giúp chúng ta rất nhiều, cũng như việc hát một Thánh Vịnh hay một bản thánh ca chúc tụng (Cf. OGMR, 88) cũng giúp chúng ta ở cùng Chúa.


Phụng Vụ Thánh Thể kết thúc bằng lời nguyện sau Hiệp Lễ. Ở lời nguyện này, vì linh mục hướng về Thiên Chúa, thay cho tất cả chúng ta, để tạ ơn Ngài về việc làm cho chúng ta trở thành khách của Ngài, và xin cho những gì chúng ta đã lãnh nhận biến đổi đời sống của chúng ta. Thánh Thể cống hiến cho chúng ta sức mạnh để sinh hoa kết trái những việc lành phúc đức để sống như thành phần Kitô hữu. Lời cầu nguyện của chính ngày hôm nay chất chứa ý nghĩa, trong đó chúng ta xin Chúa rằng "việc tham dự vào Bí Tích của Người trở thành thần dược cho phần rỗi của chúng ta, thứ thần dược giữ chúng ta cho khỏi sự dữ và liên kết chúng ta với tình thân của Người" (Messale Romano, Wednesday of the 5th Week of Lent). Chúng ta hãy tiến đến với Thánh Thể để lãnh nhận Chúa Giêsu là Đấng biến đổi chúng ta thành Người và làm cho chúng ta cường tráng hơn. Chúa là Đấng quá ư là tốt lành và qú ư là cao cả!


https://zenit.org/articles/general-audience-on-communion-culminating-moment/


BÀI 15: - TỘT ĐỈNH PHỤNG NIÊN (28/3)

"Lễ nào của đức tin chúng ta quan trọng nhất: Giáng Sinh hay Phục Sinh? Phục Sinh, vì đó là lễ cứu độ của chúng ta, lễ của tình yêu Thiên Chúa đối với chúng ta, lễ cử hành Cái Chết và Phục Sinh của Người... Tam Nhật này được bắt đầu vào ngày mai, với Thánh Lễ tưởng niệm Bữa Tiệc Ly của Chúa và sẽ chấm dứt bằng Kinh Tối Chúa Nhật Phục Sinh".


"Đến đây tôi cần phải nói đến một điều đáng buồn và nhức nhối... Đó là có những Kitô hữu giả tạo / fake Christians... Thành phần Kitô hữu băng hoại giả vờ là một con người khả kính, thế nhưng, cuối cùng mới lòi ra cái thối rữa ở trong tâm can của họ"


Xin chào anh chị em thân mến!


Hôm nay tôi muốn dừng lại để suy niệm về Tam Nhật Vượt Qua - Easter Triduum, bắt đầu vào ngày mai, để đi sâu một chút vào những gì được các ngày quan trọng nhất của Phụng Niên này nói lên cho chúng ta là thành phần tín hữu biết. Tôi xin hỏi anh chị em một câu nhé: lễ nào của đức tin chúng ta quan trọng nhất: Giáng Sinh hay Phục Sinh? Phục Sinh, vì đó là lễ cứu độ của chúng ta, lễ của tình yêu Thiên Chúa đối với chúng ta, lễ cử hành Cái Chết và Phục Sinh của Người. Bởi thế tôi muốn chia sẻ với anh chị em về lễ này, về những ngày này, những ngày vượt qua, cho đến Lễ Chúa Phục Sinh. Những ngày này làm nên việc tưởng niệm về một mầu nhiệm cao cả, đó là mầu nhiệm về Sự Chết và Phục Sinh của Chúa Giêsu. Tam Nhật này được bắt đầu vào ngày mai, với Thánh Lễ tưởng niệm Bữa Tiệc Ly của Chúa và sẽ chấm dứt bằng Kinh Tối Chúa Nhật Phục Sinh. Sau đó là Thứ Hai Phục Sinh để cử hành đại lễ này: thêm một ngày nữa. Tuy nhiên, lễ này là lễ hậu phụng vụ: lễ gia đình (family feast), lễ của xã hội. Nó đánh dấu những chặng chính yếu nơi đức tin của chúng ta cũng như của ơn gọi chúng ta trong thế giới này, và tất cả mọi Kitô hữu đều được kêu gọi để sống Tam Nhật Thánh này - Thứ Năm, Thứ Sáu, Thứ Bảy; và Chúa Nhật - dĩ nhiên - Thứ Bảy là Phục Sinh - Tam Nhật Thánh, có thể nói, như là "cái khung" cho đời sống chung riêng của họ, cho đời sống cộng đồng của họ, như cuộc xuất hành từ Ai Cập được anh chị em Do Thái trải qua vậy.


Ba ngày này nêu lên một lần nữa cho dân Kitô giáo các biến cố cả thể về việc Chúa Kitô cứu độ, nhờ đó họ hướng ơn cứu độ đến chân trời định mệnh tương lai của họ và củng cố ơn cứu độ nơi việc họ dấn thân làm chứng nhân trong lịch sử.


Ôn lại các chặng được trải qua trong Tam Nhật này, vào buổi sáng Lễ Phục Sinh, Bài Ca Tiếp Liên, tức là một bài thánh ca hay một loại Thánh Vịnh, làm cho chúng ta nghe thấy lời long trọng loan báo về Phục Sinh, đó là: "Chúa Kitô, niềm hy vọng của chúng ta, đã sống lại và đi trước chúng ta đến Galilêa". Đó là một khẳng định cả thể: Chúa Kitô đã sống lại. Ở nhiều quốc gia trên thế giới, nhất là ở Đông Âu, dân chúng chào nhau trong những ngày này không phải bằng tiếng chào "sáng" hay "tối" bình thường, mà là "Chúa Kitô đã sống lại", để chấp nhận lời chào vượt qua cao cả ấy. "Chúa Kitô đã sống lại". Tam Nhật này đạt đến tột đỉnh ở những chữ - "Chúa Kitô đã sống lại" - đầy hoan hỉ phấn khích ấy. Chúng chất chứa chẳng những một loan báo về niềm vui và hy vọng, mà còn là một lời kêu gọi về trách nhiệm và sứ vụ nữa. Câu chuyện không kết thúc ở chim câu, ở những quả trứng, ở tiệc tùng - cho dù tốt lành bởi là ngày lễ gia đình - nhưng lại không kết thúc như thế. Con đường theo sứ vụ được bắt đầu ở chỗ ấy, ở lời loan báo: Chúa Kitô đã sống lại. Lời loan báo này, được Tam Nhật Vượt Qua dẫn tới, bằng cách sửa soạn cho chúng ta lãnh nhận nó, là tâm điểm của đức tin và đức cậy của chúng ta, nó là cốt lõi, là lời loan báo, là việc rao giảng, một việc tiếp tục truyền bá phúc âm hóa Giáo Hội để Giáo Hội được sai đi truyền bá phúc âm hóa.


Thánh Phaolô đã tóm gọn biến cố vượt qua ở lời diễn tả như thế này: "Đức Kitô, con chiên vượt qua của chúng ta, đã chịu hy tế" (1Corinto 5:7), như một con chiên. Người đã bị sát tế. Thế nên - ngài tiếp tục - "những gì cũ kỹ đã qua và hết mọi sự đã trở thành mới mẻ" (2Corinto 5:15). Tái sinh. Bởi vậy mà từ ban đầu người ta được rửa tội vào ngày Lễ Phục Sinh. Cũng vào đêm Thứ Bảy này tôi sẽ rửa tội ở Đền Thờ Thánh Phêrô này 8 người lớn đang bắt đầu cuộc sống Kitô giáo. Hết mọi sự được bắt đầu vì chúng sẽ được tái sinh. Bằng một công thức tổng hợp khác, Thánh Phaolô giải thích rằng Chúa Kitô "đã bị giết chết vì những vấp phạm của chúng ta và đã sống lại cho sự công chính của chúng ta" (Roma 4:25). Người là Đấng duy nhất, Đấng duy nhất công chính hóa chúng ta; Chúa Giêsu Kitô là Đấng duy nhất làm cho chúng ta được tái sinh, không còn ai khác ngoài Người. Vì vậy mà không gì cần phải trả giá, bởi việc công chính hóa - làm cho chúng ta nên công chính - là việc tặng không. Đó là sự cao cả lớn lao của tình yêu Chúa Kitô; Người ban sự sống của Người một cách nhưng không để làm cho chúng ta trở thành những vị thánh, để canh tân đổi mới chúng ta, để tha thứ cho chúng ta. Đó là chính cốt lõi của Tam Nhật Vượt Qua này. Nơi Tam Nhật Vượt Qua ấy, việc tưởng nhớ đến biến cố chính yếu này trở thành một việc cử hành đầy lòng tri ân cảm tạ, đồng thời nó cũng làm tái phát ở nơi người lãnh nhận Phép Rửa cái cảm quan về thân phận mới của họ, một thân phận được Thánh Phaolô lại diễn tả như thế này: "Bởi vậy mà nếu anh em đã được sống lại với Chúa Kitô thì hãy tìm kiếm những gì ở trên cao [...] chứ đừng ... những gì ở dưới đất này" (Colosê 3:1-3). Hãy ngước nhìn lên, hãy nhìn đến chân trời, hãy mở rộng các chân trời ra: đó là đức tin của chúng ta, đó là sự công chính hóa của chúng ta, đó là tình trạng ân sủng! Thật vậy, nhờ Phép Rửa, chúng ta được sống lại với Chúa Kitô và chúng ta chết đi cho những gì của thế gian và cho lý lẽ của trần gian; chúng ta được tái sinh như thành phần thụ tạo mới: một thực tại cần trở thành cuộc sống cụ thể hằng ngày.


Nếu một Kitô hữu thật sự để mình được Chúa Kitô rửa cho, nếu họ thực sự để mình được Người tước lột cho khỏi con người cũ để bước vào một đời sống mới, cho dù vẫn còn là một tội nhân - vì tất cả chúng ta đều như thế - họ sẽ không còn bị băng hoại, việc công chính hóa của Chúa Giêsu cứu chúng ta khỏi tình trạng băng hoại; chúng ta là thành phần tội nhân chứ không băng hoại; họ không còn sống với chết chóc trong tâm hồn của họ, hay thậm chí không còn là căn nguyên chết chóc nữa. Đến đây tôi cần phải nói đến một điều đáng buồn và nhức nhối... Đó là có những Kitô hữu giả tạo / fake Christians: những con người miệng thì nói rằng "Chúa Giêsu đã sống lại", "Tôi đã được Chúa Giêsu công chính hóa", tôi đang sống một sự sống mới nhưng tôi lại đang sống một cuộc sống băng hoại. Những Kitô hữu giả tạo này sẽ kết liễu một cách thê thảm. Tôi xin lập lại, Kitô hữu là tội nhân - tất cả chúng ta đều như thế - cả tôi cũng vậy - thế nhưng khi chúng ta xin Chúa tha thứ thì Người thứ tha cho chúng ta. Thành phần Kitô hữu băng hoại giả vờ là một con người khả kính, thế nhưng, cuối cùng mới lòi ra cái thối rữa ở trong tâm can của họ. Chúa Giêsu ban cho chúng ta một sự sống mới. Một Kitô hữu không thể nào sống với chết chóc trong tâm hồn của mình, hay trở thành căn gốc gây chết chóc. Chúng ta thử nghĩ nhé - chẳng cần nói xa xôi làm gì - chúng ta hãy nghĩ đến nhà của chúng ta, chúng ta hãy nghĩ đến thành phần được gọi là "Kitô hữu mafia / mafiosi Christians". Thế nhưng, những con người này chẳng có gì là Kitô giáo cả: họ gọi mình là Kitô hữu, thế nhưng họ gây chết chóc trong tâm hồn của họ cũng như cho người khác. Chúng ta hãy cầu nguyện cho họ, để Chúa chạm đến tâm hồn của họ. Tha nhân của mình, nhất là thành phần hèn mọn nhất và những ai đau khổ nhất, trở thành một gương mặt cụ thể mà chúng ta cống hiến tình yêu Chúa Giêsu đã trao ban cho chúng ta. Thế giới này trở thành một nơi cho sự sống mới của chúng ta như là thành phần đã sống lại. Chúng ta đã sống lại với Chúa Giêsu: thẳng đứng và ngẩng cao, chúng ta có thể chia sẻ những gì là hèn hạ nhục nhã của những con người mà ngày nay vẫn, như Chúa Giêsu, chịu khổ đau, trần truồng, thiếu thốn, chết chóc, để nhờ Người và với Người, chúng ta trở thành những dụng cụ cứu vãn và hy vọng, thành những dấu hiệu của sự sống và sự phục sinh. Ở nhiều xứ sở - ở Ý đây cũng như ở quê hương của tôi - có cái lệ là vào ngày Lễ Phục Sinh, khi nghe thấy tiếng chuông nhà thờ, thì các bà mẹ, các bà nội bà ngoại mang con cháu đến rửa mắt bằng nước, bằng nước sự sống, như là một dấu hiệu nhờ đó có thể thấy được những gì nơi Chúa Giêsu, thấy những điều mới mẻ. Trong Lễ Phục Sinh này, chúng ta hãy tẩy rửa linh hồn của chúng ta, hãy tẩy rửa con mắt của linh hồn, để thấy được những điều đẹp đẽ và thực hiện những điều tốt đẹp. Như thế thì tuyệt vời! Thật vậy, đây là sự Phục Sinh của Chúa Giêsu sau Cái Chết của Người, một giá trả để cứu độ tất cả chúng ta.


Anh chị em thân mến, chúng ta hãy dọn mình sống một cách tốt đẹp Tam Nhật Thánh giờ đây tới nơi rồi - bắt đầu ngày mai - để được tiến sâu vào mầu nhiệm Chúa Kitô hơn bao giờ hết, Đấng đã chết và sống lại vì chúng ta.


Xin Rất Thánh Maria, Vị đã theo Chúa Giêsu trong Cuộc Khổ Nạn của Người - Mẹ đã ở đó, đã chứng kiến, đã đớn đau... đã hiện diện và đã liên kết với Người dưới thập tự giá của Người, mà không hổ thẹn về Con mình, một Người Mẹ không bao giờ xấu hổ về con mình! Mẹ đã ở đó, và đã lãnh nhận vào lòng của Mẹ niềm vui vô biên của Phục Sinh -, hỗ trợ chúng ta trong cuộc hành trình thiêng liêng này. Chớ gì Mẹ xin cho chúng ta được ơn tham dự sâu xa vào các việc cử hành của các ngày tới đây, nhờ đó lòng của chúng ta và đời của chúng ta thật sự được biến đổi.


Trong khi lưu lại cho anh chị em những ý nghĩ ấy, tôi xin gửi đến tất cả anh chị em, cùng với cộng đồng và những người thân yêu của anh chị em các lời nguyện chúc nồng hậu nhất của tôi về một Lễ Phục Sinh hạnh phúc và thánh đức.


Và tôi khuyên anh chị em là vào sáng Lễ Phục Sinh hãy đem con cái của anh chị em đến một vòi nước nào đó để chúng rửa mắt của chúng. Đó là một dấu hiệu về cách thức nhìn thấy Chúa Giêsu Phục Sinh.


https://zenit.org/articles/general-audience-on-the-easter-triduum-2/


BÀI 16: - PHẦN KẾT LỄ

"Kitô hữu không đi Lễ để chu toàn một công việc hằng tuần cần phải làm rồi sau đó là xong, không phải thế. Kitô hữu đi Lễ để tham dự vào cuộc Khổ Nạn và Phục Sinh của Chúa, để rồi sống như thành phần Kitô hữu khá hơn: đó là hướng đến việc dấn thân làm chứng từ Kitô giáo".


"Thánh Lễ như hạt giống, hạt lúa miến, một hạt lúa miến sau đó được mọc lên trong đời sống thường ngày, Thánh Lễ tăng trưởng và chín thơm nơi các việc lành, nơi các thái độ làm cho chúng ta giống Chúa Giêsu. Hoa trái của Thánh Lễ nhắm đến việc trưởng thành trong đời sống hằng ngày là thế".



Xin chào và Chúc Mừng Phục Sinh anh chị em thân mến!


Anh chị em thấy hôm nay có nhiều hoa: hoa ám chỉ niềm vui mừng và hoan lạc. Ở một số nơi, Lễ Phục Sinh cũng được gọi là "Lễ Phục Sinh hoa nở", vì Chúa Kitô Phục Sinh nở hoa: Người là bông hoa mới; việc công chính hóa chúng ta nở hoa, sự thánh thiện của Giáo Hội trổ bông. Thế nên mới có nhiều hoa - đó là niềm vui của chúng ta. Chúng ta cử hành Lễ Phục Sinh cả tuần, nguyên tuần. Bởi vậy mà tất cả chúng ta lại nói với nhau lời "Chúc Mừng Phục Sinh". Nào chúng ta cùng nói nhé: "Chúc Mừng Phục Sinh" - tất cả! [toàn thể đều đáp ứng lập lại lời ĐTC: Chúc Mừng Phục Sinh]. Tôi cũng muốn chúng ta nói lời Chúc Mừng Phục Sinh - vì ngài là Giám Mục Roma - với Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI thân yêu của chúng ta, vị theo dõi chúng ta qua truyền hình. Tất cả chúng ta đều nói nhé: Chúc Mừng Phục Sinh Đức Giáo Hoàng Biển Đức [cộng đồng dân Chúa hiện diện bấy giờ đồng thanh đáp ứng lập lại: "Chúc Mừng Phục Sinh!" kèm theo một tràng pháo tay vang dội].


Với bài giáo lý này, hôm nay chúng ta kết thúc loạt bài về Thánh Lễ, thực sự là việc tưởng niệm, nhưng không phải chỉ là việc tưởng nhớ, mà là tái diễn cuộc Khổ Nạn và Phục Sinh của Chúa Giêsu. Lần vừa rồi chúng ta đã nói đến Hiệp Lễ và Lời Nguyện sau Hiệp Lễ. Sau Lời Nguyện này, Thánh Lễ chấm dứt bằng một phép lành của vị linh mục và cộng đoàn dân Chúa giải tán (Cf. Ordinamento Generale del Messale Romano, 90). Như khi bắt đầu bằng dấu thánh giá thế nào, nhân Danh Cha và Con và Thánh Thần, thì cũng nhân Danh Ba Ngôi một lần nữa để niêm ấn Thánh Lễ, một tác động phụng vụ.


Tuy nhiên chúng ta quá biết rằng một khi Thánh Lễ kết thúc thì hướng đến việc dấn thân làm chứng từ Kitô giáo. Kitô hữu không đi Lễ để chu toàn một công việc hằng tuần cần phải làm rồi sau đó là xong, không phải thế. Kitô hữu đi Lễ để tham dự vào cuộc Khổ Nạn và Phục Sinh của Chúa, để rồi sống như thành phần Kitô hữu khá hơn: đó là hướng đến việc dấn thân làm chứng từ Kitô giáo. Chúng ta rời nhà thờ "ra đi bình an" để mang phúc lành của Thiên Chúa cho các hoạt động thường nhật của chúng ta, trong nhà chúng ta, nơi môi trường làm việc, giữa các nghề nghiệp của thành đô trần thế này, "tôn vinh Chúa bằng đời sống của chúng ta". Thế nhưng, nếu chúng ta rời nhà thờ nói chuyện với nhau mà rằng: "Nhìn này", "nhìn kia...", nói năng quá nhiều thì Thánh Lễ không thấm nhập vào lòng của chúng ta. Tại sao? - vì chúng ta không thể sống chứng từ Kitô giáo. Mỗi lần tôi đi Lễ, khi rời nhà thời thì tôi cần phải khá hơn là khi tôi vào nhà thờ, sinh động hơn, mảnh lực hơn, mong muốn cống hiến chứng từ Kitô giáo hơn. Qua Thánh Thể, Chúa Giêsu vào trong chúng ta, vào cõi lòng của chúng ta và vào thân xác của chúng ta, nhờ đó chúng ta mới có thể "thể hiện trong đời sống Bí Tích được nhận lãnh bằng đức tin" (Messale Romano, Collect of Monday of the Octave of Easter).


Từ việc cử hành Thánh Lễ đến đời sống, bởi thế, hãy biết rằng Thánh Lễ được nên trọn nơi những chọn lựa cụ thể của những ai bản thân gắn bó với mầu nhiệm của Chúa Kitô. Chúng ta không được quên rằng chúng ta cử hành Thánh Thể để học biết làm sao trở nên những con người nam nữ Thánh Thể. Điều này có nghĩa là gì? Nghĩa là để cho Chúa Kitô tác hành nơi các công việc của chúng ta: ý nghĩ của Người là ý nghĩ của chúng ta, cảm tình của Người là cảm tình của chúng ta, chọn lựa của Người là chọn lựa của chúng ta. Đó là thánh thiện: làm như Chúa Kitô đã làm đó là sự thánh thiện của Kitô hữu. Thánh Phaolô đã chính xác diễn tả nó khi ngài nói về việc ngài được đồng hóa với Chúa Giêsu, và ngài nói như thế này: "Tôi đã được đóng đanh với Chúa Kitô; không phải là tôi sống nữa mà là Chúa Kitô sống trong tôi; và sự sống tôi hiện sống trong xác thịt này là tôi sống bằng niềm tin vào Con Thiên Chúa, Đấng đã yêu thương tôi và hiến mình vì tôi" (Galata 2:19-20). Đó là chứng từ Kitô giáo. Kinh nghiệm của Thánh Phaolô cũng soi sáng cho cả chúng ta nữa: mức độ chúng ta diệt trừ cái tôi của mình, tức là chúng ta chết đi cho những gì phản lại Phúc Âm cũng như phản lại với tình yêu Chúa Giêsu, thì quyền năng của Thánh Linh càng tác động hơn nữa trong chúng ta. Kitô hữu là những con người nam nữ để cho linh hồn của mình được rộng mở theo quyền năng của Thánh Thần, sau khi lãnh nhận Mình và Máu Chúa Kitô. Anh chị em hãy để cho linh hồn của mình vươn dài nới rộng hơn nữa! Chứ đừng có một tâm hồn hẹp hòi và khép kín, nhỏ mọn và vị kỷ! Các tâm hồn rộng mở, các tâm hồn cao cả, có các chân trời lớn lao... Anh chị em hãy để cho tâm hồn của mình được vươn dài nới rộng ra bởi quyền năng của Thần Linh, sau khi lãnh nhận Mình và Máu Chúa Kitô.


Vì việc hiện diện thực sự của Chúa Kitô nơi Bánh Thánh không kết thúc theo Thánh Lễ (Cf. Catechism of the Catholic Church, 1374), mà Thánh Thể được giữ ở trong Nhà Tạm cho việc Rước Lễ bệnh nhân cũng như cho việc tôn thờ Chúa trong Bí Tích Cực Thánh; việc tôn thờ Thánh Thể ngoài Thánh Lễ, một cách chung hay riêng, thực sự là giúp chúng ta ở lại trong Chúa Kitô (Cf. Ibid., 1378-1380).


Bởi thế, hoa trái của Thánh Lễ nhắm đến việc trưởng thành trong đời sống hằng ngày. Chúng ta có thể nói như vậy, theo một ý nghĩa hình ảnh nào đó: Thánh Lễ như hạt giống, hạt lúa miến, một hạt lúa miến sau đó được mọc lên trong đời sống thường ngày, Thánh Lễ tăng trưởng và chín thơm nơi các việc lành, nơi các thái độ làm cho chúng ta giống Chúa Giêsu. Hoa trái của Thánh Lễ nhắm đến việc trưởng thành trong đời sống hằng ngày là thế. Thật vậy, khi được tăng bổ mối hiệp nhất của chúng ta với Chúa Kitô, Thánh Thể cập nhật ân sủng được Thần Linh ban cho chúng ta nơi Phép Rửa và nơi Bí Tích Thêm Sức, để chứng từ Kitô giáo của chúng ta của chúng ta được khả tín (Cf. Ibid., 1391-1392).


Lại nữa, khi thắp lên đức ái thần linh trong lòng chúng ta thì Thánh Thể làm gì? Thánh thể tách chúng ta khỏi tội lỗi. "Chúng ta càng tham phần vào sự sống của Chúa Kitô và tiến triển trong tình thân hữu của Người, thì tội trọng càng khó tách chúng ta ra khỏi Người" (Ibid., 1395). Việc năng đến với Bữa Tiệc Thánh Thể là việc canh tân đổi mới, củng cố kiên cường và in sâu đậm chắc hơn mối liên hệ với cộng đồng Kitô hữu của chúng ta, theo nguyên tắc Thánh Thể làm nên Giáo Hội (Cf. Ibid., 1396), Thánh Thể hiệp nhất tất cả chúng ta lại với nhau.


Sau hết, việc tham phần vào Thánh Thể thúc đẩy chúng ta vào những mối liên hệ với người khác, nhất là với người nghèo, dạy chúng ta tiến từ nhục thể của Chúa Kitô đến nhục thể của anh em chúng ta, nơi Người đợi chờ chúng ta nhận biết, phục vụ, tôn kính và mến yêu (Cf. Ibid., 1397). Cưu mang kho tàng của mối hiệp nhất với Chúa Kitô này nơi những bình sành (Cf. 2 Corinthians 4:7), chúng ta liên lỉ cần phải trở về với bàn thánh, cho đến khi chúng ta hoàn toàn trọn vẹn hoan hưởng trên Thiên Đàng cái diễm phúc dự tiệc cưới của Con Chiên (Cf. Revelation 19:9).


Chúng ta tạ ơn Chúa về hành trình tái nhận thức về Thánh Lễ này, Thánh Lễ Người đã ban cho chúng ta để cùng nhau làm trọn, và chúng ta hãy để mình được thu hút bằng một đức tin mới mẻ đến cuộc hội ngộ thực sự với Chúa Giêsu, Đấng đã chết đi và sống lại vì chúng ta, thành phần đương đại hiện nay. Chớ gì đời sống của chúng ta luôn "nở hoa", như Lễ Phục Sinh, với những bông hoa hy vọng, đức tin và việc lành. Chớ gì chúng ta luôn tìm thấy sức mạnh để được như vậy nơi Thánh Thể, nơi việc hiệp nhất với Chúa Giêsu. Chúc Mừng Phục Sinh tất cả anh chị em!


https://zenit.org/articles/general-audience-pope-concludes-catecheses-on-the-holy-mass-full-text/