81-90 Tích Mân Côi
81 : Chuỗi hạt Mân Côi với Tín Điều Đức Mẹ trọn đời đồng trinh
Phải nói bài này rất dài và rất quan trọng, vì phe chống đối Đức Mẹ đồng trinh đã đưa ra những lập luận hết sức nguy hiểm .Vậy nếu chúng ta không đọc kỹ, và nghiên cứu vấn đề thật chính xác. Có thể ngay những người công giáo, cũng có thể ngờ vực là Đức Mẹ không đồng trinh. Sau này Đức Mẹ sinh ra nhiều người con khác nữa. Họ dựa vào câu Phúc âm sau đây để cắt nghĩa là Đức Chúa Jesu có nhiều anh chị em khác. Phúc Âm thánh Matthieu đoạn 13, câu 46-54, nói rằng: Chúa Jesu về quê hương và dạy dỗ trong nhà hội, ai nghe cũng lấy làm lạ, mà rằng: bởi đâu mà người này được khôn ngoan thông thái và làm những phép lạ. Có phải là con ông thợ mộc chăng? Mẹ người có phải là bà Maria, và anh em người là Jacques, Joseph, Simon và Juda chăng? Anh chị em người đều ở giữa chúng ta. Rồi họ cứ khăng khăng dựa vào chữ “anh em” “chị em” để xác quyết Đức Chúa Jesu còn có anh chị em ruột. Đúng ra thì bài này chỉ có liên quan đến chuỗi hạt Mân Côi. Nhưng nếu không lập luận vững chắc, thì e có nhiều người cũng có vẻ như đồng thuân với lý luận kể trên, rồi không sao giúp người ta tìm hiểu sự thật được. Cho nên chúng tôi xin đưa ra những lý luận sau đây, để chứng minh Đức Mẹ trọn đời đồng trinh, trước khi sanh , đang khi sinh, và sau khi sinh.
1- Theo thánh Luca: “Trong khi 2 ông bà ở đó. Maria đã đủ ngày đầy tháng, Bà sinh con đầu lòng, lấy khăn bọc, và đặt trong máng…(Luca 2,1-20). Đã sinh con đầu lòng, thì ĐGJ không có anh hoặc có chị. Vậy danh từ “anh chị em” ở đây được hiểu theo nghĩa rộng, chỉ bà con họ hàng.
2- Khi tắt thở trên thánh giá. Chúa Jesu thấy Mẹ Người và Joan, môn đệ yêu quý, thì ĐCJ phán rằng “ Hỡi Mẹ, Joan là con Mẹ.” Đoạn nói cùng Joan: “Hỡi Joan, Bà là Mẹ con”. Từ đó sau khi Chúa về Trời, thì thánh Joan đã vâng lệnh Chúa Jesu, rước Đức Mẹ vế nhà mình phụng dưỡng như mẹ ruột. Vậy thử hỏi: nếu Đức Mẹ có nhiều con trai, con gái khác , thì hà tất gì mà ĐCJ lại trao mẹ mình cho thánh Joan, mà không để các anh, các chị khác nuôi dưỡng.?
3- Khi hiện ra ở Lộ Đức, Đức Mẹ đã nói với Bernadetta: “Ta là Nữ Vương Vô nhiễm nguyên tội”. Chữ Vô nhiễm ở đây, có nghĩa là không vướng mắc 1 chút tì ố nào, dù là khuyết điểm nhỏ bé nhất. Chữ Vô nhiễm còn có nghĩa là hoàn toàn tuyệt đối trong sạch từ tâm hồn đến thể xác. Vậy nếu thể thể xác mà bi ô uế, thì làm sao mà Vô Nhiễm được.
4- 1 ngụy thuyết khác cho rằng: Đức Mẹ chỉ đồng trinh khi sanh ĐCJ. Sau này Bà không còn đồng trinh nữa. Không lẽ Chúa quyền phép vô cùng, lại chỉ bảo vệ cho mẹ mình đồng trinh khi sanh ra mình, rồi sau này lại mất đồng trinh hay sao? Nói như vậy là hoàn toàn vô lý, xúc phạm đến Đức Chúa Thánh thần, phủ nhận quyền phép cao cả của ThiênChúa.
Xuyên qua 4 lý luận trên đây, ta thấy Đức Mẹ trọn đời đồng trinh, trước khi sanh, dang khi sanh, và sau khi sanh, như Tín Điều đã được Công Đồng Laterano tuyên bố năm 649 dưới thời Đức thánh Giáo Hoàng Martino l: “Đức Mẹ sinh nở chẳng nhơ nhớp, thân xác vốn tinh tuyền. Sau khi sanh nở, Ngài vẫn trọn đời đồng trinh “. Như vây khi lần chuỗi Mân Côi chúng ta hằng đọc: “Kính Mừng Maria đầy ơn phúc, ĐCT ở cùng Bà”. Chữ “đầy ơn phúc” còn có nghĩa là tuyệt hảo, trọn vẹn tinh tuyền. Nếu Đức Mẹ không còn đồng trinh sau này, thì làm sao gọi Đức Mẹ “đầy ơn phúc” được. Nều Đức Mẹ không còn đồng trinh, thì Đức Mẹ còn thua kém cả đến 1 nữ tu đồng trinh ở trong nhà dòng nữa. Khi ta lần chuỗi Mân Côi, tức là chúng ta luôn luôn xưng tụng Đức Mẹ là Đấng trọn đời đồng trinh sạch sẽ.
Lời bàn : Như vậy, khi ta lần chuỗi Mân Côi kính Đức Mẹ, là chúng ta luôn suy tưởng đến 4 Tín Điếu cao trọng của Đức Mẹ. Còn gì cao sang hữu hiệu hơn, khi ta đọc kinh Mân Côi là ôn cả toàn bộ cuốn Tân Ước, và cả 4 Tín Điều về Đức Mẹ. Chúng ta cũng nên nhớ 1 điều duy nhất rằng: Chỉ có Đức Mẹ mới có các Tín Điều. Còn ngoài ra không có 1 vị thánh nào, dù cao trọng đến đâu, như thánh cả Juse, cũng không được ban bố 1 tín điều nào cả. Như vậy Đức Mẹ chỉ có đứng dưới hàng Thiên Chúa Ba Ngôi mà thôi. Do đó, đối với Đức Mẹ chúng ta không tôn kính bình thường như các thánh, mà phải gọi là : Biệt Kính”
82 : Chuỗi hạt Mân Côi với thánh nữ Teresa Hài Đồng Jesu.
Sinh hạ trong 1 gia đình đạo đức năm 1874. Lúc 4 tuổi, mồ côi mẹ. Các chi săn sóc thay thế mẹ. Lúc lên 14 tuổi, chị xin vào dòng kín Camelo ở Lisieux. 9 năm tu trong dòng là gần 9 năm bị bệnh liên tục. Nhìn thấy sự yếu đưối của mình, chị hoàn toàn phó thác cho tình yêu Thiên Chúa, như 1 con nhỏ trong cánh tay của mẹ nó. Chị qua đời năm 1897. 28 năm sau, được tôn phong hiển thánh năm 1925. Danh tiếng của chị lan toả cùng trái đất. Do đó mà nhà dòng kín Lisieux trở nên trung tâm hành hương lôi kéo rất nhiều người. Ngày nay bà được Hội Thánh chỉ định làm quan thày các xứ truyền giáo. Khi phong thánh cho thánh Nũ Teresa Hài Đồng Jesu, ĐGH Pio Xl đã nói: Công nghiệp bà thánh Teresa cũng không thua kém công nghiệp Thánh Phanxico Xavier, đả sang phương đông giảng đạo. Thánh nữ Teresa Hài Đồng Jesu là 1 vị thánh rất nhỏ, mà lại rất lớn. Nhỏ là vì Bà chỉ vào tu trong dòng kín Lisieux có 9 năm, thì bà qua đời năm 1897, cũng tại dòng kín Lisieux. Rất lớn, là bà có ý chí chinh phục những người ngoại trở về với Thiên Chúa.
Bà hằng ước ao được sang phương đông, tu tại 1 nhà dòng kín nào đó, để cầu nguyên cho các người ngoại được sớm nhận biết Chúa chân thật. Cho nên bà đã có ý nguyện xin cho được sang Đông Dương, vào tu trong 1 nhà dòng kín ở Hà nội, để được cầu nguyên. Nhưng ước vọng không thành, vì bệnh lao phổi của Bà càng ngày càng trở nên trầm trọng. Bà đã có những đức tính hết sức cao quý tuyệt vời, đó là hy sinh, hãm mình , nhịn nhục. Thánh nữ Teresa có 2 đức tính đạo đức căn bản nhất, là: Yêu mến Thánh Thể, và sùng kính Đức Mẹ Mân Côi. Trong cuốn sách” Saints to Remember” của Giáo Hội Hoa kỳ có nói về Bà như thế này:”…Her great devotions were to the Blessed Sacrament and to Our Lady, who once appeared to her in a grave sickness…” ( 1 sự tần hiến vô cùng cao cả là cho Thánh Thể Chúa Jesu, và cho Đức Trinh Nữ Maria tước hiệu Mân Côi, có 1 lần Đức Mẹ đã hiện ra với chị, trong lúc chị đau nặng). Trong nhiều truyện tích thánh nữ Teresa, thì có rất nhiều tài liệu qúy giá, nhưng không thấy có câu này .
Tiểu sử của Thánh Nử thì rất nhiều và cũng rất dài. Ở đây chúng tôi chỉ minh chứng 1 điều duy nhất là thánh nữ đã rất mộ mến chuỗi Mân Côi. Mỗi khi chầu Thánh thể, ở lặng 1 mình, hay là nằm trên giường bệnh, Thánh Nữ thường lần hạt kính Đức Mẹ. Cuộc sống của Thánh Nữ rất đơn sơ, giản dị, cho đến nỗi khi Thánh Nhân qua đời, thì 1 chị dòng đã nói: Không biết Teresa sau khi chết rồi, nhà dòng biết lấy tài liệu gì đáng giá, để ghi vào sổ nhà dòng, và tiểu sử của chị. Nhưng sau khi bà qua đời rồi, người ta mới khám phá ra bà chính là 1 nhà tu học đại tài, đã viết những tư tưởng tu học rất cao siêu. Cho nên, Hội thánh đã phong cho Bà phẩm hàm : Tiền sĩ Hội Thánh. 1 nữ tu nhỏ bé, gần 9 năm bị bệnh, mà được phong Tiến sĩ Hội Thánh thì phải biết như thế nào rồi! Đây cũng lại là 1 phép lạ điển hình, chứng tỏ khi bà còn sống đã năng lần chuỗi Mân Côi, cho đến nỗi Bà coi mỗi một kinh kinh mừng khi bà đọc lên kính Đức Mẹ, là 1 bông hồng thơm tho dâng lên cho Mẹ. Do đó, mà trước khi bà từ giã cõi đời, bà đã để lại 1 câu nói bất hủ sau đây: “Je passerai au ciel, à faire pleuvoir des roses sur la terre..” ( khi tôi về thiên đàng, tôi sẽ làm mưa hoa hồng xuống trên mặt đất này). Và qủa thật, sau khi bà qua đời, đêm ấy bà đã làm 1 phép lạ cả thể là cho mưa hoa hồng xuống đầy sân nhà dòng kín Lisieux. ( hoa hồng tức là hoa Mân Côi : Rosary) .
Lời bàn : Khi các linh mục thừa sai Pháp sang giảng đạo tại Việt Nam , thì các Ngài đã truyền bá lòng sùng kính Thánh Nữ Teresa Hài Đồng Jesu rất là rầm rộ. Ở đâu cũng có bàn thờ kính thánh Nữ Teresa. Người ta đến khấn rất đông, và nhờ công nghiệp bàu cử của Bà, mà đã có rất nhiềư người được các ơn lạ. Đây là 1 triết lý rất căn bản cho mọi người: không phải làm lớn mà lên thánh lớn. Làm thánh ở tại biết phó thác mọi sự cho Chúa, hoàn thành nhiệm vụ được Chúa giao phó. Sau khi chết, Chúa không căn cứ vào chức vụ, mà căn cứ vào công việc được Chúa giao phó, có hoàn thành tốt đẹp hay không? Làm vua, làm Giáo Hoàng, mà không làm tròn phận sự của mình đối với Thiên Chúa, thì chắc chắn là thua 1 vị thánh nhỏ bé, như bà thánh Faustina, hoặc bà thánh Teresa. Vậy đừng căn cứ bề ngoài, mà xét đoán việc bên trong tâm hồn của mỗi người.
Bài này tác giả có ý thân tặng những bà, chị nào có tên thánh là Teresa hãy bắt chước thánh nữ để được hãm mình chịu khó chịu bệnh tật cho nên. Vì trong sách dẫn đàng nhân đức có nói: Không có 1 công phúc nào ở trên thế gian này đền tội hữu hiệu cho bằng chịu bệnh tật cho nên, vì lòng kính mến Chúa, và chia sẻ những khổ đau mà Chúa Jesu đã chịu trên thánh giá.
83 : Chuỗi hạt Mân Côi với thánh Alphonso Liguori, Tiến sĩ Hội Thánh
Nói đến thánh Alphonso là nói đến sự tôn sùng ảnh thánh Đức Mẹ Hằng Cúu Giúp. Thánh nhân cũng là sáng lập viên dòng Chúa Cứu thế, 1 nhà dòng rất nổi tiếng về công tác giảng huấn và truyền bá lòng sùng kính Đức Mẹ HCG. Tại Việt Nam không nhà thờ nào mà không có bàn thờ kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp. Phong trào tôn kính ảnh thánh Mẹ đã được 1 thời gian rất là sôi nổi tại VN. Nhưng từ sau ngày có chương trình thực hiện 3 Mệnh Lệnh Fatima, và tôn kính Đức Mẹ Fatima, thì người ta lại có phần hướng về Đức Mẹ Fatima nhiều hơn. Nhưng dù sao, thì chúng ta cũng đã biết Đức Mẹ nào cũng chỉ là 1 Đức Mẹ, chỉ khác nhau tước hiệu, tước phẩm mà thôi. Do đó khi ta cầu nguyện cùng Đức Mẹ HCG, thì cũng như chúng ta cầu nguyện với Đức Mẹ Fatima, hay là Đức Mẹ Lộ Đức. Ở đây chúng tôi chỉ đặc biệt chú trọng đến lòng tôn sùng Đức Mẹ của thánh nhân. Thánh Alphonso sinh ngày 27/12/1696 tại Marianella, nước Ý, vào đại học Hoàng gia năm 12 tuổi, nhận thanh kiếm Hiệp Sĩ lúc lên 14 tuổi. Năm 16 tuổi đã đậu 2 bằng tiến sĩ luật, đạo và đời. Là luật sư rất nổi tiếng, nhưng sau khi thua 1 vụ kiện lớn, Ngài đã bỏ nghề luật sư, và đến bàn thờ Đức Mẹ, rút thanh kiếm đặt trên bàn thờ, và xin tuyên hứa làm Hiệp Sĩ Đức Mẹ, và làm linh mục của giới nghèo.
Tháng 11 năm 1732, thánh nhân cùng 5 anh có chí hướng về làng Scala lập dòng Chúa Cứu thế, tiếp tục rao giảng tin mừng cho những người nghèo khổ. Thánh nhân đã viết 111 cuốn sách nổi tiếng về lòng sùng kinh Đức Mẹ, và bộ sách thần học luân lý. Thánh nhân được Đức Giáo Hoàng Clemente Xlll cử làm Giám Mục, cai quản giáo phận Sainte –Agathe des Goths. Năm 80 tuỗi, Ngài xin về nhà dòng để được dọn mình chết. Cả đời thánh nhân, là cả đời phục vụ cho Đức Mẹ. Ngài đã viết những cuồn sách rất nổi tiếng về lòng tôn sùng Đức Mẹ, trong số đó có cuốn “Vinh Quang Đức Mẹ” là cuốn sách nổi tiếng nhất. Ngài thường xuyên lần chuỗi hạt Mân Côi, kể cả những lúc ốm đau bệnh hoạn. Ngồi trên xe lăn, hoặc nằm trên giường bệnh, Ngài cũng cứ lần hạt suốt ngày như vậy. Có 1 hôm Ngài đang ngồi trên xe lăn, mà quên không nhớ mình đã lần hạt hay chưa. Ngài hỏi thày dang đẩy xe: “Hôm nay Cha đã lần hạt hay chưa?” Lần hạt suốt ngày mà còn quên sót như vậy. Chứng tỏ đả gần đến ngày giờ Chúa thưởng công phúc trên nước thiên đàng. Alphonso qua đời ngày 1/8/1787, thọ 91 tuổi. Được phong hiển thánh năm 1830, và tiến sĩ Hội Thánh năm 1871.
Lời bàn : Thánh Alphonso là 1 vị thánh nổi tiếng về lòng sùng kính Đức Mẹ, cũng như thánh Louis Marie Grignion de Montfort, thánh Joan Vianney, và thánh Thomas Tiến sĩ. Phải nói như vậy, là không vị thánh nào là không có lòng kính mến Đức Mẹ. Mức độ kính mến của các Ngài có khác nhau. Có thánh thì viết nhiều sách vở ca tụng Đức Mẹ. Có thánh thì thường xuyên giảng giải và khuyến khích người ta tôn sùng Đức Mẹ, hoặc bằng cách này hay cách khác. Chung quy muốn nên thánh, thể nào cũng phải có ý chí phục vụ cho Đức Mẹ. Như vậy, chúng ta có 1 công thức vững chắc là : Đối với Chúa Jesu thì Thánh Thể, mà đối với Đức Mẹ là chuỗi hạt Mân Côi.
84 : Chuỗi hạt Mân Côi với Bí Tích Thánh Thể
Tại sao Bí Tích Thánh Thể là Bí Tích Thánh Thể , làm gì có liên quan gì đến chuỗi hạt Mân Côi? Do đó, chúng ta cần phải nghiên cứu thật rõ nét về vấn đề này, và phải nắm vững những chi tiết lý luận thật cao siêu, do các nhà thần học đã đưa ra:
1- Ở đâu có Chúa thì ở đó có Đức Mẹ Maria. Trong các Bí Tích khác hoặc tha tội, hoặc thêm ơn thánh sủng. Nhưng Bí Tích Thánh Thể ban chính Đức Chúa Jesu cho ta. Đã ban chính ĐCJ, thì cũng ban chính Đức Mẹ cho ta. Vậy nếu ta rước mình thánh Chúa vào lòng, thì cũng chính là rước Đức Mẹ. Vì theo thánh Thomas tiến sĩ đ ã nó i:“Thịt máu ĐCJ, thì cũng bởi thịt máu Đức Mẹ. Cho nên khi ta rước Chúa Jesu, thì ta cũng gián tiếp rước Đức Mẹ”. Mà ở đâu có Đức Mẹ, thì ở đó có chuỗi hạt Mân Côi, như trên chúng ta khảo cứu. Vì chuỗi hạt Mân Côi gắn liền với Đức Mẹ. Vậy có Đức Mẹ là có chuỗi hạt Mân Côi. Có chuỗi hạt Mân Côi là có Đức Mẹ. Khi ta họp nhau lần chuỗi Mân Côi, thì tức khắc có Đức Mẹ ngự giữa chúng ta.
2- Theo Tông Thư Supremi Apostolatus ngày 1/9/1883 của ĐGH Leo Xlll, thì khi ta làm việc kính Đức Mẹ Mân côi trong tháng 10 (tháng Mân Côi) thì phải lần hạt 50, đọc kinh cầu Đức Bà, và kinh Ông Thánh Juse, trước Mình Thánh ĐCJ, thì mời được ơn đại xá. Như vậy có sự liên hệ mật thiết giữa Chúa Jesu và chuỗi hạt Mân Côi.
3- Theo thánh Grignion de Montfort: mỗi lần ta rước lễ là ăn thịt và uống bửu huyết ĐCJ, bởi thịt và bửu huyết của Đức Mẹ. Ta được kết hợp thành 1 thân thể , 1 tâm hồn cùng Chúa và Mẹ Maria . Bất cứ nơi nào trên trời dưới đất, trong nhà Tạm hay trong linh hồn chúng ta. Chúa Jesu bao giờ cũng là hoa qủa của lòng Đức Mẹ. Thật là 1 sự khám phá cao siêu, cho ta thấy sự liên hệ mật thiết giữa Thánh Thể và Đức Mẹ đồng trinh. Sự hiện diện của Đức Mẹ Maria nơi Thánh Thể, là 1 sự hiện diện tuyệt vời. Ở trên trời, Chúa Jesu và Đức Mẹ đã kết hợp nên một thể nào, thì trong phép Thánh Thể Chúa Jesu và Đức Mẹ kết hợp làm một cũng vậy.
Lời bàn : Mỗi khi ta rước Mình Thánh ĐCJ, thì tức là ta gián tiếp rước Đức Mẹ vào lòng . Đây là 1 ơn đặc biệt, mà Chúa Jesu đã ban Đức Mẹ cho chúng ta. Còn gì qúy trọng bằng khi rước Mình Thánh Chúa, lại cũng được rước Đức Mẹ, là Mẹ hằng thương yêu chúng ta, thì chúng ta còn lo gì, sợ gì ở trên thế gian này nữa. Luôn luôn đã có Chúa và Đức Mẹ bảo vệ chúng ta hằng ngày hằng gìờ. Mỗi khi ta lần chuỗi hạt Mân Côi kính Đức Mẹ, thì đồng thời chúng ta cũng tôn thờ Đức Chúa Jesu trong Bí Tích Thánh Thể nữa.
85 : Chuỗi hạt Mân Côi với Thánh Ignatio Loyola sáng lập dòng Tên.
Ignatio sinh năm 1491 tại làng Basque, nước Tây Ban Nha, con nhà quý tộc của Phó Vương Navarre. Là sĩ quan trong quân đội. Bị thương và được tịnh dưỡng tại bệnh viện. Trong lúc rảnh rỗi Ngài đã đọc nhiều sách đạo, và đã tìm thấy 1 chân lý là muốn hiến thân sống âm thầm khổ hạnh, phó dâng cả cuộc đời mình cho Chúa và cho Đức Mẹ. Là 1 vị thánh có lòng sùng kính Đức Mẹ đặc biệt. Ngài lấy chuỗi Mân Côi làm vũ khí chống đối mọi ân mưu của ma quỷ. Và xin Đức Mẹ cho mình được chiến thắng, để hoàn thành được công tác thành lập tu hội dòng Chúa Jesu, cùng với các bạn cùng chí hướng. Cả cuộc đời của Người là 1 sự tận hiến tuyệt đối cho Đức Mẹ. Khi còn là 1 thanh niên , Người gia nhập quân đội Hoàng Gia, và ước ao trở thành Hiệp Sĩ Đức Mẹ. Người thấy rằng cần phải có những Hiệp Sĩ để chiến đấu bênh vực Hội Thánh. Người đến nhà thờ dòng Benedictin tại Montserrat, và đặt thanh kiếm của Người dưới chân tượng Đức Mẹ, và tuyên thệ tận hiến xin trở thành Hiệp Sĩ của Đức Mẹ và của Chúa Jesu.
Đêm 25/3, khi mọi người dự thánh lễ Truyền Tin, thì Người đi xưng tội , canh thức trọn 1 đêm, để cầu nguyện. Đức Mẹ đã nhận lời nguyện của Ignatio, và chọn Người làm Hiệp Sĩ của Chúa Jesu , của Đức Mẹ, và của Hội Thánh. Từ đó Ignatio trở thành người đứng đầu của “Đoàn Hiệp Sĩ Chúa Jesu và Đức Mẹ Maria”. Sau đó, đoàn Hiệp sĩ này trở thành dòng Tên Đức Chúa Jesu, và đã giúp cho Hội Thánh rất nhiều công tác đặc biệt, làm sáng danh Thiên Chúa và Giáo Hội ở trần gian này. Thánh nhân qua đời ngày 31/7/1556. Dòng Tên ( tên của Chúa Jesu, Jesuites) phát triển hầu khắp thế giới. Khẩu hiệu của Dòng là A.M.D.G (ad majorem Dei gloriam: tất cả vì sáng danh Thiên Chúa.) Các cha dòng Tên đi đâu cũng giảng về Chúa Jesu và về Đức Mẹ, khuyến khích mọi người năng lần chuỗi Mân Côi kính Đức Mẹ. Nhất là thánh Phanxico Xavier, người bạn đồng chí hướng với thánh Ignatio trong công tác lập dòng Tên ngay tử buổi ban đầu, đã tình nguyện sang Phương Đông giảng đạo. Đi đến đâu thánh Phanxico Xavier cũng giảng vế chân lý đạo Chúa, rửa tội không biết bao nhiêu là giáo hữu tân tòng ở Ấn Độ, ở Nhật Bản, và truyền bá chuỗi hạt Mân Côi cho mọi người . Ngài định sang Trung Quốc giảng đạo, thì giữa đường Ngài qua đời, để lại cánh tay phải còn nguyên vẹn, chứng tỏ cánh tay này Ngài đã rửa tội không biết bao nhiêu là ngàn người.
Lời bàn : Trong Hội Thánh có rất nhiều dòng nổi tiếng, như dòng Tên, dòng Dominicain, dòng Phanxico khó khăn, dòng Chúa Cứu Thế, dòng khổ tu Citeaux…Các dòng tu nào cũng đều có 1 chí hướng riêng biệt, và 1 công tác đặc biệt. Chung quy cũng là sống 1 đời sống chiêm niệm, khắc khổ tu thân, thánh hoá bản thân, và giúp Hội thánh truyền giảng chân lý đạo của Chúa ở trần gian này. Thường thường các dòng đều có mục đích giống nhau, là sống cuốc sống chiêm niệm , gần Chúa, xa lánh thế gian, thánh hoá bản thân, cầu nguyện nhiều cho các linh hồn, cho thế gian, cho sự thái bình, và cho Hội Thánh. Tuy nhiên cũng có những mục đích khác nhau, tùy theo từng công tác được Hội Thánh giao phó. Tuy nhiên nói chung thì nhà dòng nào cũng có 2 nhiệm vụ chính, là tôn thờ Thánh Thể , và lòng sùng kính Đức Mẹ qua chuỗi hạt Mân Côi. Nếu thiếu 1 trong 2 nhiệm vụ đó thì không còn kể là nhà dòng nữa.
86 : Chuỗi hạt Mân Côi với Chính Thống Giáo
Chính thống Giáo và Công Giáo rất gần giống nhau vế Tín lý, chỉ khác nhau 1 vài chi tiết, mà có thể 2 bên hoà giải được. Sự tách rời xa nhau đã xảy ra vào thế kỷ thứ 11. Tuy nhiên, ngày nay cả 2 bên đang đi gần đến sự hiệp nhất. Chính Đức Mẹ cũng đã phán bảo: Tôn giáo nào còn có lòng tôn thờ kính mến Con Mẹ, thì Mẹ sẽ tìm cách đưa về cùng 1 doàn chiên dưới quyền chỉ huy 1 Đấng Chăn Chiên. Có lẽ ngày ấy cũng không xa lắm nữa đâu. Ở đây chúng tôi chỉ chú trọng đến khiá cạnh tìm hiễu chuỗi hạt Mân Côi với chính thống giáo như thế nào ? Trước hết chúng ta thấy rằng Giáo hội Chính Thống Giáo ca tụng tuyệt vời Đức Maria. Giáo lý Đức Mẹ Hồn xác lên trời , và Đức Mẹ Vô nhiễm nguyên tội đã có rất lâu đời ở Đông Phương, từ thế kỷ thứ Vl. Còn bên công giáo La Mã , chỉ mừng 2 lễ này từ thế kỷ thứ Xl. Các ảnh tượng đối với người công giáo, chỉ có tác dụng gợi nhớ để cầu nguyện. Còn Giáo Hội Chính thống Giáo coi ảnh tượng là 1 Bí Tích ban sức mạnh và ơn nghĩa Chúa. Họ coi đó là hình ảnh Thiên đàng dưới trần gian. Có nơi đúc tượng toàn bằng vàng bạc, quý kim. Đức Trinh Nữ Maria hiện diện khắp nơi trên bàn thờ trong gia đình, tại công viên. Người chính thống giáo ca tụng Đức Mẹ còn hơn người công giáo. Đến ngay kinh Kính Mừng cũng xuất phát từ Đông Phương trước, như lời chào hoan hô vui mừng.
Trong cuốn tiểu thuyết của Liên Xô: “Thép đã tôi thế đấy”, diễn tả cuộc sống của người dân Liên xô dưới chế độ cộng sản. Đảng cộng sản đã áp dụng bao nhiêu phương pháp dã man chống báng tôn gìáo, tịch thu tài sản Giáo Hội, nhiều pháp lệnh tôn giáo có ý đàn áp, nhưng không làm gì nổi. Người đân chính thồng giáo vẫn ngang nhiên đọc kinh lần hạt kính Đức Mẹ, ở nhà, ở công trường, ở sở làm việc, mà chẳng cán bộ nào dám nói, hoặc dám cấm cản. Bởi vì ngay chính cán bộ, đảng viên cao cấp trước kia cũng là những người chính thống giáo. Việc đeo chuỗi hạt Mân Côi ở cổ, là 1 đồ trang sức. Không 1 ông bà nào đi ra ngòai đường mà không cầm chuỗi hạt Mân Côi, vừa đi vừa lần hạt, vừa nói truyện vừa lần hạt. Các cụ ông cụ bà ra đường thế nào cũng mang chuỗi hạt Mân Côi. Họ coi đó như là cái mốt thời trang. Đức tin người dân Chính thống Giáo mạnh đến như vậy. Cho nên Đức Mẹ đã cứu họ 1 cách hết sức tài tình tự nhiên. Chẳng tốn 1 viên đạn . Thế mà chế độ cộng sản sụp đổ chỉ hơn 70 năm cai trị. Thế giới Tây phương cứ nghĩ nếu muốn tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản Liên Xô, thì phải tổn thất ít nhất là mấy chục sư đòan, bao nhiêu vũ khi tối tân, thì mời may ra làm chậm bước tiến của cộng sản. Phải chăng đấy là do những chuỗi hạt Mân Côi dâng lên cho Đức Mẹ của tuyệt đại đa số của người chính thống giáo Liên xô, mà Đức Mẹ Mân Côi đã cứu vãn dân tộc Liên Xô, tức là nước Nga ngày nay thoát khỏi ách cộng sản vô thần.
Lời bàn : Sức mạnh vũ khí ghê gớm thật. Nhưng nếu đem so sánh với vũ khí của lời cầu nguyện, thì chẳng thấm tháp gì được bao nhiêu. Đấy ta xem sức mạnh Liên Xô thời ấy có thua kém gì hoả lực của Mỹ đâu. Thế mà chỉ trong có hơn 1 ngày, là tan tành sụp đổ. Có ai hiểu được tại sao? Chỉ có thể hiểu được và cắt nghĩa được là do bàn tay của Thiên Chúa. Đến như ngày nay, hoả lực của Nga vẫn còn mạnh, đâu có mất mát gì. Kho nguyên tử cuả Nga vẫn còn nguyên. Hệ thống hoả tiễn tầm xa, tầm ngắn ,tài nguyên mỏ dầu, khí đốt, cũng vẫn vậy. Chính quyền Nga cũng muốn nổi lên quậy phá , nhưng người dân Nga đã chán ghét chiến tranh, và họ sợ nhất là chủ nghĩa cộng sản trở lại. Cho nên chính người dân Nga nay đã giác ngộ, không còn bị lừa đảo như thời trước nữa. Đó là sức mạnh tinh thần, do những chuỗi hạt Mân Côi của người dân chính thống giáo Nga hằng ngày dâng lên cho Đức Mẹ.
87 : Chuỗi hạt Mân Côi với Đức Chúa Thánh Thần
Đức Chúa Thánh Thần kết hợp với Đức Trinh Nữ Maria một cách trọn vẹn, không thể diễn tả bằng lời nói trần gian được. Lời thiên sứ Gabiriel thưa cùng Đức Mẹ: “ Chúa Thánh thần sẽ đến trên tôn nương, và quyền năng Đấng Tối Cao rợp bóng trên tôn nương..” Chứng tỏ Đức Chúa Thánh Thần luôn luôn ở cùng Đức Mẹ. Khi Đức Chúa Thánh Thần chiếm hữu Đức Maria , thì tất cả các ngôn ngữ, hành động của Đức Maria, đều là ngôn ngữ, hành động của Đức Chúa Thánh Thần. Suy như vậy, ta thấy tất cả những lời nói của Đức Mẹ, khi hiện ra nơi này, nơi kia, đều là những lời nói xuất phát từ Đức Chúa Thánh Thần. Mà Đức Chúa Thánh Thần là Thiên Chúa, cho nên lời nói của Đức Mẹ cũng là lời nói của Thiên Chúa. Hiểu được như vậy, chúng ta thấy vai trò của Đức Mẹ thật quan trọng, cao sang, huyền bí nhiệm màu vô cùng. Tất cả nơi Đức Mẹ từ lúc mới đầu thai, là sự hiện diện linh động của Đức Chúa Thánh Thần. Trọn đời Đức Mẹ, bất cứ hành động nào cũng đều do Đức Chúa Thánh Thần tác động. Do sự hiệp nhất siêu nhiên đặc biệt này , mà Đức Mẹ là trung gian chuyển các ơn Đức Chúa Thánh thần xuống cho nhân loại. Vẫn biết rằng mọi ơn phúc đều là của Thiên Chúa, nhưng Thiên Chúa đã trao cho Đức Mẹ được tự do sử dụng, thì kể như Đức Mẹ là sở hữu các ơn phước ấy. Đức Mẹ muốn cho ai, cho bao nhiêu là tuỳ ở Mẹ. Vậy sau khi Đức Chúa Jesu lên trời rồi, thì Ngài cho Đức Chúa Thánh Thần xuống ở cùng Hội Thánh đến tận thế.
Vậy thời kỳ hậu Đức Chúa Jesu thì cũng gọi là thời kỳ hậu Đức Chúa Thánh Thần. Mà đã là thời kỳ Đức Chúa Thánh Thần, thì cũng là thời kỳ của Đức Mẹ. Việc hoàn thành công cuộc cứu chuộc, mà nhờ công cuộc ấy, mà sinh hoa kết qủa là công việc của Chúa Thánh Thần. Công việc của Chúa Thánh Thần cũng là công việc của Đức Mẹ Maria. Nhưng Đức Chúa Thánh Thần chỉ tác động bên trong Hội thánh và các linh hồn. Còn công việc bên ngoài như xuất hiện, dạy bảo, thì đều do Đức Mẹ Maria . Ta thấy Đức Mẹ đã hiện ra nhiều lần nhiều nơi, làm nhiều phép lạ, dạy bảo nhiều điều thiết thực, củng cố đức tin cho mọi người. Quả thật nếu không có những lần Đức Mẹ hiện ra , không có những phép lạ cụ thể nhãn tiền, thì đức tin của giáo dân cũng kém đi phần nào.
Theo nguyên tắc của Thánh Louis Marie Grignion de Montfort, thì ở đâu có Đức Mẹ là ở đó có Đức Chúa Thánh Thần. Ở đâu có Đức Mẹ là ở đấy có chuỗi hạt Mân Côi. Như vậy, có Đức Mẹ là có chuỗi Mân Côi, và có Đức Chúa Thánh Thần. Khi ta đọc kinh Mân Côi là có Chúa Thành Thần và Đức Mẹ hiện diện, và ở giữa chúng ta. Khi lần chuỗi Mân Côi, mùa Mừng, ta thường đọc:” thứ ba thì ngắm: Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống. Ta hãy xin cho được lòng đầy dẫy mọi ơn Đức Chúa Thánh Thần.” Chuỗi hạt Mân Côi luôn luôn gắn liền với Đức Chúa Thánh Thần là như vậy. Khi ta cầu khẩn cùng Đức Chúa Thánh thần ban sức mạnh tâm hồn và thể xác. Ta cũng có thể xin ĐCTT ban đặc sủng thánh linh, để chữa lành cho những ngưòi trong gia đình. Tốt nhất là sau khi lần chuỗi Mân Côi. Xin Đức Mẹ phù hộ cho chúng ta bởi ơn ĐCTT, ban cho chúng ta những điều chúng ta xin nhân danh ĐCTT, thì chắc chắn sẽ được như ý.
Lời bàn : Đức Chúa Thánh Thần là Ngôi Ba Thiên Chúa, lại là bạn cực sạch Đức Mẹ. 2 Đấng có quyền phép tối cao như vậy. Mà Đức Mẹ lại bảo: Mẹ chỉ yêu thích những chuỗi hạt Mân Côi mà chúng con đọc sốt sắng dâng lên cho Mẹ, thì chắc chắn việc gì chúng con cầu xin cùng Mẹ, qua chuỗi hạt Mân Côi, thì Mẹ chấp nhận ngay. Vì như chúng con đã biết: Mẹ có toàn quyền trên các ơn của Thiên Chúa. Mẹ muốn ban phát cho ai thì tuỳ Mẹ. Vậy chúng con cứ tin vào Mẹ. Mẹ sẽ hộ giúp phù trì cho chúng con, qua chuỗi hạt Mân Côi, mà Mẹ hằng yêu thích
88 : Chuỗi hạt Mân Côi với 7 sự thương khó Đức Mẹ
Đứng dưới chân thánh giá là nơi Đức Chúa Jesu, con Mẹ, đang bị treo, chết dần. Đức Mẹ đã chết lặng vì sự đau đớn, như lời tiên tri Simeong; “Một lưỡi gươm sắt sẽ đâm thâu lòng Bà” . Bất lực, Đức Mẹ nhìn thấy con mình đang chết, bị bỏ rơi, và trút hơi thở cuối cùng. Sự đau khổ của 1 người mẹ nhìn thấy con chết nhục nhã, đã được Chúa tưởng thưởng cho Đức Maria cành là Tử Đạo, mà không phải qua sự chết. Cuộc đời Đức Mẹ là cả những chuỗi ngày đau khổ liên tiếp, từ khi sanh ra, cho đến khi qua đời. Sinh ra trong 1 gia đình nghèo, 3 tuổi đã dâng mình cho Chúa trong đền thờ, kết bạn với 1 thanh niên nghèo khổ, làm nghề thợ mộc, sinh con trong cảnh nghèo hèn túng thiếu, không nhà không cửa, phải trú ngụ trong hang bò lừa. Rồi sợ hãi, hối hả đem con đi trốn sang Ai Cập. Thân gái dậm trường, không tiền bạc, không lương thực, phải sống nhờ vả vào sự giúp đỡ của người khác. Đem con về, phải trú ngụ trong căn nhà nhỏ bé tại Nazaret, bữa rau bữa cháo, nuôi con cho đến ngày khôn lớn. Thấy con từ biệt ra đi, bị bắt bớ, bị án tử hình, treo cho đến chết trên thập giá, trước sự chứng kiến đầy nước mắt của Đức Mẹ. Nhìn thấy tháo xác con, ẵm xác con vào lòng mà khóc , chẳng nề gai nhọn, máu me chảy xuống đầm đìa, và cùng các môn đệ đem xác con đi chôn trong 1 mộ đá của người khác.
Tóm tắt cuộc đời Đức Mẹ là cả trăm ngàn nỗi đau khổ, không phải chỉ có 7 sự thương khó mà thôi. Hội thánh đặt ra 7 sự thương khó Đức Mẹ, là để nhắc nhở cho chúng ta 7 giai đoạn đau khổ của Đức Mẹ nổi bật nhất. 7 giai đoạn đau khổ này góp phần đặc biệt vào công cuộc cứu chuộc của Đức Chúa Jesu. Vậy khi ta suy ngắm 14 chặng đường thánh giá, thì đồng thời chúng ta cũng suy ngắm 7 sự đau đớn của Đức Mẹ. Nhưng nếu muốn suy niệm cho sốt sắng, và học hỏi các nhân đức của Đức Mẹ, nhất là các nhân đức vâng lời, chịu lụy, nhịn nhục, vâng theo thánh ý Chúa, sẵn sàng chịu mọi đau khổ Chúa gửi đến, thì cần phải thấu hiểu tường tận 7 sự thương khó ấy.
Thương khó 1 : Đức Mẹ dâng ĐCJ vào đền thờ, mà tiên tri Simeong nói: Con trẻ này sẽ trở nên bia bắn, nhiều người vấp phạm, nhưng cũng nhiều người được cứu rỗi. Một mũi gươm nhọn sẽ đâm thấu lòng bà .
Thương khó 2: Vua Erode tìm giết con trẻ. Juse và Mẹ đem con đi trốn sang Ai Cập.
Thương khó 3: Năm Chúa Jesu lên 12 tuổi, bị lạc trong đền thờ, làm cho cha mẹ phải đau khỗ thương nhớ trong suốt 3 ngày.
Thương khó 4: Đức Mẹ thấy con yêu quý, bị án tử , phải vác khổ gia đến pháp trường.
Thương khó 5: Thấy Đức Chúa Jesu con Mẹ, đang hấp hối trên thánh giá, phán ra 7 lời quan trọng, như từ giã Đức Mẹ mà trút hơi thở cuối cùng.
Thương khó 6: Đức Mẹ chờ tháo xác con, để được ôm xác con vào lòng. Đức Mẹ giơ tay lên đỡ lấy xác con mà khóc. Còn gì đau đớn cho bằng.
Thương khó 7: Đức Mẹ cùng các Môn đệ đem xác con mà táng trong mồ. Khi thấy mồ đá được lấp kín bằng 1 tảng đá lớn. Từ nay chẳng còn thấy con nũa !
Vậy khi ta lần chuỗi Mân Côi, ta suy ngắm 20 sự màu nhiệm Mân Côi, kết hợp với 7 sự thương khó Đức Mẹ. Trong đó có các sự thương khó thứ 1, thứ 3, thứ 4, thứ 5, tương đương với các ngắm mùa Vui: thứ 4: Đức Bà dâng ĐCJ trong đền thánh. Thứ 5: Đức Bà tìm được ĐCJ trong đền thánh. Với các ngắm mùa Thương: thứ 4 : ĐCJ vác thánh giá. Thú 5: ĐCJ chịu chết trên thánh giá . Lần chuỗi Mân Côi còn là suy ngắm 7 sự thương khí Đức Mẹ, và suy rộng ra hơn, còn là suy ngắm 14 chặng đường thương khó ĐCJ nữa.
Lời bàn : Kinh 7 sự thương khó Đức Mẹ, ngày xưa còn gọi là lần hạt 7 sư thương khó Đức Mẹ. Cũng là lần hạt Mân Côi, nhưng thay ví ngắm các sự Vui, Thương , Mừng, thì ngắm 7 giai đoạn của sự đau đớn Đức Mẹ. Có 1 bức tranh vẽ Trái Tim Đức Mẹ có 7 mũi dao đâm thấu Trái Tim. Chàng thanh niên sau khi phạm tội, vào viếng ảnh Trái Tim Mẹ, chàng thấy mọi khi có 7 lưỡi dao, nhưng sao hôm nay lại thấy 8 lưỡi dao. Chàng nghĩ ngay ra tại mình đã phạm tội, làm cho Đức Mẹ phải đau khổ thêm, như 1 mũi dao khác nữa. Sau đó chàng hối hận đi xưng tội. Khi trở lại, chàng thấy Trái Tim Đức Mẹ, chỉ còn lại có 7 mũi dao như trước. Khi ta phạm tội là làm cho Trái Tim Mẹ đau khổ thêm. Vậy phải gấp rút ăn năn hối cải, để đền tạ Trái Tim Mẹ.
89 : Chuỗi hạt Mân Côi với 14 chặng đường thánh giá
Khi ta ngắm đàng thánh giá là ta suy ngắm cả cưộc đời khổ nạn của Chúa Jesu từ dinh Philato cho đến cuộc tử nạn trên thánh gíá. Vậy tại sao lại có sự liên hệ đến chuỗi hạt Mân Côi.? Chặng thứ 1: ĐCJ bị quan Philato luận giết. Chặng thứ 2: ĐCJ chịu đánh đòn và vác thánh giá. Chặng thứ 3: ĐCJ ngã xuống đất lần 1. Chặng thứ 4: Đức Mẹ gặp ĐCJ vác thánh giá. Chặng thứ 5: Ông Simong vác đỡ thánh giá ĐCJ. Chặng thứ 6: Bà Veronica trao khăn cho ĐCJ lau mặt. Chặng thứ 7: ĐCJ ngã xuống đất làn 2. Chặng thứ 8: ĐCJ yên uỉ con thành Jerusalem . Chặng thứ 9: ĐCJ ngã xuống đất lần 3. Chặng thứ 10: Quân dữ lột hết áo ĐCJ. Chặng thứ 11: Quân dữ đóng đinh ĐCJ vào thánh giá. Chặng thứ 12: ĐCJ sinh thì trên thánh giá.Chặng thứ13: Tháo đanh ĐCJ mà phó vào tay Đức Mẹ. Chặng thứ 14: Táng xác ĐCJ trong hang đá. Trong 14 chặng đường thánh giá, có các chặng thứ 2, thứ 3, thứ 4, thứ 12, có liên quan đến các ngắm trong chuỗi hạt Mân Côi, như 5 sự Thương : thứ 2, thứ 3, thứ 4 và thứ 5: ĐCJ chịu đánh đòn , chịu đội mão gai, vác thánh giá, và chết trên thánh giá . Vậy khi ta lần chuỗi Mân Côi, thì chúng ta luôn luôn nhớ đến những khổ nạn của Chúa Jesu trên thánh giá.
Nếu ai đã từng xem cuốn phim The Passion of The Christ, của nhà đạo dỉễn Mel Gibson, thì sẽ thấy có nhiều cảnh tượng tương đồng với 5 ngắm sự Thương. Khi thấy ĐCJ vào vườn Gietsimani mà cầu nguyện, mồ hôi máu chảy nhõ xuống đất, thì ngắm thứ 1: ĐCJ lo buồn đổ mồ hôi máu. Ta hãy xin cho được ăn năn tội nên. Khi thấy ĐCJ bị đánh đòn, thì ngắm thứ 2: ĐCJ chịu đánh đòn. Ta hãy xin cho được hãm mình chịu khó bằng lòng. Khi thấy ĐCJ chịu đội mão gai bởi quân dữ đóng sâu vào đầu, máu chảy xuống ròng ròng, thì ngắm thứ 3: ĐCJ chịu đội mạo gai. Ta hãy xin cho được chịu mọi sự xỉ nhục bằng lòng. Khi thấy ĐCJ vác thánh giá, thì ngắm thứ 4: ĐCJ vác thánh giá. Ta hãy xin cho được vác thánh giá theo chân Chúa. Khi thấy ĐCJ chết trên thánh giá, thì ngắm thứ 5: ĐCJ chịu chết trên thánh giá . Ta hãy xin cho được đóng đinh xác thịt vào thánh giá Chúa. Như vậy, khi ta lần chuỗi Mân Côi 5 sư thương, thì cũng coi như chúng ta đang ngắm đàng thánh giá vậy. Đấy là những lý do mà chúng tôi trình bày chuỗi hạt Mân Côi có liên quan đến 14 đàng thánh Giá.
Lời bàn : Chung quy 14 chặng đường thánh giá, hay 7 sự thương khó Đức Mẹ, và 20 ngắm về chuỗi hạt Mân Côi, đều có những tư tưởng và nội dung giống nhau. Do đó khi ta ngắm đàng thánh giá, thì cũng suy niệm về màu nhiệm cuộc khổ đau của Chúa Jesu trên thánh giá. Khi ta ngắm 7 sự thương khó Đức Mẹ, thì cũng suy ngắm các sự khổ đau của Đức Mẹ khi thấy con mình là ĐCJ chịu chết trên thánh gíá. Khi ta lần chuỗi Mân Côi, mà suy ngắm đủ 20 ngắm, thì ta cũng thấy những khổ đau của Chúa Jesu, và 7 niềm đau của Đức Mẹ hiện ra ngay trước mắt chúng ta. Như vậy, không còn gì cao đẹp hơn, huy hoàng hơn, là khi ta sốt sắng lần chuỗi Mân Côi. Thánh Thomas Tiến sĩ Hội Thánh, và Thánh Louis Marie Grignion de Montfort đã nói rất đúng là không có gì cao trọng hơn ở trên thế gian này, bằng Thánh Thể và Chuỗi Hạt Mân Côi.
90 : Chuỗi hạt Mân Côi với Thiên Thần Gabiriel khi truyền tin cho Đức Mẹ.
Khi nói đến chuỗi hạt Mân Côi mà không nói đến Tổng Lãnh Thiến Gabiriel khi truyên tin cho Đức Mẹ là 1 sự thiếu sốt. Vì văn bản quan trọng nhất tạo nên kinh kính Mừng và ngày nay là chuổi hạt Mân Côi là do những phát ngôn của Thiên sứ khi phụng mệnh Thiên Chúa xuống thế truyền tin cho Đức Mẹ thụ thai, sinh con để cứu chuộc nhân loại. Thiên Thần truyền tin cho Đức Bà chịu thai là 1 sự kiện lớn lao vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại, vì Chúa Cứu thế giáng sinh nhập thể làm người, cứu chuộc thiên hạ. Sự màu nhiệm Thiên Chúa nhập thể làm cho Đức Mẹ có 1 danh hiệu huy hoàng tốt đẹp nhất, đó là vinh danh làm “Mẹ Đức Chúa Trời”. Tiếng Hy lạp gọi là Theotokos. Danh hiệu mà Giáo Hội Đông Phương thường ghi chép bằng chữ vàng, coi như 1 khẩu hiệu trên các ảnh tượng Đức Mẹ . Sở dĩ Đức Mẹ được đặt vào cùng 1 giớí tuyến với Thiên Chúa Ba Ngôi là vì Đức Mẹ đã sinh ra thể xác của Ngôi Hai Thiên Chúa. Và chính Ngôi Hai đã hạ mình làm người. Vì thế Đức Maria luôn luôn xứng đáng được tôn kính cao trọng nhất. Thánh Anselmo đã nói:” Con Đức Chúa Cha hay là con Đức Trinh Nữ Maria cũng là 1 người con” Và từ đó, Đức Mẹ là Nữ Vương của nhân loại. Nhân loại tất cả phải tôn kính Người.
Vây Thiên sứ Gabiriel truyền tin cho Đức Mẹ như thế nào? Theo Phúc Âm thánh Luca (1, 26-38): “ Thuở ấy Thiên sứ Gabiriel được Thiên Chúa sai đến với Trinh Nữ, tên là Maria, đã đính hôn với Juse thuộc nhà Đavit. Vào nhà Trinh Nữ ở. Thiên sứ chào:” Kính mừng tôn nương đầy ơn phước, Chúa ở cùng tôn nương” Những lời chào đó làm cho Maria xao xuyến, và Người ngẫm nghĩ xem lời chào ấy có nghĩa gì ? Thiên sứ tiếp :” Maria đừng sợ, vì tôn nương đã được ân sủng nơi Thiên Chúa. Và này, nơi lòng dạ tôn nương sẽ chịu thai và sinh con trai. Tôn Nương sẽ đặt tên là Jesu. Ngài sẽ được gọi là Đấng Tối Cao, Thiên Chúa sẽ ban cho Ngài ngôi nhà Davit. Cha Ngài và Ngài sẽ hiển trị muôn đời trên nhà Jacob”. Bấy giờ Maria thưa với Thiên sứ:” Điều ấy làm sao được, vì tôi không nghĩ đến việc phu thê” . Thiên Sứ đáp:”Chúa Thánh Thần sẽ đến trên Tôn nương, và quyền năng Đấng Tối Cao rợp bóng trên tôn nương. Vì thế trẻ sắp sinh ra được gọi là thánh, là con Thiên Chúa. Kià, bà Isave, chị họ tôn nương, bị tiếng là son sẻ đã cưu mang lúc tuổi già được 6 tháng rồi. Vì với Thiên Chúa, nào có gì mà không thể làm được”. Maria mới nói:” Này tôi là tôi tớ Chúa. Xin hãy thành sự thực ( Fiat ) như lòi Thiên sứ truyền”. Đoạn Thiên sứ cáo biệt Trinh Nữ. Đó là tất cả màu nhiệm truyền tin.
Như vậy thì chuỗi hạt Mân Côi có liên quan đến Tổng Lãnh Thiên Thần Gabiriel như thế nào? Ở đây chúng ta cần phải khảo sát : Khi Thiên Sứ đến chào mừng Đức Maria đang cầu nguyện trong 1 căn nhà khó nghèo (theo mạc khải của thánh nữ Isave, nữ tu dòng Benedicto) ước ao được thấy Chúa Cứu thế sinh xuống gian trần, thì Thiên Sứ Gabiriel hiện đến và chào kính Trinh Nữ Maria bằng những lời chào ca tụng trịnh trọng, làm cho Trinh Nữ Maria lo sợ bối rối, không biết lời chào ấy có nghĩa gì. Mẹ càng thấy thiên thần ca ngợi mình, Mẹ càng tự hạ, càng chìm sâu vào cảm quan hư vô của mình . Theo thánh nữ Brigitta : Lúc Mẹ trở nên Mẹ Thiên Chúa, Mẹ đã từ khước lời ca tụng ấy,và chỉ ước ao đươc Thiên Chúa ban cho đầy ơn sủng trước nhan thánh Chúa. Chăm chú đọc Thánh Kinh, Mẹ cũng biết, theo tiên tri Daniel, thì có 1 trinh nữ sẽ làm mẹ Chúa Cứu thế, và Mẹ tự nghĩ rằng: Trinh nữ đó có lẽ sẽ là mình, qua lời chúc tụng qúa cao sang của Thiên sứ, cho nên Mẹ càng sợ hãi, vì thấy mình thật không xứng đáng được diễm phúc đó. Thiên Sứ Gabiriel liền tiếp lời mà rằng: “ Hỡi Maria, Bà đừng sợ, Trinh Nữ đã được nghĩa cùng Chúa. Xin đừng băn khoăn và ngạc nhiên về lời chúc tụng đó. Dù Trinh Nữ có nhìn nhận là bé bỏng, nhưng Thiên Chúa đã tôn vinh những người hèn mọn, đã tác thành cho Trinh Nữ xứng đáng được ân sủng, mà loài người đã làm mất. Chúa đã phòng ngừa Trinh Nũ khỏi vướng lây tì ố, từng bôi xấu toàn thể miêu duệ Adong. Chính vì thế, Thiên Chúa đã ban cho Trinh Nữ ân sủng siêu việt trên hết mọi vị thánh. Cũng chính vì thế, mà hôm nay Thiên Chúa lại tôn nhiệm Trinh Nữ lên làm Mẹ Người…..
Theo thánh Thomas Villanova thì khi nói: Chúa Jesu sinh ra bởi Mẹ Maria , thì đã nói lên tất cả vinh quang tuyệt vời của Mẹ Maria rồi. Bạn cứ biết rằng: Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa là đủ tất cả rồi. Không còn lời ca tụng nào cao sang hơn nữa, không 1 bài viết nào, 1 cuốn sách nào ngợi khen Đức Mẹ hơn nữa. Vậy khi ta lần chuỗi Mân Côi là chúng ta liên tục đọc đi đọc lại lời chào kính Đức Trinh Nữ Maria: “ Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Đức Chúa Trời ở cùng Bà “ Đó là câu mở đầu cho kinh Kính Mừng. Nếu không có lời chào của Thiên Sứ Gabiriel, thì ngày nay chúng ta cũng không có kinh Kính Mừng, và cũng không có chuỗi hạt Mân Côi như ngày nay. Vậy mọi người chúng ta phải hết sức tôn trọng kinh Kính Mừng, vì đó là lời chào Thiên sứ của Thiên Chúa. Và cũng là lời chào mà Đức Mẹ hằng yêu thích nhất.
Lời bàn : Hôm nay chúng ta bàn đến kinh Kính Mừng, hay là lời chào của Thiên Sứ Gabiriel. Kinh Kính Mừng là 1 kinh rất trọng mà Đức Mẹ rất lấy làm vui, khi các con cái Mẹ hằng ngày dâng lên cho Mẹ những chuỗi hạt Mân Côi. Có bao nhiêu chuỗi hạt là có bấy nhiêu lời chào kính Đức Mẹ. Khi ta lần 1 chuỗi 50, thì chúng ta chào mừng Mẹ 50 lần. Nếu chúng ta lần 2 chuỗi 50, tức là chúng ta chào mừng Đức Mẹ 100 lần. Đức Mẹ hài lòng biết bao. Vì đó là lời chào Thiên Sứ đại diện cho Thiên Chúa, cho nên lời chào ấy cao trọng biết chừng nào. Vậy ta đừng bao giờ bỏ lần chuỗi Mân Côi cả. Dù bận công việc mấy, cũng cố gắng đọc 50 , hay 100. Đức Mẹ sẽ luôn ở bên cạnh chúng ta, và phù hộ chúng ta, cả những lúc đau ốm bệnh hoạn. Như vậy, thì ngoài kinh Lạy Cha là kinh mà chính ĐCJ đã lập ra, thì không còn kinh nào cao trọng cho bằng kinh Kính Mừng. Lần chuỗi Mân Côi là phải liên tục đọc kinh Lạy Cha và kinh Kính Mừng. Tóm lại Chuỗi hạt Mân Côi, suy ra cao trọng và lợi ích biết chừng nào !