Những Triết Gia Thiên Chúa Giáo
Thế Kỷ Hai Mươi

Vần R, S

L.m. Giuse NGUYỄN HỮU TRIẾT

Trưởng Ban Văn Hoá

Tổng Giáo Phận TP. Hồ Chí Minh

Vần R

Rahner, Karl

Đức. s: 05-03-1904, Freiburg, Đức. m: 30-03-1984, Innsbruck, Áo. Ph.t: Nhà thần học Công giáo La mã. Q.t: Triết lí tôn giáo. G.d: Feldkirch, Áo; Pullack gần Munich; Valkenburg, Hà lan; các đại học Freiburg và Innsbruck. A.h: Joseph Maréchal; truyền thống Công giáo được điều tiết bởi Kant, Fichte và Hegel; Heidegger. N.c: Giảng sư tại Innsbruck, 1937-9 ( Đại học này bị bọn Quốc xã đóng cửa); công tác linh mục tại Vienna, rồi dạy ở Pullach cho đến 1948 lại quay về Innsbruck; Giáo sư các Đại học Munich(1964-7) và Münster (1967-71).

Ấn phẩm chính bản:

(1961-81) Theological Investigations ( Thám cứu thần học) 20 qu., London: Darton, Longman Todd.

(1969)Hearers of the Word ( Những Kẻ Lắng Nghe Ngôi Lời), London: Sheed Ward.

(1976) Foundations of Christian Faith ( Những nên tảng của niềm tin Cơ đốc), London: Darton, Longman Todd.

Văn bản nhị đẳng:

Bibliographies of Rahner: Freiburg 1969, 1974, 1979, 1984.

Carr, A.E.(1979) The Theological Method of Karl Rahner ( Phương pháp thân học Karl Rahner), Atlanta: American Academy of Religion.

Gelpi, D.L.(1966) Life and Light: A Guide to the Theology of Karl Rahner ( Sự sống và ánh sáng: Hướng dẫn đến thần học Karl Rahner), New York: Sheed Ward.

Kelly, W.J.[xuất bản, 1980] Theology and Discovery: Essays in Honour of Karl Rahner ( Thần học và Khám phá: Những tiểu luận tôn vinh Karl Rahner), Milwaukee: Marquette Univ. Press.

O’Donovan, Leo J.[xuất bản 1980] A World of Grace: An Introduction to the Themes and Foundations of Rahner’s Theology ( Thế giới của thiên ân: Dẫn luận vào những chủ đề và những nền tảng của thân học Rahner), New York: Crossroad.

Roberts, Louis (1967) The Achievement of Karl Rahner( Thành tựu của Karl Rahner), New York: Herder Herder.

Vorgrimler, H. (1986) Understanding Karl Rahner: An Introduction to His Life and Thought ( Để hiểu Karl Rahner: Dẫn luận vào cuộc đời và tư tưởng của ông), London: SCM Press.

Tư tưởng Rahner xoay quanh cái trục nhất tính của những ý tưởng tuy phân biệt song lại bất khả phân ly như cái thiêng liêng và cái phàm tục (the sacred and the secular), thiên nhiên và thiên ân (nature and grace), siêu việt và lịch sử (transcendence and history). Hiện tượng Ngôi Lời Nhập thể ( Incarnation) vốn khải lộ sự hợp nhất giữa con người với Thượng đế, là ví dụ tối cao cho nhất tính này. Tự thân Thượng đế quan hệ đến tất cả và mối liên hệ này thiết lập và tạo thuận lợi, hơn là ngăn cản hay tước đoạt, tính tự trị và tự do của con người.

Cùng với Thánh Thomas và Kant, Rahner chủ trương rằng mọi kiến thức của con người đêu được đặt cơ sở trên thế giới hữu hạn của kinh nghiệm. Nhưng những vấn đề nhân sinh của chúng ta ( một khởi điểm theo Heidegger) lập tức khải lộ khả năng của chúng ta siêu việt thế giới đó; bởi chúng ta vươn ra bên ngoai từ cái gì mà chúng ta biết được một phần đến cái gì có thể biết được tường tận hơn, dầu rằng chưa hoàn hảo, vì Thượng đế tự khải lộ cũng, theo một nghĩa quan trọng, chưa từng bị che giấu.

Nhất quán với sự thừa nhận của mình về sai biệt trong nhất tính (difference in unity), Rahner thám cứu cả những điều kiện tri thức luận trong cảm nhận của chúng ta về mặc khải và nội dung lịch sử của mặc khải. Như vậy ông tiến hành từ tri thức luận đến Cơ đốc học ( Christology), và sau đó đến cộng đồng giáo sĩ được ơn kêu gọi để làm người phụng vụ trong thế giới ( chứ không phải để làm thành một nhóm đặc quyền đặc lợi). Trong tiến trình này sự đóng góp của Rahner vào thần học đại đồng (hay thần học hợp nhất- ecumenism) và vào Đệ nhị Giáo nghị hội Vatican, không nên bị bỏ qua.

Đáp lại lời phiền trách của Hans von Balthasar cho rằng thần học của ông là quá “dĩ nhân vi trung” (anthropocentric), Rahner trả lời rằng trong tư tưởng ông về Huyền nhiệm Nhập thể (Incarnation) thì hai quan điểm dĩ nhân vi trung và dĩ thần vi trung được hợp nhất bất khả phân li ( in the Incarnation the anthropocentric and the theocentric are indissolubly united). Ông nhấn mạnh rằng người ta không thể nói về Thượng đế mà không đồng thời nói về loài người, và ngược lại. Khi môn đồ của ông, nhà thần học chính trị Johann Baptist Metz, trách ông là đã không nhấn mạnh đúng mức những phương diện xã hội nơi tự do của con người, Rahner phản bác rằng một thần học chính trị thực sự không thể tiến hành mà không phản tư về những đặc tính cốt yếu của con người mà thần học siêu nghiệm khải lộ. Những người khác, hoài nghi hơn, đã tự hỏi một giải pháp thỏa đáng có thể được đưa ra đến mức nào cho cuộc giải phóng khỏi truyền thống giáo điều mà tính hiệu lực vốn được thần học Rahner tiền giả định.

Nguồn: Các bài điếu văn.

ALAN SELL

Ramsay, Ian Thomas

Anh. s: 31-01-1915, Bolton, Lancashire. m: 06-10-1972, London. Ph.t: Nhà thần học, nhà duy nghiệm lô-gích. Q.t: Triết lí tôn giáo. G.d: Học Toán, các Khoa học tinh thần và Thần học tại Christ’s College, Cambridge( 1935-9) và tu học để làm mục sư Anh quốc giáo phái ở Ripon College, Oxford. A.h: Locke, Berkeley, Butler, Russell, Bradley và Ryle. N.c: 1943-9, Mục sư tuyên úy của Christ’s College, Cambridge; 1951-66, Giáo sư Triết học Cơ đốc giáo, Đại học Oxford; 1966-72, Giám mục giáo phận Durham.

Ấn phẩm chính bản:

(1940-1) The quest for a Christian philosophy ( Đi tìm một triết học Cơ đốc giáo), The Modern Churchman, 30.

(1957) Religious Language: An Empirical Placing of Theological Phrases ( Ngôn ngữ tôn giáo: Một sắp xếp thường nghiệm những câu từ thần học), London: SCM.

Freedom and Immortality ( Tự do và bất tử), London: SCM.

Prospect for Metaphysics: Essays of Metaphysical Exploration ( Triển vọng cho siêu hình học: Những tiểu luận thăm dò siêu hình), London: Allen Unwin.

(1964) Models and Mystery ( Các kiểu mẫu và huyền nhiệm), London: Oxford Univ. Press.

Religion and Science: Conflict and Synthesis ( Tôn giáo và khoa học: Xung đột và tổng hợp), London: SPCK.

Christian Discourse: Some Logical Explorations ( Diễn từ Cơ đốc: Vài thăm dò lôgích), London: Oxford Univ. Press.

(1971) Words about God: The Philosophy of Religion ( Ngôn từ về Thượng đế: Triết lí tôn giáo), London: SCM; New York: Harper Row.

(1974) Christian Empiricism (Chủ nghĩa duy nghiệm Cơđốcgiáo), London: Sheldon Press.

Văn bản nhị đẳng:

Gill, Jerry H. (1976) Ian Ramsey: To Speak Responsibly of God ( Ian Ramsey; nói một cách có trách nhiệm về Thượng đế), London: Macmillan.

Pye, Jonathan H. (1979) A Bibliography of the Published Work of Ian Thomas Ramsey (Thư mục trước tác đã xuất bản của Ramsey), Durham: Abbey House Publications.

Trong một bài báo buổi đầu Ramsey tán thành phong trào đáng ngưỡng mộ và được biện minh của Moore và Russell coi sự xác minh ( clarification) như chức năng của triết học nhưng nghĩ rằng quan niệm này về triết học đã bị đẩy đến những thái cực khôi hài bởi cái cách mà những ý tưởng này đã được khai triển trong chủ nghĩa thực chứng lô-gích (logical positivism) của học phái thành Viên. Chủ nghĩa duy nghiệm lô-gích (logical empiricism) của Ramsey đã được dự báo trong phát biểu cương lĩnh (programmatic statement) cho rằng” khi đạt đến ý tưởng về Thượng đế chúng ta sẽ làm tốt khi chọn sợi dây dẫn đường từ mối tương quan với Thượng đế đến thế giới của kinh nghiệm giác quan sao cho ý tưởng về Thượng đế càng hòa hợp sâu xa với khái niệm của chúng ta về nhân cách”. Mục tiêu của ngôn ngữ tôn giáo, theo Ramsey, là mang đến một sự “tiết lộ vũ trụ” (a cosmic disclosure) nó đẩy nhanh sự kết ước hoàn toàn về phía người nghe.Sự tiết lộ đến khi cuối cùng rồi người ta cũng “ngộ” ra và khi ấy người nghe được phú bẩm khả năng “buộc neo” cái gì đang được nói ra vào kinh nghiệm riêng tư của mình. Trước tác của Ramsey đã lôi cuốn nhiều chú ý kể từ cuối thập niên 1950s, ở Mỹ cũng như ở Anh. Tuy nhiên nhiều triết gia đã phê phán gay gắt sự mơ hồ trong một số từ chủ chốt của ông, chẳng hạn như “tiết lộ” và nói chung là cả tri thức luận của ông. Ông đã bị phê bình vì đã ban cho diễn từ tôn giáo một sự miễn nhiễm đáng ngờ khỏi mọi phê bình. R.N.Smart biện luận rằng, nếu như cuối cùng người ta cũng chẳng ngộ ra và sự tiết lộ không xảy ra, Ramsey có lẽ sẽ không coi điều này như là bằng chứng rằng một niềm tin tôn giáo là sai lầm.

Nguồn: DNB; David Edwards (1973) Ian Ramsey, London:OUP; PI; điếu văn trong The Times 7 Oct.1972.

STUART BROWN

Ramsey, R. Paul

Mỹ. s: 10-12-1913, Mendehall, Mississippi. m: 1988. Ph.t: Nhà đạo đức Cơ đốc giáo; lí thuyết gia về chiến tranh chính nghĩa ( just war theorist). Q.t: Triết học đạo đức. G.d: Đại học Yale ( Ph.D 1943). A.h: J. Edwards và H.R. Nieburh. N.c: 1937-9, Giảng viên Sử học, Millsaps

College, Jackson, Mississippi; 1942-4, Phụ tá Giáo sư Đạo đức Cơ đốc giáo, Chủng viện Thần học Garrett, Illinois; 1944-82, Phụ tá, Phó Giáo sư rồi Giáo sư Thực thụ về Tôn giáo, Đại học Princeton.

Ấn phẩm chính bản:

(1950) Basic Christian Ethics ( Đạo đức Cơ đốc giáo cơ bản), Scribner.

(1957) [xuất bản] Jonathan Edwards: Freedom of the Will, ( Tự do của ý chí), Yale Univ. Press.

(1957) [xuất bản] Faith and Ethics: The Theology of H.R.Niebuhr ( Tín ngưỡng và đạo đức: Thần học của H.R. Niebuhr), Harper.

War and the Christian Conscience ( Chiến tranh và lương tâm Cơ đốc giáo), Duke Univ. Press.

Nine Modern Moralists ( Chín nhà đạo đức hiện đại), Prentice-Hall.

(1966) Deeds and Rules in Christian Ethics ( Hành động và qui tắc trong đạo đức Cơ đốc giáo), Scribner.

(1966) Two Concepts of General Rules in Christian ethics ( Hai khái niệm về những qui tắc tổng quát trong đạo đức Cơ đốc giáo), Ethics 76: 192-207.

(1968) The Just War ( Chiến tranh chính nghĩa), Scribner.

Fabricated Man ( Con người được chế tạo), Yale Univ. Press.

The Patient as Person ( Người bệnh như nhân vị), Yale Univ. Press.

(1975) Ethics of Fetal Research ( Đạo đức về nghiên cứu thai nhi), Yale Univ. Press.

(1978) Ethics at the Edge of Life ( Đạo đức nơi biên tế sự sống), Yale Univ. Press.

Văn bản nhị đẳng:

Emery, S.W.(1958) Ethics in a theological manner ( Đạo đức học theo phong cách thần học), Personalist 39: 139-48.

Smith, D.H. and Johnson, J.T. [xuất bản 1974] Love and Society: Essays in the Ethics of Paul Ramsey ( Tình yêu và xã hội), Missoula: MT Scholars Press.

Paul Ramsey nhìn Cơ đốc giáo như là có tầm quan trọng nền tảng trong việc lãnh hội bản chất của đạo đức và mối quan tâm chủ yếu trong trước tác của ông là mô tả tương quan giữa hai thực thể này. Ông đặc biệt quan tâm tới những nội hàm của một đạo đức Cơ đốc giáo cho giới xã hội và chính trị.

Những nền tảng lí thuyết của triết học Ramsey nên được tìm trong hai khái niệm Hành động và Qui tắc ( Deeds and Rules). Làm việc trong hệ thống lí thuyết luật tự nhiên, Ramsey tìm cách chứng minh rằng lời dạy của Christ làm đầy và biến đổi luật đó. Mặc dầu lời răn “ Hãy làm điều gì mà tình yêu và cộng đồng Cơ đốc ra lệnh” là có tính nền tảng, Ramsey có phần do dự khi định tính vai trò của tình yêu trong hệ thống đạo đức của ông. Do vậy ông công nhận những qui tắc của công lí là độc lập với nguyên lí cơ bản ; ông phê phán những hình thức khác nhau của đạo đức viễn đích luận; và ông biện luận rằng không phải lúc nào cũng có thể hoàn thành hành động nhân ái nhất bởi vì một hành động như thế có thể đi ngược lại một thực hành tổng quát hiện thân cho tình yêu. Những chủ đề này cũng nổi lên từ cách ông giảng luận các lí thuyết gia đạo đức của thế kỉ hai mươi trong quyển Nine Modern Moralists (1962).

Ramsey biện luận rằng một lí thuyết về “năng lực quốc sự” (statecraft) tạo thành một phần quan trọng của đạo đức Cơ đốc giáo và vào năm 1961 và 1968 ông phát triển một tường trình về vai trò của Nhà nước dân tộc trong khuôn khổ cộng đồng quốc tế. Lí thuyết uy quyền chính trị và trách nhiệm chính trị mà ông bảo vệ cho phép xung đột và bạo lực chính đáng trong những tình huống được xác định một cách cẩn trọng. Để cứu vãn chính trị, ông viết, sẽ đòi hỏi một thách thức thực sự vừa đối với thuyết chủ hòa Mỹ vừa đối với khuynh hướng viện ra một học thuyết hẹp hòi về “sự cần thiết quân sự” (military necessity). Bản tường trình, theo sát thuyết “chiến tranh chính nghĩa” truyền thống, cũng cho phép bạo lực cách mạng trong cuộc theo đuổi những lí tưởng dân chủ. Sự chuyển hướng quan trọng nhất về độ nhấn mạnh giữa tác phẩm War and the Christian Conscience (1961) và The Just War ( 1968) liên quan đến việc bảo vệ, trong quyển sau, yêu sách cho rằng nếu sẽ là phi đạo đức khi sử dụng một hình thức nào đấy của sức mạnh thì cũng sẽ là phi đạo đức khi đe dọa việc sử dụng sức mạnh đó.

Trong những năm cuối đời tiêu điểm của Ramsey chuyển hướng sang đạo đức y khoa. Phát biểu dứt khoát về các quan điểm của ông trong lãnh vực này là quyển Ethics at the Edge of Life (1978) vốn là một bản hiệu đính và tăng bổ cho những bài giảng tại Đại học Columbia vào năm 1975, bàn về những vấn đề như phá thai, làm chết êm ái hay bỏ mặc trẻ sơ sinh khuyết tật. Một yếu tố đáng lưu ý trong lập trường của Ramsey là sự nhấn mạnh trên giá trị của sự sống buổi đầu của con người. Ông biện luận rằng sáu tháng của trẻ sơ sinh có thể được nhìn như vẫn có giá trị tối hậu không kém gì sáu mươi năm của đời người trưởng thành. Ramsey viết:” Việc tôn trọng và bảo vệ sự sống không thay đổi theo thời gian tồn tại, thành tựu hay năng lực sản xuất”.

Nguồn: DAP; CẠ 5; PI.

H. BUNTING

Rasdall, Hastings

Anh. s: 24-06-1858, London. m: 09-02-1924, Carlisle. Ph.t: Nhà duy tâm nhân vị. Q.t: Đạo đức học, triết lí tôn giáo. G.d: New College, Oxford. A.h: Berkeley và Lotze. N.c: Thành viên Hertford College, Oxford, 1889-95; Thành viên New College, Oxford, 1895-1917.

Ấn phẩm chính bản:

(1907) Theory of Good and Evil ( Lí thuyết về Thiện Ác), 2 qu., Oxford: Oxford Univ. Press.

(1909) Philosophy and Religion ( Triết học và tôn giáo), London: Duckworth.

(1912) The Problem of Evil ( Vấn đề cái Ác), Manchester.

(1914) Is Conscience an Emotion? ( Lương tâm phải chăng là một cảm xúc), London: Duckworth.

(1930) God and Man ( Thượng đế và con người), Oxford: Blackwell.

Văn bản nhị đẳng:

Webb, C.C.J. (1928) Life of Hastings Randall, Oxford: Oxford Univ. Press.

Rasdall vừa là một sử gia về tri thức vừa là một nhà thần học đủ xuất sắc để tạo được danh tiếng lâu dài ở cả hai lãnh vực này. Trong vai trò đầu, thành tựu chính của ông là bộ The Universities of Europe in the Middle Ages ( Các đại học châu Âu thời Trung cổ, 1895), một bộ sách mà sau hơn một thế kỉ vẫn còn là một thế giá bất khả thay thế về đề tài này.Trong vai trò sau, bộ Idea of Atonement in Christian Theology ( Ý tưởng chuộc lỗi trong thần học Cơ đốc, 1919) bảo vệ quan điểm của Abelard cho rằng sự tự nguyện hy sinh của Đấng Christ là một thí dụ đầy khích lệ về phương diện đạo đức. Trong đó ông đồng tình với tính thuần lí tổng quát (general rationality) mà ông nhận ra và ngưỡng mộ nơi các nhà kinh viện thời Trung cổ và ông đã dành nhiều quan tâm trong bộ lịch sử các đại học châu Âu thời Trung cổ của ông. Lập trường riêng của ông được nêu ra một cách hệ thống trong quyển Philosophy and Religion bằng một văn phong rất sáng sủa. Rõ ràng đây là một tác phẩm mang màu sắc duy tâm nhưng là một thứ chủ nghĩa duy tâm có tính nhân vị chứ không phải tuyệt đối, mang phong thái Berkeley chứ không theo ảnh hưởng của Hegel mà ông từng một thời vướng vào. Mọi vật đang tồn tại đều hoặc là những tinh thần hoặc là những nội dung phụ thuộc tinh thần. Nhưng vì là hữu hạn, các tinh thần cá thể không thể được xem như những thành phần hay những “hình dung từ” của một tinh thần phổ quát trong đó mọi tinh thần đều được bao gồm. Ngay cả Thượng đế, mặc dầu là tinh thần tối thượng, cũng không phải là vô hạn; Ngài đã tự giới hạn mình bởi việc sáng tạo ra rất nhiều tinh thần hữu hạn, độc nhất và riêng biệt với nhau và với chính Ngài. Những gì chúng ta tri giác được là những cảm giác, vốn thuộc tinh thần, và những mối tương quan qua đó chúng ta quan niệm chúng trong tư tưởng cũng là công trình của tinh thần. Nhất tính của thế giới mà chúng ta biết trong kinh nghiệm đòi hỏi một tinh thần độc nhất để duy trì và điều lí nó. Sự hiểu biết của chúng ta về Thượng đế thì có tính hậu kết (inferential), nhưng cho dầu như thế cũng chẳng sao bởi sự hiểu biết của chúng ta về những người bạn cũng là như thế. Quan niệm có tính bản thể của ông về nhân cách loại trừ sự hợp nhất huyền nhiệm với Thượng đế. Một kết luận phi chính thống mà chủ nghĩa nhân vị quyết liệt đưa ông đến đó là cho rằng học thuyết Tam vị Nhất thể ( the doctrine of the Trinity) không thể được hiểu theo nghĩa đen. Nếu Thượng đế là bảngôi vị vậy thì sẽ có ba Thượng đế. Theo cái cách sát mặt đất của mình, ông lấy quan điểm của Hume cho rằng chúng ta chỉ tri giác sự kế tục đều đặn ( we perceive only regular succession) nhưng bổ sung với một phụ lục của Berkeley rằng chúng ta ý thức về tính nhân quả thực sự trong ý thức của chúng ta về ý chí.

Quyển Theory of Good and Evil (1907) thì vững chắc hơn và ít tính hồi cố hơn trong những giả định của nó. Rasdall đề xướng một quan điểm rất giống với quan điểm của Moore, mà ông đặt tên là “ chủ nghĩa công lợi lí tưởng” (ideal utilitarianism).Quyển sách này của Rasdall bàn đến rất nhiều đề tài đạo đức học ( tự do và tất định, công lí và trừng phạt vv...); nó bàn đến tính đạo đức theo một cách nghiêm túc và hiện thực. Lập trường đầy tính chiến đấu của Rasdall đã đưa những dị thuyết phóng khoáng của ông đến với công chúng ( ông phủ nhận tính vô sở bất tại hay tính toàn hiện- omnipresence- và cả tính vô hạn –infinitude- của Thượng đế và nói rằng Christ cũng không tự cho mình là thiêng liêng, thần thánh). Chính điều này cũng như việc ông giữ vị thế cao trong Giáo hội đã cho ông sức ảnh hưởng, mặc dầu chúng cũng lôi cuốn sự phê phán gay gắt. Triết học đạo đức thế kỉ hai mươi lẽ ra đã được nhiều lợi ích nếu như ông và Sidgwich nhận được lưu tâm mà người ta đã dành cho Moore.

Nguồn: Metz; Passmore 1957; Edwards; DNB.

ANTHONY QUINTON

Ricoeur, Paul

Pháp. s: 27-02-1913, Valence, Drôme, Pháp. Ph.t: Nhà tường chú học. Q.t: Hiện tượng học, chủ nghĩa hiện sinh, lí thuyết văn học, nghiên cứu thánh kinh. G.d: Triết học, các Đại học Rennes và Paris.A.h: Jaspers, Marcel, Husserl, Heidegger, Gadamer và Freud. N.c: Giáo sư Siêu hình học , các Đại học Paris IV và Paris X; Khoa trưởng, Đại học Paris X; Giáo sư Danh dự Đại học Chicago.

Ấn phẩm chính bản:

(1950) Philosophie de la volonté. I. Le volontaire et l’involontaire ( Triết học ý chí.I. Tự nguyện và không tự nguyện), Paris: Aubier.

(1955) Histoire et Vérité ( Lịch sử và Chân lí), Paris: Seuil.

(1960) Philosophie de la volonté. Finitude et culpabilité. I. L’homme faillible ( Triết học ý chí. Tính hữu hạn và tội lỗi. I. Con người khả ngộ), Paris: Aubier.

(1960) Philosophie de la volonté. Finitude et culpabilité. II. La Symbolique du mal

( Triết học ý chí. Tính hữu hạn và tội lỗi. II. Biểu tượng của cái ác), Paris: Aubier.

(1965) De l’interprétation. Essai sur Freud ( Về sự kiến giải. Tiểu luận về Freud), Paris: Seuil.

(1969) Le Conflit des interprétations. Essais de l’herméneutique ( Sự xung đột giữa những cách kiến giải. Những tiểu luận tường chú học), Paris: Seuil.

(1975) La Métaphore vive ( Ẩn dụ sinh động), Paris: Seuil.

Temps et Récit, Tome I ( Thời gian và tự sự, Q.I), Paris: Seuil.

Temps et Récit, Tome II. La Configuration dans le récit de fiction ( Thời gian và tự sự, QII. Cấu hình trong tự sự hư cấu), Paris: Seuil.

Văn bản nhị đẳng: 

Bourgeois, P.(1990) Traces of Understanding: A Profile of Heidegger’s and Ricoeur’s

Hermeneutics ( Vết tích của hiểu biết: Một lược đồ về tường chú học của Heidegger và Ricoeur), Amsterdam: Rodopi Wurzburg.

Klemm, D. (1983) The Hermeneutical Theory of Paul Ricoeur: A Constructive Analysis

( Lí thuyết tường chú học của Paul Ricoeur: Một phân tích xây dựng), London and Toronto: Associated Universities Presses.

Reagan, C (1979) Studies in the Philosophy of Paul Ricoeur, Athens, OH: Ohio Univ. Press.

Stevens, B.(1991) On Paul Ricoeur, London: Routledge.

Stevens, B.(1991) L’Apprentissage des signes: Lecture de Paul Ricoeur ( Việc thực tập các dấu hiệu: Đọc Paul Ricoeur), Dordrecht: Kluwer.

Giai đoạn đầu trong tư tưởng Paul Ricoeur, được tăng cường bởi việc ông nghiên cứu các tác phẩm của Karl Jaspers trong một trại tập trung tù binh ở Đức thời Đệ nhị Thế chiến, mang tính triết học hiện sinh. Cơ sở hiện sinh này sau đó chuyển sang hiện tượng học và các triết học của Husserl và Heidegger—Ricoeur đã dịch quyển đầu trong bộ Ideen zu einer reinen Phänomenologie und phänomenologischen Philosophie ( Những ý tưởng chủ đạo cho một hiện tượng học thuần túy và một triết lí hiện tượng luận) ra tiếng Pháp. Sau hiện tượng học, hay chính xác hơn, từ trong hiện tượng học, tư tưởng ông tiến dần đến tường chú học triết lí ( philosophical hermeneutics). Tường chú học triết lí nghiên cứu những cấu trúc khác nhau qua đó ý nghĩa có thể được mang đến cho chủ thể, những cấu trúc như văn hoá, tôn giáo, xã hội và ngôn ngữ: nó mang nợ nhiều đối với sự nghiên cứu hiện tượng học về kinh nghiệm nhưng đồng thời đưa ra một phê phán mạnh mẽ đối với những nền tảng của hiện tượng học truyền thống. Tường chú học triết lí mang hai tuyến tường chú học lại với nhau, tương ứng với hai mối quan tâm chính của Ricoeur: việc giải thích Kinh thánh và vấn đề triết lí về việc kiến giải văn bản như từng được nêu ra nơi Schleiermacher, Dilthey, Heidegger và Gadamer. Ở đây, chủ thể tính tự trị trong suốt với chính mình ( the selftransparent autonomous subjectivity) nơi nền tảng của hiện tượng học được thay thế bởi nhu cầu kiến giải ý nghĩa như được chuyên chở bởi những cơ cấu khác nhau. Theo Ricoeur, ý nghĩa được chuyên chở bởi những cơ cấu như các văn bản không thể được nhận thức một cách tuyệt đối và do vậy chủ thể không thể yêu sách nhận thức hay tự nhận thức tuyệt đối.

Nếu như vấn đề trung tâm đối với tường chú học triết lí là vấn đề ý nghĩa thì nguyên lí hướng dẫn của nó là những nguồn khác nhau của ý nghĩa không thể được dung hoá vào một tổng kết hay diễn từ duy nhất. Trước tác của Ricoeur là một nghiên cứu chăm chú về những diễn từ khác nhau này và cách chúng tác động lên chủ thể và hoá giải mọi mưu đồ kết hợp chúng thành một diễn từ thống nhất. Trước tác của Ricoeur quan trọng trong những tranh luận về hiện tượng học, chủ nghĩa hiện sinh, tường chú học, lí thuyết phê bình, giải cấu trúc(deconstruction) và hậu cấu trúc (post-structuralism) và trước tác ấy đề xướng một triết học làm trung gian giữa lập trường truyền thống đưa ra bởi các triết gia như Gadamer về tường chú học và Husserl về hiện tượng học và những phê phán hậu cấu trúc của những lập trường như có thể gặp trong trước tác của Derrida hay Lyotard ( cả hai đều từng theo học Ricoeur)

Nguồn: Những danh mục liệt kê của Bibliothèque Nationale, Paris và National Library of Scotland.

JAMES WILLIAMS

Rosenzweig, Franz

Do thái-Đức. s: 25-12-1886, Kassel, Đức. m: 12-12-1929, Frankfurt aim Main. Ph.t: Nhà hiện sinh tôn giáo, nhà dịch thuật. Q.t: Triết lí Do thái giáo và Cơ đốc giáo, triết lí ngôn ngữ. G.d:

1905-14, Triết học, sử học và văn học cổ điển tại nhiều trường Đại học. A.h: Chủ nghĩa duy tâm Đức, Martin Buber, Hermann Cohen, Erich Fromm, Friedrich Meinecke, Gershom Scholem và Ernst Simon. N.c: 1920, Đồng sáng lập, Freies Jüdisches Lehrhaus; 1922-9, dạy ở nhà vì bệnh nặng; thụ phong Rabbi từ Leo Baeck; suýt cải đạo sang Cơ đốc giáo nhưng rồi đổi ý sau khi trải nghiệm phụng vụ Chính thống giáo Yom Kippur ở Berlin,1913; những kinh nghiệm trong Đệ nhất Thế chiến dẫn đến việc từ chối một sự nghiệp học thuật.

Ấn phẩm chính bản:

(1917) Das lteste Systemprogramm des deutschen Idealismus ( Cương lĩnh hệ thống xa xưa nhất của chủ nghĩa duy tâm Đức), Heidelberg: Winter.

Hegel und der Staat ( Hegel và Nhà nước), Munich: Oldenbourg.

Der Stern der Erlösung ( Ngôi sao Cứu thế), Frankfurt: Schocken. 

(1937) Kleinere Schriften ( Các đoản văn), Berlin: Schocken.

Văn bản nhị đẳng:

(1988) The Philosophy of Franz Rosenzweig ( Hội thảo về triết học Rosenzweig), Hanover, NH: University Press of New England; Brandeis Univ. Press.

Bergman, Samuel H. (1961) Faith and Reason: An Introduction to Modern Jewish Thought ( Tín ngưỡng và lí tính: Nhập môn tư tưởng Do thái hiện đại),Washington DC:

Bnai Brith; New York: Schocken Books, 1963.

Glatzer N.N.[xuất bản 1953] Franz Rosenzweig: His Life and Thought ( F. Rosenzweig: Cuộc đời và tư tưởng), New York: Schocken, 1961.

Guttman, Julius (1964) Philosophies of Judaism ( Các nền triết học của Do thái giáo), D.W. Silverman dịch, London: Routledge Kegan Paul.

Handelman, Susan (1991) Fragments of Redemption: Jewish Thought and Literary Theory in Benjamin, Scholem Levinas ( Trích văn về Cứu thế: Tư tưởng Do thái và Lí thuyết văn học nơi Benjamin, Scholem và Levinas), Bloomington: Indiana Univ. Press.

Horwitz, Rivkah (1989) Revelation and the Bible according to twentieth century Jewish philosophy ( Khải huyền và Kinh Thánh theo triết học Do thái thế kỉ hai mươi) đăng trong Jewish Spirituality II, A.Green xuất bản, New York: Crossroad.

Juden in Kassel, 1808-1933 ( Những người Do thái ở Kassel từ 1808 đến 1933), Kallel: Thiele Schartz.

Mendes-Flohr, Paul (1987) Philosophy of Franz Rosenzweig, Hanover N.H.: University Press of New England.

Mosès, Stéphanie ( 1982) Système et Révélation: La Philosophie de Franz Rosenzweig (Hệ thống và khải huyền: Triết học F. Rosenzweig), Paris: Seuil.

Rosenzweig là nhà tiên phong của chủ nghĩa hiện sinh. Tuy nhiên, sự quyến luyến của ông với Do thái giáo chịu ảnh hưởng của Hermann Cohen, một nhà Tân chủ Kant. Có mối liên hệ rõ ràng giữa những quan điểm của Rosenzweig và quyển Sein und Zeit của Heidegger. Kiệt tác của Rosenzweig, Der Stern der Erlösung ( Ngôi sao Cứu thế), tuy thế, lại được nhìn như chủ yếu là theo hứng vị Do thái giáo mãi cho đến năm mươi năm sau cái chết của Rosenzweig. Trong đó, chịu ảnh hưởng của Schelling, Rosenzweig đối kháng triết học duy tâm Đức và nhấn mạnh hiện diện trực tiếp của Thượng đế. Theo Rosenzweig, mặc khải không phải là một biến cố lịch sử mà là một giao cảm liên tục bằng lời của Thượng đế với nhân gian. Tiếp bước Kant, Rosenzweig phân biệt những luật phổ quát (Gesetzen) và những lời răn ( Geboten) sinh ra từ tình yêu. Về sau ông chủ trương rằng halakhah ( Luật Do thái Chính thống) phải là một kênh cho những lời răn. Chủ nghĩa chống-duy tâm của Rosenzweig giống với của Buber, nhưng họ khác nhau trong thái độ đối với halakhah. Rosenzweig cho rằng trong khi Cơ đốc giáo bị ràng buột bởi lịch sử thì mối tương giao mở giữa Thượng đế, nhân loại và thế giới, theo Do thái giáo, được qui định về phương diện sinh học. Trong cách nhìn này ông chịu ảnh hưởng của cả hai người, triết gia tôn giáo người Do thái thời Trung cổ, Judah Halevi và nhà tiến hóa luận hiện đại Charles Darwin.

Nguồn: EncJud; Schoeps.

IRENE LANCASTER

Royce, Josiac

Mỹ. s:10-11-1855, Grass Valley, California. m: 14-09-1916, Cambridge, Massachusetts. Ph.t:

Triết gia duy tâm tuyệt đối. Q.t: Siêu hình học. G.d: Đại học California, Berkeley, Đại học

Leipzig và Gottingen, lấy Tiến sĩ ở Đại học Johns Hopkins 1878. A.h: Kant, Fichte, Hegel, Schopenhauer, Bradley, James và Peirce. N.c: 1878-82, Giảng viên tiếng Anh, Đại học California, Berkeley; 1882-1916, Giáo sư thỉnh giảng rồi Giáo sư chính thức về Triết học, Đại học Harvard.

Ấn phẩm chính bản:

(1885) The Religious Aspects of Philosophy ( Những phương diện tôn giáo của triết học), Boston: Houghton Mifflin; tái bản, New York : Dover,1955. 

(1892) The Spirit of Modern Philosophy ( Tinh thần triết học hiện đại), Boston: Houghton Mifflin; tái bản, New York : Dover, 1983.

(1897) The Conception of God ( Quan niệm về Thượng đế), New York: Macmillan.

(1899-1900) The World and the Individual ( Thế giới và cá nhân), 2 quyển, New York:

Macmillan; tái bản, Magnolia, Mass: Peter Smith, 1983.

(1908) The Philosophy of Loyalty ( Triết lí của lòng trung tín), New York: Macmillan.

(1908) Race Questions, Provincialism and Other American Problems ( Những vấn đề sắc tộc, chủ nghĩa địa phương và những vấn đề khác của nước Mỹ), New York: Macmillan.

The Sources of Religious Insight ( Những suối nguồn của trực quan tôn giáo), New York: Charles Scribner’s Sons.

The Problem of Christianity ( Vấn đề của Cơđốc giáo), New York: Macmillan.

War and Insurance ( Chiến tranh và Bảo hiểm), New York: Macmillan.

(1916) The Hope of the Great Community ( Hy vọng của cộng đồng vĩ đại), New York: Macmillan.

(1919) Lectures on Modern Idealism ( Những giảng luận về chủ nghĩa duy tâm hiện đại), New Haven, CT: Yale Univ. Press.

Văn bản nhị đẳng:

Clendenning, J. (1985) The Life and Thought of Josiac Royce ( Cuộc đời và tư tưởng của Josiac Royce), Madison: University of Wisconsin Press.

Marcel, G. (1945) La Métaphysique de Royce ( Siêu hình học của Royce), Paris: Gallimard.

Oppenheim, F.M.(1980) Royce’s Voyage Down Under: A Journey of the Mind ( Cuộc du hành xuống thâm cung của Royce: Một hành trình của tâm hồn), Lexington, Kentucky: University of Kentucky Press.

Smith, J.E. (1950) Royce’s Social Infinite, New York: Library of Liberal Arts Press.

Là con của những cha mẹ đi tiên phong, Josiac Royce mang đến cho sự nghiệp triết học của mình như là người trình bày hàng đầu ở Hoa kỳ về chủ nghĩa duy tâm tuyệt đối, sự nhạy bén của một người phương Tây. Khi đã là một giáo sư triết học ở Đại học Harvard, Royce cho xuất bản một tác phẩm sử học hướng tiêu điểm vào thập niên đầu tiên trong quá trình Mỹ hoá miền đất California, California from the Conquest in 1846 to the Second Vigilance Committee in San Francisco. Trong đó ông phơi bày thủ đoạn xảo quyệt của tướng John Charles Fremont, khuôn mặt chính trong việc Mỹ chiếm lấy bang New Mexico. Theo đuổi việc phân tích của ông về tính cách Mỹ như là có thể rơi vào những lí tưởng sai lầm, Royce cũng xuất bản một tiểu thuyết Viễn tây hiện thực,The Feud of Oakfield Creek. Tiểu thuyết mô tả mối cừu hận giữa một nhà triệu phú ở San Francisco chống lại một người khai hoang định cư theo chủ nghĩa dân túy ( a populist settler) vì việc sở hữu đất đai. Chủ nghĩa duy tâm triết học của Royce sớm hé lộ trong sự nghiệp của ông. Kant và Hegel là những thần tượng triết học của ông và những vấn đề nhận thức là những mối quan tâm triết học sớm nhất của ông. Tại Đức ông dự những buổi giảng của H.Lotze và tại Đại học Johns Hopkins ông theo học G.S.Morris. Kết quả lớn đầu tiên của chủ nghĩa duy tâm nơi ông là quyển The Religious Aspects of Philosophy (1885) một tác phẩm chứa đựng một luận chứng độc đáo về hiện hữu của Thượng đế như là Đấng Trí Giả Tuyệt Đối ( God as The Absolute Knower). Luận chứng tiến hành từ hiện hữu của sai lầm. Bởi vì sự thật hệ tại chỗ tương ứng giữa một phán đoán với đối tượng của nó, và bởi vì mọi phán đoán qui chiếu về những đối tượng mà chúng nhắm đến nên không có một phán đoán nào có thể bị cho là sai, điều ấy khiến cho sai lầm sẽ không hiện hữu. Thế nhưng sai lầm, sự thiếu đồng bộ (discrepancy)của một phán đoán với đối tượng thật của nó, vẫn hiện hữu. Khả tính của sai lầm đòi hỏi giả định về những phán đoán xa hơn, vượt lên sai lầm. Những phán đoán xa hơn như thế đạt đến tuyệt đỉnh trong một hệ thống tư tưởng bao gồm tất cả, hay là Đấng Trí Giả Tuyệt Đối. Luận chứng của Royce về tuyệt đối từ khả tính của sai lầm không thuyết phục được mấy người, mặc dầu William James vào thời ấy có chịu ảnh hưởng. Những thách thức lớn, đáng để ý nhất trong cuộc tranh luận do George Holmes Howison thu xếp ở Đại học California trong mùa hè 1895, về sau được xuất bản trong The Conception of God (1997) đưa Royce chạm trán với sự phản biện rằng chủ nghĩa tuyệt đối của ông nuốt chửng nhân cách và trách nhiệm đạo đức.

Bước tiếp cận sau đó của Royce với tuyệt đối là tác phẩm The World and the Individual (1899-1900). Căn cứ trên các bài giảng của Royce ở Đại học Aberdeen, bước tiếp cận này nêu lên câu hòi kép: “Một ý tưởng là gì và ý tưởng liên quan đến thực tại như thế nào?”. Câu hỏi này được nhận dạng như là” nút thắt của thế giới” (the world knot), tức là nơi tư duy của ta gặp gỡ thế giới và hai bên sẽ thông thương hay bị tắc nghẽn. Royce phân biệt ý nghĩa bên trong của một ý tưởng với ý nghĩa bên ngoài của nó. Ý nghĩa bên trong là mục tiêu trong đầu óc đang có ý tưởng đó; ý nghĩa bên ngoài là đối tượng mà ý tưởng qui chiếu về. Trong quyển đầu của bộ The World and the Individual Royce phân biệt bốn câu trả lời cho câu hỏi trên, mỗi câu làm phát sinh một quan niệm về hữu thể: chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa huyền bí, chủ nghĩa duy lí phê phán và chủ nghĩa duy tâm xây dựng. Như là kết quả từ cuộc khảo sát biện chứng của Royce, chỉ quan niệm thứ tư--chủ nghĩa duy tâm xây dựng( constructive idealism)—là còn đứng vững như là quan niệm duy nhất bắc cầu qua khoảng cách giữa ý tưởng và thực tại. Quan niệm duy tâm nhìn mục tiêu trong tâm hồn cá nhân như là biểu hiện của cùng một Ý chí tự biểu thị trong thế giới. Chủ nghĩa duy tâm, theo luận chứng của Royce, còn bảo đảm thực tại của những cá nhân hữu hạn được Cá nhân Tuyệt đối bao dung. Để làm rõ điển cứu của mình Royce vận dụng những quan niệm phái sinh từ toán học hiện đại và lôgích toán, và đặc biệt tìm cách trả lời chủ nghĩa tuyệt đối của Bradley, người đã phủ nhận khả năng nhận thức tuyệt đối. Do vậy, quyển đầu chứa đựng, thêm vào với những bài giảng, một tiểu luận phụ, The one, the many and the Infinite ( Nhất thể, Đa thể và Vô tận thể). Như vậy Royce là một nhà tiên phong trong việc vận dụng lôgích toán để định thức các luận chứng triết học. Ảnh hưởng tích cực của Bradley lên Royce thấy rõ nơi việc Royce dùng từ’ kinh nghiệm” thay vì từ “tư duy” trong triết học về sau của ông. Trong khi đó, William James, người đồng sự của Royce ( hai người từng thực hiện nhiều giáo trình chung), đang phát triển triết học của ông ta về chủ nghĩa duy nghiệm triệt để , chủ nghĩa dụng hành và chủ nghĩa đẳnguyên và cuộc tranh luận diễn ra ngay trên sân nhà. Thêm nữa là, những triết gia trẻ hơn như Ralph Barton Perry, đặt vấn đề với cách xử lí của Royce về chủ nghĩa hiện thực, và phong trào tân hiện thực được tung ra. Royce hiên ngang xung trận.Ông nhấn mạnh rằng quan niệm của riêng ông về các ý tưởng như là những mục tiêu là một hình thức của chủ nghĩa dụng hành, vốn chỉ khả thủ nếu được hiểu theo nghĩa tuyệt đối. Xét đến cùng, một trong những luận chứng của Royce để bênh vực sự bất tử cá nhân xoay chung quanh việc ông chấp nhận ý tưởng của Kant rằng tự ngã cá nhân hữu hạn cần đến nguyên cả vĩnh hằng để đong đầy khát vọng đạo đức của từng mỗi con người. Ông kiên trì trong việc từ chối chủ nghĩa hiện thực như một thứ tri thức luận vì cho rằng nó dựng lên một vực thẳm không thể bắc cầu giữa những ý tưởng và thực tại.

Nhưng sự buông thả của Royce trong những trận luận chiến không ngăn cản ông thực hiện những công trình triết học xây dựng. Trong khí thế đang lên của chủ nghĩa thực dụng, tư tưởng ông xoay chiều về thực tiễn. Trong The Philosophy of Loyalty (1908), ông đặt nền tảng cho tính đạo đức, trước tiên, vào nguyên lí trung thành như là kết ước của cá nhân với một chính nghĩa, và cuối cùng vào nguyên lí trung thành với tính trung thành. Mối tương quan giữa cá nhân hữu hạn với tuyệt đối thể vẫn mãi là vấn đề triết học quan yếu nhất đối với Royce. The Problem of Christianity ( Vấn đề của Cơđốc giáo, 1913), được coi là tác phẩm xuất sắc nhất của Royce, là toan tính lớn cuối cùng của ông để giải quyết vấn đề. Mượn từ Charles Peirce lí thuyết về kiến giải như một tương quan bộ ba ( a triadic relation) ông cho rằng kiến giải là một tiến trình nhận thức có tính xã hội phân biệt với tri giác và quan niệm và chỉ định ba mặt của nó như là:

Ý thức được kiến giải ( the consciousness being interpreted)

Ý thức kiến giải ( the interpreting consciousness), và

Ý thức mà sự kiến giải được gửi đến( the consciousness to whom the interpretation is addressed)

Các cá nhân tham dự vào quá trình kiến giải được liên kết với nhau để tạo thành một cộng đồng, qua đó điển hình hoá cho việc bao nhiêu cá nhân hữu hạn có thể trở thành một cộng đồng. Royce chỉ vào Cơđốc giáo theo thánh Phaolồ ( Pauline Christianity) như là tiêu bản của nguyên lí cộng đồng kiến giải. Vì các cá nhân có khả năng nới rộng chính mình để ôm lấy những biến cố chung trong quá khứ và những hành động chung trong tương lai như là của chính họ, họ có khả năng tạo nên những cộng đồng hoài niệm và những cộng đồng hy vọng. Thêm vào khả năng này nguyên lí trung thành, hay tình yêu, được tạo dáng bởi Ý chí Kiến giải ( the Will to Interpret) và nhân loại được nhắm để tạo thành Giáo hội vô hình,

Cộng đồng Kiến giải, Cộng đồng Thương yêu. Theo một nghĩa cơ bản, tác phẩm lớn cuối cùng của Royce đã biến tuyệt đối thể thành cộng đồng. Royce đã bị chấn động sâu sắc bởi sự bùng nổ của Đệ nhất Thế chiến. Ông vội vàng đề xuất một phương án có tính viễn tưởng về bảo hiểm quốc tế để bảo vệ các quốc gia chống lại chiến tranh. Khi những chuyên gia bảo hiểm phê bình đề án như là bất khả thi, ông có đưa ra một tu chính nhưng vẫn không làm dịu những phê bình.

Nguồn: DAB; Edwards; J.Clendenning xuất bản(1970) The Letters of Josiah Royce, Chicago: University of Chicago Press; EAB.

ANDREW RECK

Rozanov, Vasilii Vasil’evich

Nga. s: 20-04-1856, Vetluga, Nga. m: 05-02-1919, Sergiev Posad, Nga. Ph.t: Triết gia tôn giáo, nhà khảo luận phê bình. Q.t: Triết lí văn hóa, triết lí tôn giáo, nhân loại học triết lí. G.d: Đại học Moscow. A.h: Dostoevsky và Nietzsche. N.c: Dạy ở các trường trung học tỉnh lẻ trước khi đảm nhận chức vụ chính quyền ở St Petersburg vào năm 1893; lần đầu tiên giành được sự chú ý rộng rãi trong tư cách nhà văn vào năm 1891 với thiên khảo luận phê bình về Dostoevsky, mang đầu đề Legenda o Velikom inkvizitore ( Truyền thuyết về vị Đại Tôn giáo Pháp quan.); vào năm 1899 ông nghỉ hưu và để toàn tâm ý vào việc viết sách. Ngoài những quyển sách , ông đóng góp thường xuyên vào những bài viết tranh luận về các đề tài triết học, tôn giáo, chính trị cho các báo và tạp chí của thời ấy, đặc biệt là các tờ báo có khuynh hướng bảo thủ.

Ấn phẩm chính bản:

(1886) O ponimanii ( Về sự hiểu biết), Moscow.

Religia i kul’tura ( Tôn giáo và văn hóa), St Petersburg.

Prioda i istoriia ( Thiên nhiên và lịch sử), St Petersburg.

V mire neiasnogo i nereshennogo ( Trong thế giới tối tăm và bất định), St Petersburg.

Liudi lunnogo sveta: metafizika khristianstva ( Những con người trong ánh trăng: siêu hình học Cơ đốc giáo), St Petersburg.

Uedinennoe ( Cô đơn/ Độc nhất), St Petersburg.

(1913-15) Opavshie list’ia ( Lá vàng rơi), St Petersburg.

(1917-18â Apokalipsis nashego vremeni ( Khải huyền thư của thời chúng ta), Sergiev Posad.

Văn bản nhị đẳng:

Barabanov, E.G. (1990) V.V.Rozanov, Moscow.

Poggioli, Renato ( 1962) Rozanov, New York: Hilary House.

Stammler, Heinrich A.(1984) Vasilij Vasil’evic Rozanov als Philosoph ( Triết gia Rozanov), Giessen: Wilhelm Schmitz Verlag.

Zenkovsky, V.V. (1953) A History of Russian Philosophy ( Lịch sử triết học Nga), George L. Kline dịch, London: Routledge Kegan Paul.

Quyển sách đầu tiên và duy nhất có tính thuần túy triết học của Rozanov, O ponimanii (Về sự hiểu biết), là một toan tính hòa giải nhận thức khoa học và nhận thức tôn giáo trong một lí thuyết hợp nhất. Trước tác về sau của ông trải rộng trên toàn bộ lãnh vực của văn hóa hiện đại và được đánh giá cao bởi nhiều người không chỉ vì những quan điểm độc đáo và gây tranh cãi mà còn vì tính hồn nhiên và hình tượng lôi cuốn trong văn phong ẩn dụ của chúng. Ảnh hưởng của ông mở rộng đến nhiều nhà văn và nhà tư tưởng Nga, bao gồm Dmitrii Merezhkovskii, Nicolai Berdyaev và Pavel Florensky.

Quan điểm triết học được triển khai của Rozanov, biểu lộ trong những quyển sách được xuất bản từ 1911 cho đến khi ông mất có thể được mô tả như là một hình thức của chủ nghĩa hữu thần huyền bí trong đó dục tính được xiển dương và tôn vinh. Con người được nối kết với cõi thiêng liêng thông qua khả năng sinh sản của mình, theo Rozanov; ông gọi dục tính là “phương diện ẩn tượng của con người” như là đối lập với tồn tại thuần hiện tượng của những phẩm tính khác nơi con người. Dầu không khước từ Chính thống giáo Nga Rozanov tuy thế vẫn phê phán Cơ đốc giáo một cách nghiêm khắc về điểm tôn giáo n ày chối bỏ xác thịt. Ông thích quan điểm tôn giáo của Cựu Ước hơn mà ông giải thích như là chấp nhận “thánh tính” của những lực sinh học ( the sanctity of biological forces).

JAMES SCANLAN

Rubenstein, Richard Lowell

Mỹ. s: 08-01-1924, New York. Ph.t: Nhà thần học về “Cái-chết-của-Thượng-đế” (Death-ofGod theologian); giáo sĩ. G.d: 1942-5, Hebrew Union College, Cincinatti; Chủng viện Thần học Do thái giáo, New York; Đại học Harvard, PhD 1960. A.h: Chủ nghĩa hợp nhất, Do thái giáo Cải cách và Bảo thủ. N.c: 1952-6 Giáo sĩ tại Brockton rồi Natick; 1955-8, Đại học Harvard; 1958-70, Tuyên úy cho sinh viên Do thái giáo, Đại học Pittsburgh; 1970-, Giáo sư rồi Giáo sư Ưu tú về Tôn giáo, Đại học Quốc gia Florida; 1976-7 Thành viên Hậu-Tiến sĩ,

Viện Văn học Cổ điển; Thành viên Đại học Yale; 1979, Giáo sư thỉnh giảng, Đại học Quốc gia

California; 1985, Đại học Quốc gia Vancouver; 1980-, Đồng Giám đốc, Viện Văn học Cổ điển; 1982-91, Chủ tịch Viện Các Giá trị trong Chính sách Công, Washington; 1991- Thành viên Hiệp hội Hòa bình Thế giới; chủ biên nhiều tờ báo về chủ nghĩa nhân văn, về các tôn giáo và chính trị; Thành viên Hàn lâm Viện Tôn giáo Hoa kỳ.

Ấn phẩm chính bản:

(1966) After Auschwitz: Radical Theology and Contemporary Judaism ( Sau Auschwit: Thần học cấp tiến và Do thái giáo hiện đại), Indianapolis: Bobbs-Merrill.

(1968) The Religious Imagination: A Study in Psychoanalysis and Jewish Theology

(Trí tưởng tượng tôn giáo: Nghiên cứu Phân tâm học và Thần học Do thái giáo), Indianapolis: Bobbs-Merrill.

(1970) Morality and Eros ( Đạo đức và dục tính), New York: McGraw Hill.

(1975) The Cunning of History ( Tính xảo quyệt của lịch sử), New York: Harper Row; Torch Harper Collins, 1987.

(1983) The Age of Triage ( Thời đại của tam thời?), Boston: Beacon Press.

Văn bản nhị đẳng:

Hellig, J. (1993) Richard Rubenstein, đăng trong Interpreters of Judaism in the Late Twentieth Century ( Những người luận giải Do thái giáo trong cuối thế kỉ hai mươi), S.T.Katz xuất bản, Washington DC: Bnai Brith Books.

Rubenstein là một nhà thần học gây tranh cãi, một người mang khát vọng tìm hiểu ý nghĩa của đời sống Do thái mà không có Thượng đề bởi ông cho rằng Thượng đế đã chết ở Auschwitz. Tuy nhiên, thay vì gợi ý rằng Thượng đế đã chết, ông phát biểu trong After Auschwitz (1966) rằng “ chúng ta sống trong thời đại cái chết của Thượng đế ...

Cái chết của Thượng đế là một sự kiện văn hóa. Chúng ta sẽ chẳng bao giờ biết được điều ấy có gì hơn thế hay không”. Bất kỳ ý nghĩa siêu việt nào đối với số mệnh Do thái đều phải, theo quan điểm của ông, càng lúc càng gắn liền với sự an nguy của Nhà nước Israel. Ông đã nhận nhiều phê phán thù nghịch từ cộng đồng Do thái ở Mỹ và càng ngày càng quan tâm nhiều hơn đến triết học về những vấn đề toàn cầu.

Nguồn: EncJud; WW(Am) 1992-3, p.2908.

IRENE LANCASTER 

Vần S

Schechter, Solomon ( Shneur Zalman)

Mỹ gốc Do thái. s: 07-12-1847, Focsani, Romania. m: 19-11-1915, New York Ph.t: Mục sư Do thái giáo; Nhà sáng lập Phong trào Bảo thủ Do thái giáo. Q.t: Hội nhập tôn giáo của người Do thái vào Trường phái Lịch sử Do thái ở Đức. G.d: Do thái học, Đại học Vienna; Cao đẳng Khoa học Do thái, Đại học Berlin; 1891-8, Thạc sĩ rồi Tiến sĩ Văn học, Đại học Cambridge,

Anh quốc.; 1911, Tiến sĩ Văn học, Đại học Harvard. A.h: Truyền thống giáo sĩ Do thái và Trường phái Lịch sử Đức. N.c: 1890-2, Giảng sư , Đại học Cambridge; 1899-1901, Giáo sư tiếng Hebrew, University College, London; 1902-15, Viện trưởng Chủng viện Thần học Do thái ở Mỹ; 1913, Nhà sáng lập Giáo hội Do thái Hợp nhất ở Mỹ; chủ biên quí san Jewish Quarterly Review và bộ Jewish Encyclopedia.

Ấn phẩm chính bản:

(1896- 1924) Studies in Judaism ( Nghiên cứu Do thái giáo, 3q., London:AC Black, and New York: Macmillan Co, Philadelphia: JPSA; New York: Freeport, 1972.

(1909) Some Aspects of Rabbinic Theology ( Một số phương diện của Thần học Do thái giáo), New York: Macmillan.

(1915) Seminary Addresses and Other Papers ( Những bài phát biểu ở chủng viện và các bài viết khác) Cincinnati:Ark ; New York: Arno, 1969.

Văn bản nhị đẳng:

Bentwich, Norman (1931) Solomon Schlechter: A Biography, Philadelphia: JPSA, 1938,1940, 1941.

Bentwich, Norman [xuất bản, 1946] Selected Writings, Oxford: Phaidon.

Trong quyển Some Aspects of Rabbinic Theology (1909) Schechter là người đầu tiên đưa ra một trình bày phương pháp luận về thần học Do thái. Ông thành lập Phong trào Bảo thủ Do thái ở Mỹ, cho đến nay vẫn còn là hội đoàn tôn giáo Do thái lớn nhất ở Hoa kỳ và bởi đó, cũng có ảnh hưởng rất sâu rộng. Phong trào này nhấn mạnh ý thức tập thể của Cộng đồng Israel. Schechter hậu thuẫn chủ nghĩa Phục quốc Do thái chống lại một vài đối kháng Do thái căng thẳng. Những bài viết của ông trên Geniza , bao gồm việc khám phá các tác phẩm triết học thời Trung cổ, vốn vẫn còn chưa được giải mã tường tận, đã đóng góp rất nhiều vào việc hiểu biết thời kỳ này.

Nguồn: EncJud; WWW(Am)1897-1942; WW(Am) 1916-7; NUC: DAB,pp.421-3.

IRENE LANCASTER

Scheler, Max

Đức. s: 22- 08-1874, Munich. m: 19-05-1928, Frankfurt. Ph.t: Nhà hiện tượng học. Q.t: Lí thuyết giá trị; tri thức luận, siêu hình học, triết học tôn giáo, xã hội học về tri thức, nhân loại học triết lí. G.d: Đại học Jena. A.h: Husserl, Thánh Augustin, Pascal, Nietzsche và Bergson N.c: 1899-1906, Giảng sư, Đại học Jena; 1906-10, Giảng sư, Đại học Munich; 1919-28, Giáo sư Triết học và Xã hôi học, Đại học Cologne; 1928, Giáo sư Triết học, Đại học Frankfurt

Ấn phẩm chính bản:

(1913) Der Formalismus in der Ethik und die materiale Werthetik ( Chủ nghĩa hình thức trong Đạo đức học và Đạo đức học giá trị thực chất).

(1913) Zur Phänomenologie und Theorie der Sympathiegefühle und von Liebe und Hass ( Về hiện tượng học và lí thuyết đồng cảm và về tình yêu và thù hận).

(1921) Vom Ewigen in Menschen ( Về vĩnh thể nơi con người).

(1926) Die Wissenformen und die Gesellschaft ( Các hình thái tri thức và xã hội).

(1928) Die Stellung des Menschen im Kosmos ( Chỗ đứng của con người trong vũ trụ)

Tất cả được in trong:

(1954) Gesammelte Werke (Toàn tập), Berne: A. Francke Verlag.

Văn bản nhị đẳng:

Frings,M.S.(1965) Max Scheler, Pittsburgh: Duquesne University Press.

Frings,M.S[ xuất bản] (1974) Max Scheler(1874-1928): Centennial Essays, The Hague: Martinus Nijhoff.

Good, P.[xuất bản] (1975)Max Scheler im Gegenwartsgeschehen der Philosophie( Max Scheler trong hiện trạng của triết học), Bern.

Perrin, R.(1991) Max Scheler’s Concept of the Person ( Quan niệm của Max Scheler về nhân vị), London: Macmillan.

Những năm đầu trong sự nghiệp triết học của Scheler trôi qua ở Jena, nơi vào thời ấy chủ nghĩa duy tâm theo các trường phái Kant-mới đang ngự trị. Tuy nhiên, việc nghiên cứu tác phẩm Logische Untersuchungen (Thám cứu lôgích học) của Husserl đã “cải đạo” ông về hiện tượng học mà ông kiến giải như là chủ yếu mang tính hiện thực. Năm 1906 ông chuyển đến Munich và gia nhập một câu lạc bộ hiện tượng học đang nở hoa ở đấy. Nhưng đến năm 1910 ông trở thành một nhà nghiên cứu độc lập, phải từ chức ở Munich vì những lí do riêng. Tình hình này kéo dài cho đến khi ông được bổ vào Ghế Giáo sư ở Cologne năm 1919. Vào lúc khởi đầu Đệ nhất Thế chiến ông viết quyển The Genius of War and the German War trong đó, giống như nhiều người trí thức khác, kể cả Husserl, ông nhìn thấy một điều gì đó tích cực trong chiến tranh, một thứ hồi sinh tinh thần. Tuy nhiên sau chiến tranh ông chọn nhận lập trường chủ hoà. Trong một thời gian, ông là tín đồ Công giáo. Tuy nhiên, ông chưa từng có thời gian cho triết học chính thống của Giáo hội; ông lấy cảm hứng từ thánh Augustin hơn là từ thánh Thomas d’Aquin. Về sau ông xa rời Công giáo và ngay cả chủ nghĩa hữu thần. Ông mất vào điểm cao của vinh quang năm 1928, chỉ một thời gian ngắn sau khi chuyển về Frankfurt. Người bạn và người ngưỡng mộ ông, Martin Heidegger, loan báo cái chết của ông cho những sinh viên của mình ở Marburg, mô tả Scheler như là sức mạnh dũng mãnh nhất trong triết học đương thời.

Scheler không phải là một triết gia hàn lâm điển hình. Ông là một sức mạnh nguyên tố, một thứ núi lửa triết học. Sự tuôn trào mãnh liệt những ý tưởng của ông và việc thiếu bất kì một nhất tính có thể được định nghĩa rõ ràng nào, làm cho việc tóm lược triết học của ông quả là thiên nan vạn nan. Trong phần lớn sự nghiệp của mình, ông tự mô tả như một nhà hiện tượng học. Điều lôi cuốn ông nơi quyển Thám cứu lôgích học của Husserl là cuộc tấn công vào thuyết duy tâm lí ( psychologism) và việc bảo vệ cho khả tính của việc “trực quán yếu tính” ( Wesensschau/ intuition of essences). Ông thù địch sâu xa với hình thức duy tâm mà hiện tượng học Husserl sau đó khoác vào. Chủ nghĩa hiện thực hiện tượng học của Scheler phân biệt nơi tính ưu tiên tri thức luận mà nó dành cho cảm thức và cảm xúc trên những phương thức lí thuyết của ý thức. Có lẽ thí dụ tốt nhất cho hiện tượng học Scheler làm việc như thế nào là quyển Der Formalismus in der Ethik (1913), tác phẩm có lẽ làm người ta nhớ đến ông nhiều nhất. Trong tác phẩm này, ông bảo vệ cho cái mà ngày nay có lẽ nên gọi là một hình thái của chủ nghĩa hiện thực đạo đức. Một phần công trình này có tính tiêu cực nhằm chứng minh những chỗ bất tương thích của toan tính có ảnh hưởng nhất muốn đánh bạt thuyết chủ quan và thuyết tương đối, ở đây là đạo đức học của Kant-toà lâu đài bằng thép và bằng đồng- như Scheler gọi thế. Chủ nghĩa hình thức và sự trống rỗng theo sau nó dựa trên sự thiếu phân biệt giữa những việc thiện như là những sự vật được mong ước và nhắm tới và những giá trị. Kant tuyệt đối có lí khi nghĩ rằng đạo đức với những đòi hỏi vô điều kiện của nó khong thể căn cứ trên các việc thiện. Nhưng điều đó không có nghĩa là nó không thể được đặt trên những giá trị. Thật là sai lầm khi giả thiết rằng cái gì là tiên thiên chỉ liên quan đến hình thức. Những giá trị là một thứ tiên thiên và hơn nữa phô bày một trật tự có hệ thống tự nó cũng là một tiên thiên. Rõ ràng ở đây có một vài đồng cảm với thuyết duy trực quan của Moore và Ross ( Scheler vốn thân với Moore). Nhưng trong khi việc thẩm định giá trị chủ yếu là cái gì có tính trí thức đối với những nhà duy trực quan người Anh thì đối với Scheler giá trị lại được tiết lộ trong cảm thức. Sự phủ định ý nghĩa nhận thức đối với cảm thức, theo ông nghĩ, nằm trên quan điểm sai lầm cho cảm thức chỉ là những hiện tượng thuần túy nội tâm, thiếu cơ cấu ý hướng tính. Sẽ thú vị đấy khi thám cứu, từ một viễn tượng theo Scheler, thuyết chủ quan của David Hume đã dựa đến mức nào trên sự hiểu biết sai lệch về bản chất của cảm thức.

Scheler cũng vận dụng hiện tượng luận với hiệu quả đáng kể vào lãnh vực tôn giáo Trong quyển Vom Ewigen im Menschen ( Về vĩnh thể nơi con người) được viết ra khi ông còn là một tín đồ Công giáo muốn truyền bá đạo của mình, ông mô tả những cơ cấu cốt yếu của ý thức tôn giáo. Sự mô tả hiện tượng luận đó bao hàm vừa cả đối tượng của ý thức, như là có ý hướng, và những hình thức khác nhau của hành vi tôn giáo tạo ra ý thức đó. Có thể là không có bằng chứng ( Beweis) nào về hiện hữu của Thượng đế nhưng vẫn có thể có một thứ Aufweis theo nghĩa khải lộ, chỉ ra cho thấy. Trong tác phẩm sau đó của ông cũng về lãnh vực này song ít thiên về hiện tượng luận mà thiên về siêu hình nhiều hơn, Thượng đế được phát hiện, không phải như một thực thể tiền hiện hữu nhưng như một linh thể nổi lên nơi con người trong tiến trình của một cuộc đấu tranh vũ trụ giữa tinh thần( Geist) và dục vọng mãnh liệt( Drang), hai thuộc tính cốt yếu nơi nền tảng nguyên sơ của hữu thể ( Urgrund des Seins).

Những điểm nổi bật khác đáng để ý trong tư tưởng Scheler là :

(1)Khái niệm của ông về nhân vị ( personhood). Một nhân vị không phải là một đồ vật, ngay cả không phải là một đồ vật phi-thể lí( a non-physical thing). Mà đúng hơn, một nhân vị là người thi hành, người thực hiện (Vollzieher) các hành vi, không hiện hữu như một cái gì ở đàng sau các hành vi mà là trong và thông qua các hành vi. Trong tư cách đó, các nhân vị, trong tính nhân vị của mình không bao giờ có thể được khách quan hoá ( As such persons in their personhood can never be objectified).

(2) Cách ông xử lí vấn đề những tâm hồn khác( the problem of other minds). Bác bỏ cả hậu kết loại suy ( analogical inference) lẫn đồng cảm (empathy) như là cơ sở cho kiến thức loại đó, ông cho rằng việc chú ý đến những sự kiện hiện tượng chỉ ra rằng chúng ta tri giác trực tiếp niềm vui của người khác trong tiếng cười của họ, nỗi buồn người khác nơi những giọt lệ của họ vv… Chúng ta chỉ có thể phủ nhận điều này trên cơ sở của giả định rằng tri giác chỉ là “ một phức thể của các cảm giác vật lí” ( perception is simply a “complex of physical sensations”)

(3)Quan niệm của ông về xã hội học tri thức, thám cứu các mối liên hệ giữa các loại tri thức khác nhau và các hệ thống giá trị của các nhóm xã hội khác nhau. Tuy nhiên ông nhấn mạnh rằng điều này không đưa đến thuyết duy xã hội (sociologism), một thuyết có lẽ sẽ đem lại những hậu quả hoài nghi và duy tương đối giống như thuyết duy tâm lí đã từng bị Husserl phản bác một cách hiệu quả.

(4)Khái niệm của ông về nhân loại học triết lí. Trong quyển Die Stellung des Menschen im Kosmos ( Vị trí của con người trong vũ trụ) trước tiên ông nhận định về những yếu tố mà con người cùng chia sẻ với loài vật: sự thôi thúc của cảm giác ( Gefühlsdrang ) , bản năng, kí ức liên tưởng (associative memory) và trí thông minh thực tiễn gắn liền với tính hữu cơ. Về những điểm này con người chỉ khác với loài vật ở mức độ mà thôi. Điểm khác biệt cốt yếu đó là con người có tinh thần ( Geist), con vật không có. Chính tinh thần giúp con người “ mở ra với thế giới” ( weltoffen) theo nghĩa là họ có khả năng khách thể hoá( to objectify) những sự vật và nhìn chúng như chính chúng hơn là hoàn toàn bị đồng hoá trong một thế giới chung quanh (Umwelt) được cơ cấu bởi những nhu cầu đời sống của họ.

PAUL GORNER

Scholem, Gershom ( Gerhard)

Israel. s: 05-12-1897, Berlin. m: 20-02-1982, Jerusalem. Ph.t: Sử gia tôn giáo , triết gia, dịch giả , quản thủ thư viện. Q.t: Chủ nghĩa huyền bí và chủ nghĩa Cứu thế Do thái. G.d: Học ở Berlin, Jena, Berne rồi Munich; PhD, 1922; chuyển từ Toán học và Triết học sang Các Ngôn ngữ Đông phương ; Luận án Tiến sĩ của ông là một bản dịch và là một thiên giảng luận về Sefer ha-Bahir, bản văn Kabbale sớm nhất còn tồn tại. A.h: Truyền thống sử học phê bình Đức và triết lí Phục quốc Do thái; các nhà thơ Haim Bialik và Shamuel Agnon; các triết gia Martin Buber, Hermann Cohen, Walter Benjamin, Gustav Landauer, Franz Rosenzweig và

Ernst Simon. N.c: !923-82, Trưởng khoa Hebraica và Judaica, Giảng sư, Giáo sư Huyền học Do thái, Giáo sư Danh dự rồi Viện trưởng, Đại học Hebrew, Jerusalem; 1938, 1949, Giáo sư Thỉnh giảng , Viện Tôn giáo Do thái, New York; 1956-7, Đại học Brown, Providence, Rhode

Island; !962-8, Phó Viện trưởng và từ 1968-82, Viện trưởng Hàn lâm viện Quốc gia Israel về Khoa học và Văn học Cổ điển; Giải thưởng Quốc gia Israel 1958; Giải thưởng Rothschild, 1962; Tiến sĩ Danh dự Hebrew Union College và Viện Tôn giáo Do thái New York; 1988, triển lãm “Gershom Shalom”, Đại học Hebrew, Jerusalem; Trung tâm Gershom Scholem, Đại học Hebrew, Jerusalem.

Ấn phẩm chính bản:

(1923) Das Buck Bahir ( Thánh thư Bahir), Leipzig: Drugulin.

(1925) Alchemie und Kabbala ( Giả kim thuật và Kabbala), Breslau: Schatzky.

(1941) Major Trends in Jewish Mysticism ( Những khuynh hướng chính trong huyền học Do thái), Jerusalem: Schocken.

(1960) Jewish Gnoticism, Merkaba Mysticism and Talmudic Tradition ( Chủ nghĩa Linh tri Do thái, Huyền học Merkaba và truyền thống Talmud), New York: Jewish Theological Seminary of America.

(1960) Zur Kabbala und ihrer Symbolik ( Về thánh thư Kabbala và tính tượng trưng của nó), Zurich: Rhein-Verlag.

(1962) Ursprung und Anfänge der Kabbala ( Suối nguồn và khởi đầu của Kabbala), Berlin: De Gruyter.

(1971) The Messianic Idea in Judaism and Other Essays on Jewish Spirituality ( Ý tưởng Cứu thế trong Do thái giáo và các tiểu luận khác về đời sống tâm linh Do thái), London: Allen Unwin.

(1974) Kabbala, Jerusalem: Keter, and New York: Quadrangle.

(1976) On Jews and Judaism in Crisis: Selected Essays ( Về người Do thái về Do thái giáo trong cơn khủng hoảng: Tuyển tập tiểu luận), New York: Schocken.

(1987-8) Collected Works: Kitvei Gershom Shalom ( Hợp tập Scholem Gershom), Jerusalem: Magnes.

Văn bản nhị đẳng:

Alter, R.(1991) Necessary Angels ( Những thiên thần cần thiết), Cambridge, Mass: Harvard Univ. Press.

Biale, David (1979) Gershom Scholem: Kabbala and Counter-History ( Gershom Scholem: Kabbala và phản-lịch sử), Cambridge, Mass: Harvard Univ. Press.

Biale, David (1993) Gershom Scholem, đăng trong Interpreters of Judaism in the Late Twentieth Century, Washington DC: Bnai Brith.

Bouganim, A. (1990) Le Juif Égaré ( Người Do thái lạc loài), Paris: Desclée de Brouwer.

Catane, M. (1977) Bibliografiah shel kitvei-Gershom Scholem ( Thư mục về Gershom Scholem), Jerusalem : Magnes.

Dan, Joseph (1987) Gerschom Scholem and the Mystical Dimension of Jewish History (Gerschom Scholem và chiều kích huyền nhiệm của lịch sử Do thái ), New York: New York Univ. Press.

Triển lãm “ Gershom Shalom” , Đại học Hebrew, Jerusalem.

Finkelstein, N. (1992) The Ritual of New Creation ( Nghi lễ Sáng tạo mới), Albany, SUNY Press.

Handelmann, Susan( 1991) Fragments of Redemption: Jewish Thought Literary Theory in

Benjamin, Scholem Lévinas (Trích văn về Cứu chuộc: Tư tưởng Do thái và lí thuyết văn học nơi Benjamin, ScholemLévinas ),Bloomington: Indiana Univ. Press.

Luz, E.(1989) Rabbi Kook and G. Scholem: Zionism as a dialectical movement ( Giáo sĩ Kook và G.Scholem: Chủ nghĩa Phục quốc Do thái như một phong trào biện chứng) đăng trong Jewish Spirituality II, New York: Crossroad.

Mendes- Flohr, Paul(1989) Law and Sacrament: ritual observance in twentieth century Jewish thought ( Luật lệ và Bí tích: việc tuân thủ lễ nghi trong tư tưởng Do thái thế kỉ hai mươi) đăng trong Jewish Spirituality II, New York : Crossroad.

Schweid, Eliezer (1983) Mistika ve-Yadut lefi-Gershom Shalom ( Huyền học và Do thái giáo theo Gershom Scholem), Jerusalem: Magnes.

Urbach, E.E., Werblowsky, R.J.Z. and Wirsubsky, C. [xuất bản, 1965] Studies in Mysticism and Religion Presented to Gershom Scholem on his Seventieth Birthday (Những nghiên cứu về huyền học và tôn giáo được trình cho Gershom Scholem nhân sinh nhật thứ bảy mươi của ông), Jerusalem: Magnes.

Scholem là người khởi xướng việc nghiên cứu lịch sử phê bình hiện đại về huyền học Do thái giáo, và chính ông, hơn bất kỳ ai khác, đã làm cho nó trở thành một đề tài khả kính trong việc nghiên cứu hàn lâm. Một vài lí thuyết của ông về vai trò của Chủ nghĩa Linh tri ( Gnoticism) và tầm quan trọng của lịch sử trong sự phát triển các khuynh hướng huyền nhiệm và cứu thế (mystical and messianic trends) trong Do thái giáo, từng bị thách thức, đặc biệt là bởi Idel ( Kabbala, New Perspectives, Yale 1988); vị này thích một cách tiếp cận mang tính hiện tượng luận hơn. Schweid đã phê phán thái độ xem thường của Scholem đối với quyển thánh kinh Hebrew, Halakhak ( Giáo luật Do thái)và triết học Do thái. Cả Handelmann lẫn Biale đều đã đưa ra những lí do tâm lí cho cách tiếp cận của Scholem.

Tuy nhiên, khi nhấn mạnh một khía cạnh của Do thái giáo vốn trước đó từng bị bác bỏ bởi các học giả, Scholem đã hoàn thành một sự phục vụ có tầm cỡ lớn lao. Ông đã ảnh hưởng nhiều lí thuyết gia văn học và đã làm cho nhiều ý tưởng Do thái giáo trở nên khả cập hơn đối với đông đảo công chúng bởi cách tiếp cận đa phương của ông..

Nguồn: EncJud; Schoeps.

IRENE LANCASTER

Scholz, Heinrich

Đức. s: 1884, Berlin. m: 1956. Ph.t: Nhà thần học, nhà lô-gích học. Q.t: Triết lí toán học. G.d: các Đại học Berlin và Erlangen. A.h: Truyền thống Platon; L.Couturat, J. Lukasiewicz, A.N. Whitehead và B. Russell. N.c: Giáo sư thần học hệ thống và triết lí tôn giáo, Đại học Breslau, 1917-19; Giáo sư Triết học, Đại học Kiel, 1919-56.

Ấn phẩm chính bản:

(1911) Glaube und Unglaube in der Weltgeschichte ( Niềm tin và bất tín trong lịch sử thế giới), Leipzig.

(1921) Die Religionsphilosophie des Als-ob ( Triết lí tôn giáo của Nếu như...), Leibzig.

(1961) Mathesis Universalis (Toán học phổ quát), Basel Stuttgart.

(1961) Concise History of Logic ( Lược sử Lô-gích học), New York: Philosophical Library.

Văn bản nhị đẳng:

Fallenstein, M. (1981) Religion als philosophisches problem ( Tôn giáo như vấn đề triết học), Frankfurt aim Main: Peter Lang.

Stock, Eberhard (1987) Die Konzeption einer Metaphysik im Denken vom Heinrich Scholz ( Quan niệm về một siêu hình học trong tư tưởng Heinrich Scholz), Berlin: Walter de Gruyter.

Đối mặt với chủ nghĩa chủ quan và chủ nghĩa hiện sinh- về vấn đề chân lí không thể được dựng lên nếu sử dụng phương pháp của các chủ nghĩa này – Scholz đi tìm những nền tảng của kiến thức phổ quát. Ông thực hiện những nghiên cứu sâu rộng trong lịch sử của lô-gích học, toán học và khoa học và tin rằng chỉ có phương pháp công lí (the axiomatc method) mới mang lại những kết quả hữu dụng. Ông khảo sát tỉ mỉ các học thuyết của Leibniz về đồng nhất tính và khả tính , viết về các triết gia cổ điển và kinh viện và, trong khi đánh giá sự đóng góp của Carnap và Học phái thành Viên, nhận định rằng chủ nghĩa Platon sản sinh ra những xây dựng lí thuyết mạnh mẽ hơn là chủ nghĩa thực chứng. Ông khai triển một “chủ nghĩa Platon được tu chính bởi Russell” ( a Russell-revised Platonism) để làm nền tảng hữu thể học cho toán học. Trước tác của ông không sẵn sàng khả cập cho người không chuyên về triết học, dầu có thông minh đến đâu , và ngay cả với phần lớn các nhà siêu hình- có lẽ họ bị “lạnh lưng” bởi việc Scholz nhấn mạnh rằng lô-gích toán là không thể thiếu đối với siêu hình học- nên họ đã tìm cách chơi tình vờ, làm lơ nó đi.

Nguồn: Edwards.

ALAN SELL

Schwarzschild, Steven

Do thái Mỹ. s: 05-02-1904, Frankfurt aim Main. m: tháng chín, 1989, St Louis. Ph.t: Sử gia triết học và tư tưởng Do thái; giáo sĩ. Q.t: Triết học Do thái cổ điển và hiện đại, triết học châu Âu lục địa hiện đại, thần học Do thái giáo. G.d: Chủng viện thần học Do thái, New York,

1946-55; Hebrew Union College, 1948; Đại học Cincinnati; Tiến sĩ triết lí lịch sử. A.h: Kant, Herman Cohen và Trường phái Marburg. N.c: 1948-9, Giáo sĩ trong cộng đồng Do thái mới được xây dựng lại ở Đông và Tây Berlin; 1949-67, Giáo sĩ ở Fargo, North Dakota và Lynn, Mass.; 1967-89, Giảng sư rồi Giáo sư Triết học và Do thái giáo, Đại học Washington, St

Louis; 1961-9, Chủ biên quí san Judaism; 1973, Tiến sĩ Danh dự, Hebrew Union College; Giáo sư thỉnh giảng, 1975, Đại học Hebrew, Jerusalem; 1981,Đại học Notre Dame, USA; Hội viên nhiều hiệp hội triết học.

Ấn phẩm chính bản:

(1960) Franz Rosenzweig ( 1886-1929)-Guide to Reversioners ( Franz Rosenzweig, Hướng dẫn cho những người cải đạo), London: Hillel.

(1981) Roots of Jewish non-violence ( Những cội rễ của bất bạo động Do thái), Nyack, NJ: Jewish Peace Fellowship.

(1990) The Pursuit of the Ideal: Jewish Writings of Steven Schwarzchild ( Truy cầu lí tưởng: Những bài viết về Do thái của Steven Schwarzchild.), M.M.Kellner xuất bản, Albany: SUNY Press.

Văn bản nhị đẳng:

Kellner, M.M. (1993) Steven Schwarzchild, trong Interpreters of Judaism in the Late

Twentieth Century ( Những người giải minh Do thái giáo ở cuối thế kỉ hai mươi), S.T. Katz xuất bản, Washington, DC: Bnai Brith, pp.281-300.

Schwarzschild là nhà tư tưởng lớn đầu tiên viết về S.R. Hirsch, Hermann Cohen và F. Rosenzweig bằng tiếng Anh. Ông phê phán chủ nghĩa Mác chính thống và những lí tưởng tâm lính của Cơ đốc giáo trong khi vẫn duy trì ác cảm đối với chủ nghĩa Phục quốc Do thái bởi ông quan niệm rằng người Do thái phải vĩnh viễn là kẻ lạ trong xã hội cho đến khi Đấng Cứu thế xuất hiện. Điều này có lẽ là một trong những lí do khiến công chúng tương đối ít biết đến ông, mặc dầu ông đã gây ảnh hưởng to lớn trên các học giả và các giáo sĩ Do thái.

Ông đã viết một cách tiêu cực về Hegel và một cách tích cực về Kant và Maimonides. Ông nhìn Do thái giáo như là một hệ thống hoàn bị và tự túc, và vì lí do này mà ông từng được gọi là người cuối cùng trong các triết gia về Do thái thời Trung cổ. Tiếp bước Cohen, ông toan tính sắp hàng những lời dạy của Torah ( Thánh kinh Hê-bơ-rơ cùng những lời giảng bình của các giáo sĩ) với triết học Kant. Giống như A. Heschel, ông định nghĩa Do thái giáo không phải theo chiều kích không gian nhưng như chủ nghĩa duy ý chí đạo đức, nhấn mạnh halakhah ( Giáo luật Do thái). Ông nhìn cách tiếp cận tôn giáo theo chiều kích không gian như là tà đạo, dị giáo hay theo kiểu Cơ đốc giáo. Cũng giống như Jabès liên kết từ Do thái với “nhà văn” và Levinas với “tha nhân”, Schwarzchild đặt ra một cách tiếp cận triết học theo kiểu Do thái vốn có thể ôm vào bất kỳ nhà tư tưởng hay trào lưu nào mà ông tán đồng, như Kant, Sartre và Wittgenstein. Tuy nhiên Spinoza và Marx lại bị ông nhìn một cách tiêu cực vì đã chứng minh một khuynh hướng Cơ đốc hóa. Schwarzchild phát hiện những khác biệt rõ ràng giữa hai tôn giáo, nhấn mạnh tính cách chính trị và trần thế của khái niệm Do thái về Đấng Cứu thế ( Messiah). Schwarzchild là một nhà tư tưởng Mỹ-Do thái khá khác thường, bởi vì phần lớn những ý tưởng của ông mặc dầu được diễn tả với sự độc đáo, đâm chồi nảy nhánh từ tư tưởng châu ]u và đặc biệt là tư tưởng Do thái- Đức mà không có nhiều đầu vào từ Mỹ.

Nguồn: DAS, 4,1982, p.481.

IRENE LANCASTER


Sciacca, Michele Federico 

Ý. s: 18-07-1908, Giarre, Catania, Sicily. m: 24-02-1975, Genoa. Ph.t: Triết gia Cơ đốc giáo duy linh. N.c: Đồng sáng lập phong trào Gallarate; Chủ biên tờ Giornale di metafisica và Humanitas; Giáo sư lịch sử Triết học Pavia 1938; Giáo sư Triết học Lí thuyết ,1947 và Triết học, 1968, Đại học Genoa..

Ấn phẩm chính bản:

Reid.

Linee di uno spiritualismo critico (Một số nét của chủ nghĩa duy linh phê phán).

(1938) Teoria e pratica della volontà ( Lí thuyết và thực hành của ý chí).

(1938) Metafisica de Platone ( Siêu hình học Platon).

(1941) Il secolo XX ( Thế kỉ XX).

(1944) Il problema di Dio e della religione nella filosofia attuale ( Vấn đề Thượng đế và tôn giáo trong triết học hiện nay).

(1956) L’uomo, questo squilibrato ( Con người, kẻ điên đảo vọng tưởng ấy)

(1956) Atto e Essere ( Hành động và tồn tại).

(1956) Morte e immortalità ( Tử vong và bất tử).

(1959) Filosofia e metafisica ( Triết học và siêu hình học).

(1960-) Opere Complete ( Toàn tập), Milan: Marzorati.

(1965) La libertà e il tempo ( Tự do và thời gian).

L’Intériorité objective ( Nội tâm tính khách quan).

Filosofia e antifilosofia ( Triết lí và phản triết lí).

Văn bản nhị đẳng:

Antonelli, M. và Schiavonne, M. [xuất bản, 1959] Studi in onore di M. F. Sciacca (Những nghiên cứu để tôn vinh M.F. Schiacca), Milan: Marzorati.

Ottonello, P. (1969) Bibliografia di M.F. Sciacca da 1931-1968 ( Thư mục của Sciacca trong thời kỳ 1931-1968),Milan: Marzorati.

Ottonello, P. (1978) M.F. Sciacca, Milan: Marzorati.

Sciacca mượn từ Gentile khái niệm coi tồn tại cụ thể là hành động chứ không phải sự kiện và, chịu ảnh hưởng của Platon, Augustin và Blondel, ông đi đến khái niệm về triết học “dung hợp” ( philosophy of integration)trong đó mọi hình thức của hữu thể và hiện hữu đều được đặt nền tảng trong chủ thể. Sciacca, sau khi khẳng định tính ưu tiên của hiện hữu bây giờ khẩn cấp đi tìm lại bản chất của hữu thể.

Ông phủ nhận lập trường hiện sinh cho rằng hiện hữu có thể là hư vô và khẳng định thực tại cụ thể của nó trong cuộc tìm kiếm bản chất của chính mình mà ông gọi là “ nội tại tính khách quan” (objective interiority). Bất kỳ toan tính nào nhằm thiết định hiện hữu của chúng ta trên chính chúng ta- và chỉ nơi chúng ta mà thôi- đều sẽ rơi vào thất bại. Chúng ta phải tự đặt mình với sự qui chiếu đến cái gì siêu việt khỏi chúng ta và nền tảng nội tại của hữu thể chúng ta là một Thượng đế Siêu việt. Những hậu quả của điều này đối với hành động của con người và đối với đời sống tương lai được thăm dò trong các tác phẩm Morte e immortalità ( Tử vong và bất tử) và La libertà e il tempo ( Tự do và thời gian).

COLIN LYAS

Sertillanges, Antonin-Dalmace 

Pháp. s: 17-11-1863, Clermont-Ferrant, Pháp. m: 26-07-1948, Sallanches. Ph.t: Nhà Trung cổ học. Q.t: Triết học thánh Thomas, cả ở thời Trung cổ lẫn thời hiện đại. G.d: Các chủng viện Dominican ở Corsica và Tây ban Nha. A.h: Thánh Thomas d’Aquin và Bergson. N.c: 1900-1918, Giáo sư Triết học Đạo đức, Viện Công giáo, Paris.

Ấn phẩm chính bản:

(1910) Saint Thomas d’Aquin, 2q., Paris: Alcan.

(1914) La Philosophie morale de saint Thomas d’Aquin ( Triết học đạo đức của thánh Thomas d’Aquin), Paris: Alcan.

(1939-41) Le Christianisme et la philosophie ( Cơ đốc giáo và triết học), Paris:Aubier.

(1945) L’Idée de création et ses retentissements en philosophie ( Ý tưởng về sáng tạo và những âm vang của nó trong triết học), Paris:Aubier.

(1948-51) Le Problème du mal ( Vấn đề cái Ác), Paris:Aubier.

Văn bản nhị đẳng:

Piolanti, Antonio (1988) P. Antonin-Dalmace Sertillanges O.P.Un tomista da non dimenticare ( Linh mục Antonin-Dalmace Sertillanges, Dòng Truyền giáo. Một nhà tư tưởng theo Thomas không thể nào quên), Doctor Communis (Rome) 41: 79-90.

Pradines, Maurice (1951) Notice sur la vie et les oeuvres du R.P.Antoine Sertillanges,

1863-1948 ( Ghi chú về cuộc đời và tác phẩm của Linh mục Sertillanges), Paris: Firmin Didot.

Schmölz, Franz-Martin (1987-8) Antonin-Dalmace Sertillanges(1863-1948) đăng trong

Christliche Philosophie im katolischen Denken des 19.und 20. Jahrhunderts ( Triết học Cơ đốc giáo trong tư tưởng Công giáo của hai thế kỉ 19 và 20), Emerich Coreth xuất bản, Graz, Vienna Cologne: Verlag Styria,vol.II, pp.485-92.

Sertillanges nổi tiếng phần lớn do các công trình thần học và tâm linh cũng như do những bài viết triết học nghiêm túc, và nhiều khi ông bị ruồng rẫy, một cách hoàn toàn sai lầm, như là một người tán dương công giáo. Thực ra ông là một người trình bày rất độc lập và phóng khoáng về triết học thánh Thomas. Giống như nhiều nhà tư tưởng Pháp khác cùng thế hệ ông chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi Bergson mà ông kết giao thân thiết và từng viết một số sách về vị này. Những nghiên cứu của ông về thánh Thomas là những mẫu mực của học thuật và tư tưởng sáng suốt và chính là trên những nghiên cứu này mà cao danh của ông vẫn còn tùy thuộc vào.

Nguồn: DFN; EF; Dizionario universale della letteratura contemporanea.

HUGH BREDIN

Shestov, Lev

Nga. s: 31-01-1866, Kiev. m: 20-11-1938, Paris. Ph.t: Nhà tư tưởng hiện sinh tôn giáo, nhà tư tưởng phi lí. G.d: Các Đại học Moscow và Kiev. A.h: Pascal, Dostoevsky và Nietzsche. N.c: Dạy Triết học tại Đại học Kiev và Đại học Simferopol (1919-20) và tại Đại học Paris (192237).

Ấn phẩm chính bản:

(1903) Dostoevskii i Nitsshe, St Peterburg.

(1905) Apofeoz bespochvennosti ( Mọi sự đều có thể), St Peterburg.

(1923) Vlast’ kliuchei( Potestas clavium), Berlin.

(1929) Na vesiakh Iova ( Trong những bàn cân của Job), Paris.

(1939) Kirgegard i ekzistentsial’naia filosofiia ( Kierkegaard và triết học hiện sinh), Paris.  (1951) Afiny i Ierusalim ( Athens và Jerusalem), Paris.

(1993) Sochineniia v 2-kh tomakh ( Toàn tập trong 2 quyển), Moscow.

Văn bản nhị đẳng:

Kline, George L. (1968) Religious and Anti-Religious Thought in Russia ( Tư tưởng tôn giáo và chống tôn giáo ở Nga), University of Chicago Press.

Wernham, J.C.S. (1968)Two Russian Thinkers: An Essay in Berdyaev and Shestov(Hai nhà tư tưởng Nga: Khảo luận về Berdyaev và Shestov), University of Toronto Press.

Zenkovsky, V.V.(1953) A History of Russian Philosophy, George L. Kline dịch, London: Routledge Kegan Paul.

Trước tác của Shestov là một cuộc tấn công trường kỳ vào chủ nghĩa duy lí mà ông tin rằng đã đầu độc triết học truyền thống, kể từ các triết gia cổ đại Hy lạp cho đến Edmund Husserl

(người vẫn gọi Shestov là “người bạn và đối điểm “của mình). Bằng từ “chủ nghĩa duy lí” Shestov muốn chỉ niềm tin vào một vũ trụ có trật tự được đánh dấu bởi những định luật tất yếu và những chân lí vĩnh hằng mà con người có thể dùng lí tính để khám phá. Trong số những tội lỗi của chủ nghĩa duy lí ông kể ra tội mù quáng không biết đến những gì có tính cá nhân, bất tất và huyền nhiệm nơi tồn sinh con người, sự phá hủy tự do và đạo đức thông qua việc tôn thờ tính tất yếu, và sự hạn chế quyền năng của Thượng đế bằng cách đặt ra những chân lí mà ngay cả Thượng đế cũng không thể thay đổi.

Giống như Kierkegaard- mà Shestov về gần cuối đời mới biết đến trước tác của vị này, Shestov tìm thấy sự khẳng định tự do và giá trị đạo đức trong một bước nhảy phi lí của niềm tin đến với một Thượng đế không hề bị ràng buột bởi yêu cầu nào của con người. Chủ nghĩa phi lí của Shestov mở rộng đến độ phủ nhận cả nguyên lí phi mâu thuẫn : ông khẳng định rằng Thượng đế có thể xóa sạch một biến cố đã xảy ra (làm như biến cố đó chưa từng xảy ra). Shestov tin rằng việc tạo ra một triết học Cơ đốc giáo không-duy lí, dựa trên Cựu Ước và Tân Ước, là hoàn toàn khả thi, song trước tác của ông hãy còn phi hệ thống và đầy ẩn dụ.

JAMES SCANLAN

Smart, Roderick Ninian

Anh. s: 06-05-1927, Cambridge, Anh. Ph.t: Triết gia và nhà hiện tượng học tôn giáo. Q.t: Triết lí toán học. G.d: Queen’s College, Oxford. A.h: J.L.Austin, R.C. Zaehner, R. Rorty và P. Tedesco. N.c: Phụ giảng Triết học, University College of Wales,1952-5; Giảng sư thỉnh giảng về Lịch sử và Triết lí tôn giáo, King’s College, London,1956-61; Giáo sư Thần học, Đại học Birmingham, 1961-7; Giáo sư Tôn giáo học, Đại học Lancaster, 1967-88; Giáo sư Tôn giáo học, Đại học California tại Santa Barbara từ 1976.

Ấn phẩm chính bản:

(1958) Reasons and Faiths ( Lí tính và niềm tin), London: Routledge Kegan Paul.

(1962) A Dialogue of Religions ( Đối thoại giữa các tôn giáo), London: SCM Press.

(1964) Philosophers and Religious Truth ( Các triết gia và chân lí tôn giáo), London: SCM Press.

The Religious Experience of Mankind ( Kinh nghiệm tôn giáo của con người), New York: Scribner’s.

Philosophy of Religion ( Triết lí tôn giáo), New York: Random House.

(1973) The Phenomenon of Religion ( Hiện tượng tôn giáo), London: Macmillan.

(1979) The Phenomenon of Christianity ( Hiện tượng Cơ đốc giáo), London: Collins.

Beyond Ideology ( Bên kia ý thức hệ), London: Collins.

World Views ( Những thế giới quan), London: Macmillan.

(1986) Religion and the Western Mind ( Tôn giáo và tinh thần phương Tây), London: Macmillan.

(1991) [với S. Konstantine] A Christian Systematic Theology in World Context ( Một thần học Cơ đốc hệ thống trong khung cảnh thế giới), Minneapolis: Fortress Press.

Văn bản nhị đẳng:

Masefield, P. and Wiebe, D. [xuất bản, 1995] Aspects of Religion. Essays in Honour of Ninian Stuart (Những phương diện của tôn giáo. Các tiểu luận để tôn vinh Ninian Stuart), New York: Peter Lang.

Thông qua việc giảng dạy tại nhiều nơi trên thế giới, công trình tiên phong của ông- đáng kể là việc tạo ra Phân khoa Tôn giáo học ở Đại học Lancaster- và nhiều quyển sách của mình, Smart đã chứng tỏ ông là một trong những nhà văn phổ biến nhất về tôn giáo, theo cả hai phương diện nội dung cũng như tinh thần cởi mở đối với các truyền thống khác hơn là truyền thống của bản thân ( truyền thống Anglican). Những đề tài thật đa dạng như triết học, tiếng Pali hay Giáo hội Tẩy lễ Cá biệt ( Particular Baptists) đều nằm trong phạm vi nghiên cứu của ông. Chủ nghĩa Mác và chủ nghĩa nhân bản cũng được chào đón vào lãnh thổ của tôn giáo học. Ông đã góp phần vào cuộc tranh luận về vị trí và bản chất của việc giáo dục tôn giáo. Ông duy trì xuyên suốt sự phân biệt giữa thần học và tôn giáo học (theology religious studies)- cái sau vẫn thường bị coi là kém danh giá so với cái trước.

Smart đã thăm dò nhiều vấn đề truyền thống trong triết học Cơ đốc giáo, duy trì tầm quan trọng của việc điều nghiên trí thức và phân tích khái niệm chống lại hiện tượng mà ông nhìn như là “những khuynh hướng tiến về chỗ mờ đục và phản trí thức trong chủ nghĩa hiện sinh” (tendencies towards opacity and anti-intellectualism in existentialism). Ông đã dành cho F.R.Tennant một cách nghe mới mẻ về vấn đề cái ác và đã bác bỏ chủ nghĩa duy lí mặc nhiên của những người theo Wittgenstein. Ông đã chào đón sự phân tích kinh nghiệm tôn giáo của Otto vì nó quan tâm đến những biểu hiện tôn giáo phi châu Âu và bản thân ông cũng càng ngày càng hướng sự chú ý vào hiện tượng học về tôn giáo mà những yêu cầu, theo ông, là sự đồng cảm với và sự phân tích sâu sát về truyền thống của chính mình và của những người khác. Công trình đó là cần thiết bởi vì những mặc khải và kinh nghiệm tôn giáo thì đa dạng và khác biệt. Chúng ta sẽ phạm sai lầm nghiêm trọng nếu như chúng ta không nhắc nhở các tín hữu rằng những kinh nghiệm trong đó niềm tin bén rễ được kiến giải như thế và những kiến giải đó cần được mở ra cho sự soi xét. Và ngược lại, chúng ta không thể dấn thân một cách thích hợp vào cuộc phân tích triết lí về những khẳng định tôn giáo nếu chúng ta tự bịt tai đối với cuộc đối thoại giữa các tôn giáo.

Trong quyển sách được đọc rộng rãi của ông, The Religious Experience of Mankind (Kinh nghiệm tôn giáo của con người), Smart khảo sát rộng rãi các tôn giáo của thế giới, phân loại các chiều kích của tôn giáo như thế này: chiều kích nghi lễ, huyền thoại, học thuyết, đạo đức, xã hội và trải nghiệm. Trong The Phenomenon of Christianity (Hiện tượng Cơ đốc giáo), ông xoay sự chú ý đi vào chi tiết hơn đối với truyền thống của chính mình và đưa ra bài học lành mạnh rằng Cơ đốc giáo không phải là chuyện của riêng ai, mà là một kính vạn hoa của những cách giải thích sống trải khác nhau về ý nghĩa của niềm tin ( Christianity is no one thing, but a kaleidoscope of different lived interpretations of the meaning of faith)- một luận đề mà ông minh họa bằng lịch sử, địa lí , học thuyết và triết lí. Smart đã làm nhiều hơn bất kỳ học giả còn sống nào để cất đi những tấm che tôn giáo và để nuôi dưỡng cuộc đối thoại được đánh dấu bởi sự đồng cảm, bởi sự phân tích hiện tượng học thận trọng và đức tính trung thực, điều mà cuối cùng, ít ra cũng kéo theo sự công nhận những khác biệt tôn giáo nan giải.

Nguồn: WW; WW( Rel); thông tin riêng.

ALAN SELL

Smith, John Edwin

Mỹ. s: 27-05-1921, Brooklyn, New York. Ph.t: Nhà dụng hành, sử gia triết học Mỹ. Q.t: Triết lí tôn giáo và triết học Mỹ. G.d: Chủng viện Thần học Hợp nhất ( Union Theological Seminary) và Đại học Columbia. N.c: 1945-6, Vassar College; 1946-52, Barnard College;

1952-91, Đại học Yale.

Ấn phẩm chính bản:

(1950) Royce’s Social Infinite ( Cái vô hạn xã hội của Royce), New York: Liberal Arts Press.

(1961) Reason and God: Encounters of Philosophy with Religion ( Lí tính và Thượng đế: Những gặp gỡ giữa triết học với tôn giáo), New Haven London;Yale Univ. Press.

(1963) The Spirit of American Philosophy ( Tinh thần triết học Mỹ), New York; Oxford Univ. Press.

(1965) Philosophy of Religion ( Triết lí tôn giáo), New York: Macmillan. 

(1968) Experience and God ( Kinh nghiệm và Thượng đế),New York; Oxford Univ. Press.

(1968) Religion and Empiricism ( Tôn giáo và chủ nghĩa duy nghiệm), Milwaukee: Marquette Univ. Press.

(1970) Themes in American Philosophy ( Những chủ đề trong triết học Mỹ), New York: Harper Row.

(1973) The Analogy of Experience: An Approach to Understanding Religious Truth

( Sự tương tự của kinh nghiệm: Một cách tiếp cận để thấu hiểu chân lí tôn giáo), New York: Harper Row.

(1978) Purpose and Thought: The Meaning of Pragmatism ( Mục đích và tư tưởng: Ý nghĩa của chủ nghĩa dụng hành), New Haven: Yale Univ. Press.

(1992) America’s Philosophical Vision ( Tầm nhìn triết lí Mỹ), Chicago: University of Chicago Press.

(1992) Jonathan Edwards: Puritan, Preacher, Philosopher ( Jonathan Edwards, người thanh giáo, nhà truyền đạo, triết gia), Notre Dame: University of Notre Dame.

Quasi-Religions: Humanism, Marxism and Nationalism ( Gần như là những tôn giáo: chủ nghĩa nhân bản, chủ nghĩa Mác và chủ nghĩa quốc gia), Basingstoke: Macmillan.

Văn bản nhị đẳng:

Four essays on America’s Philosophical Vision, and Smith’s response ( Bốn tiểu luận về Tầm nhìn triết lí Mỹ và trả lời của Smith), Transactions of the Peirce Society, Winter.

Colapietro, Vincent (1993) America’s Philosophical Vision- John E. Smith, International Philosophical Quaterly 33: 355-64. 

Reck, Andrew T. (1986) John E. Smith as interpreter of American philosophy ( J.E. Smith trong tư cách người diễn giải triết học Mỹ) Transactions of the Peirce Society 22: 239-56.

Ngay từ lúc khởi đầu sự nghiệp Smith đã phối hợp sự quan tâm đối với chủ nghĩa dụng hành Mỹ với sự quan tâm, không kém phần mãnh liệt, đối với triết lí tôn giáo. Sự thống nhất của những mối quan tâm này đầu tiên được phản ánh trong việc ông chọn Royce để viết một quyển phân tích khảo luận, nêu ra trong nhiều dòng liên tục nơi Lời nói đầu tầm quan trọng chưa từng được báo trước nơi cách kiến giải của Royce về Cơ đốc giáo và món nợ trí thức của Royce đối với Charles Peirce. Xuyên suốt trước tác của ông mối quan tâm song đôi kia vẫn tiếp tục, một trong những chủ đề này hầu như, một cách không thay đổi, dẫn đến chủ đề kia. Khi viết về chủ nghĩa dụng hành thì trong đó cũng bao gồm cách xử lí triết lí tôn giáo; khi viết về tôn giáo thì cách tiếp cận dụng hành cũng thường được nêu lên. Về phương diện này, trong khi vẫn hậu thuẫn mọi nhà dụng hành, Smith thường trình bày Royce như là cung cấp một sự cân bằng thích hợp giữa tính cá nhân và tính cộng đồng cùng với tính tổng quát của cứu cánh cần thiết cho một nhận định tôn giáo về nền tảng và mục đích của tồn sinh con người. Ngoài ra, ông còn mài dũa những góc cạnh thô nhám trong những cách tiếp cận khác nhau của các nhà dụng hành và nối kết những quan tâm của họ với những vấn đề đương thời của triết học.

WILLIAM REESE

Soloveitchik, Joseph Dov

Mỹ- Do thái. s: 27-03-1903, Pruzhan, Ba lan. m: 08-04-1993, Boston, Massachusetts. Ph.t: Giáo sĩ Chính thống giáo, triết gia. Q.t: Chủ nghĩa Kant mới, chủ nghĩa hiện sinh, tri thức luận, hiện tượng học, triết lí khoa học, triết lí của halakhah ( Giáo luật Do thái). G.d: Talmud ( Kinh điển Giáo luật Do thái) theo phương pháp nghiêm khắc Brisker Litvak; 1920-5, học phổ thông ở Warsaw; 1925-31, Triết học, Lô-gích học, Siêu hình học và bảo vệ Luận án Tiến sĩ vế Hermann Cohen ở Đại học Berlin. A.h: Maimonides, Kant, Cohen và Joseph Maier. N.c: 1932, Giáo sĩ Trưởng, Boston; nhà sáng lập Trường Ban ngày Do thái đầu tiên ở New

England; giảng dạy Talmud không chính thức cho các sinh viên sau tốt nghiệp ; 1941-82,

Giảng sư Trưởng về Talmud và Giáo sư Triết học Do thái, Đại học Yeshiva, New York; 1952, Chủ tịch Halakhah ( Thực hành Giáo luật Do thái), Ủy ban Hội đồng Giáo sĩ Do thái tại Hoa kỳ; 1946-92, Chủ tịch Danh dự, Mizrachi ( Những người Phục hưng Do thái theo tôn giáo ở Mỹ); từ chối chức Giáo trưởng Do thái giáo ở Tel Aviv, 1935; Israel,1959; và Anh quốc, 1964.

Ấn phẩm chính bản: 

(1932) Das Reine Denken und die Seinskonstituierung bei Herman Cohen ( Tư tưởng thuần túy và sự hình thành hữu thể nơi Hermann Cohen), Berlin: Reuther Reichard.

(1944) Ish ha-Halakhah, Galui ve-Nistar ( Con người Halakhah, khải lộ và ẩn tàng), Jerusalem: Orot.

(1944) The Halachic Mind: An Essay on Jewish Tradition and Modern Thought ( Tinh thần halachic: Khảo luận về truyền thống Do thái và tư tưởng hiện đại), Ardmore, PA and New York: Seth Press, 1986.

(1965) The lonely man of faith ( Con người cô độc của niềm tin), Tradition, Summer: 5-67; New York: Doubleday, 1992.

Văn bản nhị đẳng:

Borowitz, Eugene (1983) A theology of modern orthodoxy: Rabbi Joseph B. Soloveitchik ( Một thần học của chính thống giáo hiện đại: Giáo sĩ J.B. Soloveitchik), đăng trong Choices in Modern Jewish Thought, New York: Behrman House.

Hartman, David (1985) A Living Covenant ( Một hợp đồng sống động), New York: Free Press; and London: Collier Macmillan.

Kaplan, L.( 1988) Rabbi Joseph B. Soloveitchik’s philosophy of halakhah ( Triết lí về halakhah của giáo sĩ Joseph B. Soloveitchik) trong Jewish Law Annual 7.

Kolitz, Z. (1993) Confrontation; The Existential Thought of Rabbi Joseph B. Soloveitchik ( Chạm trán: Tư tưởng hiện sinh của Giáo sĩ J.B. Soloveitchik), Hoboken, NJ: Ktav.

Mozeson, L.M. (1991) Echoes of the Song of the Nightingale ( Vọng âm tiếng hát họa mi), West New York, NJ: Shaare Zedek.

Noveck, S [xuất bản, 1963] Great Jewish Thinkers of the Twentieth Century ( Những nhà tư tưởng Do thái lớn của thế kỉ hai mươi), New York: Bnai Brith. 

Ravitsky, A. (1986) Rabbi Joseph B. Soloveitchik on human knowledge: between

Maimonidean and neo-Kantian philosophy ( Giáo sĩ J.B. Soloveitchik bàn về kiến thức của con người: Giữa triết học Maimonide và triết học Kant mới), Modern Judaism 6,2: 157-88.

Singer, D. (1993) Joseph B. Soloveitchik, đăng trong Interpreters of Judaism in the Late Twentieth Century, S.T. Katz xuất bản, Washington DC: B’nai B’rith.

Singer, D. and Sokol M. (1982) Joseph B. Soloveitchik: lonely man of faith ( J.B. Soloveitchik, con người cô độc của niềm tin), Modern Judaism 2,3:227-72.

Triết học Soloveitchik là một toan tính hòa giải giữa quá trình giáo dưỡng trí thức khắt khe và có hệ thống theo Talmud với những thành quả của công cuộc học tập triết lí thế tục nhằm tạo ra nguyên mẫu lí tưởng của “con người halakhic”. Ông nhìn halakhah (Giáo luật Do thái) như một hệ thống chính xác, có thể so sánh với vật lí học.Ish ha-Halakhah, Galui veNistar ( Con người Halakhah, khải lộ và ẩn tàng) là toan tính đầu tiên nhằm phác họa một vai trò tâm linh đặc biệt cho Giáo luật Do thái bằng cách phối hợp khía cạnh trí thức và khía cạnh tôn giáo của con người theo kiểu Kant mới. Trong The lonely man of faith ( Con người cô độc của niềm tin) Soloveitchik thay thế chủ nghĩa Kant mới bằng một kiểu mẫu hiện sinh, đưa ra hai “Adams” căn cứ trên hai phiên bản của câu chuyện khai thiên lập địa trong Sáng thế kí 1 và 2. Một Adam “uy nghi” (majestic Adam) thì có tính sáng tạo và khẳng định, mong muốn chế ngự thiên nhiên trong khi Adam “kết ước” (covenental Adam) thì thụ động và phục tòng. Hai típ này đều nằm trong mỗi người Do thái và đều được phê chuẩn một cách thiêng liêng. Quan điểm này gây ảnh hưởng trên các vấn đề môi trường, khi Soloveitchik tìm thấy sự phê chuẩn thiêng liêng đối với vai trò thế tục của nhân loại trong việc chế ngự và khuất phục thế giới. Soloveitchik cũng mô tả nỗi cô đơn hiện sinh của cá nhân chỉ có thể được xoa dịu bằng mối tương giao kết ước với Thượng đế. Có vẻ như trái ngược với Buber, ông viện ra mối tương giao với Thượng đế như là con đường duy nhất để tương giao với đồng loại của mình, hơn là con đường vòng quanh.

Trong những tác phẩm khác Soloveitchik bàn luận về ý tưởng devekut ( gắn bó thủy chung với Thượng đế) thông qua sự phối hợp giữa tri thức và tình yêu, cũng như mối liên kết triết lí giữa cuộc “Đại khai sát giới” đối với người Do thái của Đức quốc xã (the Holocaust) và việc thành lập Nhà nước Israel. Trong trước tác về sau của mình ông mô tả, không chỉ hai, mà đến ba Adams, và tỏ ra bất quyết, không biết thích kiểu hành vi trí thức-khẳng định hay kiểu tôn giáo-phục tùng hơn.

Soloveitchik được nhìn như nhà lãnh đạo tinh thần của Chính thống giáo Do thái hiện đại, đặc biệt là tại Mỹ. Ông tư vấn về những vấn đề đương thời chẳng hạn như việc định nghĩa một người Do thái vì những mục đích như di trú đến hay kết hôn ở Israel. và tình trạng đáng phàn nàn của phụ nữ trong Giáo luật Do thái. Trong đa số trường hợp, và căn cứ phần lớn vào cách tiếp cận hiện sinh, theo Kant một cách hơi khác thường của ông đối với halakhah trong việc ra quyết định, ông hướng về phía chủ nghĩa tự do, do vậy trở thành một đồng minh bất ngờ của các phần tử cải cách trong lòng Chính thống giáo và phải gánh chịu sự phẫn nộ của những người bảo thủ cố chấp.

Tuy nhiên ông nhìn cuộc đối thoại liên tôn ( inter-faith dialogue) giữa những người Do thái và những người Cơ đốc như là “hoàn toàn phi lí” (utterly absurd), bởi vì ông nhìn hai tôn giáo như là những thực thể hoàn toàn khác biệt. Quan điểm của ông về Cơ đốc giáo đã trở thành quan điểm chính thức của mọi chi phái Do thái giáo Chính thống, mặc dầu

Soloveitchik đã tham gia với nhiều nhóm Cơ đốc giáo trong việc nghiên cứu những vấn đề xã hội có ảnh hưởng đến cả hai cộng đồng. Bằng sự nghiệp giảng dạy hơn bốn thập niên tại Đại học Yeshiva, một nhiệm sở mà ông kế tục bố mình, và bằng một phong thái khoan hòa, khiêm tốn , Soloveitchik đã tạo được ảnh hưởng cá nhân và trí thức cực kì lớn đối với Chính thống giáo Do thái ở Mỹ và cả với thế giới rộng lớn hơn. Ông được nhiều người coi là nhà tư tưởng Chính thống giáo Do thái vĩ đại nhất của thế kỉ và đã mở ra việc nghiên cứu triết lí về Giáo luật Do thái và những mặc hàm của nó đối với chính trị học và xã hội học cho cuộc tranh luận cần thiết.

Nguồn: EncJud; NUC; Schoeps,1992; điếu văn The Times 21, Apr. 1993.

IRENE LANCASTER

Solov’ev, Vladimir Sergeevich

Nga. s: 16-01-1853, Moscow. m: 31-07-1900,Uzkoe, gần Moscow. Ph.t: Triết gia tôn giáo, nhà thơ, nhà huyền học. G.d: Đại học Moscow và Hàn lâm viện Thần học Moscow. A.h: Platon, Nicolas de Cuse, Böhme, Spinoza, Kant, Schopenhauer, Hartmann, Hegel, Schelling, Fedorov và Kireesky. N.c: Dạy tại các Đại học Moscow và St Petersburg; bị buộc thôi việc năm 1882 vì đã công khai kêu gọi việc ân xá cho những kẻ mưu sát Nga hoàng Alexander II.

Ấn phẩm chính bản:

(1874) Krizis zapadnoi filosofii: protiv pozitivistov ( Cuộc khủng hoảng triết học Tây phương: chống lại các nhà thực chứng), Moscow.

(1877-81) Chteniia o bogochelovechestve ( Những bài giảng về Thần-nhân tính) đăng trong Pravo-slavnoe obozrenie ( Tập san Chính thống giáo).

(1880) Kritika otvlechennykh nachal ( Phê phán các nguyên lí trừu tượng), Moscow.

(1897) Opravdanie dobra: nravstvennaia filosofiia ( Biện minh cho điều thiện: Khảo luận về triết lí đạo đức), Moscow.

(1950) [ thu xếp với S.L. Frank] A Solovyov Anthology ( Hợp tập Solovyov), Natalie Duddington dịch, London; SCM Press.

Văn bản nhị đẳng:

Copleston, S.C. (1986) Philosophy in Russia: From Herzen to Berdyaev, Tunbridge Wells and Notre Dame: Search Press and University of Notre Dame Press, ch.9.

Lossky, N.O. (1952) History of Russian Philosophy, London: George Allen Unwin.

Sutton, J. (1988) The Religious Philosophy of Vladimir Solovyov; Towards a Reassessement ( Triết lí tôn giáo của Vladimir Solovyov: Hướng đến một tái thẩm định), Basingstoke: Macmillan.

Zenkovsky, V.V.(1953) A History of Russian Philosophy, George L. Kline dịch, London: Routledge Kegan Paul.

Là con một sử gia lỗi lạc của nước Nga , Solov’ev không chỉ là một triết gia và nhà huyền học mà còn là một nhà thơ danh tiếng và một nhà văn gây tranh cãi về chính trị tăng lữ, người vào những năm 1880s đã chủ xướng việc hợp nhất các Nhà thờ Công giáo và Chính thống giáo dưới quyền lãnh đạo của Giáo hoàng và Sa hoàng.

Là một nhân cách lập dị và khổ hạnh, Solov’ev đã trải nghiệm nhiều khải tượng, đáng kể nhất là khải tượng về một người nữ mà ông gọi là Sophia, một kiểu nhân cách hóa của Minh

Trí Thiêng Liêng ( The Personification of Divine Wisdom). Sophia, đôi khi được định nghĩa như là “người nữ vĩnh hằng” (eternal feminine), đã khơi nguồn cảm hứng cho phần thi ca nổi tiếng nhất của ông và là một trong những khái niệm có ảnh hưởng nhất trong triết lí tôn giáo của ông; tuy nhiên đó cũng là một trong những khái niệm mơ hồ lưỡng nghĩa nhất, và một vài nhà bình luận đồng ý dành cho nó tầm quan trọng thứ yếu trong siêu hình học Solov’ev.

Bất chấp những yếu tố hoang đường và huyền hoặc trong trước tác của ông, Solov’ev vẫn nên được nhớ đến như là triết gia có hệ thống đầu tiên của Nga. Mặc dầu trước tác của ông đòi hỏi sự phân chia thời kỳ cẩn thận, song trên đại thể nó có thể được đặc trưng hóa như một toan tính tổng hợp khoa học, chủ nghĩa duy tâm Đức và Cơ đốc giáo bằng cách qui chiếu về phạm trù siêu hình tối hậu là “nhất tính-toàn thể” ( the ultimate metaphysical category of total-unity). Món nợ tinh thần của ông đối với Hegel và Schelling là rất rõ trong việc lựa chọn các khái niệm và thị hiếu đối với các bộ ba (triads), chẳng hạn tam vị nơi thực thể siêu hình tuyệt đối của ông (three hypostases of his absolute metaphysical entity) có tương quan với Tam vị Nhất thể Cơ đốc giáo ( the Christian Trinity) và sau đó với Chân, Thiện, Mỹ vv... và cả trong thị kiến của ông về một thế giới sa đọa vào đặc thù tính đang tìm lại nhất tính nguyên thủy của mình. Tuy nhiên ông vẫn phê phán tính một chiều của chủ nghĩa duy nghiệm và chủ nghĩa duy lí Tây phương và nhìn chủ nghĩa duy tâm khách quan của Hegel như là đang phô bày những mặt hạn chế của duy lí. Mục tiêu của Solov’ev là tri thức toàn diện; lí tính và kinh nghiệm là cần thiết nhưng chưa đủ và tri thức về tuyệt đối chỉ khả thi thông qua “trực quan huyền nhiệm” ( mystical intuition).

Theo một kiểu rất điển hình Nga, Solov’ev tìm kiếm một ý nghĩa đạo đức và xã hội từ triết học tổng hợp của mình: đó là quá trình sáng hóa thông qua tình yêu và quá trình hồi sinh tâm linh của nhân loại được lãnh hội trong khái niệm “ Thần-nhân tính” ( the progressive transfiguration of the world through love, and the spiritual regeneration of humanity , captured in the notion of Godmanhood). Ông bác bỏ chủ nghĩa cấp tiến của giới trí thức ( bản thân ông thời mới lớn đã từng theo chủ nghĩa hư vô-nihilism- trong những năm 1860s) và ông nhìn chủ nghĩa xã hội như là đưa đến cực đoan quan điểm một chiều về con người gắn liền trong chủ nghĩa tư bản. Nhưng ông không phản động, và đã gây sốc cho những người bảo thủ về tôn giáo trong những năm 1890s bằng cách đồng tình với giới trí thức về mối quan tâm của họ đối với tình huynh đệ nhân loại, một quan tâm bị Giáo hội khinh suất lơ là.

COLIN CHANT

Stefanini, Luigi

Ý. s: 03-11-1891, Treviso, Ý. m: 16-01-1956, Padua. Ph.t: Triết gia duy nhân vị. N.c: Giáo sư Triết học Lí thuyết, Đại học Messina, 1936-40; Giáo sư Lịch sử Triết học, Đại học Padua,

1940-56; Đồng sáng lập Phong trào Gallarate; Sáng lập Rivista di estetica (Tạp chí Mỹ học). 

Ấn phẩm chính bản:

(1913) Saggio sulla filosofia di Maurice Blondel ( Khảo luận triết học Blondel).

(1930) Idealismo cristiano ( Chủ nghĩa duy tâm Cơ đốc giáo).

(1932-5) Platone, 2q.

(1936) Immaginismo come problema filosofica ( Chủ nghĩa hình tượng như là vấn đề triết học).

(1939) Problemi attuali dell’arte ( Những vấn đề hiện nay của nghệ thuật).

Metafisica della forma ( Siêu hình học của hình thể), Padua: Liviana.

Metafisica della persona ( Siêu hình học của nhân vị), Padua: Liviana.

Esistenzialismo ateo ed esistenzialismo teistico ( Chủ nghĩa hiện sinh vô thần và chủ nghĩa hiện sinh hữu thần), Padua: Liviana.

La mia prospettiva filosofica ( Viễn tượng triết lí của tôi), Brescia: Morceliana.

(1970) Il corporativismo ( Chủ nghĩa ...........................?), Florence : Sansoni.

(1979) Personalismo sociale (Chủ nghĩa nhân vị xã hội), Rome: Studium.

(1979) Personalismo filosofica (Chủ nghĩa nhân vị triết lí), Rome: Studium.

Văn bản nhị đẳng: 

Gregoretti, P. (1983) Persona ed essere ( Nhân vị và hữu thể), Trieste: Universita di Trieste.

Scritti in onore di Luigi Stefanini ( Những bài viết để tôn vinh Luigi Stefanini), 1960, Padua: Liviana.

Tâm điểm trong trước tác của Stefanini là sự phát triển lâu dài của khái niệm, cắm rễ trong chủ nghĩa Augustin Pháp, mà chúng ta có thể gọi là “ chủ nghĩa hình tượng” (imagism), khái niệm cho rằng chúng ta được tạo ra theo hình ảnh của Thượng đế và thiên hướng đích thực của chúng ta là khẳng định cái hồng phạm vĩnh hằng đó nơi chúng ta. ( our proper vocation is to confirm to our eternal exemplar). Điều này được thực hiện thông qua công cuộc thám cứu của chủ nghĩa duy tâm Cơ đốc giáo, chủ nghĩa duy linh Cơ đốc giáo và chủ nghĩa nhân vị. Theo Stefanini, chủ nghĩa duy tâm Cơ đốc giáo xem tự ngã như là được tạo ra, chứ không phải là tự tạo, như với Gentile. Chủ nghĩa duy linh Cơ đốc giáo của ông bác bỏ chủ nghĩa hiện sinh và hiện tượng luận như là phân ly hiện sinh khỏi siêu việt và đặt dấu nhấn trên tự ngã như là hiện hữu tự bày tỏ trong thế giới, một thế giới vốn là tượng số ám chỉ về hay là kí hiệu nói bóng gió đến tuyệt đối thể như là chỗ quay về tối hậu. Cuối cùng, trong cuộc thám cứu của chủ nghĩa nhân vị, khái niệm “chủ nghĩa hình tượng” của Spirito tìm được hình thức chín muồi của nó. Tự ngã không thể tự duy trì mà không cần đến siêu việt thể và tự thực hiện trong tương quan với siêu việt thể.

COLIN LYAS

Stein, Edith ( Xơ Teresa Benedicta)

Đức. s: 1891, Breslau ( lúc đó thuộc Đế chế Đức, hiện nay là Wroclaw, thuộc Ba lan). m: 1942 tại trại tập trung Auschwitz. Ph.t: Nhà hiện tượng học, nhà thần học. Q.t: Hiện tượng học Husserl, triết học Thomas, thần học huyền bí Công giáo. G.d: Đại học Breslau,1911; các Đại học Göttingen và Freiburg, 1913-18. A.h: Husserl, Thánh Thomas Aquinas, Roman Ingarden, Adolf Reinach và Wilhelm Dilthey. N.c: 1913-18, Phụ tá cho Husserl; 1922-9, giảng viên tiếng Đức, Trường Dominican, Speyer; 1927-32, du giảng nhiều nơi tại châu Âu; 1932-3, Giảng sư Triết học, Đại học Münster; từ 1933, vào nhà tu kín dòng Carmelite.

Ấn phẩm chính bản:

(1917) Zum Problem der Einfühling ( Về vấn đề đồng cảm), The Hague: Nijhoff. 

(1956) Writing of Edith Stein ( Những bài viết của Edith Stein), Hilde Graef dịch, dẫn luận và xuất bản, Wesminter: Newman Press.

(1950) Endliches und Ewiges Sein ( Hữu hạn thể và Vĩnh thể), Louvain: Nauwelaerts Herder.

Văn bản nhị đẳng:

Collins, James (1942) Edith Stein and the advance of phenomenology ( Edith Stein và tiến bộ của hiện tượng học), Thought 17.

Graef, Hilde (1956) Scholar and the Cross: The Life and Work of Edith Stein ( Học giả và cây Thập giá: Cuộc đời và tác phẩm của Edith Stein), Wesminster: Newman Press.

Herbstrith, Waltraud (1985) Edith Stein: A Biography, San Francisco: Harper Row.

Công trình triết học của Edith Stein nằm trong hai lãnh vực: hiện tượng học buổi đầu vốn có được lực đẩy từ những năm bà làm thư kí riêng cho Husserl, chịu trách nhiệm biên tập và sắp xếp các bút kí của ông và trước tác về sau của bà, theo khuynh hướng Thomas, được biên soạn sau khi bà cải đạo sang Công giáo La mã vào năm 1922.

Quyển Zum Problem der Einfühling ( Về vấn đề đồng cảm) khảo sát hiện tượng đồng cảm

(Einfühling- Empathy) như một hình thái đặc thù của hành vi tri kiến và như một khả năng cơ bản của ý thức thuần túy. Điều này dẫn dắt bà tới việc phân tích khái niệm nhân vị, một nhiệm vụ chi phối phần lớn trước tác tiếp theo của bà. Bà là thành viên của Học phái Munich là nhóm môn đệ đã tích cực truyền bá tư tưởng của Husserl. Việc cải dạo sang Công giáo La mã, việc dịch bộ Questiones Disputate Veritate của Thánh Thomas và việc nghiên cứu chuyên sâu tư tưởng của vị này đưa đến kết quả là bà chấp nhận những giáo lí cơ bản của tín ngưỡng và những phạm trù hữu thể học Aristote như là cơ sở cho công cuộc thám cứu triết học. Roman Ingarden đã nhìn chuyện này như là một “kết cục bi thảm” đối với sự phát triển triết học của bà và là một thất bại trong việc bảo tồn tính khách quan của Husserl. Tiếng tăm về triết học của Edith Stein, đặc biệt là đối với công trình của bà về hiện tượng học, đã bị che mờ bởi câu chuyện tử đạo của bà ở Auschwitz.

Nguồn: Kersey. 

DIANÉ COLLINSON

Steiner, Rudolf

Áo. s: 27-02-1861, Kraljevec ( thời đó còn thuộc Đế quốc Áo-Hung). m: 30-03-1925, Dornach, Thụy sĩ. Ph.t: Nhà thông thiên học. Q.t: Triết lí giáo dục, tôn giáo. G.d: Đại học kỹ thuật Vienna. A.h: Goethe, Kant và Schroer. N.c: 1886-93, Chủ biên, Văn kiện Goethe, Weimar; 1897-1904, Chủ biên, Magazine for Literature, Berlin; 1902-9, Tổng thư kí Hội Thông thiên học Đức; 1909-25, Chủ tịch Hội Thông thiên học Thế giới.

Ấn phẩm chính bản:

(1963) Knowledge of Higher Worlds ( Kiến thức về những thế giới cao hơn), G. Metaxa dịch, B.S. Osmond và C.Davy hiệu đính.

(1979) Occult Science ( Khoa học huyền bí), G. M. Adams dịch.

(1989) Theosophy ( Thông thiên học), M. Cotterell A.P. Sheperd dịch.

(1992) The Philosophy of Spiritual Activity (Triết lí hoạt động tâm linh),R.Stebbingdịch.

Văn bản nhị đẳng:

Aeppli, W. (1986) Rudolf Steiner: Education and the Developing Child ( Rudolf Steiner và đứa trẻ đang phát triển), Bristol: Rudolf Steiner Press.

Davy, J. (1975) Rudolf Steiner: A Sketch of His Life and Work ( Rudolf Steiner : Phác thảo cuộc đời và sự nghiệp), Bristol: Rudolf Steiner Press.

Easton, S.C. (1975) Man and World in the Light of Anthroposophy ( Con người và thế giới trong ánh sáng tri nhân học), Bristol: Rudolf Steiner Press. 

Flew, A. [ xuất bản, 1979] A Dictionary of Philosophy, London: Pan.

Hutchins, E.(1984) Introduction to the Mystery Plays of Rudolf Steiner ( Dẫn luận vào các kịch bí tích của Rudolf Steiner ), Bristol: Rudolf Steiner Press.

Lauer, H.E. (1981) Aggression and Repression in the Individual and Society ( Gây hấn và đàn áp trong cá nhân và trong xã hội), Bristol: Rudolf Steiner Press.

Nguyên lí nổi bật trong tất cả trước tác của Steiner là “ tri nhân học” (anthroposophy), hay là “minh trí về con người” (wisdom about man), điều đối với Steiner có nghĩa là “ý thức về nhân tính của ta” (awareness of one’s humanity). Ông tận hiến cho niềm tin rằng nhiệm vụ quan trọng nhất của nhân loại là nuôi dưỡng những nhận thức tâm linh luôn tiến hóa của mình.

Có ba giai đoạn trong sự nghiệp trước tác của ông. Từ 1900 đến 1909 ông phát triển một

“khoa học tinh thần” căn cứ trên việc tái thẩm định ý thức của con người về Christ. Từ 1910 đến 1917 ông áp dụng cách tiếp cận mới này vào những lãnh vực khác nhau của đời sống khoa học, nghệ thuật, giáo dục và y học, làm việc từ Trung tâm Tri nhân học ở Dornach. Từ 1917 cho đến khi ông mất công trình này được củng cố với sự nhấn mạnh vào nhu cầu mang kiến thức tâm linh vào hoạt động hàng ngày và kêu gọi sự hậu thuẫn của hai khái niệm song đôi, karma (hành động tự nguyện / hành động tạo nghiệp) với điều mà Steiner gọi là “sự thôi thúc của Christ” ( Christ impulse).

Một công trình dàn trải rộng như thế đòi hỏi những đột kích triết học vào nhiều lãnh vực khác nhau. Nguyên lúc đầu là một triết học bí truyền, có tính tôn giáo, những ý tưởng của Steiner bắt đầu và kết thúc với khẳng định rằng việc Chúa sống lại đánh dấu điểm xoay hướng thượng trung tâm trong tiến hóa của nhân loại, và rằng mọi hoạt động tâm linh được hướng đến việc tìm hiểu và cuối cùng đến tri kiến về “sự thôi thúc của Christ”. Ông cho rằng bệnh tật, trong tiềm năng là tích cực và gắn liền với toàn bộ nhân vị , và rằng nông nghiệp và chăn nuôi phải được hiểu theo cả hai loại từ ngữ vật lí và vũ trụ. Ông cho rằng các nghệ thuật phải chịu tổn thương từ sự phân ly khỏi khoa học và tôn giáo. Nghệ thuật mang lấy những hình thái khoa học, và sự liên kết với tôn giáo nằm trong lãnh vực của biểu hiện nghệ thuật của “những thực tại tâm linh được trải nghiệm trước khi sinh”. Các lí thuyết giáo dục của ông được thực hành trong các trường Waldorf, đặt ra ba chu kỳ bảy năm để phát triển ước muốn, cảm nhận và tư duy.

Steiner có ảnh hưởng rất lớn lúc sinh thời và kể từ khi ông mất các học thuyết của ông vẫn được giữ cho sinh động bởi lòng nhiệt thành cải giáo của những hứng thú ái nhân được cải tâm ( by the proselytizing zeal of converted philanthropic interests). Về phương diện trí thức, trước tác của ông chịu tổn thương từ bao nhiêu những trở ngại của việc truyền giáo theo kiểu bí nhiệm, mật truyền. Những ý tưởng của ông thuộc loại có khả năng tiếp nhiên liệu cho cuộc tranh luận liên miên về đâu là những biên cương của triết học.

DAVID SPOONER

Swinburne, Richard Granville

Anh. s: 1934, Smethwick, Anh quốc. Ph.t: Triết gia phân tích. Q.t: Triết lí khoa học, triết lí tôn giáo. G.d: Đại học Oxford. N.c: 1963-9, Giảng sư Triết học, Đại học Hull; 1969-72, Giảng sư trưởng, Đại học Hull; 1972-85, Giáo sư Triết học, Đại học Keele; 1985 đến nay, Giáo sư Cơ đốc giáo, Đại học Oxford.

Ấn phẩm chính bản:

(1968) Space and Time ( Không gian và thời gian), London: Macmillan.

(1971) The Concept of Miracle ( Khái niệm phép lạ), London: Macmillan.

(1973) An Introduction to Confirmation Theory ( Nhập môn lí thuyết xác nhận), London: Methuen.

(1977) The Coherence of Theism ( Sự mạch lạc của chủ nghĩa hữu thần), Oxford; Clarendon Press.

(1979) The Existence of God ( Hiện hữu của Thượng đế), Oxford; Clarendon Press.

Faith and Reason ( Tín ngưỡng và lí tính), Oxford; Clarendon Press.

[với Sygney Shoemaker] Personal Identity ( Đồng nhất tính nhân thân/ Bản sắc riêng), Oxford: Basil Blackwell.

(1986) The Evolution of the Soul ( Tiến hóa của linh hồn), Oxford; Clarendon Press.

(1989) Responsibility and Atonement ( Trách nhiệm và chuộc lỗi), Oxford; Clarendon Press.

(1991) Revelation ( Mặc khải), Oxford; Clarendon Press.

Văn bản nhị đẳng:

Mackie, J.L. (1982) The Miracle of Theism ( Phép lạ của chủ nghĩa hữu thần), Oxford; Clarendon Press, chs 5,7,8.

Mc Naughton, David (1992) Reparation and Atonement ( Sửa chữa và chuộc lỗi), Religious Studies 28.

Padgett, Alan [ xuất bản, 1944] Reason and the Christian Religion ( Lí tính và Cơ đốc giáo), Oxford: Oxford Univ. Press.

Những ấn phẩm đầu tay của Swinburne chủ yếu bàn về triết lí khoa học nhưng phần trước tác quan trọng nhất của ông được dành cho triết lí tôn giáo. Ông là khuôn mặt lớn trong một phong trào, có ảnh hưởng ở Mỹ nhiều hơn là ở Anh, đã hồi sinh thần học triết lí, với sự tiêm truyền những kỹ thuật và học thuyết triết lí tinh vi hiện đại. Đóng góp quan trọng đầu tiên của ông là một công trình bộ ba về niềm tin vào Thượng đế. Trong quyển đầu, The Coherence of Theism ( Sự mạch lạc của chủ nghĩa hữu thần), ông biện luận rằng khái niệm một Thượng đế vĩnh hằng, toàn năng, toàn tri và từ ái là một khái niệm mạch lạc, nhất quán. Quyển nhì, The Existence of God ( Hiện hữu của Thượng đế), biện luận rằng, mặc dầu không có luận chứng nào có thể làm cho hiện hữu của Thượng đế trở thành chắc chắn, song một số luận chứng từ kinh nghiệm, gộp chung lại, sẽ làm cho hiện hữu của Thượng đế có nhiều xác suất hơn. Trong quyển ba, Faith and Reason ( Tín ngưỡng và lí tính), ông bàn về sự tương quan của những phán đoán cái nhiên đó đối với niềm tin tôn giáo.

Responsibility and Atonement ( Trách nhiệm và chuộc lỗi) và Revelation ( Mặc khải) là hai quyển đầu của một bộ dự tính bốn quyển về triết lí của học thuyết Cơ đốc.

Trong loạt bài giảng của ông vào năm 1986, sau đó được xuất bản dưới đầu đề The Evolution of the Soul ( Tiến hóa của linh hồn), ông biện luận cho một triết học tinh thần có nhiều nét tương đồng với thuyết nhị nguyên của Descartes: các trạng thái tinh thần là những trạng thái của tâm hồn vốn là một bản thể tách biệt với thân xác.

Nguồn: WW 1992; thông tin riêng.

ANTHONY ELLIS