ĐỨC MARIA TRONG CHƯƠNG TRÌNH CỨU ĐỘ

Theo Tin Mừng Thánh Luca

Lawrence Nguyễn H Cường

(Lạy Cha, trước khi con suy niệm về Đức Maria trong chương trình “CỨU ĐỘ” theo Tin Mừng Thánh Luca, con muốn nhìn lại quá trình tình thương của Cha và sự hiện diện của Đức Mẹ Maria trong chương trình “CỨU ĐỘ” này... xin giúp con.)


NHÌN LẠI QUÁ TRÌNH TÌNH THƯƠNG


Con người bị ô nhiễm (4000-2500 BC)

Sau khi Sa-tan xảo quyệt thuyết phục A-dong và E-và bất tuân rồi ăn trái “thiện ác” , hai ông bà liền biết hổ thẹn trước mặt nhau vì thấy mình đang trần truồng rồi lấy lá làm khố che thân (St 3,1-7). Từ đó Sa-tan ô nhiễm “tham, sân, si” nơi con người và rồi con người dần dà lún sâu vào tội lỗi đến độ hoàn toàn sa đọa trong bóng tối sự chết, tách rời thần khí Chúa và tuổi thọ họ bị suy gim rất nhiều (St 6,3), ngoại trừ ông Nô-ê _ người sống đẹp lòng Thiên Chúa và tuổi rất thọ (St 6,8). Thiên Chúa buồn lắm vì con người sống trong sa đọa, nhưng Ngài chậm giận và chạnh lòng thương (Xh 34,6), muốn cho con người cơ hội làm lại cuộc đời bằng cách kêu gọi con người thống hối ăn năn qua chương trình trăm năm (St 11,10) đóng tàu của ông Nô-ê.  Nhưng rất tiếc, con người cứng lòng và tiếp tục sa đọa trong những ý định xấu xa suốt ngày của họ. Thiên Chúa nổi giận và quyết định cho "Lục Đại Hồng Thủy" xóa bỏ họ khỏi mặt đất (St 6,7).


Giao Ước Nô-ê (Ngày 27 Tháng 2 năm 2500 BC)

Sau khi “Lục Đại Hồng Thủy” hủy diệt con người, một lần nữa Ngài chủ động chạnh lòng thương và muốn thiết lập “Giao Ước” với Nô-ê. Thiên Chúa phán: "Đây là dấu hiệu giao ước Ta đặt giữa Ta với các ngươi, và với mọi sinh vật ở với các ngươi, cho đến muôn thế hệ sau này: Ta gác cây cung của Ta lên mây, và đó sẽ là dấu hiệu giao ước giữa Ta với cõi đất. Khi Ta cho mây kéo đến trên mặt đất và cây cung xuất hiện trong mây, Ta sẽ nhớ lại giao ước giữa Ta với các ngươi, và với mọi sinh vật, nghĩa là với mọi xác phàm; và nước sẽ không còn trở thành hồng thủy để tiêu diệt mọi xác phàm nữa. Cây cung sẽ ở trong mây. Ta sẽ nhìn nó để nhớ lại giao ước vĩnh cửu giữa Thiên Chúa với mọi sinh vật, nghĩa là với mọi xác phàm ở trên mặt đất." (St 9,12-16)


Giao Ước Áp-ram (2081 BC)

Sau 1919 năm từ lúc sáng tạo con người, tức là sau “Lục Đại Hồng Thủy” 419 năm, Thiên Chúa thấy Áp-ram con ông Te-ra rất nổi bật trong sự trung thành vâng phục và công chính kính sợ Thiên Chúa _ Điều ấy rất đẹp lòng Thiên Chúa nên Ngài đã chúc phúc và lập “Giao Ước” với ông Áp-ram và con cháu ông là I-xa-ác, Gia-cóp, và mưu duệ ông sau này:

"Ta ban cho dòng dõi ngươi đất này,
từ sông Ai-cập đến Sông Cả, tức sông Êu-phơ-rát,
đất của những người Kê-ni, Cơ-nát, Cát-môn,
Khết, Pơ-rít-di, Ra-pha, E-mô-ri, Ca-na-an,
Ghia-ga-si và Giơ-vút” (St 15,18-20).


Giao Ước Sinai (1946 BC)

Ông Áp-ram sinh I-xa-ác, I-xa-ác sinh Gia-cóp (Thiên Chúa đổi tên ông là Ít-ra-en sau cuộc vật lộn với Thiên Chúa tại sông Giáp-bốc [St 32,23-30]). Ông Gia-cóp sinh ra 12 chi tộc Ít-ra-en. Năm 1875 BC, dòng tộc ông Gia-cóp sang Ai-cập sống với ông Giu-se (con trai lớn của bà Ra-khen và Gia-cóp) vì nạn đói thời ấy(St 46,1-34) và họ lập nghiệp ở đó khoảng 429 năm. Sau thời gian dài, con cháu Ít-ra-en sinh sôi nảy nở rất đông tại Ai-cập, họ bị làm nô lệ ở đó rất hà khắc. Tiếng kêu cầu của họ thấu tới tai Thiên Chúa và Thiên Chúa đã chọn ông Mô-sê cứu giúp họ ra khỏi Ai-cập.

Sau khi giãi thoát họ khỏi vòng nô lệ, thì Thiên Chúa gần gũi với con người hơn qua “Giao Ước Sinai”, và cụ thể là Dòng Tộc Ít-ra-en vào thời ấy:


Kết luận

Từ lúc Thiên Chúa yêu thương sáng tạo con người theo hình ảnh Thiên Chúa đến nay, Thiên Chúa luôn xót thương dõi bước theo con người để dạy dỗ, rèn luyện và nâng cấp con người lên theo thời gian trưởng thành trong thần lực. Thiên Chúa luôn luôn đi bước trước để thiết lập giao ước với con người bởi lòng hay thương xót của Ngài. Chẳng vậy, Thiên Chúa đích thân huấn dạy con người qua ông Mô-sê, các Thủ Lãnh, các Vua, các Tiên Tri, và Thánh Truyền.

Và rồi Thiên Chúa trọn tình thương tiếp tục “CỨU ĐỘ” con người!



CHUẨN BỊ CHO NGÔI LỜI NHẬP THỂ

Sau khi A-dong và E-và phạm tội bất tuân thì ranh giới đã vạch rõ giữa “thiện”“ác”,  giữa “sáng”“tối”, và đâu có ánh sáng thì bóng tối sẽ không còn. Như vậy, tự bóng tối không hiện hữu mà chỉ có ánh sáng mới hiện hữu mà thôi. Vì có sự hiện hữu của Thiên Chúa nên Ngài luôn luôn thương xót con người và đi bước trước để thiết lập giao ước với con người, và nhờ “Đấng Hiện Hữu” (Xh 3,14) mà con người được canh tân qua muôn thế hệ.

Chúa Giê-su Ki-tô là “Ánh Sáng” thế gian và là sự sống của nhân loại (Gn 8,12) thay cho cái chết của A-dong; Đức Ma-ri-a là “Nữ Tỳ Vâng Phục” rất đẹp lòng Thiên Chúa (Lc 1,38) thay cho cái bất tuân của E-và… Và nhờ vào sự khiêm nhường “Vâng Phục” tuyệt đối của Đức Ma-ri-a mà Ngôi Lời được nhập thể; một lần nữa Thiên Chúa đi bước trước với lòng hay thương xót của Ngài để thiết lập “GIAO ƯỚC MỚI” qua Đức Giê-su Ki-tô cho “Phàm – Thánh” được đồng cư và nhờ Ngài con người được nâng lên làm “Dưỡng Tữ” của Thiên Chúa… vì thế Thiên Chúa nhẫn nại đi tìm người (đôi vợ chồng) xứng đáng cho Ma-ri-a để Ma-ri-a có thể làm Mẹ Ngôi Lời Nhập Thể!


Vợ Chồng phàm làm đẹp lòng Thiên Chúa

Trãi dài Lịch sử Ơn Cứu Độ gần 4000 năm…  qua lòng nhân hậu và hay thương xót của Đức Chúa Cha, Ngài chậm bất bình và hết sức khoan dung để nhẫn nại tìm kiếm những  tâm hồn thanh tịnh, hết sức khiêm nhường và giàu lòng quảng đại; tìm kiếm người thông hiểu Thiên Chúa, thông hiểu Thánh Kinh và luôn kết hiệp mật thiết với chương trình của Thiên Chúa ở mọi nơi và mọi lúc…

Ôi Thiên Chúa thật vui lòng! Qua thời gian dài, trong con cái loài người có người như lòng Thiên Chúa ước mong. Thiên Chúa đã tìm thấy “Một Nam” (Gioan-Kim _ Nazaret, Miền Bắc) và “Một Nữ” (An-na _ Bê-lem, Miền Nam), cả hai là con cháu của Vua Thánh Đa-vít. Họ có cùng ước mơ thánh thiện và tiến bước trên đường thánh đức. Họ được xe duyên cầm sắc với nhau trong đền thờ Thiên Chúa và sống đời phúc hạnh thiện hảo vô song trong hỷ ý của Ngài.

Hai ông bà Gioan-Kim và An-na rất giàu có, thường chia sẻ tiền của cho người nghèo khó và dâng hiến rất hậu vào đền thờ Đức Chúa. Nhưng rất tiếc, có lần thầy Thượng Tế trong đền thờ từ chối lòng quảng đại hiến dâng và sự hy sinh của đôi vợ chồng phàm vì hai ông bà đến tuổi già mà hiếm con (phong tục thời ấy: hiếm con là người vô phúc, là người làm mất lòng Thiên Chúa).  Ông bà Gioan-Kim và An-na chấp nhận thân phận trong thánh ý Chúa và chịu mọi sự sỉ nhục trước mặt người đời. Họ trìu mến an ủi nhau rồi ông Gioan-Kim lui vào sa mạc. Nơi đó: ông ăn chay và làm việc đền tội bốn mươi ngày… còn bà An-na ở nhà hiệp thông với chồng nguyện cầu Thiên Chúa. Thiên Chúa dủ lòng thương! thế là Ngài cho Thiên Thần hiện ra cùng lúc với Gioan-Kim trong sa mạc và An-na tại Giê-ru-salem rằng: hai ông bà sẽ sanh một cháu gái và đặt tên cho trẻ là Ma-ri-a (WMOF 2015). Câu chuyện rất giống mẹ của  I-sa-ác, bà Sa-ra (St 18,11-14); Mẹ của Tiên Tri Sa-mu-en, bà An-na (1 Sam)


Thần lực Gioan-Kim và An-na

Dù Kinh Thánh cũng như Thánh Truyền không nói nhiều về Thánh Gioan-Kim và An-na, nhưng chắc chắn đôi vợ chồng phàm này luôn làm đẹp lòng Thiên Chúa. Gioan-Kim và An-na cho chúng ta thấy:

“Vợ có tông, chồng có giống”… Hay nói cách khác, đôi vợ chồng này là tinh hoa ngàn năm của cha ông họ vung trồng qua nhiều thế hệ trong gia tộc, và Thánh Truyền cho thấy họ xuất thân từ dòng dõi “Thánh Vua Đa-vít”. Như vậy với sự hỗ trợ của gia tiên cộng với thần lực Gioan-Kim và An-na đang tu luyện, họ có thể xuất thần gặp thánh rất dễ dàng, đôi vợ chồng phàm tâm linh tương thông này đã “đồng sanh tương ứng và đồng khí tương cầu” đến độ họ có thể h trợ cho nhau thấy Thiên Thần cùng lúc, nhận cùng một “nguồn tin” thai nhi.


Hợp tác với Thiên Chúa

Vợ chồng son sẻ khẩn cầu đến tuổi già mới có con, mang lại niềm vui vô tận cho chính mình và hữu ích cho Thiên Chúa như bà An-na trong sách Sa-mu-en quyển Thứ Nhất. Cũng vậy, khi được Sứ Thần báo thai gái cho hai ông bà Gioan-Kim và An-na và đặt tên cho cháu là Ma-ri-a thì cả hai vui mừng, cùng cảm tạ và nguyện cầu dâng Ma-ri-a cho Thiên Chúa.

Nơi Gioan-Kim và An-na: có lòng yêu mến và kính sợ Thiên Chúa vô song, có đức thanh tịnh và hết lòng kính thờ Thiên Chúa, có lòng quảng đại và luôn nghĩ cho tha nhân, có sự thánh thiện và luôn làm đẹp ý lòng Thiên Chúa… thì chắc chắn rằng: Gioan-Kim và An-na cùng nhau truyền hết mọi thần công và thần lực thâm hậu từ mỗi tế bào mình cho đứa con gái Ma-ri-a yêu dấu từ thuở trước khi lấy nhau và trước khi tượng thai Ma-ri-a chăng?.. Ma-ri-a là nguồn vui và là hạnh phúc, là tất cả gia nghiệp, là của lễ cao quý nhất mà Gioan-Kim và An-na hằng mong muốn dâng lên Thiên Chúa. Thần lực mà Gioan-Kim và An-na truyền lại cho Ma-ri-a thật tuyệt hảo và thâm hậu vô song vì thế khi chưa tròn 3 tuổi, Ma-ri-a rất muốn dâng mình vào đền thờ Giê-ru-salem (CĐMM 9).

Thánh Ða-mas-cê-nô ca tụng thánh Gioan-Kim và thánh An-na như sau: "Lạy thánh Gioan-kim và An-na, đôi bạn hạnh phúc, tất cả mọi tạo vật đều mang ơn các ngài, vì nhờ các ngài mà tạo vật đã dâng lên cho Ðấng Hóa Công một lễ vật cao trọng, đó chính là Ðức Ma-ri-a, Mẹ Thiên Chúa”.

Với nhân đức siêu phàm và vô cùng thâm hậu mà Ma-ri-a đã nhận được từ song thân mình và gia tộc thì Ma-ri-a được nhận vào đền thờ Giê-ru-salem lúc 3 tuổi và đủ sức chịu đựng mọi thử thách trong đền thờ vì yêu mến Chúa, nhất là khi thân phụ Gioan-kim giã thế sau khi Ma-ri-a vào đền thờ 6 tháng và khi Ma-ri-a 12 tuổi thì thân mẫu An-na cũng đã qua đời.  


Thử thách là rèn luyện

“Xem quả biết cây” Ma-ri-a có lòng yêu mến Thiên Chúa trên hết mọi sự và có sức chịu đựng mọi thử thách là nhờ vào truyền thống giáo dục tinh hoa của mẹ cha và gia tộc, nhờ vào sự huấn luyện của các cao sư trong đền thờ, và hằng ngày cũng nhờ vào những sự quấy rầy, hiềm khích của các chị em đồng môn nữa (CĐMM 11). Ma-ri-a tận dụng tất cả buồn vui trong ngày để rèn luyện thần lực đức ái của mình hòa hợp với Thiên Chúa giàu lòng xót thương và trọn tình thương xót, đêm đến kết hiệp mật thiết với Thiên Chúa nhiều hơn để thờ lạy, cảm tạ, và yêu thương Thiên Chúa.  Nhờ thế lúc bước vào tuổi thanh xuân, Ma-ri-a trọn vẹn về thân xác và có tâm hồn khiêm nhường yêu mến tuyệt vời như lòng Thiên Chúa ước mong. (CĐMM 13)


Kết mối lương duyên

Để chuẩn bị cho Ngôi Lời nhập thể, ý Thiên Chúa muốn Thượng Tế Si-mê-on xe duyên cho Ma-ri-a với Giu-se khiết tịnh và công chính. Giu-se  lớn hơn Ma-ri-a 19 tuổi, và ông thuộc dòng dõi Vua Thánh Đa-vít. Ma-ri-a và Giu-se, cả hai đều khấn đời tận hiến cho Thiên Chúa và sống khiết tịnh trọn đời.


Tinh Hoa Ma-ri-a

Chương trình của Thiên Chúa chuẩn bị cho Ma-ri-a thật tuyệt:

Tinh hoa Ma-ri-a vượt xa đất trời… không một ngôn ngữ nhân loại nào có thể diễn tả một phần vẻ đẹp xác hồn của Đức Ma-ri-a.


Kết luận

Để chuẩn bị cho Ma-ri-a làm Mẹ Thiên Chúa, Ngài đã chọn Gioan-Kim và An-na, đôi vợ chồng từ một dòng tộc thánh thiện nhân đức vô song để Ma-ri-a trở nên tuyệt vời với Cha Gioan-Kim, tuyệt hảo với Mẹ An-na, một mẫu mực trong gia tộc, một gương sáng trong đền thờ Thiên Chúa, và được gia tiên hộ phù… Quả thật Ma-ri-a đã trở nên Nữ Vương trên trời và dưới đất, rất xứng cho Ngôi Lời nhập thể trong cung lòng Ma-ri-a. Và cái tuyệt hảo của Ma-ri-a vượt xa mọi ngôn ngữ din tả của con người.

Sự toàn vẹn của Ma-ri-a là thời điểm “Cứu Độ” cho con người, cho “GIAO ƯỚC MỚI” của Thiên Chúa! để nâng cấp con người lên hàng “Dưỡng Tữ” Thiên Chúa qua Đức Giê-su Ki-tô.

 

ĐỨC MA-RI-A TRONG TIN MỪNG THÁNH LUCA

Lạy Cha, con nhìn lại quá trình tình thương của Cha, quả thật Cha dụng tâm lương khổ hơn 3900 năm. Chỉ có Cha là Đấng trọn tình thương nên mới kiên nhẫn yêu thương con người quá độ vậy. Con xin hiệp thông với Giáo Hội và muôn dân nước yêu mến Cha, thờ lạy Cha, cảm tạ Lòng Thương Xót Cha vô ngần.

Con cùng hiệp thông với Thánh Ða-mas-cê-nô cảm tạ Thánh Gioan-Kim và An-na đã yêu thương truyền dạy tất cả thần lực cho Đức Ma-ri-a trở nên “Nữ Tỳ Tuyệt Hảo”  để dâng lên Cha, nhờ đó mà Ngôi Lời được nhập thể và “GIAO ƯỚC MỚI” của Cha được thực hiện.


Tuyệt hảo Đức Ma-ri-a

Sự tuyệt hảo của Đức Ma-ri-a sáng ngời, nên khi Sứ Thần Gáp-ri-en vừa gặp Ma-ri-a liền nói:

"Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng bà." (Lc 1,28).

Nghe lời ấy, bà rất bối rối, và tự hỏi lời chào như vậy có nghĩa gì (Lc 1,29).

Dù vậy, Đức Ma-ri-a là người có kinh nghiệm lắng nghe tiếng Chúa và tìm hiểu thánh ý Ngài, nên khi gặp Sứ Thần Gáp-ri-en Đức Ma-ri-a khiêm nhường đối thoại để biết thánh ý Thiên Chúa hơn. 

Và rồi, Sứ Thần liền nói: "Thưa bà Ma-ri-a, xin đừng sợ, vì bà đẹp lòng Thiên Chúa. Và này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giê-su. Người sẽ nên cao cả, và sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao. Đức Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua Đa-vít, tổ tiên Người. Người sẽ trị vì nhà Gia-cóp đến muôn đời, và triều đại của Người sẽ vô cùng vô tận."(Lc 1,30-33)

Ma-ri-a là người am hiểu Thánh Kinh, người đang mong đợi Ngôi Lời nhập thể, người dâng hiến khiết trinh trọn vẹn cho Thiên Chúa… vì thế Ma-ri-a có sự đối thoại và tìm hiểu ý Thiên Chúa rất rõ ràng, nên

Ma-ri-a thưa với sứ thần: "Việc ấy sẽ xảy ra cách nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng! "(Lc 1,34)

Sứ thần đáp: "Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà, vì thế, Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa. Kìa bà Ê-li-sa-bét, người họ hàng với bà, tuy già rồi, mà cũng đang cưu mang một người con trai: bà ấy vẫn bị mang tiếng là hiếm hoi, mà nay đã có thai được sáu tháng. Vì đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được."(Lc 1,35-37)

Ma-ri-a với lòng tin tưởng Thiên Chúa tuyệt đối và khiêm nhường phó thác trọn vẹn, thế là

Ma-ri-a đáp lời: "Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói." Rồi sứ thần từ biệt ra đi. (Lc 1,38)


Xin “VÂNG”

Sự gì xy ra khi Đức Ma-ri-a vừa đáp lời xin “VÂNG”:


Nhìn lại cuộc đời Đức Ma-ri-a

(Lược chuyện cuộc đời Đức Mẹ được thị kiến qua Mẹ Bề Trên Ma-ri-a Agrêđa đáng kính Dòng Thánh Nữ Clara)

Nhìn lại Đức Ma-ri-a trong lúc này thì quả là một Nữ Tướng nước Trời… có gia tiên phù hộ và có Thiên Chúa ở cùng. Nếu không, với lý trí con người không thể nào tưởng và cũng không thể nào hiểu một bé “Nữ” có thể trổi vượt lên trên hết mọi tạo vật trong toàn cõi vũ trụ vậy.


Đức Ma-ri-a bối rối?

Thánh Kinh và Thánh Truyền không kể chút bối rối nào của Đức Ma-ri-a mang “Thai Chúa”. Nhưng với lý trí con người: Đức Ma-ri-a phải giải thích sao với Giu-se bạn mình đây? Đức Ma-ri-a đã thề hứa sống khiết tịnh nhưng nay lại mang "bầu", rồi đây anh Giu-se nghĩ sao? Có nên nói sự thật ra cho anh ấy không đây? Ôi, nói sao với gia tộc và sớm làng?… Thiên Chúa không chỉ bảo gì về việc này. Nếu có sự ngộ nhận hay hiểu lầm gì đó, liệu anh Giu-se có trình báo ném đá mình theo luật Mô-sê không? Chắc không đâu, anh ấy tốt lành và yêu thương mình lắm mà. Nhưng anh ấy công chính và rất tuân thủ lề luật, thế thì anh ấy sẽ đối xử sao với mình đây? Ôi sao mình phải nghĩ nhiều vậy? Mình đã phó thác và xin vâng như ý Thiên Chúa rồi… chắc chắn không sao, Thiên Chúa sẽ quan phòng hết cho mình thôi… hơn nữa mình đang mang “Ngôi Lời” Con của Vị Chúa Tể càn khôn cơ mà. An tâm an tâm!


Viếng thăm Chị E-li-sa-bét

Ma-ri-a nghe Sứ Thần báo Chị Ê-li-sa-bét đã mang thai sáu tháng… mừng cho chị ấy, nhưng lớn tuổi rồi mới mang thai không biết có khó khăn gì lắm không?

“Hồi ấy, bà Ma-ri-a vội vã lên đường, đến miền núi, vào một thành thuộc chi tộc Giu-đa. Bà vào nhà ông Da-ca-ri-a và chào hỏi bà Ê-li-sa-bét.” (Lc 1,39-40)

Đức Ma-ri-a vừa an tâm, liền vội vã lên đường giúp Chị họ Ê-li-sa-bét… Với Giu-se chăng? Chắc vậy rồi, vì Giu-se là người công chính, có trách nhiệm bảo hộ Ma-ri-a trinh khiết bé bỏng của mình. Hơn nữa đi đường xa và ở lại đó nên càng muốn đưa Ma-ri-a đi thăm Chị họ. Sự vội vã lên đường của Đức Ma-ri-a biểu hiện tấm lòng nhiệt thành yêu thương trợ giúp người khác… Đức Ma-ri-a cũng vội vã đến chia vui với Ê-li-sa-bét, và cùng chị dâng lời chúc tụng cảm tạ Thiên Chúa giáng phúc thi ân.

Chuyến đi này ra sao nhỉ? Chắc Ma-ri-a vui mừng vì có Chúa ở cùng. Dù Ma-ri-a có cẩn mật và thận trọng về chuyện Sứ Thần Gáp-ri-en truyền tin, nhưng trên đoạn đường dài, đối thoại qua lại với Giu-se, và nguyện gẫm với Thiên Chúa… chắc chắn thần lực có chút khác với thường ngày. Trong khi Giu-se, người tỉ mỉ, lo lắng, chăm sóc, bảo hộ Ma-ri-a… chắc Giu-se có chút phát hiện và suy nghĩ trong lòng. Và rồi:

Bà Ê-li-sa-bét vừa nghe tiếng bà Ma-ri-a chào, thì đứa con trong bụng nhảy lên, và bà được đầy tràn Thánh Thần, liền kêu lớn tiếng và nói rằng: "Em được chúc phúc hơn mọi người phụ nữ, và người con em đang cưu mang cũng được chúc phúc. Bởi đâu tôi được Thân Mẫu Chúa tôi đến với tôi thế này? Vì này đây, tai tôi vừa nghe tiếng em chào, thì đứa con trong bụng đã nhảy lên vui sướng. Em thật có phúc, vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã nói với em." (Lc 1,39-40)

Qua cuộc đối thoại của Ê-li-sa-bét và Đức Ma-ri-a… Phải chăng Sứ Thần Gáp-ri-en thường tới lui và tiết lộ cho Ê-li-sa-bét biết về Ngôi Lời nhập thể? Chắc không, vì Thánh Truyền và Thánh Kinh không có ghi chép lại. Như vậy, phải do Thần Khí Chúa mạc khải và tác động miệng lưỡi Ê-li-sa-bét mở lời chúc mừng ngợi khen Đức Ma-ri-a… không những Ê-li-sa-bét mừng mà còn đứa con trong bụng bà cũng tung tăng vui sướng đón chào.


Giu-se bối rối?

Trên đường, Ma-ri-a có chút gì lạ… rồi Giu-se vừa nghe cuộc đối thoại giữa Chị họ và Ma-ri-a bạn mình ông sẽ nghĩ sao? Chị họ mang thai là chuyện dễ hiểu vì họ sống vợ chồng với nhau... còn Ma-ri-a mang thai ai?.. Ma-ri-a! Sao có thể nào?.. Với ai? Lúc nào vậy?.. Ma-ri-a!.. Không thể đâu. “Thân Mẫu Chúa tôi đến với tôi” là thế nào?.. Nhưng Chị họ mang thai là thật! Giu-se bối rối trong lòng chăng? Chắc vậy rồi… Có thể Thiên Chúa cho Giu-se thấy cảnh hội ngộ và cuộc đối thoại hôm nay là để mạc khải cho ông biết quyền năng Thiên Chúa trên E-le-sa-bét và nhất là trên Ma-ri-a chăng?… Đã có lần quyền năng ấy thể hiện nhãn tiền vào đời Giu-se khi ông thành hôn với Ma-ri-a và nhờ quyền phép Thiên Chúa đã giúp ông sống giữ khiết tịnh với Ma-ri-a sinh đẹp tuyệt trần. Dù vậy, Giu-se vẫn thấy bối rối trong lòng.

Giu-se, người công chính, bao dung, cẩn trọng, và cũng không biết chuyện gì đã xảy ra với Ma-ri-a… Giu-se buồn trong lòng nhưng thương xót cho sự khiết tịnh của Ma-ri-a và cũng để cho Ma-ri-a được bình an trong những ngày tháng tới, Giu-se định tâm rời khỏi Ma-ri-a cách kín đáo. Và rồi:


Thiên Chúa quan phòng

Sứ Thần Thiên Chúa hiện đến báo mộng cho ông rằng: "Này ông Giu-se, con cháu Đa-vít, đừng ngại đón bà Ma-ri-a vợ ông về, vì người con bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần. Bà sẽ sinh con trai và ông phải đặt tên cho con trẻ là Giê-su, vì chính Người sẽ cứu dân Người khỏi tội lỗi của họ." Tất cả sự việc này đã xảy ra, là để ứng nghiệm lời xưa kia Chúa phán qua miệng ngôn sứ: Này đây, Trinh Nữ sẽ thụ thai và sinh hạ một con trai, người ta sẽ gọi tên con trẻ là Em-ma-nu-en, nghĩa là "Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta." Khi tỉnh giấc, ông Giu-se làm như sứ thần Chúa dạy và đón vợ về nhà. Ông không ăn ở với bà, cho đến khi bà sinh một con trai, và ông đặt tên cho con trẻ là Giê-su.  (Lc 1,20-25)

Thế là bao nhiêu bối rối: đau buồn, lo lắng, thắc mắc, nghi ngờ, thất vọng, chán chường… nhường ch cho niềm vui sướng khôn cùng. Hồn phách Giu-se trở lại Ma-ri-a với lòng tôn phục và kính yêu vô cùng. “Em-ma-nu-en (Is 7,14) _ Thiên Chúa ở cùng chúng ta”. Ui cha! Đã ứng nghiệm lời Tiên Tri Isaia. Giu-se hạnh phúc lắm vì có Chúa ở cùng và được đồng hành với Ma-ri-a bảo hộ Thiên Chúa, Đấng Cứu Chuộc muôn dân mong đợi hơn 700 năm qua. Còn Ma-ri-a thầm tạ ơn Thiên Chúa mến yêu mình và quan phòng giải thích hết mọi sự cho Giu-se về Ngôi Lời nhập thể.


Bài ca "Ngợi Khen" (Magnificat)

E-li-sa-bét vừa dứt lời chào mừng Đức Ma-ri-a thì:

Bấy giờ bà Ma-ri-a nói:
"Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa,

thần trí tôi hớn hở vui mừng
vì Thiên Chúa, Đấng cứu độ tôi.

Phận nữ tỳ hèn mọn, Người đoái thương nhìn tới;
từ nay, hết mọi đời sẽ khen tôi diễm phúc.

Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi biết bao điều cao cả,
danh Người thật chí thánh chí tôn!

Từ đời nọ tới đời kia,
Chúa hằng thương xót những ai kính sợ Người.

Chúa giơ tay biểu dương sức mạnh,
dẹp tan phường lòng trí kiêu căng.

Chúa hạ bệ những ai quyền thế,
Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường.

Kẻ đói nghèo, Chúa ban của đầy dư,
người giàu có, lại đuổi về tay trắng.

Chúa độ trì Ít-ra-en, tôi tớ của Người,

như đã hứa cùng cha ông chúng ta,
vì Người nhớ lại lòng thương xót
dành cho tổ phụ Áp-ra-ham
và cho con cháu đến muôn đời."

(Lc 1,46-56)

Quả thật khó tưởng tượng một Cô Ma-ri-a thời ấy chưa tròn 15 tuổi đã cảm tác ca bài “Ngợi Khen” thần kỳ và chứa đựng: một chân lý cao siêu, một kho báu huyền nhiệm, một lửa thiêng bừng cháy, một thần trí vô song, và bài ca phản ảnh một linh đạo tuyệt vời. Có phải Đức Ma-ri-a đang truyền thần công cho Ngôi Lời làm người đang ở nơi cung lòng Ngài chăng? Hay Đức Ma-ri-a đang luyện thánh đức? Chắc cả hai, Đức Ma-ri-a:

 Đức Ma-ri-a được chọn làm Mẹ Thiên Chúa Cứu Thế, một tước vị quá thần thánh cao sang, một đặc ân vô tiền khoáng hậu, nhưng vẫn coi mình chỉ là một tỳ nữ hèn mọn, và không một chút trí lòng kiêu căng.

Ôi Đức Ma-ri-a “Nữ Tỳ Hèn Mọn” làm nổi bật Danh Chúa thật chí thánh chí tôn! Và Đức Ma-ri-a được Thiên Chúa: cho linh hồn ngợi khen Chúa, cho thần trí hớn hở vui mừng, và cho đất trời đời đời ngợi khen Đức Ma-ri-a diễm phúc.

Ôi Đức Ma-ri-a “Nữ Tỳ Hèn Mọn” thấp cổ bé miệng để "Lòng thương xót Chúa trải qua từ đi nọ đến đời kia, hằng thương xót những ai kính sợ Ngài" (Lc 1:50)

Cái hay của Đức Ma-ri-a “Nữ Tỳ Hèn Mọn” “kính sợ Thiên Chúa”đó là đầu mối của mọi sự khôn ngoan, sáng suốt cho kẻ thực hành, mãi thiên thu còn vang tiếng khen ngợi (Tv 111:10).

Phải chăng “Nữ Tỳ Hèn Mọn” là kinh nguyện đầu tiên do Cha Gioan-Kim và Mẹ An-na truyền dạy cho Đức Ma-ri-a để trí lòng khỏi cớ vấp phạm đại tội như Lucifer? Đúng vậy rồi, một tờ giấy trắng đã được in bản khiêm nhường hèn mọn rốt hết để rồi được Thiên Chúa nâng lên đến ch cao nhất trong chương trình "CỨU ĐỘ" của Ngài.

Lòng khiêm nhường của Đức Ma-ri-a và Giu-se thật tương hợp, thật kính đáo, và gần như tuyệt đối để nhỏ lại cho Thiên Chúa lớn lên… thế là Đức Ma-ri-a và Giu-se trở về sống ẩn tại Na-da-rét sau khi E-li-sa-bét hạ sanh Gioan-Baotixita.


Đức Giê-su ra đời

Đến lúc Đức Ma-ri-a gần hạ sanh Đức Giê-su, hoàng đế Au-gút-tô truyền chỉ kiểm tra dân số khắp thiên hạ (Lc 2,1). Giu-se thuộc dòng tộc Vua Thánh Đa-vít nên phải trở về quê quán mình là Bê-lem miền Giu-đê khai tên tuổi (Lc 2,4). Lúc tới ở đó, Đức Ma-ri-a đã tới ngày mãn nguyệt khai hoa. Bà sinh con trai đầu lòng, lấy tã bọc con, rồi đặt nằm trong máng cỏ, vì hai ông bà không tìm được chỗ trong nhà trọ (Lc 2,6-7).

Trong vùng ấy, có những người chăn chiên sống ngoài đồng và thức đêm canh giữ đàn vật. Bỗng sứ thần Chúa đứng bên họ, và vinh quang của Chúa chiếu toả chung quanh, khiến họ kinh khiếp hãi hùng. Nhưng sứ thần bảo họ: "Anh em đừng sợ. Này tôi báo cho anh em một tin mừng trọng đại, cũng là tin mừng cho toàn dân: Hôm nay, một Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em trong thành vua Đa-vít, Người là Đấng Ki-tô Đức Chúa. Anh em cứ dấu này mà nhận ra Người: anh em sẽ gặp thấy một trẻ sơ sinh bọc tã, nằm trong máng cỏ." Bỗng có muôn vàn thiên binh hợp với sứ thần cất tiếng ngợi khen Thiên Chúa rằng:

"Vinh danh Thiên Chúa trên trời,
bình an dưới thế cho loài người Chúa thương."

Khi các thiên sứ từ biệt mấy người chăn chiên để về trời, những người này bảo nhau: "Nào chúng ta sang Bê-lem, để xem sự việc đã xảy ra, như Chúa đã tỏ cho ta biết." Họ liền hối hả ra đi. Đến nơi, họ gặp bà Ma-ri-a, ông Giu-se, cùng với Hài Nhi đặt nằm trong máng cỏ. Thấy thế, họ liền kể lại điều đã được nói với họ về Hài Nhi này. Nghe các người chăn chiên thuật chuyện, ai cũng ngạc nhiên. Còn bà Ma-ri-a thì hằng ghi nhớ mọi kỷ niệm ấy, và suy đi nghĩ lại trong lòng. Rồi các người chăn chiên ra về, vừa đi vừa tôn vinh ca tụng Thiên Chúa, vì mọi điều họ đã được mắt thấy tai nghe, đúng như đã được nói với họ. (Lc 2,8-20) 

Trong bối cảnh hạ sinh đêm nay của Con Chúa giáng trần đã cho thấy sự quan phòng huyền dịu và đầy lòng thương xót của Đức Chúa Cha. Đức Ma-ri-a và Giu-se sống trong tinh thần khó nghèo để có thể cảm thông và chia sẻ với người bần khổ, và Ngôi Lời sống trong lòng Mẹ Ma-ri-a và với Dưỡng Phụ Giu-se hơn 9 tháng qua cũng đã quen đời giản dị, thanh bần, và đạm bạc… vì quán trọ ồn ào, người qua kẻ lại không phải là nơi thích hợp cho Con Chúa hạ sanh. Hơn nữa, Đức Chúa Cha tỏ lòng thương xót đem Tin Mừng đến cho người nghèo khó đơn sơ và thp cổ bé miệng trước để chia sẻ xoa dịu những nỗi thống khổ đau thương của họ.

Thiên Chúa an bài cho Đức Ma-ri-a hạ sanh tại Bê-lem là để ứng nghiệm lời Tiên Tri Mikha (Mk 5,1-3):

Phần ngươi, hỡi Bê-lem Ép-ra-tha,
ngươi nhỏ bé nhất trong các thị tộc Giu-đa,
từ nơi ngươi, Ta sẽ cho xuất hiện
một vị có sứ mạng thống lãnh Ít-ra-en.
Nguồn gốc của Người có từ thời trước, từ thuở xa xưa.

Vì thế, Đức Chúa sẽ bỏ mặc Ít-ra-en
cho đến thời một phụ nữ sinh con.
Bấy giờ những anh em sống sót của người con đó
sẽ trở về với con cái Ít-ra-en.

Người sẽ dựa vào quyền lực ĐỨC CHÚA,
vào uy danh ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của Người
mà đứng lên chăn dắt họ. Họ sẽ được an cư lạc nghiệp,
vì bấy giờ quyền lực Người sẽ trải rộng ra đến tận cùng cõi đất.


Thánh Sử Luca kể rỏ muôn vạn Thiên Binh và các Thiên Thần hợp xướng: "Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho loài người Chúa thương." Loài người nào được Chúa Thương đây? Dựa theo bài ca “Magnificat” của Đức Ma-ri-a thì chắc là:

Đó là những người được tận hưởng Lòng Chúa Thương Xót đến muôn đời như Ngài đã hứa với tổ phụ Áp-ra-ham. “Còn Đức Ma-ri-a thì hằng ghi nhớ mọi kỷ niệm ấy, và suy đi nghĩ lại trong lòng” (Lc 2,19).


Tiến dâng Đức Giê-su cho Thiên Chúa

Đức Ma-ri-a và Giu-se xuất thân từ dòng tộc công chính trước mặt Thiên Chúa nên tuân hành lề luật rất nghiêm. “Khi Hài Nhi được đủ tám ngày, nghĩa là đến lúc phải làm lễ cắt bì, người ta đặt tên cho Hài Nhi là Giê-su; đó là tên mà sứ thần đã đặt cho Người trước khi Người được thụ thai trong lòng mẹ” (Lc 2,21); Và “khi đã đến ngày lễ thanh tẩy của các ngài theo luật Mô-sê, bà Ma-ri-a và ông Giu-se đem con lên Giê-ru-sa-lem, để tiến dâng cho Chúa, như đã chép trong Luật Chúa rằng: "Mọi con trai đầu lòng phải được gọi là của thánh, dành cho Chúa" (Lc 2,22-23).

Đức Ma-ri-a và Giu-se là gương tuân hành lề luật cho con người. Dù trong bất cứ “ơn gọi” nào, ngay cả “ơn gọi” vĩ đại như được làm “Cha Mẹ Thiên Chúa” thì cũng phải nghiêm chỉnh tuân thủ lề luật Mô-sê. Có vậy, con người mới trọn vẹn thuộc về Thiên Chúa và nước Chúa được hiển trị dưới đất cũng như trên trời.


Gặp Tiên Tri Si-mê-on và An-na

Theo Thánh truyền và thị kiến của chân phước Ma-ri-a Agrêđa (CĐĐM 10), ông Si-mê-on và An-na là cao sư của Đức Ma-ri-a tại đền thờ Giê-ru-salem. Khi Đức Ma-ri-a gặp lại hai vị cao sư tại đền thờ ông Si-mê-on cất lời ngợi ca:

"Muôn lạy Chúa, giờ đây
theo lời Ngài đã hứa,
xin để tôi tớ này được an bình ra đi.
Vì chính mắt con được thấy ơn cứu độ
Chúa đã dành sẵn cho muôn dân:
Đó là ánh sáng soi đường cho dân ngoại,
là vinh quang của Ít-ra-en Dân Ngài.

(Lc 2,29-32)

Rồi ông Si-mê-on chúc phúc cho hai ông bà, và nói với bà Ma-ri-a, mẹ của Hài Nhi:

"Thiên Chúa đã đặt cháu bé này làm duyên cớ cho nhiều người Ít-ra-en ngã xuống hay đứng lên. Cháu còn là dấu hiệu cho người đời chống báng; và như vậy, những ý nghĩ từ thâm tâm nhiều người sẽ lộ ra. Còn chính bà, một lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn bà" (Lc 2,29-32).

Cũng vào lúc ấy, bà An-na tiến lại gần bên, cảm tạ Thiên Chúa, và nói về Hài Nhi cho hết những ai đang mong chờ ngày Thiên Chúa cứu chuộc Giê-ru-sa-lem.


Sống ẩn tại Na-da-rét

Ôi! Chuyến đi về Giê-ru-salem của Đức Ma-ri-a và Giu-se có quá nhiều kỷ niệm:

“Vinh danh Thiên Chúa trên trời

Bình an dưới thế cho loài người Chúa thương”

Sau khi hai ông bà đã làm xong mọi việc như Luật Chúa truyền, thì trở về nơi cư ngụ tại thành Na-da-rét, miền Ga-li-lê. Còn Hài Nhi ngày càng lớn lên, thêm vững mạnh, đầy khôn ngoan, và hằng được ân nghĩa cùng Thiên Chúa (Lc 2,39-40).

“Còn Đức Ma-ri-a thì hằng ghi nhớ mọi kỷ niệm ấy, và suy đi nghĩ lại trong lòng” (Lc 2,19).

Thế là Đức Ma-ri-a và Giu-se sống ẩn 30 năm để truyền thần công cho Đức Giê-su trong thân phận con người và chuẩn bị cho Đức Giê-su toàn bộ hành trang “Rao Giảng Tin Mừng”.

Trong 30 năm đó, Đức Ma-ri-a và Giu-se đã không ngừng sống gương đức yêu thương, thánh thiện, và cơ bần để gia sức đồng công với Đức Giê-su Ki-tô và thông phần vào sự cứu độ của Ngài.


Lịch sử Cứu Độ

Lịch sử “CỨU ĐỘ” của Thiên Chúa đã có ngay từ thuở đầu do Lòng Thương Xót của Thiên Chúa với sự:

Lịch sử “CỨU ĐỘ” đã được nâng lên qua “GIAO ƯỚC MỚI” bằng cái chết của Đức Giê-su Ki-tô và Ngài đã vinh quang sống lại… và sự cứu độ của Thiên Chúa được tiếp tục:

Tất cả, tất cả cùng nhịp bước với Đức Giê-su Ki-tô để thông phần vào sự “CỨU ĐỘ” của Thiên Chúa trong sự nhiệt thành góp phần của con người vào sự “CỨU ĐỘ” để “Nước Cha” được hiển trị dưới thế gian này cũng như trên trời vậy.


*** Hãy đồng công “CỨU ĐỘ” và loan báo "TIN MỪNG" với Đức Giê-su Ki-tô và Đức Mẹ Ma-ri-a! ***

Lạy Cha, không có một thánh sử nào viết nhiều về Đức Ma-ri-a đồng công cứu chuộc, nhưng với lòng yêu mến Thiên Chúa tuyệt hảo nơi Đức Ma-ri-a cho con biết chắc chắn rằng: Đức Ma-ri-a "Đồng Công Cứu Chuộc" với Đức Giê-su từ lúc đáp lời “Xin Vâng” với Sứ Thần Gáp-ri-en.

Nếu sự hiện hữu của Cha xa hơn thời gian và không gian thì Đức Ma-ri-a đồng công cứu chuộc con người ngay từ lúc E-và vừa bất tuân Thiên Chúa ăn trái “thiện ác” rồi phải không Cha?.

Lạy Cha là Đấng toàn năng và toàn thiện, con tạ ơn Cha đầy lòng thương xót loài người chúng con… từng bước từng bước, Cha đưa con người về gần với Cha và nâng con người lên hàng “Dưỡng tử” của Cha qua Đức Giê-su Ki-tô và Mẹ Ma-ri-a trong “Giao Ước Mới” của Cha. Và con tin rằng: Ngàn đời, Cha vẫn trọn tình thương với loài người chúng con.

Lạy Cha, giờ đây con xin Cha tuôn đổ Thần Khí Cha xuống trên mọi thành phần trong Giáo Hội của Cha để chúng con khiêm nhường hài hòa yêu thương nhau và nhất là cùng với Con Cha là Đức Giê-su Ki-tô và Mẹ Ma-ri-a nhiệt thành loan báo Tin Mừng cho muôn dân. Xin Cha cho tất cả chúng con thuộc trọn về Cha ở dưới thế này cũng như trên trời vậy. Amen.


Ghi chú

Trong Tin Mừng Thánh Luca không đề cập đến:

TẠI SAO THÁNH LUCA ÍT NÓT VỀ MẸ MARIA ?

    Điều này cũng dễ hiểu:

Lawrence Nguyễn H Cường