Bí Tích Hòa Giải

Nguồn: https://giaophanvinhlong.net/

GIÁO LÝ

(Trích Giáo Lý Tóm Lược của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II)

"Các con hãy nhận lấy Thánh Thần. Các con tha tội cho ai thì người ấy được tha, các con cầm giữ ai thì người ấy bị cầm giữ." (Ga 20,22-23)

1. H. Bí tích Giải Tội là gì?

T. Là dấu chỉ Chúa Giêsu dùng để tha các tội ta phạm từ khi lãnh bí tích rửa tội về sau, hầu đưa ta trở lại hiệp thông với Thiên Chúa và Hội Thánh.

2. H. Ai có quyền tha tội?

T. Chỉ một mình Thiên Chúa mới có quyền tha tội. Chúa Giêsu là Thiên Chúa nên Ngài cũng có quyền tha tội, và Ngài đã ban quyền ấy cho Hội Thánh.

3. H. Những ai trong Hội Thánh được quyền tha tội?

T. Các giám mục và linh mục. Các ngài đại diện Chúa Kitô và Hội Thánh, cho nên khi ta xưng tội với các ngài, chính là xưng tội với Chúa qua Hội Thánh.

4. H. Bí tích giải tội đem lại cho ta những ơn ích nào?

T. Ðem lại cho ta những ơn này:

   - một là được tha thứ tội lỗi, được giao hòa với Thiên Chúa và Hội Thánh,

   - hai là được tha khỏi án phạt đời đời do các tội trọng gây nên,

   - ba là được bình an trong lòng, và được thêm sức mạnh để chiến thắng tội lỗi. 


"Thưa cha, con đắc tội với Trời và với cha, chẳng còn đáng gọi là con cha nữa." (Lc 15,17-21)

1. H. Khi đi xưng tội ta cần làm những việc gì?

T. Ta cần làm 5 việc này:

   - một là xin ơn Chúa Thánh Thần soi sáng,

   - hai là xét mình,

   - ba là ăn năn dốc lòng chừa tội,

   - bốn là xưng tội,

   - năm là làm việc đền tội.

2. H. Khi đi xưng tội, ta xét mình thế nào?

T. Ta nhớ lại từ khi xưng tội lần trước tới nay đã phạm những tội gì, mỗi tội mấy lần và những trường hợp làm cho tội thêm nặng hơn.

3. H. Ta căn cứ vào đâu để xét mình?

T. Ta có thể nhờ vào lương tâm mà xét mình theo lòng yêu mến đối với Thiên Chúa và với người khác, hoặc xét theo kinh cải tội bảy mối có bảy đức, kinh 10 điều răn Ðức Chúa Trời và sáu điều răn.

4. H. Ăn năn dốc lòng chừa tội là gì?

T. Ăn năn dốc lòng chừa tội là thật lòng thống hối, vì đã phạm tội mất lòng Chúa và quyết tâm chừa cải. 


"Con cứ về đi, và từ nay đừng phạm tội nữa!" (Ga 8,1-11)

1. H. Xưng tội là gì?

T. Xưng tội là thành tâm thú nhận các tội mình đã phạm với linh mục đại diện Chúa Kitô.

2. H. Phải xưng tội thế nào?

T. Phải xưng cách thành thật, rõ ràng, không được giấu một tội trọng nào, vì giấu tội trọng là chưa thật lòng ăn năn, và do đó, không đáng được tha tội nào cả.

3. H. Còn tội nhẹ thì sao?

T. Tội nhẹ không buộc xưng, nhưng khuyên nền xưng để lãnh nhận ơn tha thứ và giúp xa lánh các dịp tội.

4. H. Có khi nào ta được tha tội mà không phải kể các tội ra không?

T. Khi linh mục giải tội tập thể, ta không xưng các tội ra, nhưng để quyết tâm chừa cải tội lỗi, thì trong lần xưng tội riêng tiếp đó, ta cần nhắc lại các tội trọng đã được tha trong lần giải tội tập thể ấy.

5. H. Khi quá lâu ngày không sao tìm được linh mục để xưng tội thì phải làm gì?

T. Phải ăn năn thống hối và quyết tâm chừa tội, rồi ra sức sống đạo tốt hơn. 


"Này đây phân nữa tài sản của tôi, tôi xin cho người nghèo; và nếu tôi đã cưỡng đoạt của ai cái gì, tôi xin đền gấp bốn." (Lc 19,1-10)

1. H. Việc đền tội có ý nghĩa gì?

T. Việc đền tội nhằm bù đắp phần nào những thiệt hại do tội lỗi gây ra. Việc đền tội cũng cho ta được dịp chung phần đau khổ với Chúa Kitô, và trở nên giống Ngài là Ðấng đã đền tội thay cho ta.

2. H. Ngoài việc xưng tội còn có những hình thức sám hối nào?

T. Ngoài việc xưng tội, Hội Thánh còn nhấn mạnh đến ba hình thức sám hối này là: ăn chay, cầu nguyện và làm phúc bố thí.

3. H. Ân xá là gì?

T. Là sự tha thứ ta nhận được từ kho tàng các công ơn của Chúa Giêsu và các thánh, do Hội Thánh ban phát, để xóa bỏ những hình phạt ta còn phải chịu sau khi tội đã được tha.

4. H. Có mấy thứ ân xá?

T. Có hai thứ ân xá:

   - một là ơn đại xá, tha toàn phần các hình phạt,

   - hai là ơn tiểu xá, tha một phần hình phạt mà thôi.

5. H. Muốn hưởng ơn đại xá ta phải làm gì?

T. Phải làm những việc Hội Thánh dạy và quyết tâm hoán cải bằng cách dứt khoát với tội lỗi, rước lễ và cầu nguyện theo ý Ðức Giáo Hoàng.   


==========================

Bản hướng dẫn xét mình và cách thức xưng tội

Trước hết, hãy cầu xin Thiên Chúa ban ơn trợ giúp của Chúa Thánh Thần để có thể xét mình một cách tốt đẹp. Trong tâm tình cầu nguyện, hãy xem xét lại tất cả những hành vi của mình dưới ánh sáng của Mười Điều Răn và gương Chúa Kitô. Những câu hỏi dưới đây nhằm gợi ý và trợ giúp thực hiện một việc xét mình cẩn trọng.


I – CHUẨN BỊ TÂM HỒN

Trước hết, hãy cầu xin Thiên Chúa ban ơn trợ giúp của Chúa Thánh Thần để có thể xét mình một cách tốt đẹp. Trong tâm tình cầu nguyện, hãy xem xét lại tất cả những hành vi của mình dưới ánh sáng của Mười Điều Răn và gương Chúa Kitô. Những câu hỏi dưới đây nhằm gợi ý và trợ giúp thực hiện một việc xét mình cẩn trọng.

Hãy xưng thú với linh mục một cách cụ thể những tội mà mình đã phạm, nếu được, tốt nhất nên nói rõ số lần phạm tội kể từ lần xưng tội trước. Tránh xưng tội một cách chung chung, cũng như tránh kể lể dài dòng, nhất là kể về người khác như để bào chữa cho mình.

Tội là lời nói, việc làm hoặc ước muốn trái với luật Chúa dạy, là xúc phạm đến Chúa, làm hại chính mình và người khác. Có hai thứ tội là tội trọng và tội nhẹ. Tội trọng là cố tình phạm những điều quan trọng trong Luật Thiên Chúa khi đã kịp suy. Tội trọng làm ta mất tình nghĩa với Chúa.

Tội nhẹ là phạm những điều luật nhẹ hoặc một điều quan trọng nhưng chưa kịp suy hay chưa hoàn toàn ưng thuận. Tội nhẹ làm ta bớt lòng mến Chúa và nghiêng chiều về đàng xấu.

Buộc phải xưng những tội trọng, vì những tội nhẹ đã được tha nhờ các việc lành phúc đức, những hy sinh, cầu nguyện, và các việc đạo đức khác. Tuy nhiên, sẽ rất hữu ích khi xưng thú cả các tội nhẹ, vì nó sẽ giúp ta xa tránh tội lỗi và thăng tiến trên con đường thánh thiện.

Hãy nói cho linh mục giải tội biết bậc sống của mình: có gia đình hay độc thân, hay tu sỹ…


II – XÉT MÌNH

Xét mình theo Mười Điều Răn là một trong những phương thế ích lợi nhất trong việc chuẩn bị xưng tội của người Công Giáo qua nhiều thế kỷ. Trong tâm tình cầu nguyện, các hối nhân được khuyến khích dựa trên những Điều răn này để suy xét các hành vi của mình.

Các kinh đọc trước khi xưng tội: “Kinh Đức Chúa Thánh Thần”, “Kinh Tin”, “Kinh Cậy”,

“Kinh Kính Mến”, “Kinh Sáng Soi”, “Kinh Cáo Mình”, “Kinh Ăn Năn Tội”.


Xét Mình Xưng Tội Theo 10 Điều Răn

1- Thờ phượng một Đức Chúa Trời và kính mến Người trên hết mọi sự.


2- Chớ kêu tên Đức Chúa Trời vô cớ.


3- Giữ ngày Chúa Nhật.


4- Thảo kính cha mẹ.


5- Chớ giết người.


6- Chớ làm sự dâm dục.


7- Chớ lấy của người.


8- Chớ làm chứng dối.


9- Chớ muốn vợ chồng người.


10- Chớ tham của người.


Các Điều Răn Của Hội Thánh


Những Tội Khác:

******************************


Các Kinh Đọc Trước Khi Xưng Tội


Kinh Đức Chúa Thánh Thần:

Chúng con lạy ơn Đức Chúa Thánh Thần thiêng liêng sáng láng vô cùng. Chúng con xin Đức Chúa Thánh Thần xuống, đầy lòng chúng con là kẻ tin cậy Đức Chúa Trời, và đốt lửa kính mến Đức Chúa Trời trong lòng chúng con; chúng con xin Đức Chúa Trời cho Đức Chúa Thánh Thần xuống.

– Sửa lại mọi sự trong ngoài chúng con.

Chúng con cầu cùng Đức Chúa Trời xưa đã cho Đức Chúa Thánh Thần xuống soi lòng dạy dỗ các Thánh Tông Đồ, thì rầy chúng con cũng xin Đức Chúa Trời cho Đức Chúa Thánh Thần lại xuống, yên ủi dạy dỗ chúng con làm những việc lành, vì công nghiệp vô cùng Đức Chúa Giêsu Kitô là Chúa chúng con. Amen.


Kinh Tin:

Lạy Chúa con, con tin thật có một Đức Chúa Trời là Đấng thưởng phạt vô cùng. Con lại tin thật Đức Chúa Trời có Ba Ngôi, mà Ngôi thứ Hai đã xuống thế làm người, chịu nạn chịu chết mà chuộc tội cho thiên hạ. Bấy nhiêu điều ấy cùng các điều khác Hội Thánh dạy thì con tin vững vàng vì Chúa là Đấng thông minh và chân thật vô cùng đã phán truyền cho Hội Thánh. Amen .


Kinh Cậy:

Lạy Chúa con, con trông cậy vững vàng vì công nghiệp Đức Chúa Giêsu thì Chúa sẽ ban ơn cho con giữ đạo nên ở đời này, cho ngày sau được lên thiên đàng xem thấy mặt Đức Chúa Trời hưởng phúc đời đời, vì Chúa là đấng phép tắc và lòng lành vô cùng đã phán hứa sự ấy chẳng có lẽ nào sai được. Amen.


Kinh Kính Mến:

Lạy Chúa con, con kính mến Chúa hết lòng hết sức trên hết mọi sự vì Chúa là đấng trọn tốt trọn lành vô cùng, lại vì Chúa thì con thương yêu người ta như mình con vậỵ Amen.


Kinh Sáng Soi:

Cúi xin Chúa sáng soi, cho chúng con được biết việc phải làm, cùng khi làm, xin Chúa giúp đỡ cho mỗi kinh mỗi việc chúng con, từ khởi sự cho đến hoàn thành, đều nhờ bởi ơn Chúa. Amen.


Kinh Cáo Mình:

Tôi thú nhận cùng Thiên Chúa toàn năng và cùng anh chị em. Tôi đã phạm tội nhiều trong tư tưởng, lời nói, việc làm và những điều thiếu sót: lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng. Vì vậy tôi xin Đức Bà Maria trọn đời đồng trinh, các thiên thần, các thánh và anh chị em, khẩn cầu cho tôi trước tòa Thiên Chúa, Chúa chúng ta. Amen.


Kinh Ăn Năn Tội:

Lạy Chúa con, Chúa là Đấng trọn tốt trọn lành vô cùng. Chúa đã dựng nên con, và cho Con Chúa ra đời chịu nạn chịu chết vì con, mà con đã cả lòng phản nghịch lỗi nghĩa cùng Chúa, thì con lo buồn đau đớn, cùng chê ghét mọi tội con trên hết mọi sự, con dốc lòng chừa cải, và nhờ ơn Chúa thì con sẽ lánh xa dịp tội cùng làm việc đền tội cho xứng. Amen.



III – XƯNG TỘI & ĐỀN TỘI


Linh mục giải tội kêu mời hối nhân đặt niềm tin tưởng vào Thiên Chúa bằng những lời như sau (hoặc những lời tương tự): Xin Thiên Chúa ngự trị trong tâm hồn con (OBACE) để con xưng thú tội lỗi với lòng thống hối chân thành.

Sau đó hối nhân lần lượt kể ra các tội mình đã phạm. Để việc xưng thú có hiệu lực, hối nhân phải kể hết những tội trọng mà mình đã phạm cách ý thức kể từ lần xưng tội trước, hối hận vì những tội ấy, và phải có ý quyết tâm chừa cải, cố gắng không phạm những tội đó nữa.

Sau khi kể tội xong, linh mục giải tội khuyên giải hối nhân và ra việc đền tội. Sau đó ngài kêu mời hối nhân bày tỏ lòng ăn năn sám hối. Hối nhân có thể bày tỏ lòng thống hối bằng cách đọc để linh mục nghe được một trong những mẫu dưới đây (hãy đọc mẫu vắn tắt A khi có nhiều người xưng tội):

A. Lạy Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi (Lc18:13).

B. Lạy Thiên Chúa, xin lấy lòng nhân hậu xót thương con, mở lượng hải hà xoá tội con đã phạm. Xin rửa con sạch hết lỗi lầm, tội lỗi con, xin Ngài thanh tẩy (Tv 50; 3-4).

C. Lạy Chúa, Chúa là Đấng trọn tốt trọn lành vô cùng. Chúa đã dựng nên con, và cho Con Chúa ra đời chịu nạn chịu chết vì con, mà con đã cả lòng phản nghịch lỗi nghĩa cùng Chúa, thì con lo buồn đau đớn, cùng chê ghét mọi tội con trên hết mọi sự; con dốc lòng chừa cải, và nhờ ơn Chúa thì con sẽ lánh xa dịp tội cùng làm việc đền tội cho xứng. Amen.

“Thiên Chúa là Cha hay thương xót, đã nhờ sự chết và sống lại của Con Chúa mà giao hòa thế gian với Chúa và ban Thánh Thần để tha tội. Xin Chúa dùng tác vụ của Hội Thánh mà ban cho con ơn tha thứ và bình an, VẬY CHA THA TỘI CHO CON NHÂN DANH CHA VÀ CON + VÀ THÁNH THẦN”.

Linh mục tiếp tục: Hãy cảm tạ Chúa, vì Người nhân từ

Linh mục: Chúa đã tha tội cho con, hãy ra về bình an.

Hãy nhớ làm việc đền tội ngay hay sớm nhất để sửa lại những thiệt hại đã gây ra bởi tội hay để chữa lành vết thương tội lỗi và tập đi đàng nhân đức.