Những Triết Gia Thiên Chúa Giáo
Thế Kỷ Hai Mươi
Vần K, L
L.m. Giuse NGUYỄN HỮU TRIẾT
Trưởng Ban Văn Hoá
Tổng Giáo Phận TP. Hồ Chí Minh
Vần K
Kagame, Alexis
Rwanda. s: 15-05-1912, Kyanza. m: 1980. Ph.t: Triết gia Phi châu. Q.t: triết học Thượng cổ, học thuyết Thánh Thomas, lịch sử, ngữ học, thi ca. G.d: Tiểu chủng viện Kabgayi, 1928-33; Đại chủng viện, 1933-41; thụ phong Linh mục Giáo hội La mã 1941; theo học Đại học Giáo hoàng Gregorian, Rome 1955, Tiến sĩ Triết học 1955; nghiên cứu độc lập về ngữ học Bantu ở Thụy sĩ, Đức, Hoà lan và Anh,1955-6. A.h: Aristote, Thánh Thomas Aquinas và Placide Tempels. N.c: Tổng biên tập Kinyamateka, 1941-51; Giáo sư Triết học và Lịch sử, Groupe
Scolaire Astrida; Giáo sư Văn học, Tiểu chủng viện Kansi,1956-70: Giáo sư các nền văn hoá Phi châu và Giáo sư Lịch sử, Đại chủng viện Nyakibanda và Đại học Quốc gia Rwanda,1971-
80.
Ấn phẩm chính bản:
(1956) La Philosophie bantu-rwandaise de L’être ( Triết học Bantu-Rwanda về hữu thể), Brussels: ARSOM.
(1976) La Philosophie bantu comparée ( Triết học bantu tỉ giảo), Paris: Présence Africaine.
Đối với Kagame, có một triết học Bantu và triết học đó được đặt nền tảng trên hai điều kiện: (1) tính mạch lạc ngữ học của các ngôn ngữ Bantu; và (2) tính thực tiễn của các phương pháp triết học Tây phương. Đối với Kagame, công trạng của trước tác triết học Tempels là ở chỗ đem lại một phương pháp. Kagame gợi ý một cuộc vượt qua tác phẩm Bantu Philosophy của Tempels bằng cách lưu tâm hơn đến các ngôn ngữ. Sử dụng một bộ khung khái niệm Aristote, Kagame mô tả cái mà ông gọi là triết học bantu-rwanda về hữu thể- phân biệt lôgích học hình thức, nhân loại học, thần luận, vũ trụ luận và đạo đức học. Những giả định căn bản của Kagame là mọi phạm trù ngữ học Bantu có thể giản qui về bốn khái niệm cơ bản:
(a) Muntu = hữu thể trí tuệ, tương ứng với khái niệm bản thể của Aristote;
(b) Kintu = hữu thể không trí tuệ hay đồ vật ;
(c) Hantu biểu tả thời gian và nơi chốn ;
(d) Kuntu chỉ định tính tình thái và do vậy tập trung hoá mọi khái niệm liên quan đến những biến đổi của hữu thể nơi chính nó (lượng tính hay phẩm tính) hay là đối với những hữu thể khác ( tương quan, vị trí, tư thế, sở hữu, chủ động, thụ động). Trong tư cách đó, kuntu tương ứng với bảy phạm trù khác nhau của Aristote.
Hữu thể học Bantu trong thực tại tính và ý nghĩa của nó tự biểu thị thông qua tính bổ túc (complementarity) và những liên kết (connections) hiện diện giữa bốn phạm trù này, tất cả đều được tạo ra từ cùng một cội rễ, ntu, nó qui chiếu về hữu thể nhưng đồng thời cũng qui chiếu đến ý tưởng về lực. Kagame nhấn mạnh rằng từ Bantu tương đương với to be ( hay être của tiếng Pháp) không biểu thị khái niệm tồn tại và do vậy không thể dịch ý niệm Cogito của Descartes. Chỉ bằng cách phát ngôn muntu, kintu vv…mà người ta nói lên ý nghĩa một yếu tính hay một cái gì mà trong đó khái niệm hiện hữu không tất yếu hiện diện.
V.Y. MUDIMBE
Kaplan, Mordechai Menahem
Mỹ. s: 11-06-1881, Svencionys, Lithuania. m: 1983, New York. Ph.t: Giáo sĩ Do thái giáo (
Rabbi), triết gia, sử gia tư tưởng Do thái, nhà thần học trường phái Tái xây dựng
(Reconstructionist theologian). Q.t: Triết học Do thái giáo như là văn hoá hơn là tín ngưỡng hay truyền thống. G.d: Đại chủng Viện Thần học Do thái giáo Chính thống, New York; thụ phong Giáo sĩ 1909. A.h: Moses Haim Luzzato, Phong trào Khai minh Do thái Haskalah,
Nachman Krochmal, Hermann Cohen, Ahad Ha-Am, Solomon Schechter, chủ nghĩa dụng hành Mỹ, triết học và khoa học xã hội. N.c: 1909, Giáo sĩ, Giáo phận Do thái chính thống New York.;1909-63,Giảng sư , Chủ nhiệm khoa Tuyên đạo học (Homiletics), Triết lí tôn giáo, Đại chủng Viện Thần học Do thái New York; 1917-22, Sáng lập và điều hành Trung tâm văn hoá Do thái, New York; 1935, Sáng lập Hôi Thăng tiến Do thái Giáo, tạp chí The Reconstructionist và Quỹ Tái xây dựng Do thái.
Ấn phẩm chính bản:
(1934) Judaism as Civilization ( Do thái giáo như là một nền văn minh), New York: Schocken.
(1937) The Meaning of God in Modern Jewish Religion ( Ý nghĩa Thượng đế trong Do thái giáo hiện đại), New York: Behrman.
(1948-9) Future of the American Jew ( Tương lai người Do thái tại Mỹ), New York: Macmillan.
(1951) The Faith of America ( Niềm tin của nước Mỹ), New York: H. Schuman.
(1954) Ha-Emunah ve-ha-Musar ( Tín ngưỡng và Đạo đức học), Jerusalem.
(1956) Questions Jews Ask ( Những câu hỏi người Do thái đặt ra), New York: Reconstructionist.
(1958) Judaism Without Supernaturalism ( Do thái giáo không có chủ nghĩa siêu nhiên), New York: Reconstructionist.
(1967) Greater Judaism in the Making ( Do thái giáo vĩ đại hơn đang hình thành), Wincote, PA: Reconstructionist.
(1970) The Religion of Ethical Nationhood: Judaism Contribution to World Peace ( Tôn
giáo của tinh thần dân tộc đạo đức: Đóng góp của Do thái giáo vào hoà bình thế giới), New York: Macmillan.
(1985) Dynamic Judaism ( Do thái giáo năng động), Wincote, PA: Reconstructionist and New York: Schocken.
Văn bản nhị đẳng:
Goldsmith, E.S. (1990) The American Judaism of Mordechai M. Kaplan ( Do thái giáo kiểu Mỹ của M.M.Kaplan), New York: New York Univ. Press.
Libowitz (1984) Mordechai Kaplan and the Development of Reconstructionist (M.M.Kaplan và sự phát triển của chủ nghĩa Tái xây dựng), New York: Mellen.
Mordechai M. Kaplan Jubilee Volume ( Sách mừng Thượng thọ M.M.Kaplan), 1953.
Rogers, D,J. (1990) The American Empirical Movement in Theology ( Phong trào thần học thường nghiệm ở Mỹ), New York: P. Lang
Scult, M. (1993) Judaism Faces the Twentieth Century ( Do thái giáo đối mặt thế kỉ hai mươi), Detroit: Wayne State Univ. Press.
Weinberger, T. (1991) Strategies for Sustaining Religious Commitment ( Những chiến lược để trợ sức cho kết ước tôn giáo), New York: Mellen.
Thông qua việc giảng dạy ở Đại chủng Viện Thần học Do thái giáo suốt năm thập kỉ, Kaplan đã tạo được một ảnh hưởng vừa riêng tư vừa có tính học thuật. Chủ nghĩa tái xây dựng đã trở thành một trào lưu mới trong lòng Do thái giáo ở Mỹ. Chủ nghĩa này đặt cơ sở trên ý tưởng coi Do thái giáo như một nền văn hoá tôn giáo tự túc và vẫn luôn tiến hoá, bén rễ trong những tục lệ xã hội cũng như trong tín ngưỡng. Kaplan nới rộng Ahad ha-Am, một tổ chức ủng hộ chính nghĩa Israel thành một trung tâm văn hoá cho cộng đồng kiều bào Do thái hải ngoại. Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của văn hoá thế tục đối với sự phát triển đang diễn ra của văn minh Do thái và biện hộ cho tiến hoá để ngăn ngừa tình trạng hoá đá (petrification). Triết học của ông mang tính xã hội hơn là siêu hình hay câu nệ văn bản của Do thái giáo. Kaplan từng bị phê phán vì quá nhấn mạnh chủ nghĩa nhân văn , bất lợi cho những khía cạnh mặc khải và lịch sử của Do thái giáo và đã giản qui ý niệm Thượng đế vào ý niệm tiềm năng trừu tượng thuần túy. Ngay cả những người chịu ảnh hưởng ông, như Milton Steinberg hay Will Herberg, cũng bác bỏ thuyết tiến hoá của ông. Mặc dầu chủ nghĩa Tái xây dựng thành công với chương trình văn hoá giáo dục của nó, nhưng số lượng tín đồ đã giảm nhiều cho dù nó vẫn còn tiếp tục thu hút sự bình luận của giới hàn lâm.
Nguồn: EncJud; NUC; Schoeps; Mordechai M. Kaplan Jubilee Volume 1953.
IRENE LANCASTER
Kenny, Sir Anthony( John Patrick)
Anh. s: 16-03-1931, Liverpool, Anh quốc. Ph.t: Triết gia phân tích. Qt: Triết lí tinh thần, triết lí tôn giáo, lịch sử triết học. G.d: Đại học Gregorian, Roma, và St Benet’s Hall, Oxford. A.h: Aristote, Thành Thomas Aquinas, Frege, Wittgenstein, Anscombe, Geach và Ryle. N.c: 1959-
63, Mục sư ở Liverpool; 1964-78, Thành viên Balliol College, Oxford; 1978-89, Hiệu trưởng Balliol College, Oxford; 1989-93, Chủ tịch Hàn lâm Viện Anh quốc; 1989-, Thành viên Giảng huấn, St John’s College, Oxford.
Ấn phẩm chính bản:
(1963) Action, Emotion and Will ( Hành động, Cảm xúc và Ý chí ), London: Routlege.
Descartes: A Study of His Philosophy( Nghiên cứu triết học Descartes), New York: Random House.
The Five Ways: Saint Thomas Aquinas’s Proofs of God’s Existence ( Năm con đường: Những chứng lí của Thánh Thomas về hiện hữu của Thượng đế), London; Routledge & Kegan Paul.
(1973) The Anatomy of the Soul: Historical Essays in the Philosophy of Mind ( Giải phẫu học linh hồn: Các tiểu luận lịch sử về triềt học tinh thần), Oxford: Blackwell.
(1973) Wittgenstein ,Harmondsworth: Penguin.
( 1975) Will, Freedom and Power( Ý chí, Tự do và Quyền lực), Oxford: Blackwell.
(1978) The Aristotelian Ethics, a Study of the Relationship between the Eudemian and
Nicomachian Ethics of Aristote ( Đạo đức học của Aristote: Một khảo luận về mối tương quan giữa đạo đức cho Eudemia và đạo đức cho Nicomaque của Aristote), Oxford: Clarendon Press.
(1978) Aristotle’s Ethics ( Đạo đức học Aristote), Oxford: Clarendon Press.
Freewill and Responsibility( Ý chí tự do và trách nhiệm), London: Routledge & Kegan Paul.
Aristotle’s Theory of the Will ( Lí thuyết ý chí của Aristote), New Haven: Yale Univ. Press.
The God of the Philosophers ( Thượng đế của các triết gia), Oxford: Clarendon Press.
Aquinas, Oxford: Oxford Univ. Press.
(1983) Faith and Reason ( Tín ngưỡng với Lí trí), New York: Columbia Univ. Press.
Thomas More, Oxford: Oxford Univ. Press.
The Legacy of Wittgenstein ( Di sản của Wittgenstein), Oxford: Blackwell.
The Ivory Tower. Essays in Philosophy and Public Policy ( Tháp ngà. Các tiểu luận triết học và chính sách công), Oxford: Blackwell.
(1987) The Heritage of Wisdom: Essays in the History of Philosophy( Di sản Minh trí: Các tiểu luận về lịch sử triết học), Oxford: Blackwell.
(1989) The Metaphysics of Mind ( Siêu hình học tinh thần), Oxford: Oxford Univ. Press.
(1992) Aquinas on Mind ( Thánh Thomas Aquinas bàn về tinh thần), London:Routledge.
(1992) Aristotle on the Perfect Life ( Aristote bàn về đời sống toàn thiện), Oxford: Clarendon Press.
(1992) What is Faith? ( Tín ngưỡng là gì?), Oxford: Oxford Univ. Press.
Văn bản nhị đẳng:
Bradley,M.C. (1974) Kenny on hard determinism ( Kenny bàn về thuyết tất định chặt), AJP 52:202-11.
Davies, Brian (1982) Kenny on God ( Kenny bàn về Thượng đế), Philosophy;57: 105-18.
Ellis, Anthony (1978) Kenny on the continuity of Wittgenstein’s philosophy ( Kenny bàn về tính liên tục của triết học Wittgenstein), Mind 87:270-5.
Wilson,J.R.S. (1972) Emotion and Object ( Cảm xúc và đối tượng), London: Cambridge Univ.Press.
Được đào tạo trong thần học và triết học Kinh viện, Kenney lúc đầu nghiên cứu triết học phân tích từ bên ngoài. Tuy nhiên , dưới ảnh hưởng của một số triết gia Công giáo hàng đầu ở Oxford, ông đã đi đến chỗ nhìn tư tưởng của Frege và Wittgenstein như là không quá xa cách với tư tưởng của Aristote và Thánh Thomas như từng được giả định.Quyển sách đầu tiên của ông nhanh chóng tạo dựng ông thành người góp công mới và có ý nghĩa đối với triết học phân tích về tinh thần. Ở đây, và trong những công trình về sau của ông, Kenny tìm cách hội nhập triết học phân tích với triết học truyền thống hơn là đặt chúng vào thế đối nghịch. Quyển The Metaphysics of Mind (1989) có nhiều đồng cảm trí thức với quyển Concept of Mind của Ryle, vì cũng là một phê phán quan điểm Descartes về tinh thần. Nhưng ngược với thái độ “đạp đổ thần tượng” ( iconoclasm) trong tác phẩm kinh điển kia của Ryle, Kenny cố gắng chỉ ra rằng việc sử dụng các kỹ thuật phân tích ngữ học có thể đi tay trong tay cùng với sự kính trọng dành cho những khái niệm truyền thống, và quả là xa xưa, trong triết học. Điều này được phản ánh trong đầu đề The Metaphysics of Mind bởi vì như Kenny giải thích, “hệ thống triết học mà tôi cố gằng trình bày là sự kế tục của hệ thống Aristote thời Trung cổ”.
Sự nhấn mạnh này vào tính liên tục được mặc hàm trong những công trình phong phú của Kenny về lịch sử triết học kết hợp tính chặt chẽ trong phân tích và tính nghiêm cẩn học thuật. Quyển Wittgenstein gây ra một số tranh luận vì sự nhấn mạnh lên tính liên tục giữa triết học buổi đầu và triết học về sau của Wittgenstein. Trong Aristotle on the Perfect Life và những công trình khác về Aristote ông đã nhấn mạnh tầm quan trọng của tác phẩm Eudemian Ethics.
Những quan tâm của Kenny đối với triết học tinh thần luôn bao gồm tâm lí học đạo đức và được mở rộng một cách tự nhiên trong The Ivory Tower (1985) tập hợp một số tiểu luận của ông về triết lí pháp luật và những suy tưởng về chiến tranh. Ông cũng góp phần đáng kể vào cuộc tranh luận về ý chí tự do thông qua một cuộc phân tích tỉ mỉ những khái niệm “quyền lực”, “ý hướng” và “ý chí”. Mặc dầu hoài nghi về chân lí của thuyết tất định chặt chẽ, ông đã biện luận, chống lại thuyết tương thích (compatibilism), rằng một vài hình thức của thuyết tất định là không nhất quán với sự qui thuộc về ý chí tự do ( some forms of determinism are inconsistent with the attribution of free will).
Kenny đã viết nhiều về triết lí tôn giáo. Trong Faith and Reason (1983) ông đề xướng tính thuần lí như là đức tính trí thức của “niềm tin đúng đắn”(right belief), là “trung đạo” giữa hai tật xấu là tính cả tin và thói hoài nghi tất cả. Ông đã quan tâm sâu sát đến những luận chứng của thần học tự nhiên nhưng công nhận rằng mình có vẻ là người hoài nghi duới tia nhìn của người hữu thần. Quyển The Five Ways (1969) là một khảo sát đầy cảm tình những luận chứng biện minh hiện hữu của Thượng đế do Thánh Thomas đề xướng , nhưng tất cả đều bị phát hiện là rạn nứt nghiêm trọng. Trong The God of the Philosophers (1979) Kenny biện luận rằng có mâu thuẫn trong ý niệm về một Thượng đế sở hữu đủ mọi phẩm chất ưu việt cổ truyền và, trong khi thấy trước mọi sự (kể cả mọi tội lỗi) nhưng lại không là tác giả của bất kì cái nào trong chúng.
Nguồn: Thư tín; Anthony Kenny (1986) A Path from Rome, Oxford: OUP; PI; WW 1993.
STUART BROWN
Kook, Abraham Isaak ( Rav Kook)
Do thái, từ Latvia di cư đến Palestine thời tiền ủy trị (pre-mandate Palestine). s: 08-091865, Griva, Latvia. m: 01-09-1935, Jerusalem. Ph.t: Giáo sĩ Do thái, triết gia, nhà huyền học, nhà thơ. Q.t: Huyền học Do thái giáo, chủ nghĩa Darwin, chủ nghĩa thế tục (secularism). G.d: 1880-8, Các chủng viện Do thái giáo ở Lithuania. A.h: Giáo sĩ Loewe, Chưởng giáo ở Prague, Chính thống giáo Do thái, chủ nghĩa Phục quốc Do thái (Zionism), chủ nghĩa không tưởng xã hội và chủ nghĩa hiện sinh. N.c: 1888-95, Giáo sĩ, Zoimel, Lithuania; 1895-1904, Boisk, Lithuania; 1917-18, London: 1904-19, Chưởng giáo, Jaffa, Palestine; 1921-35, Đệ nhất Chưởng giáo, Jerusalem; Đệ nhất Chưởng giáo Ashkenazi xứ Palestine thời uỷ trị (mandated Palestine).
Ấn phẩm chính bản:
(1920) Ha-Mahashavah ha-Yisre’elit ( Tư tưởng Israel) , Jerusalem.
(1941) Hazon Hageulat ( Khải tượng Cứu chuộc), Jerusalem: Agudah Lehotzoat Sifre Harayat Kook.
(1888-1919) Igrot Harayah ( Thư từ của Giáo sĩ Abraham), 3 quyển, Jerusalem: Agudah Lehotzoat Sifre Harayat Kook.
(1971) Midot Harayah ( Những nguyên lí đạo đức), Jerusalem: Mosad Harav Kook.
(1938/50) Orot Hakodesh ( Ánh sáng thánh thiện) 3 quyển, Jerusalem: Agudah Lehotzoat Sifre Harayat Kook.
(1925) Orot Hateshuvah ( Ánh sáng của ăn năn), Yeshivot Bnei Akiwa.
(1925) Orot ( Ánh sáng), Jerusalem: Degel Yerushalayim.
Văn bản nhị đẳng:
Agus, Jacob B. (1946) Banner of Jerusalem ( Ngọn cờ Jerusalem), New York.
Agus, Jacob B. (1963) Rabbi Kook, đăng trong GreaT Jewish Thinkers of the Twentieth Century, Mass: Bnai Brith.
Bergman, Samuel H.(1961) Faith and Reason: An Introduction to Modern Jewish Thought ( Tín ngưỡng và Lí trí: Nhập môn tư tưởng Do thái hiện đại), A.Jospé dịch, Washington, DC: Bnai Brith.
Bokser Ben Zion (1978) Abraham Isaac Kook, London: SPCK.
Buber, Martin (1952) Israel and Palestine, London: East and West Library.
Epstein, I. (1951) Abraham Yizhak Hacohen Kook: His Life and Times ( A. Y. H. Kook: Cuộc đời và thời đại).
Fridman, M. (1988) Stories from the Life of Rav Kook ( Những câu chuyện từ cuộc đời của Giáo sĩ Kook), New York: Woodmere, Beit-Shamai.
Green, A. (1989) Jewish Spirituality II ( Tâm linh Do thái II).
Hertzberg, Arthur (1959) The Zionist Idea ( Ý tưởng phục hưng Do thái), New York: Doubleday & Herzel.
Rosenstreich, Nathan (1968) Jewish Philosophy in Modern Times ( Triết học Do thái trong thời hiện đại) New York: Holt, Rinehart & Winston.
Kook phấn đấu hoà giải Do thái giáo chính thống với những khát vọng khoa học thế tục và những khát vọng sắc tộc Do thái thông qua một hỗn dung huyền nhiệm( a mystic fusion). Ông là duy nhất trong số những nhà tư tuởng Do thái truyền thống khi xem xét những lí thuyết tiến hoá Darwin và chủ nghĩa Phục hưng Do thái thế tục (secular Zionism) như là những cơ hội cho một cuộc trở về với Thượng đế và tin tưởng vào tiến hoá tất yếu hướng về chí thiện của nhân loại. Ông biện luận, chống lại Bergson, rằng tiến hoá có mục tiêu và định hướng. Cũng giống như ông cố gắng lôi kéo những nông trang viên thế tục (secular kibbutzniks) đến với tôn giáo, ông cũng khuyến khích bộ phận Chính thống thấm nhuần kiến thức thế tục và hiện đại hoá cách tiếp cận của họ. Nhằm mục đích đó, trong tư cách Chưởng giáo ở Palestine dưới Quyền Ủy trị của Anh quốc ông tu chính những luật lệ Do thái giáo nào gây khó khăn cho thành phần đa số của cộng đồng. Tự căn cứ trên truyền thống giáo sĩ Do thái, cũng như trên những mô hình hiện đại hơn, ông biện luận rằng không nên có sự lưỡng phân giữa cái thiêng liêng và cái phàm tục. Ông chủ trương rằng tính tâm linh thuần túy là một hậu quả tất yếu của tâm thức cộng đồng Do thái hải ngoại, có thể được thay đổi một khi đời sống Do thái được bình thường hoá ở Israel, quê nhà đích thực. Ngày nay Kook có ý nghĩa đặc biệt vì cuộc tấn công của ông vào việc nghiên cứu khoa học vì khoa học, tách rời khỏi những nhận định đạo đức. Về phương diện chính trị, ông biện hộ cho sự hoà hợp giữa các tín đồ Do thái giáo, Hồi giáo và Cơđốc giáo, một quan điểm không phải lúc nào cũng được các môn đệ ông lưu tâm. Ảnh hưởng của Kook có thể được đánh giá bởi số lượng những tác phẩm của ông được tái bản nhiều lần ở Israel và sự tăng trưởng trong những đánh giá phê bình vào cuối thế kỉ hai mươi.
Nguồn: EncJud; Schoeps; NUC.
IRENE LANCASTER
Koyré, Alexandre André
Pháp. s: 1882, Taganrog, Nga. m: 1964, Paris. Ph.t: Sử gia khoa học, sử gia triết học hiện đại. G.d: Nhập tịch Pháp và học tại Göttingen với Edmund Husserl rồi tại Paris với Léon Brunschvicg. N.c: Giữ nhiều nhiệm chức về triết học, kể cả Giáo sư ở École Pratique des Hautes Études ở Paris và Giáo sư thỉnh giảng, Đại học Princeton.
Ấn phẩm chính bản:
(1922) Essai sur l’idée de Dieu et les preuves de son existence chez Descartes ( Khảo luận ý tưởng về Thượng đế và những bằng chứng về sự hiện hữu của Ngài nơi Descartes), Paris: Leroux.
(1929) La philosophie de Jacob Boehme, Paris: Vrin
Trois leçons sur Descartes ( Ba bài giảng về Descartes), Le Caire: Imprimerie Nationale.
A l’aube de la science classique ( Buổi bình minh của khoa học cổ điển), Paris: Hermann.
(1939) Études Galiléenes ( Nghiên cứu về Galilée), Paris : Hermann.
Entretiens sur Descartes ( Đàm đạo về Descartes), Paris: Hermann.
Introduction à la lecture de Platon ( Dẫn luận phép đọc Platon), Paris: Brentano.
(1950) Études sur l’histoire de la pensée philosophique en Russie ( Nghiên cứu lịch sử tư tưởng triết học Nga), Paris: Vrin.
(1957) From Closed World to Infinite Universe ( Từ thế giới khép kín đến vũ trụ không cùng), Baltimore: Johns Hopkins Univ. Press.
(1961) La Révolution astronomique ( Cuộc Cách mạng thiên văn học), Paris: Hermann. (1986) De la mystique à la science ( Từ huyền nhiệm đến khoa học), Paris: École des Hautes Études.
Cùng với Étienne Gilson và Henri Gouhier, Koyré có mặt ở tiền tuyến của phong trào hồi sinh sự quan tâm đối với tư tưởng Descartes tại Pháp trong nửa đầu thế kỉ hai mươi. Koyré chủ trương rằng không thể hiểu trước tác của bất kì triết gia nào mà lại không có một kiến thức về bối cảnh trí thức của thời đại đó. Trong hai thế kỉ mười sáu và mười bảy tư tưởng triết học và khoa học, kể cả của Descartes, đều đan xen với nhau đến độ những tiến bộ ở lãnh vực này sẽ là không thể hiểu được nếu không có vài hiểu biết về tiến bộ ở lãnh vực khác. Như là bối cảnh cho các tác phẩm triết học của Descartes, thế giới quan Aristote và kinh viện đã bị lay đổ niềm tin ( The Aristotelian and scholastic worldview had been discredited), và nhân loại, thay vì có chỗ đứng được ấn định trong đồ bản vạn vật (the scheme of things), lại cảm thấy hoang mang và bơ vơ, lạc loài trong một thế giới xa lạ và đầy bất trắc. Trong triết học Pháp thế kỉ mười sáu có một tuyến hoài nghi chủ nghĩa sâu rộng và diên trì, được điển hình hoá nơi quan điểm triết học của Montaigne. Những cách nhìn của Descartes có thể xem như là một đáp ứng đối với bầu khí trí thức hoang mang bất trắc của thời ấy. Cách ông phân li hoàn toàn hai cảnh giới tinh thần và vật chất bảo đảm cho việc chấp nhận một lí thuyết nhân quả có tính cơ giới, chứ không có tính viễn đích luận ( a mechanistic, not a teleological, theory of causation) và cách xử lí kiểu toán học thế giới vật lí( the mathematical treatment of the physical world).
Trong cuộc thám cứu lịch sử khoa học của Koyré có thể tìm thấy một quan điểm- mà hiện nay đã trở thành thông thường- đó là một cách tiếp cận thuần chủ nghiệm đối với khoa học là bất khả ( a pure empiricist approach to science is impossible). Sự kiện quan điểm này hiện nay đang được chấp nhận rộng rãi là nhờ vào, ít nhất cũng là một phần, trước tác của Koyré. Trong quyển Études Galiléennes (1939) ông biện luận rằng lí thuyết đi trước kinh nghiệm trong tư tưởng Galileo. Một cách tổng quát hơn, lập trường của Koyré là các nhà khoa học, trong khi tra vấn thiên nhiên, phải đã sẵn sàng quyết định về cái khung lí thuyết mà họ trông chờ sẽ có thể đặt những câu trả lời vào đó. Koyré đã mang lại những nguồn khoa học nhất đẳng mà trước đó thường vốn không dễ truy cập đối với độc giả.
KATHRYN PLANT
Vần L
Laberthonnière, Marie Paul Lucien
Pháp. s: 05-10-1860, Chazelet, Indre, Pháp. m: 06-10-1932, Paris. Ph.t: Nhà thần học triết lí. Q.t: Hộ giáo học ( apologetics), triết lí giáo dục. G.d: Đại chủng viện Vương cung thánh đường Bourges, Đại học Sorbonne. A.h: Pascal, Malebranche, Maine de Biran, Émile Boutroux, Maurice Blondel. N.c: Giảng dạy tại Massillon và Juilly từ 1887cho đến khi nghỉ hưu.
Ấn phẩm chính bản:
Essais de philosophie religieuse ( Các tiểu luận về triết lí tôn giáo), Paris: Lethielleux.
Le Réalisme chrétien et l’idéalisme grec ( Chủ nghĩa hiện thực Cơđốc giáo và chủ nghĩa duy tâm Hy lạp), Paris: Lethielleux.
(1905-13) Annales de philosophie chrétienne ( Niên giám triết học Cơđốc giáo), Paris: Bloud.
(1913) Théorie de l’éducation ( Lí thuyết giáo dục), Paris: Vrin.
(1935) Études sur Descartes ( Nghiên cứu về Descartes), Paris: Vrin.
(1937) Étude de philosophie chrétienne et premiers écrits philosophiques ( Khảo luận triết lí Cơđốc giáo và các bản văn triết học đầu tiên), Paris: Vrin.
(1942) Esquisse d’une philosophie personnaliste( Phác thảo một triết học nhân vị), Paris: Vrin.
(1945) Pangermanisme et christianisme ( Chủ nghĩa Đại Đức và Cơđốc giáo), Paris: Vrin. (1947) Sicut Ministrator ou Critique de la notion de souveraineté de la loi ( Phê phán khái niệm quyền tối thượng của luật pháp), Paris: Vrin.
(1948) Critique de laicisme ou comment se pose le problème de Dieu ( Phê bình chủ trương thế tục hoá hay vấn đề Thượng đế được đặt ra như thế nào), Paris: Vrin.
(1955) La notion chrétienne de l’autorité ( Khái niệm Cơđốc giáo về thế giá), Paris: Vrin.
(1961) Correspondance philosophique ( Thư tín triết học- trao đổi với Maurice Blondel), Paris: Seuil.
(1961) Les Fruits de l’esprit ( Những hoa trái của tinh thần), Paris: Montaigne.
(1975) Laberthonnière et ses amis ( Laberthonnière và bạn bè), Paris: Beauchesne.
(1983) Le Dossier Laberthonnière ( Hồ sơ Laberthonnière), Paris: Beauchesne.
Văn bản nhị đẳng:
Beillevert, P. (1973) Laberthonnière, l’homme et l’oeuvre. Textes et communications (Laberthonnière, con người và tác phẩm. Các bản văn và giao tiếp), Paris: Beauchesne.
Bréhier, É. Descartes d’après le Père Laberthonnière ( Descartes theo Linh mục Laberthonnière), Revue de Métaphysique et de Morale 42: 533-47.
Castelli, E. (1927) Laberthonnière, Milan: Athena.
Eastwood, D.M. (1936)The Revival of Pascal ( Cuộc hồi sinh của Pascal), Oxford: Clarendon.
Gelinas, J.P. (1959) La Restauration du Thomisme ( Cuộc phục hưng chủ nghĩa Thomas), Washington: Catholic University of America Press.
Hendecourt, M.M.(1947) Personne et Liberté: Essai sur la philosophie du Père
Laberthonnière ( Nhân vị và tự do: Khảo về triết học của Linh mục Laberthonnière), Paris: Vrin.
Hendecourt, M.M. (1961) Laberthonnière, Revue de Métaphysique et de Morale 63.
Pazzaaglia, L. (1973) Educazione Religiosa e Libertà umana ( Giáo dục tôn giáo và tự do con ngừoi), Bologna: Il Mulino.
Testore, C. (1951) Enciclopedia Cattolica, Città del Vaticano, Ente per l’Enciclopedia Cattolica e per il Libro Cattolico ( Bách khoa thư Công giáo, Toà thánh Vatican).
Vidler, A.R. (1970) A Variety of Catholic Modernists ( Một số nhà hiện đại Công giáo), Cambridge: cambridge Univ. Press.
Virgoulay, R. (1980) Blondel et le modernisme ( Blondel và chủ nghĩa hiện đại), Paris: Cerf.
Laberthonnière lúc đầu xuất hiện như một đồng minh của Blondel với sự nhấn mạnh tương tự vào hành động thực tiễn và vào sự ưu tiên của ý chí trên trí tuệ.và khi Blondel mua bản quyền tạp chí Annales de Philosophie Chrétienne vào năm 1905 thì ông trở thành chủ biên của tờ tập san này. Ông gọi lập trường của mình là “chủ nghĩa giáo điều đạo đức” ( dogmatisme moral), hàm ý rằng những nền tảng của niềm tin, dầu là niềm tin tôn giáo hay gì gì khác, xét cho cùng, đều mang tính đạo đức. Kiên quyết chống lại chủ nghĩa kinh viện và chủ nghĩa thực chứng bất kì dưới hình thức nào, ông cũng chống lại mọi cách tiếp cận quyền uy đối với niềm tin và do vậy, không có gì ngạc nhiên khi ông trở thành nạn nhân của những cuộc thanh lọc trong cuộc khủng hoảng hiện đại Công giáo, thoát khỏi việc bị rút phép thông công, nhưng bị cấm xuất bản kể từ 1913 cho đến hết phần còn lại của đời ông. Về tri thức luận hệ thống của ông là một kiểu chủ nghĩa dụng hành tự cho rằng tránh được chủ nghĩa tương đối bằng cách bao hàm cả việc tự phê phán của chủ thể tri thức. Về siêu hình học, Laberthonnière chia sẻ với Berkeley và Leibniz quan điểm rằng chỉ những hữu thể chủ động hay là những tinh thần mới có khả năng là các thực thể, mặc dầu ông nhìn hiện hữu của chúng trong sự tùy thuộc hỗ tương của những hữu thể này và với Thượng đế.. Kiên quyết chống lại điều mà ông nhìn như là những sự trừu tượng hoá của chủ nghĩa duy tâm Hy lạp, Laberthonnière chỉ chấp nhận những cá nhân, mà mỗi cá nhân đều tuyệt đối duy nhất, tính duy nhất của họ được Thượng đế bảo đảm. Phủ nhận rằng bất kì sự chứng minh hay danh mục nào của các sự kiện, dầu là lôgích, khoa học hay lịch sử có thể bao giờ mang lại chút gì cho lòng tin, Laberthonnière dường như đã phát triển hệ thống của mình như
một tường trình về cuộc nhân sinh trong đó niềm tin có thể được dành cho một chỗ đứng chính đáng.. Về cuối đời ông bất đồng với điều mà ông nhìn như là sự thoả hiệp của Blondel với chủ nghĩa kinh viện.
Nguồn: Edwards; M.T.Perrin (1980) La Jeunesse de Laberthonnière, Paris: Beauchesne.
R.N.D. MARTIN
Lachance, Louis
Canada. s: 18-02-1899, Saint-Joachim-de-Monmorency, Québec. m: 28-10-1963, Montréal. Ph.t: Nhà tư tưởng Thomist, triết gia lịch sử, triết gia ngôn ngữ. Q.t: Luật pháp, chính trị. G.d: Tiểu chủng viện Québec 1912-20; Trường Cao đẳng Thần học và Triết học Dominican,
Ottawa, 1921-4 và Đại học Montréal, 1925-7. N.c: Sau nhiều năm dạy học và nghiên cứu ở
Rome, ông quay về Trường Cao đẳng Dominican, Ottawa làm Giáo sư Triết học năm 1931; năm 1936 ông được bổ nhiệm Giáo sư tiếng Latinh tại Đại học Angelicum, Rome, nhưng không thích lắm nên năm 1938 ông lại quay về Ottawa; năm 1939 ông chuyển đến Đại chủng viện Sherbrooke và năm 1943 trở thành Giáo sư Triết học Đạo đức và Xã hội tại Đại học Montréal cho đến khi mất; từ 1960 trở đi ông đảm nhiệm Khoa trưởng Phân khoa Triết học.
Ấn phẩm chính bản:
(1933) Le Concept du droit selon Aristote et Saint Thomas ( Khái niệm pháp luật theo Aristote và theo Thánh Thomas), Montréal: Éditions Albert Levesque; tái bản, Ottawa: Les Éditions du Lévrier, 1948.
(1936) Nationalisme et Religion ( Chủ nghĩa quốc gia và Tôn giáo), Ottawa: Collège Dominicaine.
(1939) L’Humanisme politique de Saint Thomas; individu et état ( Chủ nghĩa nhân bản chính trị của Thánh Thomas; cá nhân và nhà nước), Paris: Receuil Sirey.
(1943) Philosophie du langage ( Triết học ngôn ngữ), Ottawa: Éditions du Lévrier.
(1950) L’Être et ses propriétés ( Hữu thể và các đặc tính), Montréal: Éditions du Lévrier.
(1959) Le Droit et les droits de l’homme ( Pháp quyền và những quyền con người), Paris: Presses Universitaires de France.
Văn bản nhị đẳng:
Armour, Leslie (1981) The Idea of Canada and the Crisis of Community ( Ý tưởng của Canada và cuộc khủng hoảng của cộng đồng), Ottawa: Steel Rail.
Dictionnaire des oeuvres littéraires du Québec ( Từ điển tác phẩm văn học Québec), Montréal: Fides, 1982.
Papillon, Antonin (1963) Notice nécrologique( Tử vong lục), Montréal: Couvent Albert Le Grand.
Những quan tâm chính của Lachance luôn luôn hướng về pháp luật và chính trị, mặc dầu trước tác của ông trải rộng một cách tự nhiên đến triết lí chính trị và triết lí lịch sử. Do cách nhìn cơ bản của ông, những vấn đề này lôi kéo ông, một cách không tránh khỏi, vào những vấn đề siêu hình học và triết học ngôn ngữ. Mặc dầu là một nhà tư tưởng Thomist kiên định, Lachance đưa lí thuyết kinh viện vào cơ sở mới trong triết lí lịch sử và triết lí ngôn ngữ. Ông được biết đến nhiều nhất như một triết gia ngôn ngữ.
Những ý tưởng coi pháp luật và chính trị như là các hoạt động có thể được xử lí trên cơ sở của lí tính luôn luôn đứng ở tuyến đầu trong trước tác của ông. Ông không bị ảnh hưởng nhiều lắm bởi những thuyết Thomas mới đang nở rộ trong khi ông viết, cho bằng đến những biến cố và những trào lưu tư tưởng đang diễn ra ở Québec quê hương ông, và nhất là bởi nhu cầu cung cắp một giải pháp khả hoán hợp lí cho chủ nghĩa dân tộc đầy khích động của Lionel Groulx.
Le Droit et les droits de l’homme ( 1959) cung hiến một biện minh xã hội cho những quyền cá nhân của con người, biện luận rằng chúng chỉ có thể hiểu được trong khung cảnh cộng đồng. Trước tác của Lachance về Thánh Thomas có khuynh hướng phô bày Thánh Thomas như một nhà nhân bản, người đã đem lại một cơ sở vững chắc cho lí thuyết dân chủ. Nationalisme et Religion (1936) phát triển những luận chứng cho một chủ nghĩa dân tộc có mức độ và thuần lí hoàn toàn khác với ý thức hệ của Lionel Groulx vốn đã khích động nhiều nhà tư tưởng – và vẫn còn khích động một số người- ở Québec. Quyển Philosophie du langage ( 1943) thăm dò những cỗi nguồn xã hội của ngôn ngữ và tầm quan trọng của nó trong chính trị.
LESLIE ARMOUR
Lavelle, Louis
Pháp. s: 1883, Saint- Martin-Le-Villeréal. m: 1951, Paris. Ph.t: Triết gia tinh thần, triết gia hiện sinh. A.h: Henri Bergson, Maurice Blondel và Octave Hamelin. N.c: Dạy Triết học, Đại học Sorbonne và Collège de France; 1934, đồng sáng lập và đồng chủ biên với René Le Senne tùng thư La Philosophie de l’Esprit.
Ấn phẩm chính bản:
(1928) De l’Être ( Về hữu thể), Paris: Alcan.
La Conscience de soi ( Ý thức tự ngã), Paris: Grasset.
La Présence totale ( Hiện diện toàn thể), Paris: Aubier.
(1936) Le Moi et son destin ( Bản ngã và số mệnh của nó), Paris: Aubier.
(1940) Le Mal et la souffrance ( Cái ác và nỗi đau khổ), Paris: Plon.
Du Temps et de l’éternité ( Về thời gian và vĩnh cửu), Paris: Aubier.
La Dialectique de l’éternel présent ( Biện chứng của hiện tại vĩnh hằng), Paris: Aubier.
Văn bản nhị đẳng:
Smith, C.(1964) Contemporary French Philosophy ( Triết học Pháp hiện đại), London: Methuen.
Lập trường triết lí của Lavelle có thể được được gói gọn trong câu” tham thông vào hữu thể” (participation à l’être / participation in being). Các tự ngã bất toàn và bất xứng hợp của chúng ta , theo Lavelle, chịu sự ràng buộc bởi cả siêu việt giới của toàn thể hữu thể (the transcendental realm of the totality of being) và bởi thế giới bên ngoài gồm những đối tượng vật lí và những con người hữu hạn khác. Chúng ta thâm nhập vào cảnh giới vạn hữu đó khi chúng ta trở thành những người khởi phát các hành vi qua đó chúng ta tham thông vào hữu thể. Đối với Lavelle, tồn tại là hành động ( être, c’est agir / to be is to act).
Mọi hành động của chúng ta đều có hai phương diện, trước tiên là tính nội tại, hay là ý thức rằng hữu thể của chúng ta là thành phần của toàn thể hữu thể. Hiện hữu của những tự ngã bất toàn của chúng ta tiền giả định rằng phải có một tuyệt đối thể, hay Thượng đế, mà chúng ta và những hành vi của chúng ta phụ thuộc vào và tuyệt đối thể ấy là hiển thể thuần tuý ( actus purus / pure act). Thông qua hành vi chúng ta tự giới thiệu với tuyệt đối thể.
Toàn bộ hữu thể không tĩnh chỉ mà luôn năng động và năng lựong sáng tạo hiện sinh trong chính các hành động của chúng ta được phái sinh từ nguồn năng động bất tuyệt này.
Phương diện kia nơi các hành vi chúng ta là tính ngoại tại của chúng được nhập thể vào các đối tượng vật lí. Những đối tượng đó không phụ thuộc vào đầu óc chúng ta nhưng chúng ta làm nảy sinh ra chúng thông qua những hành vi của chúng ta như là những thực thể mà chúng ta ý thức.Một khi phát sinh ra, thế giới vật lí như vậy tạo thành giới hạn cho những tự ngã bất toàn của chúng ta. Việc tập trung chú ý vào thế giới bên ngoài hay bất kì thành phần cấu tạo nào của nó đều là cách gây xao lãng, xoay chuyển sự chú ý của chúng ta khỏi nội tại tính tâm linh nơi bản thể chúng ta ( the spiritual inwardness of our being).
Lavelle bác bỏ quan điểm của những nhà hiện sinh khuyến khích sự phân tán hiện hữu con người và cuộc tìm kiếm bất tận những hành vi mới trong cuộc theo đuổi quá trình tự đích thực hoá ( the pursuit of self-authentication). Theo lời của một nhà bình luận, “Lavelle phê bình quan niệm về một hiện hữu hoàn toàn sáng tạo để lại đàng sau những hành vi của nó ngổn ngang những mảnh vỡ gồm toàn là những thứ phó phẩm bị phế bỏ của một cuộc sống đích thực” ( Smith, C. Contemporary French Philosophy, p.50). Thay vì thế, Lavelle chủ trương rằng , bằng sự dấn thân liên tục vào hành động chúng ta có thể làm phong phú hữu thể tâm linh của chúng ta.
Đối với Lavelle, hành động là tự do (to act is to be free). Tuyệt đối thể, một hiển thể thuần túy, thì hoàn toàn tự do, trong khi chúng ta chỉ tự do một cách hạn chế. Những hành vi của chúng ta thì hợp lí và có tính phản tư, ngược lại với tính thụ động và hạn chế của bản năng chúng ta, và chúng ta trở nên con người một cách đầy đủ hơn và tự do một cách đầy đủ hơn bằng cách giản qui tính ngẫu phát của bản năng vào lợi ích của phản tư ( We become more fully human and more fully free by reducing the spontaneity of the instinct to the benefit of reflection). Lí tưởng mà chúng ta phấn đấu hướng đến, mà đó cũng là thể tính của chúng ta, là một mối cảm thông bằng hữu đặt nền tảng trên tính thuần lí ( The ideal towards we strive and which is our essence is a communion of fellowship founded on rationality).
KATHRYN PLANT
Le Roy, Édouard Louis Emmanuel Julien
Pháp. s: 18-06-1870, Paris. m: 09-11-1954, Paris. Ph.t: Nhà toán học, triết gia Công giáo Pháp. Q.t: Triết lí khoa học, triết lí tôn giáo. G.d: École Normale Supérieure, Tiến sĩ 1898.
A.h: Henri Bergson, Teilhard de Chardin, Henri Poincaré. N.c: Phụ giảng cho Henri Bergson tại Collège de France, 1914-20; từ 1921-42, kế nhiệm Bergson làm Giáo sư tại Collège de France; Hàn lâm viện khoa học đạo đức và chính trị từ 1919; Hàn lâm viện Pháp từ 1945 ( kế nhiệm Bergson).
Ấn phẩm chính bản:
(1894) [ với G. Vincent] Sur la méthode mathématique ( Về phương pháp toán học), Revue de Métaphysique et de Morale 2: 505-39, 676-708.
(1896) [ với G. Vincent] Sur l’idée de nombre ( Về ý niệm con số), Revue de Métaphysique et de Morale 4: 738-55.
(1899-1900) Science et Philosophie ( Khoa học và triết học), Revue de Métaphysique et de Morale 7: 275-425, 503-62, 708-31; 8: 37-72.
Réponses aux objections ( Trả lời các phản biện), Revue de Métaphysique et de Morale 8: 223-33.
Un Positivisme nouveau ( Một chủ nghĩa thực chứng mới ), Revue de Métaphysique et de Morale 9: 138-53.
(1901) Réponses aux objections ( Trả lời các phản biện), Revue de Métaphysique et de Morale 9: 292-327, 407-32.
Sur la logique de l’invention ( Về lôgích của phát minh), Revue de Métaphysique et de Morale 12: 193-223.
Dogme et critique ( Giáo điều và phê phán), paris: Bloud.
Comment se pose le problème de Dieu ( Đặt vấn đề Thượng đế như thế nào?), Revue de Métaphysique et de Morale 15: 129-70, 470-513.
Philosophie en France ( Triết học tại Pháp), Philosophical Review17: 306-15.
(1912) Une Philosophie nouvelle, Henri Bergson ( Một triết học mới: Henri Bergson), Paris: Alcan.
(1927) L’Exigence idéaliste et le fait de l’évolution ( Yêu cầu duy tâm và sự kiện tiến hoá), Paris: Boivin.
Le Problème de Dieu( Vấn đề Thượng đế), Paris: L’Artisan du Livre.
(1929-30) La Pensée intuitive ( Tư tưởng trực quan), Paris: Boivin.
(1929) Les Origines humaines et le Fait de l’ Intelligence ( Những nguồn gốc nhân loại và sự kiện trí thông minh), Paris: Boivin.
(1935) Ce que la microphysique apporte ou suggère à la philosophie ( Những gì vi vật lí mang lại hay gợi ý cho triết học), Revue de Métaphysique et de Morale 45: 151-84,319-55.
(1944) Introduction à l’étude du problème religieux ( Nhập môn nghiên cứu vấn đề tôn giáo), Paris; Monflon.
(1947) [ với mấy người khác] Bergson et Bergsonisme, Paris : Beauchesne.
(1949) Henri Poincaré et la critique des sciences ( Henri Poincaré và sự phê phán khoa học), Revue de Deux Mondes3: 397-412.
(1956-8) Essai d’une philosophie première ( Khảo luận về một triết học đệ nhất), Paris: Presses Universitaires de France.
(1960) La Pensée mathématique pure ( Tư tưởng toán học thuần tuý), Paris: Presses Universitaires de France.
Văn bản nhị đẳng:
Balthasar, N. (1931) Le Problème de Dieu d’après M. Édouard Le Roy ( Vấn đề Thượng đế theo ông Édouard Le Roy), Revue Neo-Scholastique 39: 340-59.
Brunschvicg, L. La Philosophie nouvelle et l’intellectualisme ( Triết học mới và chủ nghĩa duy trí), Revue de Métaphysique et de Morale 60: 433-78.
Couturat, L.(1900) Contre le nominalisme de M.Le Roy ( Chống lại chủ nghĩa duy danh của ông Le Roy), Revue de Métaphysique et de Morale 8: 87-93.
Gagnebin, S. (1912) La Philosophie de l’Intuition ( Triết học trực quan), ST Blaise: Foyer Solidariste.
Jolivet, R. (1931) [ la recherche de Dieu ( Đi tìm Thượng đế), Paris: Beauchesne.
Jolivet, R. (1931) Essai sur le Bergsonisme 9 Khảo luận chủ nghĩa Bergson), Paris; E. Vitte.
Landormy, P. (1901) Remarques sur la philosophie nouvelle ( Ghi chú về triết học mới), Revue de Métaphysique et de Morale (; 479-86.
Ménégoz, F. (1931) Réflexions sur le problème de Dieu ( Những suy tư về vấn đề Thượng đế), Paris: Alcan.
Perrin, M.T. [ xuất bản, 1975] Laberthonnière et ses amis ( Laberthonière và các bạn ông), Paris: Beauchesne.
Poincaré, H. (1906) La Valeur de la science ( Giá trị của khoa học), Paris: Flammarion.
Smith, C. (1967) Le Roy: Édouard trong Encyclopedia of Philosophy, New York: Macmillan.
Vidler, A.R.(1965) Twentieth Century Defenders of the Faith ( Những người bảo vệ niềm tin trong thế kỉ hai mươi), London: SCM Press.
Vidler, A.R.( 1970) A Variety of Catholic Modernists ( Tạp bút về các nhà hiện đại Công giáo), Cambridge: Cambridge Univ. Press.
Weber, L. (1932) Une philosophie de l’invention ( Một triết lí về phát minh), Revue de Métaphysique et de Morale 39: 59-86, 253-73.
Nguyên được đào tạo như một nhà toán học, những hứng thú triết lí của Le Roy tìm được sự biểu đạt lúc đầu vào khoảng giữa thập niên 1890s. Sau một số bài báo về triết lí toán học viết chung với G. Vicent, ông nổi lên như một người bảo vệ cho triết học mới chống thực chứng của Henri Bergson vào cuối thập niên này, làm phát sinh sự phê phán quyết liệt từ Louis Couturat. Thoạt đầu, quan tâm của ông là khẳng định những quyền của lương thức thông thường và của trực quan song song với lí luận khoa học( theo một cách hơi giống với một số quan điểm của Duhem) và đồng thời phát triển một quan điểm dụng hành và chống duy trí về kiến thức, chủ trương kiến thức phải tùy thuộc vào đời sống, những nước đi được khích lệ bởi phong trào phê phán khoa học của thời đại. Vận dụng vào thần học cũng như vào khoa học, những quan điểm như thế dẫn đến sự phủ nhận siêu việt thể trong tín lí Công giáo, và lôi cuốn sự phê phán từ những người Công giáo cũng dữ dội không kém sự phê phán từ những nhà thực chứng. Tác phẩm của ông chẳng mấy chốc mà bị liệt vào Danh mục cấm. Trong những tác phẩm về sau, ông càng phát triển khía cạnh tiến hoá huyền nhiệm của triết học Bergson với hương vị phiếm thần, giải thích “ đời sống” bằng những từ ngữ duy linh cũng như tinh thần và vật chất. Theo ý ông tâm linh (the spiritual) là cái gì phân biệt đời sống con người khỏi loài vật. Phần này trong triết học của ông gắn kết mật thiết với triết học của Pierre Teilhard de Chardin, bạn tâm giao của ông. Người ta kể lại là ông từng nói rằng ông thường không thể xác định một ý tưởng nào đó là của mình hay của Teilhard.
Nguồn: DSB 8: 256b-258a; Mittelstrasse.
R.N.D. MARTIN
Le Senne, René
Pháp. s: 1882, Elbeuf, Normandie. m: 1954, Paris. Ph.t: Triết gia tinh thần, triết gia hiện sinh. G.d: École Normale Supérieure. A.h: Octave Hamelin và Maine de Biran. N.c: Đồng sáng lập và đồng chủ biên, với Louis Lavelle, tùng thư La Philosophie de l’Esprit, được bổ nhiệm Giảng sư tại Lycée Louis-le-Grand và rồi, từ 1942, Giáo sư Triết học Đạo đức, Đại học Paris; 1948, được tuyển vào Hàn lâm viện các khoa học đạo đức và chính trị.
Ấn phẩm chính bản:
(1930) Le Devoir ( Nhiệm vụ), Paris: Alcan.
(1930) Le Mensonge et le caractère ( Sự dối trá và tính cách), Paris: Alcan.
(1934) Obstacle et valeur ( Chướng ngại và giá trị), Paris: Aubier.
(1942) Traité de morale générale ( Khảo luận đạo đức học tổng quát), Paris: PUF.
(1945) Traité de caractérologie ( Khảo luận tính tình học), Paris: PUF.
(1955) La Découverte de Dieu ( Khám phá Thượng đế), Paris: Aubier.
Văn bản nhị đẳng:
Paumen, J. (1949) Le Spiritualisme existential de René Le Senne ( Chủ nghĩa tâm linh hiện sinh của René Le Senne), Paris: PUF.
Pirlot, J. (1954) Destinée et valeur: la philosophie de René Le Senne ( Định mệnh và giá trị:
TriẾt học của René Le Senne), Paris: Vrin.
Le Senne khai triển hệ thống triết học của ông đối lập lại những gì ông nhìn như là những ảnh hưởng mang tính chống siêu hình, thực chứng và tất định ( the anti-metaphysical, positivist and determinist influences) mà ông cho là đang xâm lấn tư tưởng Pháp đương đại. Ông tự coi mình là đang làm việc trong truyền thống siêu hình học vốn đâm chồi nảy lộc từ Descartes và ông nghĩ rằng khía cạnh trọng yếu của “Cogito” ( cái tôi suy tư) là ý chí, cái dẫn đến hành động.
Le Senne chủ trương rằng vị trí của con người trong cảnh giới của vạn hữu chịu sự ràng buộc của hai điều: cảnh giới của tuyệt đối thể hay Thượng đế mà chúng ta tùy thuộc và tham thông vào đó; và thực tại cụ thể của thế giới bên ngoài. Yếu tính của tự ngã, theo Le Senne, nằm trong ý thức về những hành động của chính chúng ta. Trong trạng thái tiền ý thức của chúng ta, có sự liên tục của một làn sóng tâm linh năng động, lan tràn, vốn phái sinh từ Thượng đế. Tự thức của chúng ta được thành tựu thông qua “chướng ngại-cơ năng” (organ-obstacle) của thực tại. Chướng ngại cơ năng này là công cụ của tự thức chúng ta, bởi nó phá vỡ và kết tinh dòng tâm linh vị phân ( the undifferentiated spiritual flow) thành những hành vi xác định của ý chí, nhưng nó cũng hạn chế tự ngã bằng cách cung cấp cho chúng ta với sự công nhận rằng những hành vi xác định của ý chí là bị hạn chế. Trong chướng ngại chúng ta nhìn thấy ý chí thiêng liêng, ý chí ấy định hướng quá trình viên thành tự ngã của chúng ta.
Vì chủ yếu là những hữu thể tâm linh nên chúng ta luôn tìm kiếm giá trị, mà Le Senne đồng hoá với thiên ân (divine grace). Dòng tâm linh tiền ý thức của chúng ta lãnh hội giá trị trong một hình thái vị phân ( undifferentiated form), nhưng khi làn sóng mạnh đột khởi lên vỗ tràn bờ những giới hạn của thực tại, giá trị kết tinh và trở thành xác định trong những giá trị đặc thù. Như vậy, “chướng ngại cơ năng”, thông qua sự đề kháng với ý chí chúng ta, mang tính công cụ hỗ trợ trong quá trình chúng ta ý thức về các giá trị. Chúng ta không ý thức về giá trị trong hình thái thuần tuý của nó: chúng ta chỉ có thể ý thức về các giá trị trong hình thái không thuần tuý và xác định của nó, nhưng những giá trị này là dấu chỉ của giá trị tuyệt đối mà chúng ta hằng phấn đấu để vươn đến.
Tương ứng với điều này, Le Senne chủ trương rằng tự ngã có hai phương diện. Có tự ngã riêng tư ý thức rằng Thượng đế là suối nguồn của hiện hữu chúng ta và của giá trị tuyệt đối, và là chủ thể của cảm thức về toàn thể nơi chúng ta trong sự thẩm định mỹ học hay đạo đức về một đối tượng hay tình huống. Trái lại, có tự ngã công cộng tập trung vào chi tiết cụ thể của đối tượng được tri giác. Đời sống của chúng ta trải qua dao động thường hằng này giữa hai phương diện của tự ngã.
Hệ thống triết học Le Senne cuối cùng lại mang tính chống cá nhân chủ nghĩa, bởi vì sự năng động tâm linh thuần tuý của tự ngã sáp nhập vào tuyệt đối thể và không có đặc tính nào cho phép chúng ta phân biệt được một nhân vị này với nhân vị khác.
KATHRYN PLANT
Leibowitz, Yeshayahu Isaiah
Israel. s: 28-01-1903, Latvia. m: 18-08-1994, Jerusalem. Ph.t: Nhà khoa học, văn nhân, nhà giáo dục, triết gia tôn giáo và giáo luật Do thái. Q.t: Chủ nghĩa hiện sinh Do thái giáo, đạo đức học, khoa học, sử học , triết lí khoa học. G.d: 1919, Hoá học và Triết học, Đại học Berlin; Sinh hoá, Hàn lâm viện Kaiser Wilhelm; 1924, Y học và Hoá học, Cologne; 1934, Y học,
Heidelberg; có các bằng Tiến sĩ Y khoa, Sinh hoá và Triết học. A.h: Bruno Kisch, phong trào Thanh niên Phục quốc Do thái, Maimonides và Kant, cũng như mối tương quan giữa giáo luật và triết học trong một Nhà nước Do thái. N.c: 1924, Giảng viên Hoá học, Đại học Cologne; 1953, Tổng biên tập, Encyclopaedia Hebraica, Jerusalem; 1961-73, Giáo sư Hoá học hữu cơ, Sinh hoá và Vật lí thần kinh, Đại học Hebrew, Jerusalem; 1973-94, các bài giảng về Maimonides và Kant và các bài giảng gây tranh cãi về triết lí chính trị của các chính quyền Israel.
Ấn phẩm chính bản:
(1946) Torah u-Mitzvot ba-Zman ha-Zeh ( Một cách tiếp cận hiện đại đến kinh Torah và Mười Điều răn), Tel Aviv, 1953-4.
Yesodot ha-Beaiah ha-Psichofizit ( Những nền tảng của vấn đề tâm-vật lí), Tel Aviv.
Yahadut, Am Yehudi u-Medinat Israel ( Do thái giáo, dân Do thái và Nhà nước Israel), Tel Aviv; Schocken.
(1977) Sefer Yeshayahu Leibowitz ( Quyển sách của Yeshayahu Leibowitz), Tel Aviv.
(1979) Sichot al Pirke Avot ( Đàm luận về đạo đức học của các giáo phụ), Tel Aviv.
Emunah, Historiah ve-Arachim ( Đức tin, Lịch sử và các giá trị), Jerusalem: Akademon.
Guf-va-Nefesh: ha-Baaiah ha-Psichofizit ( Thân xác và linh hồn: Vấn đề tâm vật lí), Tel Aviv.
Emunato shel ha-Ramban ( Đức tin của Maimonides), Tel Aviv: Gale-Tsahal, Misrad ha-Bitahon.
Sichot al Mada ve-Arachim( Đàm luận về khoa học và các giá trị ), Tel Aviv.
(1985) Bein Mada le-Filosofia ( Giữa khoa học và triết học), Jerusalem.
(1986)Sichot al-Shmone Prakim la-Rambam(Đàm luận vềMaimonides),Jerusalem:Keter.
(1991) Am, Erets, Medinah ( Dân chúng, Đất đai, Nhà nước), Jerusalem: Keter.
Văn bản nhị đẳng:
Bouganim, A.(1990) Le Juif Égaré ( Người Do thái lạc loài), Paris: Declée de Brouwer.
Goldman, Eliezer [ dịch và xuất bản, 1992] Judaism, Human Values and the Jewish State (
Do thái giáo, các giá trị nhân văn và Nhà nước Do thái), Cambridge, Mass: Harvard Univ. Press.
David Hartman (1993) Yeshayahu Leibowitz, trong Interpreters of Judaism in the Late Twentieth Century ( Những người thông diễn Do thái giáo vào cuối thế kỉ hai mươi), Washington DC: Bnai Brith.
Leibowitz là người nổi tiếng nhất và cũng gây tranh cãi nhất trong tất cả các triết gia Do thái. Lập trường công khai của ông chống lại việc chiếm đóng những vùng với đa số dân Árập sinh sống bắt nguồn từ cách thông diễn của ông về Giáo luật Do thái như là một phụng vụ thuần tuý, vô cầu đối với Thượng đế. Tuy nhiên, cũng cùng lí do đó, ông nhìn Cơđốc giáo như một hình thức dị giáo ( paganism), và như là đối thủ, ngay cả là huỷ thể, của Do thái giáo. Ông chịu ảnh hưởng của Maimonides và Kant trong việc biện hộ cho sự phục tòng nghiêm nhặt Giáo luật và việc hạ thấp các định nghĩa văn hoá và sắc tộc của Do thái giáo. Ông phê bình quyết liệt bất kỳ liên minh nào giữa Do thái giáo chính thống và chủ nghĩa phục quốc Do thái thế tục (secular Zionism) trong Nhà nước Israel, yêu cầu tách biệt rõ ràng giữa hai thực thể, trong khi vẫn là một phần tử Zionist đầy nhiệt tình. Ông rất nổi tiếng trong cộng đồng Israel thế tục, thường xuyên diễn thuyết cho công chúng thính giả đông đảo và trên những phương tiện truyền thông.
Nguồn: EncJud; Schoeps; điếu văn, The Times,24 Aug.1994.
IRENE LANCASTER
Leighton, Joseph Alexander
Canada-Mỹ. s: 02-12-1870, Orangeville, Ontario. m: 17-06-1954, Worthington, Ohio. Ph.t:
Nhà duy tâm nhân vị. Q.t: Siêu hình học, lí thuyết giá trị, triết học về con người. G.d: Trinity College, Toronto rồi Đại học Cornell, PhD 1894; còn theo học tại một Chủng viện Thần học Anh giáo và trong hai năm 1896-7 sang Đức du học tại Berlin, Tübingen và Erlingen. N.c: Dạy tại Hobart College ở New York Thượng, 1897-1910; Giáo sư và Chủ nhiệm Khoa Triết , Đại học Quốc gia Ohio, Columbus, 1910-41.
Ấn phẩm chính bản:
(1901) Typical Modern Conceptions of God: or, the Absolute of German Romantic Idealism and of English Evolutionary Agnosticism ( Những quan niệm hiện đại điển hình về Thượng đế, hay là Tuyệt đối thể của chủ nghĩa duy tâm lãng mạn Đức và của chủ nghĩa bất khả tri tiến hoá Anh), New York: Longmans Green & Co.
(1907) Jesus Christ and the Civilization of Today ( Jesus Christ và văn minh ngày nay), New York: Macmillan.
Man and the Cosmos: An Introduction to Metaphysics ( Con người và vũ trụ: Nhập môn siêu hình học), New York: Appleton.
The Field of Philosophy ( Lãnh vực của triết học), New York and London: Appleton. (1924) Religion and the Mind of Today ( Tôn giáo và tinh thần ngày nay), New York: Appleton.
( 1926) The Individual and the Social Order: An Introduction to Ethics and Social Philosophy ( Trật tự cá nhân và xã hội: Nhập môn đạo đức học và triết học xã hội), New York: Appleton.
(1928) Individuality and Education ( Tính cá thể và giáo dục), New York and London: Appleton.
(1937) Social Philosophies in Conflict: Fascism, Nazism, Communism and Liberal
Democracy ( Các triết học xã hội xung đột nhau: Phátxít, Quốc xã, Cộng sản và Dân chủ Tự do), New York: Appleton.
Văn bản nhị đẳng:
Adams, George P. and Montague, William P. Contemporary American Philosophy (Triết học Mỹ hiện đại), New York: Macmillan.
Howie, John and Burford, Thomas O.[ xuất bản 1875] Contemporary Studies in
Philosophical Idealism ( Những nghiên cứu hiện đại về chủ nghĩa duy tâm triết học), Cape Cod: Claude Stark.
Leighton là một nhà duy tâm nhân vị. Ông từng là học trò và bạn của James Edwin Creighton và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các nhà duy tâm Trường phái Cornell nhưng càng nhiều hơn bởi George Holmes Howison và bởi các triết gia làm nên phong trào nhân vị. Ông nhấn mạnh rằng ông không thể chấp nhận “ tuyệt đối thể phi thời” (timeless absolute) của Creighton và biện luận rằng vũ trụ là một toàn thể hữu cơ nhưng có những thành tố thực sự là những toàn thể cá thể chủ động( active individual wholes) Mặc dầu ông đặt điển cứu của mình vào từ ngữ siêu hình, song những quan tâm của ông được hướng về những vấn đề giá trị và chính vì lí do này mà ông than phiền “ vẻ lãnh đạm biểu kiến” (apparent indifference) của các nhà duy tâm tuyệt đối đối với tính độc đáo và giá trị của nhân vị cá thể ( the uniqueness and value of individual person). Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng các cá nhân phải được hiểu trong khung cảnh của cộng đồng. Các quan điểm của ông đã được đúc kết ngắn gọn trong một tiểu luận đăng trong Contemporary American Philosophy do Adams và Montague xuất bản (1930) và được bàn luận với nhiều cảm tình trong Contemporary Studies in Philosophical Idealism do Howie và Burford xuất bản (1975).
Nguồn: WWW(Am).
LESLIE ARMOUR
Lewis, Hywell David
Anh. s: 21-05-1910, Llandudno, Wales. m: 06-04-1992. Ph.t: Triết gia tinh thần, triết gia tôn giáo. G.d: Trường Cao đẳng North Wales, Bangor và Jesus College, Oxford. A.h: Platon, Berkeley, Bradley, Moore, các triết gia trong truyền thống duy tâm như Campbell và Knox. N.c: 1947-55, Giáo sư Triết, Cao đẳng North Wales, Bangor; 1955-77; Giáo sư Lịch sử và Triết lí Tôn giáo, King’s College, London.
Ấn phẩm chính bản:
(1959) Our Experience of God ( Kinh nghiệm của chúng ta về Thượng đế), London: Allen & Unwin.
(1963) Clarity is Not Enough: Essays in Criticism of Linguistic Philosophy ( Tính trong sáng chưa đủ: Các tiểu luận phê bình triết lí ngữ học), London: Allen & Unwin.
(1969) The Elusive Mind ( Tinh thần ẩn hiện khôn lường), London: Allen & Unwin.
(1973) The Self and Immortality ( Bản ngã và sự bất tử), London: Macmillan.
(1978) Persons and Life after Death: Essays by Hywell D. Lewis and Some of His Critics (
Các nhân vị và đời sống sau cái chết: Các tiểu luận của Hywell Lewis và một vài người phê bình ông), London: Macmillan.
(1982) The Elusive Self ( Bản ngã ẩn hiện khôn lường), London: Macmillan.
(1985) Freedom and Alienation ( Tự do và tha hoá), Edinburgh: Scottist Academic Press.
Văn bản nhị đẳng:
Clark, W.N. (1961) Our Experience of God ( Kinh nghiệm của chúng ta về Thượng đế), International Philosophical Quaterly 1; 168-77.
Sutherland, S.R. and Roberts, T.A. (1989) Religion, Reason and the Self: Essays in Honour of Hywell Lewis ( Tôn giáo, Lí tính và Bản ngã: Các tiểu luận để tôn vinh Hywell Lewis), Cardiff: University of Wales Press.
Những mối quan tâm của H.D. Lewis về triết học phản ánh, trong mức độ nào đó, nền giáo dục tôn giáo mà ông đã tiếp thu ở North Wales. Khi vào Đại học Oxford, ông chịu ảnh hưởng của một vài nhà duy tâm còn sót lại. Việc đọc Green đã làm ông hứng thú với triết học xã hội và chính trị nhưng về sau ông lại đặc biệt quan tâm với những vấn đề liên quan đến bản chất của linh hồn và sự bất tử. Ông thừa nhận rằng có nhiều điều cần nói đối với việc mô tả ông như một nhà duy tâm, nhưng không mong chấp nhận cái nhãn hiệu này bởi vì ảnh hưởng hiện thực mạnh mẽ mà ông thừa nhận từ các triết gia như Moore và Wilson.
Sự kết ước của Lewis với một quan niệm siêu hình về triết lí đã cách ly ông, trong chừng mực nào đó với dòng chính của triết lí ngữ học Anh. Như là người chủ biện của tùng thư triết học Muirhead, ông khuyến khích những quan điểm đa phương đa tuyến, đặc biệt là trong bộ sách Clarity Is Not Enough ( 1963). Nếu ông nghĩ rằng tính trong sáng là chưa đủ, tuy vậy ông vẫn nghĩ rằng nó quan trọng. Lewis được biết đến nhiều nhất với việc ông bảo vệ một quan điểm nhị nguyên về tâm hồn và thân xác đối lại những quan điểm thiên về duy hành vi (behaviourist) nhiều hơn được Ryles và nhiều người khác bênh vực. Ông bảo vệ, với một mức độ thành công nào đó, niềm tin vào sự phục sinh cá nhân chống lại niềm tin chung nơi các triết gia phân tích, rằng sự bất tử là bất khả quan niệm. Ông đạt được danh tiếng quốc tế cao, đặc biệt là tại Ấn độ và Hoa kỳ, nơi ông nhận được và thực hiện nhiều cuộc thỉnh giảng và nhận nhiều vinh dự khác.
Nguồn: W.W; điếu văn trong The Guardian.
STUART BROWN
Loen, Arnoldus Ewout
Hà lan. s: 1896, Herveld. m: 08-02-1990, Utrcht. Ph.t: Triết gia hiện sinh Cơđốc giáo. Q.t:
Triết lí tôn giáo. G.d: Công nghệ học, Đại học Delft; Vật lí và triết học, Đại học Leyden. A.h: Husserl, Kierkegaard và Nicolai Hartmann. N.c: Dạy Toán và Vật lí ở bậc Trung học trong khoảng hai mươi năm; từ 1955-66, Giáo sư Triết lí tôn giáo, Đại học Utrecht.
Ấn phẩm chính bản:
(1927) Wijsbegeerte en Werkelijkheid ( Triết học và thực tại), Utrecht: Honig.
De vaste grond ( Nền tảng vững chắc), Amsterdam & Paris.
Inleiding tot de wijbegeerte ( Nhập môn triết học), Den Haag: Boekencentrum.
(1955) De plaats der wijsbegeerte in de theologische faculteit ( Vị trí của triết học trong khoa thần học), Utrecht, Bài giảng khai khoá.
(1963) Het vooronderstelde ( Điều tiền giả định), Den Haag: Boekencentrum.
(1965) Säkularisation ( Thế tục hoá), München.
(1973) De gescchiedenis, haar plaats, zijn, zin en kenbaarheid ( Lịch sử, vị trí ,tồn tại, ý nghĩa và tính khả tri), Ascen: Van Gorcum.
Văn bản nhị đẳng:
Doevedans, K.(1989) Inleiding tot het denken van A.E.Loen ( Dẫn luận vào tư tưởng của A.E. Loen), Assen.
Quan tâm chính của Loen là xây dựng một triết học trên nền tảng Cơđốc giáo. Ta có thể tìm thấy kiến giải hoàn bị nhất cho triết học ấy trong công trình nền tảng của ông De vaste grond ( The Solid Ground- Cơ sở vững chắc). Ông phân tích khái niệm hiện hữu và kết luận rằng lí tính chưa đủ để hiểu nó và cần mặc khải để đạt đến chân lí. Triết học không có chủ đề riêng, mà là một loại siêu lí thuyết (metatheory), khoa học về cách thức mà vạn hữu có được nền tảng trong nền tảng. Thần học là khoa học về chính nền tảng. Quan điểm của Loen mang tính hiện sinh, bởi vì ông hướng tiêu điểm vào hiện hữu người, nơi chân lí được khải lộ. Sự mặc khải này mang tính lịch sử: mặc khải diễn ra trong lịch sử nhân loại.
WIM VAN DOOREN
Loisy, Alfred Firmin
Pháp. s: 1857, Ambrières, Marne. m: 1940, Ceffonds, Haute-Marne. Ph.t: Triết gia tôn giáo, nhà phê bình và sử gia Kinh Thánh. G.d: Chủng viện Châlon-sur-Marne và Học viện công giáo Paris. A.h: Ernest Renan và Louis Duchesne. N.c: Thụ phong Linh mục năm 1879; 18819, Giáo sư tiếng Hê-bơ-rơ (Hébreu; hiện nay thường phiên âm theo tiếng Anh, Hebrew, thành Híp-ri. Cũng được phiên âm thành Hy-bá-lai), 1890-3, Giáo sư Kinh Thánh, Học viện Công giáo Paris; 1900-4, Giảng sư, École Pratique des Hautes Études; 1909-30, Giáo sư Lịch sử Tôn giáo, Pháp quốc Học viện ( Collège de France).
Ấn phẩm chính bản:
L’Évangile et L’Église ( Phúc âm và Giáo hội), Paris: Vrin.
Autour d’un petit livre ( Chung quanh một quyển sách nhỏ), Paris: Vrin.
(1903) Le Quatrìeme Évangile ( Phúc âm thứ tư), Paris: Vrin.
(1908) Les Évangiles synoptiques ( Phúc âm đối quan), Paris: Vrin.
(1910) Jésus et la tradition évangélique ( Jésus và truyền thống phúc âm), Paris: Vrin.
(1917) La Religion ( Tôn giáo), Paris: Vrin.
(1920) La Paix des nations et la religion de l’avenir ( Hoà bình giữa các quốc gia và tôn giáo của tương lai), Paris: Vrin.
(1923) La Morale humaine ( Đạo đức con người), Paris: Vrin.
(1931) Mémoires pour servir à l’histoire religieuse de notre temps ( Hồi kí để phục vụ lịch sử tôn giáo thời đại chúng ta), Paris: Vrin.
(1933) La Naissance du Christianisme ( Sự khai sinh Cơđốc giáo), Paris: Vrin.
(1937) La Crise morale du temps présent et l’éducation humaine ( Cuộc khủng hoảng của thời hiện đại và nền giáo dục nhân văn), Paris: Vrin.
Văn bản nhị đẳng:
Daly, G. (1980) Transcendence and Immanence ( Siêu việt và Nội tại),Oxford: Clarendon Press, (chương 3&4 chứa đựng những chi tiết về cuộc “tao ngộ chiến” trí thức - intellectual skirmish- giữa Loisy với Maurice Blondel).
Houtin, A. và Sartiaux, F. (1961) Alfred Loisy: Sa Vie et son oeuvre ( Alfred Loisy: Cuộc đời và sự nghiệp), Meudon: CNRS.
Petre, M.D. (1944) Alfred Loisy: His Religious Significance ( A.Loisy: Ý nghĩa tôn giáo), Cambridge: Cambridge Univ. Press.
Ratté, G. (1968) Three Modernists ( Ba nhà hiện đại), London: Sydney, Sheed & Ward.
Vidler, A.R. (1970) A Variety of Catholic Modernists ( Tản mạn về các nhà hiện đại Công giáo), Cambridge: Cambridge Univ. Press.
Chủ nghĩa hiện đại công giáo (catholic modernism), mà Alfred Loisy là người trình bày hàng đầu ở Pháp, ứng dụng vào việc nghiên cứu Thánh Kinh những phương pháp lịch sử phê phán đã từng được phát triển đầu tiên ở Đức trong thế kỉ mừoi chín.
Bất chấp tuyên bố khước từ chính thức của Giáo hội đối với Loisy cho rằng ông chỉ là một
“người giải mã kém cỏi các bản linh văn” ( a poor decipherer of sacred texts), thì mối bận tâm ban đầu của ông với việc nghiên cứu có phê phánThánh Kinh, đặc biệt là bốn quyển Phúc âm, đã đưa ông đến niềm xác tín rằng thực sự có một nhu cầu xét lại những lời dạy truyền thống của Giáo hội Công giáo La mã, và điều này, đến lượt nó, đã thúc đẩy quá trình phát triển triết lí tôn giáo của ông.
Quan điểm của Loisy, như được đề xướng lần đầu trong tác phẩm L’Évangile et L’Église ( Phúc âm và Nhà thờ), đó là, những chân lí bất tất về nhân vật Jesus trong lịch sử nên được nhìn như hoàn toàn tách rời với những chân lí mà cộng đồng Cơđốc nhân tín thác nơi Đấng Cơđốc của lòng tin cậy. Trong trước tác về sau của ông La Naissance du Christianisme ( Sự khai sinh Cơđốc giáo), Loisy quay về với những quan điểm đặc thù của ông, cho rằng những chân lí lịch sử duy nhất về Jesus đó là, Jesus là một nhà tiên tri xứ Galilee trong thế kỉ đầu tiên của Công nguyên và rằng ông đã bị đóng đinh lên thập giá đưới thời Thống đốc Pontius Pilate. Những phần còn lại của các tường thuật từ Phúc âm, và bất kì những thêm thắt nào về sau vào thông điệp của Jesus, đều nên đưa vào… vương quốc của huyền thoại và chủ nghĩa tượng trưng!
Khi bác khước những sự thật lịch sử như là cơ sở cho Cơđốc giáo, ông phóng ra một phê phán đầy tàn phá đối với những kết luận của Harnack, nhà thần học Tin lành người Đức, người chủ trương rằng việc cắt bỏ những thêm thắt giáo điều của hàng bao thế kỉ nhằm khôi phục mặc khải lịch sử trung thực của Thượng đế qua Jesus Christ, là đáng mong muốn và hoàn toàn khả thi.
Mặc dầu cuộc tấn công của Loisy vào một nhà thần học lớn của phái Tin lành tự thân nó không đánh động các chức quyền tôn giáo, nhưng đây không phải là trường hợp đối với sự đóng góp tích cực của ông vào triết lí tôn giáo. Như một sự kế tục quan điểm của ông rằng thông điệp của Christ nên được nhìn như mang tính huyền thoại hay tượng trưng, ông cho rằng những lời truyền giáo dầu cho là của Giáo hội Công giáo hay của bất kì trào lưu Cơđốc giáo nào cũng đều không thể hiện thân hoàn bị cho tinh lí tuyệt đối của các chân lí tín ngưỡng. Chẳng những không hề tĩnh tại, những chân lí này luôn là ngọn triều phát triển liên tục, và tìm thấy sự biểu hiện của chúng trong đời sống của cộng đồng Cơđốc nhân như được dẫn dắt bởi Thánh Linh.
Những quan điểm này đã khởi phát sự tranh luận đáng kể, và tổng kết của chính Loisy về cuộc tranh luận đó được xuất bản vào năm 1903, trong quyển Autour d’un petit livre (Chung quanh một quyển sách nhỏ). Sự rạn nứt giữa Loisy và Nhà thờ Công giáo càng mở rộng qua năm năm sau đó: năm trong số những tác phẩm của ông bị đưa vào Danh mục sách cấm, và vào năm 1908 bản thân ông bị Giáo hoàng Pius X dứt phép thông công. Từ 1910, mọi giáo phẩm thụ phong đều được đòi hỏi phải tuyên thệ chống chủ nghĩa hiện đại ( trong giải thích Kinh Thánh).
Những mặc hàm trong lập trường của Loisy về chân lí được bày tỏ minh nhiên trong Autour d’un petit livre trong đó ông phát biểu:” chân lí trong chúng ta là cái gì tất yếu có điều kiện, tương đối. Chân lí không đi vào đầu óc chúng ta như đã hoàn tất; nó đến một cách khoan thai, và người ta không bao giờ có thể nói rằng nó đã hoàn bị. Chân lí cũng chẳng bất biến hơn chính con người, mà cùng tiến hoá với con người, trong con người và bởi con người”.
Loisy nhấn mạnh vai trò quyết định và sáng tạo của cộng đồng Cơđốc nhân. Sức sống của cộng đồng giúp nó đạt được một hiểu biết tốt hơn, nhưng không bao giờ hoàn bị, về những huyền thoại và những biểu tượng Cơđốc giáo. Ông nhìn thấy tình trạng căng thẳng giữa phưong pháp luận lịch sử phê phán và những học thuyết truyền thống của Nhà thờ Công giáo và việc ông không chịu từ bỏ cuộc truy cầu tri thức hiện hành của nhân loại dẫn ông đến chỗ bác bỏ các học thuyết như là hiện thân của chân lí tuyệt đối và cố định.
KATHRYN PLANT
Lonergan, Bernard
Canada. s: 17-12-1904, Buckingham, Quebec. m: 26-11-1984 Pickering, Ontario. Ph.t: Triết gia theo trường phái Thánh Thomas. Q.t: Tri thức luận, phương pháp luận, siêu hình học, thần học triết lí. G.d: Heythrope College và Đại học Gregorian. A.h: Aristote, Thánh Thomas d’Aquin và Newman.N.c: 1953-1965, Đại học Gregorian; 1966-70, Regis College, Toronto; 1973-83, Boston College
Ấn phẩm chính bản:
(1957) Insight (Trực quan) London: Longman, Green&Co.
Collection ( Hợp tập Bernard Lonergan), New York: Herder&Herder.
Verbum: Word and Idea in Aquinas( Ngôi Lời: Từ và Ý trong tư tưởng thánh Thomas), London: Darton, Longman& Todd.
(1974) A Second Collection ( Hợp tập thứ nhì) ,London : Darton, Longman & Todd.
Văn bản nhị đẳng:
Crowe, Frederick E.(1992) Lonergan, London: Geoffrey Chapman.
Lamb, Matthew L. (1981) Creativity and Method ( Tính sáng tạo và phương pháp), Milwaukee: Marquette Univ. Press.
Mc Shane , Philip (1971-2) Papers from the International Lonergan Congress( Văn kiện từ cuộc hội thảo quốc tế vế Lonergan), Dublin: Gill & Macmillan.
Meynell, Hugo A. (1976) An Introduction to the Philosophy of Bernard Lonergan, London: Macmillan.
Tracy, David (1970) The Achivement of Bernard Lonergan ( Thành tựu của B.Lonergan) New York: Herder & Herder.
Bernard Lonergan là người trình bày chính bằng tiếng Anh cho thuyết Thomas siêu nghiệm (transcendental Thomism). Thuyết này nổi lên từ sự chạm trán và một tổng hợp từng phần của một số yếu tố trong phương pháp của Kant với chủ nghĩa hiện thực kiểu Thomist, được khởi xướng trước đây bởi Maréchal. Một nguyên lí căn bản trong triết học Lonergan là định nghĩa của ông về hữu thể như là “ mục tiêu của ước muốn hiểu biết thuần túy”( being as the objective of the pure desire to know). Thực tại, cái đang hiện hữu, có một cơ cấu đẳng hình với cơ cấu của tri thức. Hệ quả là một sự mô tả và một lí thuyết về tri thức là một tiền điều kiện và là một nền tảng của siêu hình học.Một tri thức về tri thức dẫn tới một tri thức về cái gì được tri thức và cái gì được tri thức là cái đang tồn tại ( A knowledge of knowledge leads to a knowledge of what is known, and what is known is what there is).
Tính ưu tiên phương pháp luận này của tri thức luận so với siêu hình học đã bị phản bác quyết liệt bởi những triết gia Thomist khác như Étienne Gilson, người nghĩ rằng triết học nào bắt đầu với việc nghiên cứu về ý thức sẽ không bao giờ có thể thoát khỏi ý thức và đi đến thế giới ngoại tinh thần (extra-mental world). Gilson chỉ vào Descartes và Kant như là những triết gia đã thất bại về phương diện này một cách rất dễ thấy. Tuy nhiên, những triết gia Thomist siêu nghiệm có lẽ sẽ cho rằng quan điểm của Kant nghĩ rằng chúng ta không thể biết vật tự thân, là một thứ thất bại vì…yếu thần kinh. Nếu như Kant chịu khai thác phương pháp phê phán của chính ông cho đến cùng có lẽ ông đã đi đến chỗ nhận ra rằng chính khái niệm tri thức tự thân nó chỉ khả niệm và khả hữu với tiền giả định về những đối tượng thật sự và những đặc tính khiến chúng là đối tượng cho tri thức và khiến chúng thực sự được biết bởi chủ thể năng tri ( the knowing subject).
Vậy nên, đối với Lonergan, triết học bắt đầu với toan tính tìm hiểu tri thức là gì (philosophy begins with the attempt to know what knowing is). Chính khả năng hiểu được tri thức là gì vốn gắn liền với bản chất của ý thức. Tri thức là một hoạt động hữu thức và ý thức là một thức giác nội tại nơi những hành vi nhận thức. Sự nhận thức về cái gì chúng ta ý thức được có đặc tính ba mặt: thường nghiệm (empirical), trí thức (intellectual), và thuần lí (rational). Với tính cách thường nghiệm, nhận thức là cảm giác, tri giác và tưởng tượng. Với tính cách tri thức, nhận thức bao hàm hành vi hiểu biết và sự tạo thành những khái niệm. Với tính cách thuần lí, nhận thức đạt đến đỉnh điểm trong sự khẳng định cái gì đang tồn tại. Đây không phải là ba hình thái hay ba giai đoạn của nhận thức mà chúng tạo thành một thể thống nhất năng động. Mọi nhận thức đòi hỏi một tiến trình của”trực quan”( Insight—Đây cũng là đầu đề tác phẩm danh tiếng nhất của Lonergan). “Insight” là từ ông dùng để chỉ hành vi nhận thức một tập hợp các dữ liệu. Trực quan được điển hình hoá trong tiếng kêu” Eurêka!”của Archimedes và nơi cậu thiếu niên nô lệ trong đối thoại Menon của Platon. Các chương đầu của quyển Insight cung cấp một phân tích chi tiết về hoạt động nhận thức trong toán học, trong các khoa học thục nghiệm và trong lương thức thông thường.
Tính cách năng động, tiến hoá về phương diện lịch sử, khác biệt về phương diện phương pháp luận, của nhận thức cho ta thấy rõ ràng là thực tại không thể được quan niệm như là một vũ trụ tĩnh( a static universe) được chi phối bởi những qui luật vật lí cổ điển. Mà đúng hơn, Lonergan mô tả nhận thức như là “tính xác suất hiện ra”( emergent probability) nhằm chỉ ra rằng vũ trụ vận hành vừa bởi những định luật xác suất thống kê vừa bởi những định luật cổ điển.Khi thực tại được quan niệm như là khách thể sở tri( the knowable) , như là cái gì “tỉ lệ tương ứng”( proportionate) với nhận thức của con người, ta có thể nói rằng nó có ba thành tố: tiềm năng( potency) là thành tố được trải nghiệm hay tưởng tượng; mô thể hay hình thái (form) là thành tố được biết bởi sự nhận thức; hiển thể(act) là thành tố được biết bởi sự phán đoán của lí tính.
Ba thành tố này tự chúng có thể là những loại khác nhau. Hiểu biết của chúng ta về các vật là sự nhận thức cả về những đặc tính lẫn những tương quan của chúng, và về tính cá thể cụ thể của chúng: cái trước là hình thái phân cách( conjugate form), cái sau là hình thái trung tâm (central form) , những từ tương ứng với “hình thái tùy thể” (accidental form) và “hình thái bản thể “ (substantial form). Nối kết với những hình thái này chúng ta cũng còn có thể phân biệt tiềm năng trung tâm và tiềm năng phân cách và hiển thể trung tâm và hiển thể phân cách. Hiển thể trung tâm là vĩnh thể (existence) còn hiển thể phân cách là thời cơ thể hay ngẫu thể( occurrence).
Lonergan cũng khảo sát phép lí luận thực tiễn (practical reasoning) và khả tính của đạo đức học. Ông định nghĩa thiện như là đối tượng của ước muốn ( good as the object of desire).
Tuy nhiên một trong những điều mà chúng ta ước muốn là tri thức và ước muốn này làm phát sinh ý nghĩa thứ nhì về thiện: thiện của trật tự như được thiết chế trong quốc gia, trong kinh tế hay trong gia đình.Thiện ở đây qui chiếu về những trạng thái của sự vật được thiết kế một cách hợp lí và có chủ đích, được mong muốn và xây dựng nhằm thoả mãn những ước muốn của chúng ta. Thiện như là đối tượng của sự chọn lựa hợp lí tự giới thiệu như là giá trị. Trên tầm mức hữu thể học Thiện qui chiếu về mọi thứ trật tự ,và ,đến giới hạn, về tính khả niệm( intelligibility) nội tại nơi tồn thể. Những chọn lựa đạo đức bao hàm bốn yếu tố : những biểu tượng cảm giác và tưởng tượng; trực quan thực tiễn; phản ánh thực tiễn; và quyết định.
Một trong những đặc điểm của tri thức con người đó là , mặc dầu chúng ta có một ước muốn hiểu biết không giới hạn, song khả năng hiểu biết của chúng ta lại rất hạn chế. Dãy những câu hỏi khả hữu thì rộng lớn hơn dãy những câu trả lời khả hữu rất nhiều. Nhận định này đưa Lonergan đến chỗ nêu lên định đề về hữu thể siêu việt ( transcendent being), nghĩa là hữu thể vượt qua khỏi chúng ta , không nằm trong lãnh vực nào của kinh nghiệm nội tâm hay ngoại tại của con người. Tuy nhiên, hữu thể siêu việt phải được giả thiết như là khả niệm và điều này dẫn đến khả tính lôgích của một hành vi không giới hạn của nhận thức mà đối tượng của nó bao gồm vừa cả hữu thể siêu việt cũng như hữu
thể tỉ lệ. Đối tượng của nó cũng bao gồm cả sự tự tri( bởi vì mọi nhận thức, theo định nghĩa, đều là hữu thức). Một tri thức như thế hẳn phải là một trong những đặc tính của Thượng đế.
Khẳng định Thượng đế là gì và khẳng định Thượng đế hiện hữu là những vấn đề khác nhau. Lonergan tin rằng nhiều lập luận bênh vực hiện hữu của Thượng đế được bao gồm trong hình thức tổng quát này: “ Nếu thực tại là hoàn toàn khả niệm thì Thượng đế hiện hữu. Thế mà thực tại là hoàn toàn khả niệm. Vậy thì,Thượng đế hiện hữu”. Tuy nhiên Lonergan không nghĩ rằng luận chứng này sẽ thuyết phục được những người cho đến giờ vẫn là kẻ theo thuyết bất khả tri hay kẻ vô thần, tin rằng Thượng đế hiện hữu. Chức năng của luận chứng này, cũng giống như bằng chứng của Thánh Anselme, đúng ra chỉ là chứng minh cho những ai đã sẵn tin vào Thượng Đế, rằng niềm tin của họ có cơ sở hợp lí và có thể bảo vệ.
Lonergan được một số người nhìn như là một trong những đầu óc triết học mạnh mẽ nhất của thế kỷ hai mươi nhưng ông không được biết đến nhiều bên ngoài những nhóm theo chủ thuyết Thomas.
Nguồn: Catholic Encyclopedia; RPL 83,1985.
HUGH BREDIN
Lopatin, Lev Mikhailovich
Nga. s: 01-06-1855, Moscow. m: 21-03-1920, Moscow. Ph.t: Nhà duy tâm,triết gia nhân vị theo Leibniz. G.d: Tốt nghiệp Đại học Moscow, 1879. A.h: Leibniz, Lotze, Schopenhauer và Solov’ev. N.c: 1883-1920, Giáo sư Triết học, Đại học Moscow.
Ấn phẩm chính bản:
(1886-91) Polozitel’nye zadachi filosofii ( Những nhiệm vụ tích cực của triết học), 2 quyển, Moscow.
(1911) Filosofskie kharakteristiki i rechi ( Những đặc tính và những thông điệp triết học), Moscow.
(1913) Monizm i pliuralizm ( Nhất nguyên và đẳnguyên), Voprosy filosofii i psikhologii ( Các vấn đề triết học và tâm lí học).
Văn bản nhị đẳng:
Zenkovsky, V.V. (1953) A History of Russian Philosophy, George Kline dịch, London: Rouledge & Kegan Paul.
Lopatin, một người bạn từ thuở còn thơ của triết gia tôn giáo Solov’ev, không chỉ là một triết gia Tân-Leibniz hàng đầu ở Nga, mà còn là một nhà tiên phong trong tâm lí học Nga. Ông là Chủ tịch Hội Tâm lí học Moscow từ 1899 cho đến khi hội này bị chính quyền sôviết xoá sổ năm 1917 và là chủ biên của chuyên san Voprosy filosofii i psikhologii ( Các vấn đề triết học và tâm lí học). Là một con người lập dị và yếm thế, ông chết trong nạn đói theo sau cuộc nội chiến hậu cách mạng Nga.
Theo siêu hình học duy linh (spiritualistic metaphysics) của Lopatin, mỗi hiện tượng, dầu là vật lí hay tâm lí, đều là biểu hiện của một lực tâm linh nội tại, siêu thời gian. Mọi hiệu quả và đặc tính vật chất đều là nhị đẳng và phái sinh. Vật chất cùng những định luật chi phối nó tự thân chúng là kết quả của một tính nhân quả sáng tạo nhất đẳng ( a primary creative causality). Lopatin bác bỏ khái niệm về một linh hồn siêu việt; linh hồn có tính bản thể và nội tại trong các hiện tượng tâm linh được trực cảm trong kinh nghiệm nội tại của chúng ta. Mặc dầu tính nội tại của nó song ý thức về thời gian của linh hồn chứng tỏ rằng linh hồn là siêu thời gian, và do vậy, là bất diệt, bởi vì diệt vong là một biến cố trong thời gian.
Lopatin phát quang một lộ trình giữa chủ nghĩa nhất nguyên tuyệt đối của Hegel và chủ nghĩa đẳnguyên siêu hình gần đây hơn mà ông nhận dạng nơi William James, trong số nhiều người khác. Trong quan điểm của ông, tính liên kết hiển nhiên giữa các sự vật và tính đồng nhất thể của thiên nhiên chỉ ra một nhất tính cốt yếu trước đó và ông đề xướng một thuyết nhất nguyên tồn hoạt ( a vital monism) công nhận” nhất tính trong phức tính và phức tính trong nhất tính” ( unity in multiplicity and multiplicity in unity): nghĩa là, thực tại của cả Thượng đế lẫn phức tính của các hiện thể tách rời.
Lopatin nhìn hành động sáng tạo tự do của con người như là dần dà thiết lập một trật tự đạo đức trong thế giới, và nhìn thấy khả tính của “những biến động đạo đức triệt để” (radical moral upheavals) hay là tính sáng tạo đạo đức, như là chìa khoá đi vào bản chất tinh thần con người. Do vậy, Zenkovsky đã đặc trưng hoá triết học của Lopatin như là “chủ nghĩa nhân vị đức lí” (ethical personalism).
COLIN CHANT
Lossky, Nicolai Onufrievich
Nga. s: 06-12-1870, Kreslavka, tỉnh Vitebsk. m: 24-01-1965, Paris. Ph.t: Triết gia tôn giáo, trực quan, nhân vị. G.d: Đại học St Petersburg, học Cao học tại Strasbourg với Windelband và tiến sĩ tại Leipzig với Wilhelm Wundt. A.h: Plotin, Leibniz, Bergson, Solov’ev và triết gia Tân-Leibniz của Nga, Kozlov. N.c: 1907-21, dạy triết học tại Đại học St Petersburg, Giáo sư Triết học từ 1916-21; 1942-5, Giáo sư Triết học, Đại học Bratislava; 1947-50, Giáo sư Triết học, Chủng viện Chính thống giáo Nga, New York.
Ấn phẩm chính bản:
(1906) Obosnovanie intuitivizma ( Thuyết trực quan tri thức luận), St Petersburg.
(1917) Mir kak organischeskoe tseloe ( Thế giới như một toàn thể hữu cơ), Moscow.
(1927) Svoboda voli ( Tự do ý chí), Paris.
(1931) Tsennost’ i bitie: Bog i Tsarstvo Bozhie kak osnova tsennostei ( Giá trị và hiện hữu). Paris.
(1938) Chuvstvennaia, intellektual’naia i misticheskaia intuitsiia ( Trực quan cảm giác, trí tuệ và huyền nhiệm), Paris.
(1951) History of Russian Philosophy ( Lịch sử triết học Nga), New York: International Universities Press.
Văn bản nhị đẳng:
Kohanski, A.S. (1936) Lossky’s Theory of Knowledge ( Tri thức luận của Lossky), Nashville: Vanderbilt University.
Zenkovski, V.V. ( 1953) A History of Russian Philosophy ( Lịch sử triết học Nga), George Kline dịch, London: Routledge & Kegan Paul.
Lossky bị đuổi khỏi trường Trung học tại địa phương vì tội vô thần. Năm 1921, ông lại bị tước mất Giảng đàn Triết học tại đại học St Petersburg vì những niềm tin tôn giáo của mình, và trong năm tiếp theo ông nằm trong số các triết gia Nga bị lưu đày khỏi Liên sô. Ông định cư tại Tiệp khắc theo lời mời của Tomas Masarik, chính khách và là sử gia về tư tưởng Nga. Ông ở lại Tiệp khắc cho đến 1945 rồi sau đó sống ở Mỹ và Pháp.
Khởi điểm thuyết trực quan ( intuitivism) của Lossky là việc ông bác bỏ mọi lí thuyết nhân quả hay biểu tượng về nhận thức: mọi đối tượng của nhận thức đều được lãnh hội trực tiếp hay được trực cảm (immediately apprehended or intuited) bởi chủ thể và mặc dầu hành vi nhận thức của chủ thể nằm trong thời gian, song “sự điều phối tri thức luận” ( the epistemological co-ordination) giữa chủ thể và khách thể vốn là điều kiện cần thiết của nhận thức, thì tự thân nó, lại ở bên ngoài không thời gian. Noi theo Solov’ev, Lossky phân biệt ba loại trực quan: trực quan cảm giác về các biến cố trong không thời gian; trực quan trí tuệ về những đối tượng lí tưởng như con số và các tương quan lôgích, và trực quan huyền nhiệm về tuyệt đối thể, vốn là một hữu thể siêu lôgích ( a metalogical being), siêu việt các định luật đồng nhất, mâu thuẫn và khử trung ( the laws of identity, contradiction and excluded middle).
Lossky mang ý đồ dùng tri thức luận duy trực quan của mình để kiện toàn siêu hình học. Chủ nghĩa duy tâm nhân vị của chính ông hơi giống đơn tử luận( monadology) của Leibniz, mặc dầu ông bác bỏ khái niệm về “đơn tử không cửa sổ” ( windowless monad): đúng hơn, theo ông thì “mọi vật đều nội tại nơi mọi vật”( everything is immanent in everything). Giống như Lopatin, Lossky tránh một thuyết nhất nguyên thuần túy và qui cho tuyệt đối thể vừa năng lực sáng tạo hiện tượng đa phức của các tác nhân bản thể vừa sự bảo toàn nhất tính và đồng bản thể tính của chúng. Các tác nhân này hiện hữu bên ngoài không thời gian, mặc dầu không thời gian là phương thức hoạt động của chúng, và, theo học thuyết tiến hoá của ông về chủ nghĩa nhân vị có đẳng cấp (hierarchical personalism), các tác nhân này có thể đạt đến, thông qua việc thực tập ý chí tự do và quá trình luân hồi tái sinh (reincarnation), một đẳng cấp hữu thể cao hơn. Do vậy mà một proton cuối cùng có thể trở thành một nhân vị hiển thể ( an actual person), nhìn nhận tồn tại của các giá trị tuyệt đối, và tự do chọn lựa con đường đến Thượng đế hơn là con đường vị kỷ. Lossky kêu gọi đến kinh nghiệm và mặc khải tôn giáo khi đồng hoá tuyệt đối thể với Tam vị Nhất thể Cơđốc giáo ( the Christian Trinity), bao gồm cả việc coi Christ như là Thần-nhân (God-man); còn quan niệm của ông về Sophia ( Minh Trí) như là tinh thần thế giới được sáng tạo thì có phần hạn chế hơn quan niệm của Bulgakov và Florensky.
Bộ History of Russian Philosophy của Lossky là một bình luận giá trị về các triết gia tôn giáo và duy tâm ( kể cả chính ông), mặc dầu đó là hình ảnh trong gương của các bộ lịch sử tư tưởng thời sôviết về mặt ít để ý đến các nhà tư tưởng thế tục.
COLIN CHANT