Những Triết Gia Thiên Chúa Giáo
Thế Kỷ Hai Mươi

Vần H, I, J

L.m. Giuse NGUYỄN HỮU TRIẾT

Trưởng Ban Văn Hoá

Tổng Giáo Phận TP. Hồ Chí Minh

Vần H

Hartmann, Karl Robert Eduard von

Đức. s: 23-02-1842, Berlin. m: 05-06-1906, Gross-Lichterfeld, Berlin. Ph.t: Nhà hiện thực siêu việt( Transcendent realist), nhà siêu hình học tư biện (speculative metaphysician). Q.t: Siêu hình học, triết lí tôn giáo. A.h: Schelling, Hegel, Schopenhauer, Leibniz, Kant và Nietzsche. N.c: Sau khi tốt nghiệp Đại học Rostock năm 1867 và sau khi cho ra mắt quyển sách đầu tiên, liền được mời làm Giáo sư ở các Đại học Leipzig, Göttingen và Berlin nhưng từ chối để sống đời độc lập của một học giả riêng tư.

Ấn phẩm chính bản:

(1868) Philosophie des Unbewussten ( Triết học về vô thức), Berlin: C.Duncker.

Die Selbstzersetzung des Christenthums und die Religion der Zukunft ( Tôn giáo của tương lai), Berlin: C.Duncker.

Wahrheit und Irrthum im Darwinismus ( Đúng và sai của chủ n ghĩa Darwin), Berlin: C.Duncker.

Phänomenologie des sittlichen Bewusstseins ( Hiện tượng học về ý thức đạo đức), Naumburg a/s: C.Duncker.

Zur Geschichte und Begründung des Pessimismus ( Về lịch sử và nền tảng/sự biện minh của chủ nghĩa bi quan), Berlin: C.Duncker.

(1882) Die Religion des Geistes ( Tôn giáo tinh thần), Berlin: C.Duncker.

(1889) Das Grundproblem der Erkenntnistheorie ( Vấn đề nền tảng của tri thức luận), Leipzig: H.Haacke.

(1896) Kategorienlehre ( Giảng khoá về các phạm trù), Leipzig, Haacke.

Văn bản nhị đẳng:

Caldwell, J.W.(1893) The Epistemology of Eduard von Hartmann, Mind 2.

Caldwell, J.W. (1899) Hartmann’s Moral and Social Philosophy ( Triết học đạo đức và xã hội của Hartmann), Philosophical Review VIII.

Darnoi, N.K. (1967) The Unconscious and Eduard von Hartmann , The Hague: Martinus

Nijhoff.

Drews,A. (1902) Eduard von Hartmanns philosophisches System ( Hệ thống triết học của Eduard von Hartmann), Heidelberg: C.Winter.

Hall, G. Stanley (1912) Founders of Modern Psychology ( Những nhà sáng lập tâm lí học hiện đại), New York: D.Appleton Co.

Hartmann, Alma von (1912) Chronologische Übersicht der Schriften Eduart von Hartmanns ( Biên niên nhất lãm biểu trước tác của Eduard von Hartmann ), Kant- Studien 17.

Heymons C.(1882) Eduard von Hartmann. Erinnerungen aus den Jahren 1868-1881 ( Kỉ niệm với Eduard von Hartmann trong những năm từ 1868-1881), Berlin C.Duncker.

Stäglich, H.(1932) Verzeichnis der Eduard-von-Hartmann-Literatur ( Danh mục văn học Eduard von Hartmann), Leipzig.

Von Hartmann xuất bản dồi dào xuyên suốt cuộc đời mình.( trong thập niên 1870s nhằm giải minh các chủ đề trong quyển Philosophie des Unbewussten, và trong hai thập niên 1880s 1890s viết về các chủ đề đạo đức, mỹ học, tôn giáo và tri thức luận. Nhưng sự thành công lớn của ông không tồn tại lâu dài. Triết học Von Hartmann-- một tổng hợp đề từ Schelling, Hegel và Schopenhauer, được đánh dấu bởi việc nó bác bỏ chủ nghĩa duy vật cơ giới (mechanistic materialism) và việc nó kết ước với những phương thức giải thích hoạt lực luận ( vitalistic modes of explanation), và phối hợp theo kiểu thời thượng các đề tài phổ thông về thuyết phiếm thần( pantheism), chủ nghĩa bi quan siêu hình và chủ nghĩa lạc quan tiến hoá—đã bị vượt qua bởi những phát triển triết học về sau, đặc biệt là sự nổi lên của hiện tượng học. Ông ít có ảnh hưởng lên triết học thế kỉ hai mươi.

Theo von Hartmann, nền tảng của mọi Tồn thể ( Tuyệt đối thể hay Thượng đế) là Vô thức. Vô thức được tạo nên bởi hai nguyên lí tuyệt đối nền tảng và bất khả phân: Ý muốn mù quáng ( Schopenhauer) và Ý niệm thuần lí (Hegel). Cái trước cắt nghĩa “Cái Ấy” của thế giới , nghĩa là hiện hữu của nó như tiến trình năng động, cái sau cắt nghĩa “Cái gì” của thế giới, nghĩa là yếu tính của nó như là trật tự hữu đích ( The former explains the “That” of the world- its existence as dynamic process- , the latter the “What” of the world-its essence as purposive order). Thế giới ( biểu thị vật chất của Vô thức hay Thượng đế) như là Ý muốn thì luôn phải chịu đau khổ. Tuy nhiên, sự cứu chuộc hay giải thoát khỏi đau khổ là hoàn toàn có thể. Một sự cứu chuộc như thế là mục đích của tiến trình vũ trụ, và sự đạt đến sẽ đánh dấu kết thúc tiến trình. Sự cứu chuộc thế giới chỉ khả thi thông qua các cá nhân và ý thức cá nhân ( là sản phẩm từ cuộc xung đột giữa Ý muốn (Will) và Ý niệm (Idea).

Chủ nghĩa bi quan kiểu Schopenhauer của von Hartmann tạo thành nền tảng cho tổng kết của ông về đạo đức, nghệ thuật và tôn giáo. Đời sống đạo đức bao hàm sự thừa nhận tính bất khả của hạnh phúc, nhìn ra, chấp nhận và tự khép mình vào mục đích tối hậu của tiến trình vũ trụ- cứu chuộc từ đau khổ. Kinh nghiệm thẩm mỹ, được hiểu theo sự lãnh hội trực quan và vô vị lợi về cái Đẹp( được quan niệm như là biểu kiến của Ý niệm và, do vậy, như là biểu thị của Chân lí), là một giai đoạn trong tiến trình cứu chuộc thế giới. Tôn giáo cũng được giải thích theo nhu cầu được cảm nhận về sự cứu chuộc và giải thoát khỏi đau khổ và khỏi những nhũng nhiễu của dục vọng cá nhân. Bất chấp tính chất lỗi thời trong phần lớn triết học của Hartmann, một vài phương diện trong đó, cho đến ngày nay, vẫn còn gây được ít nhiều quan tâm. Có thể kể ra, đặc biệt là:

1) sự phân tích của ông về vô thức nói chung và về ý muốn vô thức như một hiện tượng tâm lí nói riêng;

2) việc phê bình thuyết tiến hóa Darwin trên nền tảng rằng tiến hoá không thể được giải thích chỉ bởi hiện tượng tuyển trạch tự nhiên (natural selection) -vốn chỉ là một nguyên lí tiêu cực nhằm loại trừ cái phi-chức năng/ cái bất thích ứng mà thôi- mà còn đòi hỏi một nguyên lí hoạt lực bổ sung về mục tiêu tích cực;

3) cuộc tấn công vào chủ nghĩa bi quan triệt để của Schopenhauer trên cơ sở là nó không phân biệt những tiêu chuẩn giá trị mang tính “thiện hảo học” với những tiêu chuẩn giá trị mang tính “ tiến hoá-viễn đích luận” (to distinguish “eudaimonological” from “teleologicalevolutionary” criteria of value).

Trước tác về tôn giáo và mỹ học của von Hartmann vẫn còn lôi cuốn nhiều người ngưỡng mộ; ; và sự tự đánh giá của chính Hartmann về hai công trình tri thức luận của ông, Das Grundproblem der Erkenntnistheorie ( Vấn đề cơ bản của tri thức luận, 1889) và

Kategorienlehre ( Giảng khoá về các phạm trù, 1896) như là phần trước tác quan trọng nhất của ông không phải là không khả thủ.

Nguồn: Edwards; EF; Eisler; Kindler 1964;NDB.

DAVID WALFORD

Hartshorne, Charles

Mỹ. s: 05-06-1897, Kittaning, Pennsylvania. Ph.t: Nhà siêu hình học tiến trình, nhà toàn thần luận (panentheist) và toàn tâm luận ( panpsychist). Q.t: Triết học tôn giáo. G.d: Haverford Colledge, Đại học Harvard, BA 1921, MA 1922, PhD 1923; các Đại học Freiburg và Marburg, 1923-5.A.h: Emerson, Peirce và Whitehead. N.c: 1925-8, Giảng viên và Hướng dẫn Nghiên cứu, Đại học Harvard; 1928-55, Trợ lí Giáo sư, Đại học Chicago; 1955-62, Giáo sư Đại học Emory; 1962-76, Giáo sư Triết học và từ 1976 tro93 đi, Giáo sư Danh dự ( Emeritus Professor) Đại học Texas ở Austin.

Ấn phẩm chính bản:

(1931-5) [ xuất bản với P.Weiss] Collected Papers of Charles Sanders Peirce ( Hợp tập C.S.Peirce), 6 quyển, Cambridge, Mass: Harvard Univ. Press.

( 1934) The Philosophy and Psychology of Sensation ( Triết học và Tâm lí học về cảm giác), Chicago: University of Chicago Press.

(1937) Beyond Humanism: Essays in the New Philosophy of Nature ( Bên kia chủ nghĩa nhân văn: Những tiểu luận về triết học thiên nhiên mới), Chicago: Willet, Clark Co.

(1941) Man’s Vision of God and the Logic of Theism ( Khải tượng về Thượng đế nơi con người và Lôgích của chủ nghĩa Hữu thần), Chicago: Willet, Clark Co.

(1947) The Divine Relativity: A Social Conception of God ( Tính tương đối thiêng liêng: Một quan niệm xã hội về Thượng đế), New Have,CT: Yale Univ.Press.

( 1953) Reality as Social Process: Studies in Metaphysics and Religion ( Thực tại như tiến trình xã hội ; Những khảo luận siêu hình học và tôn giáo), Glencoe and Boston: free Press; tái bản New York: Hafner, 1971.

( 1953) [ với L. Reese] Philosophers speak of God ( Các triết gia bàn luận về Thượng đế), Chicago: University of Chicago Press.

(1962) The Logic of Perfection and Other Essays in Neoclassical Metaphysics ( Lôgích của

Sự Hoàn hảo và những tiểu luận khác về siêu hình học tân cổ điển), L Salle III: Open Court.

(1965) Anselm‘s Discovery( Khám phá của thánh Anselm), La Salle III: Open Court.

( 1967) A Natural Theology of Our Times ( Một thần học tự nhiên cho thời đại chúng ta), La Salle III: Open Court.

(1970) Creative Synthesis and Philosophic Method ( Tổng hợp sáng tạo và phương pháp triết học), London: SCM Press Ltd La Salle III: Open Court.

(1972) Whitehead’s Philosophy: Selected Essays 1935-1970 ( Triết học Whitehead: Những khảo luận từ 1935-1970), Lincoln: University of Nebraska Press.

(1976) Aquinas to Whitehead: Seven Centuries of Metaphysics of Religion ( Từ thánh

Thomas Aquinas đến Whitehead: Bảy thế kỉ Siêu hình học về tôn giáo), Milwaukee: Marquette University Publications.

Insights and Oversights of Great Thinkers: An Evaluation of Western Philosophy

( Trực quan và việt quan của các nhà tư tưởng lớn: Đánh giá triết học tây phương), Albany SUNY Press.

Omnipotence and Other Theological Mistakes ( Về tính toàn năng và những lầm lẫn thần học khác), Albany SUNY Press.

(1984) Creativity in American Philosophy ( Tính sáng tạo trong triết học Mỹ) Albany SUNY Press.

( 1987) Wisdom as Moderation: A Philosophy of the Middleway ( Minh trí là tiết độ: Triết lí Trung Đạo), Albany SUNY Press.

(1990) The Darkness and the Light: A Philosopher Reflects upon his Fortunate Career and Those who Made it Possible ( Bóng tối và Ánh sáng: Một triết gia nghĩ về nghề hạnh phúc của mình và những người đã làm cho nó thành khả thi), Albany SUNY Press.

Văn bản nhị đẳng:

Cobb, Jr, J.B. and Gramwell, F.I. (1985) Existence and Actuality: Conversations with Charles Hartshorne ( Hiện hữu và thực tính: Đàm thoại với C. Hartshorne), Chicago: Chicago Univ. Press.

Hahn, L.E.(1991) The Philosopy of Charles Hartshorne, La Salle: Open Court, The Library of Living Philosophers.

Peters, E.H.( 1970) Hartshorne and Neoclassical Metaphysics: An Interpretation (Hartshorne và siêu hình học tân cổ điển: Một kiến giải), Lincoln: University of Nebraska Press.

Reese, W.L.and Freeman,E.(1964) Process and Divinity: The Hartshorne Festschrift (Tiến trình và thấn tính: Bài viết cho Hartshorne), La Salle: Open Court.

Viney, D.W.(1984) Charles Hartshorne and the Existence of God ( Charles Hartshorne và hiện hữu của Thượng đế). Albany SUNY Press.

Wood, Jr, F. and De Armey, M.( 1986) Hartshorne’s Neoclassical Theology ( Thần học tân cổ điển của Hartshorne), New Orleans: Tulane Studies in Philosophy. 

Chỉ đứng sau Whitehead trong hàng ngũ lãnh đạo của triết học tiến trình ( process philosophy), Hartshorne đã định hướng lại hành trình của nó từ khoa học đến tôn giáo và thần học. Ông đã đạt đến lập trường triết học căn bản của mình trước khi trở thành phụ tá cho Whitehead ở Harvard và lo việc biên tập bộ Collected Papers of Charles Sanders Peirce (1931-5). Trong The Philosophy and Psychology of Sensation ( 1934) ông căn cứ vào tâm lí học khoa học và triết học để chứng minh rằng cảm giác là một cảm thức đánh giá phô bày tính liên tục ( an evaluative feeling exhibiting continuity), một luận đề mà sau đó ông khởi thảo thành một triết học toàn tâm( panpsychist philosophy) theo đó sự sống hay cảm thức thấm nhuần trong vũ trụ, rồi kết tinh vào những trung tâm được cá nhân hoá, đồng nhất với những “ thực thể hiển tồn” ( actual entities) hay là những “cơ hội của kinh nghiệm” ( occasions of experience) của Whitehead. Hartshorne chủ trương, giống như Whitehead trước đó, rằng những phát triển gần đây trong khoa học tự nhiên đòi hỏi phải quan niệm lại thiên nhiên một cách triệt để. Từ đó thiên nhiên được quan niệm lại như một liên tục thể cảm tính của những cảm thức định giá ( an affective continuum of valuational feelings), hơn thế nữa, một thần học mới thay thế quan niệm cổ điển về Thượng Đế. Những tư biện (speculations) của Hartshorne đem lại kết quả trong những bài giảng của ông ở Đại học Yale năm 1946, được xuất bản trong bộ The Divine Relativity ( 1947). Thần tính tiến trình( process deity) của Hartshorne có bản tính lưỡng cực ( a dipolar nature)—một bản tính trừu tượng vĩnh cửu và một bản tính cụ thể, hữu thời. Nó phản ánh sự phân biệt của Whitehead giữa những bản tính nguyên thủy và những bản tính hậu quả của Thượng đế. Sự thống nhất của hai phương diện này nơi Thượng đế bao bọc Thế giới, Thượng đế là tối cao trong tư cách là ý thức vừa vĩnh hằng vừa hữu thời ( the eternal-temporal consciousness), nhận thức và gồm thâu thế giới. Như thế Hartshorne chủ trương một chủ thuyết toàn thần ( panentheism), học thuyết cho rằng Thượng đế bao gồm nhưng vẫn siêu việt thế giới.

Hartshorne đã tìm cách vận dụng những công cụ của lôgích tình thái ( modal logic) để chứng minh hiện hữu của Thượng đế. Như vậy ông đã góp phần làm sống lại sự quan tâm đến luận chứng hữu thể học trong những thập niên gần đây. Những nỗ lực của ông nhằm phục hồi danh tiếng của thánh Anselm và phục sinh luận chứng hữu thể học minh hoạ cho bước ngoặt tân cổ điển trong tư duy của ông. Thú vui của Hartshorne thích nhìn ngắm và lắng nghe tiếng chim hót đã đưa đến kết quả là làm cho ông thành nhà điểu học nổi tiếng thế giới Ông đã xuất bản một quyển sách từng được giải thưởng, quyển Born to Sing: An Interpretation and World Survey of Bird Song ( Sinh ra để hót: Giải thích và khảo sát khắp thế giới về tiếng chim hót. Bloomington: Indiana University Press, 1973).

Nguồn: Reck 1968; RA,4; WW( Am)

ANDREW RECK

Hedenius, Per Arvid Ingemar 

Thụy điển. s: 05-05-1908, Stockhol. m: 30-04-1982, Uppsala. Ph.t: Triết gia đạo đức, sử gia triết học. Qt: Triết lí tôn giáo. G.d: Các Đại học Uppsala và Lund. N.c: 1947-73, Giáo sư Triết học thực hành, Đại học Uppsala; 1979, Jur.Dr. honoris causa, Đại học Uppsala.

Ấn phẩm chính bản:

Sensationalism and Theology in Berkeley’s Philosophy ( Chủ nghĩa duy cảm giác và thần học trong triết học Berkeley), Oxford: Blackwell; Uppsala:Almqvist Wiksell.

Studies in Hume’s Ethics ( Nghiên cứu đạo đức học Hume), Uppsala:Almqvist Wiksell.

(1941) Om rät och moral (Về pháp luật và đạo đức học), Stockholm: Tiden.

Überzeugung und Urteil ( Thuyết phục và phán đoán), Theoria.

Phaidon, Gorgias och Staten. Anmärkningar till nagra Platostllen (Các đối thoại Phaidon, Gorgias và Cộng hoà: Nhận xét về một số đoạn trong triết văn Platon), Uppsala: Acta Universitatis Upsaliensis.

(1949) Tro och vetande ( Niềm tin và kiến thức), Stockholm: Albert Bonniers förlag.

(1955) Fyra dygder ( Bốn đức hạnh), Stockholm: Albert Bonniers förlag.

Disproofs of God’s Existence ( Những luận chứng bác bỏ hiện hữu của Thượng đế), The Personalist.

Om människans moraliska villkor ( Về những điều kiện đạo đức của con người), Uddevalla: Författar- förlaget.

Kommentar till Platons Gorgias ( Bình luận về đối thoại Gorgias của Platon), Copenhagen: Gyldendal. 

De gamle och lögnen ( Các tiểu luận về triết học Thượng cổ và văn học), Stockholm: Bonniers.

(1982) Om människovärde ( Về nhân phẩm), Stockholm: Bonniers.

Văn bản nhị đẳng:

Henschen-Dahlquist, Ann-Mari (1993) En Ingemar Hedenius bibliografi (Thư mục Ingemar Hedenius), Stockholm: Thales.

Thời trẻ Hedenius là một môn đệ của Hägerström và Phalén, nhưng về sau Moore và Russell ảnh hưởng đến ông mạnh hơn. Tuy nhiên ông không bao giờ chấp nhận lí thuyết khách quan về giá trị của Moore mà vẫn tán đồng phát biểu của Hägerström cho rằng những đánh giá đạo đức không đúng mà cũng chẳng sai.

Hai trong số những trước tác của Hedenius bằng tiếng Thụy điển, Om rätt och moral(Về pháp luật và đạo đức học) và Tro och vetande ( Niềm tin và kiến thức) đã kích hoạt cuộc tranh luận tri thức ở Scandinavia đến một mức độ phi thường. Trong quyển trước , ông bảo vệ phát biểu của Hägerström, vừa được nêu trên, với những luận chứng mới và trình bày chi tiết một lí thuyết đặt cơ sở trên phát biểu này, về những tam đoạn luận thực tiễn. Đàng khác, ông phê bình một cách sắc bén một luận đề khác của Hägerström; rằng những khái niệm pháp lí thông thường của chúng ta mặc hàm siêu hình học và ma thuật phi lí. Ông cũng có đóng góp xây dựng vào sự phát triển của chủ nghĩa hiện thực pháp quyền Scandinavia. Trong quyển Om rätt och moral(Về pháp luật và đạo đức học) ông cũng định thức một nguyên lí đạo đức cho những quyết định trí thức. Hedenius quay lại với những chủ đề này trong nhiều trước tác về sau. Ông cũng xử lí nhiều vấn đề khác của triết học đạo đức và triết học pháp quyền: chủ nghĩa công lợi, nhân phẩm và ý chí tự do, về thưởng phạt…

Trong Tro och vetande ( Niềm tin và kiến thức), Hedenius mở ra một cuộc phê phán những hình thái khác nhau của Côđốc giáo phái Luther. Cuộc phê phán này được đóng khung theo một cách hệ thống và đặt cơ sở trên ba định đề được minh nhiên phát biểu. Ông thường quay lại chủ đề này và những đề tài khác trong triết lí tôn giáo, chẳng hạn trong Disproofs of God’s Existence? (1971).

Một số tiểu phẩm khác bàn về mỹ học văn chương hay mỹ học âm nhạc, chẳng hạn vấn đề bi kịch. Suốt cuộc đời mình Hedenius luôn hứng thú sâu xa với những tác phẩm kinh điển lớn của triết học, đặc biệt là Platon, Hume và Kierkegaard. Trong tư cách nhà nghiên cứu Platon, ông xuất bản những tiểu luận về những vấn đề liên quan đến đối thoại Gorgias, cách lập luận trong Euthyphro, eros và philia, hài hước kiểu Socrate, những cách nhìn về nói dối trong các đối thoại và những chủ đề khác. Lòng ngưỡng mộ lớn lao mà ông dành cho Kierkegaard, lạ thay, lại phối hợp với một thái độ không mấy thiện cảm đối với chủ nghĩa hiện sinh đương thời trong triết học.

THORILD DAHLQUIST

Heschel, Abraham, Joshua

Mỹ gốc Do thái. s: 11-01-1907, Warsaw. m: 23-12-1972, New York. Ph.t: Triết gia hiện sinh tôn giáo và nhà hiện tượng học, nhà thần học, nhà giáo dục, nhà ngữ học, nhà thơ. Q.t: Triết lí tôn giáo, xã hội và chính trị, Do thái giáo. G.d: 1927-33, Đại học Berlin; 1934, tốt nghiệp Hochschule für die Wissenschaft des Judentum, Berlin. A.h; Thánh kinh Hebrew, truyền thống Do thái giáo, triết học Do thái Trung cổ và hiện đại, huyền học Do thái, triết học hiện sinh duy tâm và hiện tượng luận. Ảnh hưởng cá nhân bao gồm David Koigen, một triết gia xã hội và lịch sử, Martin Buber, và kinh nghiệm bản thân về cuộc “Đại khai Sát giới” (the Holocaust) của Đức quốc xã đối với người Do thái. N.c: 1932-3, Giảng viên, Hochschule für die Wissenschaft des Judentum, Berlin; 1937, Giám đốc Trung tâm Giáo dục Người lớn Do thái, Frankfurt; 1938-9, Giảng sư, Định chế Triết học cho Việc nghiên cứu Do thái giáo, Varsaw; 1940, Nhà sáng lập Viện nghiên cứu Do thái , London ; 1940-4, Giảng viên rồi Phó Giáo sư , Hebrew Union College, Cincinnati; 1943-72, Phó Giáo sư rồi Giáo sư Đạo đức học và Huyền học Do thái, Chủng viện Thần học Do thái tại Mỹ; 1961-5, Giáo sư thỉnh giảng Thần học, các Đại học Iowa, Minnesota và Chủng viện Thần học Union; Thành viên nhiều tổ chức học thuật.

Ấn phẩm chính bản:

Maimonides. Eine Biographie ( Tiểu sử Maimonides), Berlin: Reiss.

Die Prophetie ( Các ngôn sứ / Các nhà tiên tri) Cracow, Hàn lâm Viện Khoa học Ba lan.

(1951) The Sabbath: Its Meaning for Modern Man ( Ngày Hưu lễ: Ý nghĩa của nó đối với con người hiện đại), New York: Farrar Straus Young, 1976, and Harper Row, 1966.

(1955) God in Search of Man: A Philosophy of Judaism ( Thượng đế đi tìm con người: Triết học của Do thái giáo), New York: Farrar Straus, and Philadelphia: JPSA;

(1965) Who is Man? ( Con người là ai? ), Stanford: Stanford Univ. Press.

(1969) Israel: An Echo of Eternity ( Israel, Tiếng vọng của Vĩnh cửu), New York: Farrar Straus Giroux, 1987.

(1973) A Passion for Truth ( Đam mê Sự thật), London: Secker Warburg, and New York: Farrar Straus Giroux.

Văn bản nhị đẳng:

(1985) Proceedings of the Abraham Joshua Heschel Conference ( Biên bản lưu của cuộc Hội thảo về A.J. Heschel), New York: Macmillan.

Dresner,S.H. (1983) I Asked for Wonder( Tôi yêu cầu phép lạ), New York: Crossroad.

Friedman,M.S. (1987) Abraham Joshua Heschel Elie Wiesel, You are My Witness (

A.J.Heschel và E.Wiesel, quí vị là nhân chứng của tôi), New York: Farrar Straus Giroux.

Kaplan,E.K. (1993) Abraham Joshua Heschel đăng trong Interpreters of Judaismin the

Late Twentieth Century, Washington, DC: Bnai Brith Books.

Neusner, J. and Neusner, N. (1989) To Grow in Wisdom ( Tăng trưởng Minh trí), Lanham, MD; University Press of America.

Rothschild, F.A.Between God and Man: An Interpretation of Judaism from the Writings of Abraham Joshua Heschel ( Giữa Thượng đế và Con người: Một kiến giải về Do thái giáo từ trước tác của A.J.Heschel), New York: Harper, 1976.

Sherman F.(1987) Heschel đăng trong Thinkers of the Twentieth Century ( Những nhà tư tưởng thế kỉ hai mươi).

Tác phẩm triết học chính của Heschel là quyển God in Search of Man ( Thượng đế đi tìm con người), ở đó ông phối hợp một cách tiếp cận hiện tượng học ( đã hiện rõ trong trước tác tiên phong của ông, Die Prophetie, 1936) với một thần học hiện sinh sâu thẳm, bàn về Do thái giáo như một hành vi tín ngưỡng hơn là một khái niệm hay biểu tượng. Trong The Sabbath: Its Meaning for Modern Man (1951) ông nhấn mạnh bản chất gắn kết với thời gian hơn là gắn kết với không gian của Do thái giáo. Trong phần sau đời mình ông trở nên tích cực cho nhiều chính nghĩa cánh tả nào hoà điệu với các niềm tin triết lí, đạo đức của ông. Ông cũng tham gia vào cuộc đối thoại liên tôn giáo, giữ vai trò lãnh đạo trong Cộng đồng Vatican lần hai. Nhiều người đã coi ông là người trình bày lỗi lạc nhất về Do thái giáo trong thế kỉ hai mươi và ảnh hưởng của ông lên xã hội Mỹ là khá sâu xa.

Nguồn: EncJud; NUC; Schoeps; WW (Am) 1972-3.

IRENE LANCASTER

Hick, John

Anh. s: 1922, Scarborough. Ph.t: Triết gia tôn giáo. G.d: Các Đại học Edinburgh và Oxford. A.h: Hume, Kant, Schleiermacher, Wittgenstein, Norman Kemp Smith và H.H.Price. N.c: 1956-9, Phụ tá Giáo sư Triết học, Đại học Cornell; 1959-64, Giáo sư Triết học Cơđốc giáo,

Chủng viện Thần học Princeton; 1964-7, Giảng sư Triết lí tôn giáo, Đại học Cambridge; 1967-79, Giáo sư Thần học, Đại học Birmingham; 1979-92, Giáo sư Triết lí tôn giáo, Claremont Graduate School.

Ấn phẩm chính bản:

(1957) Faith and Knowledge ( Tín ngưỡng và kiến thức), London: Macmillan.

(1966) Evil and the God of Love ( Điều ác và Thiên chúa của tình yêu), London: Macmillan.

(1966) Philosophy of Religion ( Triết lí tôn giáo), Englewood Cliffs: Prentice-Hall.

(1974) God and the Universe of Faith ( Thượng đế và vũ trụ của tín ngưỡng), London: Macmillan.

(1976) Death and Eternal Life ( Cái chết và cuộc sống vĩnh hằng), London: Macmillan.

(1982) God Has Many Names ( Thượng đế có rất nhiều tên gọi), London: Macmillan.

(1985) Problems of Religious Pluralism ( Những vấn đề của chủ nghĩa đẳnguyên tôn giáo), London: Macmillan.

(1989) An Interpretation of Religion ( Một cách kiến giải tôn giáo), London: Macmillan.

Văn bản nhị đẳng:

Gillis, Chester (1989) A Question of Final Truth: John Hick’s Theory of Salvation ( Vấn đề chân lí tối hậu: Thuyết cứu rỗi của John Hick), London: Macmillan.

Hewitt, Harold [xuất bản, 1991] Problems in the Philosophy of Religion: Critical Studies of the Work of John Hick ( Những vấn đề trong triết lí tôn giáo: Các khảo luận phê bình trước tác của John Hick), London: Macmillan.

Hick, người từng là một trong những triết gia lớn về tôn giáo trong ba mươi năm vừa qua, đã viết một cách có ảnh hưởng về nhiều vấn đề quan trọng thuộc chủ đề này, như bản chất của ngôn ngữ tôn giáo, tính hợp lí của niềm tin tôn giáo, vấn đề cái ác, cái chết và ý tưởng về một đời sau. Đề xuất cấp tiến nhất của ông đó là những tôn giáo lớn của thế giới là những câu trả lời khác nhau của con người, được tạo ra bởi chính những sơ đồ khái niệm của họ, cho một thực tại tối hậu duy nhất. Ông vận dụng một thứ tri thức luận cơ bản thuộc về Kant, phân biệt giữa, một đàng là Thực thể ẩn tượng ( the noumenal Real), vốn siêu việt mọi khái niệm của con người và vượt quá mọi kinh nghiệm của con người, và, đàng khác, chuỗi những hiện tượng thiêng liêng khả nghiệm ( the range of experienceable divine phenomena ). Các hiện tượng này là những personae (ngôi vị) khác nhau của Thực thể tối hậu ( như Jahweh, Allah, Tam vị Nhất thể Thiêng liêng- The Holy Trinity- vv…) và những impersonae ( phi-ngôi vị) mang những danh xưng như Brahman, Đạo vv…Như vậy, những học thuyết của các tôn giáo khác nhau qui chiếu về những biểu hiện khác nhau của Thực thể tối hậu, được hiệp đồng tạo nên bởi sự hiện diện của Thực thể và những biến cách của các tâm thức tôn giáo của nhân loại. Các học thuyết của họ có thể đúng , theo nghĩa đen, về những ngôi vị hay những phi ngôi vị mà chúng qui chiếu về, nhưng chỉ đúng theo nghĩa thần thoại về Thực thể tự thân ( the Real in itself) – chân lí thần thoại của chúng nằm ở khả năng của chúng khơi gợi một đáp ứng thích hợp đến thực tại mà cuối cùng chúng qui chiếu về. Tuy nhiên vẫn có điểm chung giữa các tôn giáo lớn: tính trung tâm của chuyển hoá cứu rỗi của nhân sinh từ tính tự kỉ trung tâm đến một định hướng đặt trọng tâm vào Thực thể ( There is, however, something common to the great religions: the centrality of the salvific transformation of human existence from self-centredness to an orientation centred in the Real).

Mặc hàm thực tiễn của điều này đó là cuộc đối thoại liên tôn ( interfaith dialogue) nên được tiến hành trên cơ sở của sự tương dung toàn diện ( full mutual acceptance) trong đó những yêu sách riêng lẻ truyền thống về tính duy ngã độc tôn phải bị loại bỏ. Chẳng hạn trong trường hợp của Cơđốc giáo, Hick cho rằng học thuyết về sự nhập thể thiêng liêng (the doctrine of divine incarnation) nên được nhìn như đúng theo cách thần thoại hơn là đúng theo nghĩa đen. Trong trước tác của ông về vấn đề cái ác, Hick đã biện minh rằng vấn đề có thể được giải quyết bằng cách nghĩ rằng những phiền não nơi thế gian này như là cần thiết nếu thế giới này được dùng làm nơi đào luyện linh hồn.

Nguồn: WW 1992; thông tin riêng.

ANTHONY ELLIS

Hocking, William Ernest

Mỹ. s: 10-08-1873, Cleveland, Ohio. m: 13-06-1966, Madison, New Hampshire. Ph.t: Nhà duy tâm. Q.t: Triết lí tôn giáo, triết lí nhân sinh, triết lí chính trị. G.d: Đại học Khoa học Iowa, Đại học Harvard; các Đại học Göttingen, Berlin và Heidelberg (Tiến sĩ, 1904). A.h: James,

Royce và Husserl. N.c: 1904-06, Giảng viên Lịch sử Triết học, Chủng viện Thần học Andover; 1906-08, Giảng viên Triết học, Đại học California, Berkeley; 1908-14, Phụ tá Giáo sư Triết học, Đại học Yale; 1914-66, Giáo sư rồi Giáo sư Danh dự , Đại học Harvard; 1946-7, Giáo sư thỉnh giảng, Đại học Leiden.

Ấn phẩm chính bản:

(1912) The Meaning of God in Human Experience: A Philosophic Study of Religion ( Ý nghĩa của Thượng đế trong kinh nghiệm nhân sinh: Một nghiên cứu triết học về tôn giáo), New Haven: Yale Univ. Press.

(1918) Human Nature and its Remaking ( Nhân tính và việc tái tạo nó), New Haven: Yale Univ. Press.

(1926) Man and the State ( Con người và Nhà nước), New Haven: Yale Univ. Press.

(1926) Present Status of the Philosophy of Law and of Rights ( Hiện trạng triết học pháp quyền), New Haven: Yale Univ. Press.

The Self, Its Body and Freedom ( Bản ngã, thân xác và tự do), New Haven: Yale Univ. Press.

Types of Philosophy ( Các loại triết học), New York: Charles Scribner’s Sons.

(1932) The Spirit of World Politics. With Special Studies of the Near East ( Tinh thần của chính trị thế giới. Với những nghiên cứu đặc biệt về vùng Cận đông), New York: The Macmillan Company.

(1937) The Lasting Elements of Individualism ( Những yếu tố thường hằng của chủ nghĩa cá nhân), New Haven: Yale Univ. Press.

(1940) Living Religion and a World Faith ( Tôn giáo sống động và niềm tin thế giới), New York: The Macmillan Co.

(1944) Science and the Idea of God ( Khoa học và ý tưởng về Thượng đế), Chapel Hill:

University of North Carolina Press.

The Coming World Civilization ( Nền văn minh của thế giới đang đến), New York: Harper Brothers.

The Meaning of Immortality in Human Experience including Thoughts on Death and Life ( Ý nghĩa của bất tử trong kinh nghiệm đời người, bao gồm những trầm tư về sinh tử), New York: Harper Brothers.

Văn bản nhị đẳng:

Furse, M.L.(1988) Experience and Certainty: William Ernest Hocking and Philosophical Mysticism ( Kinh nghiệm và sự chắc chắn: W.E.Hocking và huyền học triết lí) ,Atlanta, Georgia: Scholars Press.

Reck, A.J.(1964) Recent American Philosophy ( Triết học Mỹ gần đây), New York: Pantheon.

Rouner, L.R. (1969) Within Human Experience: The Philosophy of William Ernest Hocking ( Trong vòng kinh nghiệm đời người: Triết học của W.E.Hocking), Cambridge, Mass: Harvard Univ. Press.

Hocking vận dụng lời kêu gọi đến kinh nghiệm trong triết học mà ông viện dẫn từ William James. Nhưng chủ nghĩa dụng hành của ông- để lặp lại chính lời ông- là một thứ “chủ nghĩa dụng hành tiêu cực” ( negative pragmatism). Ông cho rằng cái gì không thực hành được thì không thể là thật, viện dẫn một tiêu chuẩn tuyệt đối, tương tự như chủ nghĩa dụng hành tuyệt đối( absolute pragmatism) của Royce. Mặc dầu là một nhà duy tâm theo Royce, Hocking lại cảnh giác đối với tuyệt đối thể phi ngôi vị (the impersonal absolute). Ông tìm và gặp tuyệt đối trong một hình thái hữu vị đáng để tôn thờ trong tính trực tiếp của kinh nghiệm riêng tư, ở đó bản ngã cá nhân huyền ngộ Thượng đế ( the individual self mystically encounters God).

Trong lí thuyết về con người Hocking nhận định rằng “ý chí quyền lực”( Wille-zur-Macht / Will-to-Power / Volonté de Puissance) là cốt lõi nền tảng của nhân tính. Biểu thị cao nhất của ý chí quyền lực được tìm thấy trong các tôn giáo tự cho mình mang sứ mệnh cứu rỗi nhân loại, đặc biệt là Cơđốc giáo. Phấn đấu không chỉ nhằm kiểm soát hành vi, Cơđốc giáo còn tìm cách biến đổi cảm thức nội tại của con người.

Đối với Hocking, tôn giáo, được quan niệm lại theo cách tư biện, là nền tảng của đạo đức, chính trị và văn minh. Kết ước với nguyên lí các quyền cá nhân và công lí , ông tin rằng chủ nghĩa tự do truyền thống cần được thay thế bởi Nhà nước đồng- tác nhân ( the co-agent State) và một hệ thống chính trị quốc tế bao gồm nhiều Nhà nuớc của các dân tộc.

Hocking gán những nhiễu loạn của thế kỉ hai mươi cho những lẫn lộn siêu hình học về tính hiện đại- tình trạng cách li của bản ngã, thu mình trong vỏ ốc biệt lập khỏi thế giới, bị lệ thuộc vào sự khống chế khoa học và công nghệ. Trong khi vượt qua tính hiện đại, Hocking hy vọng, nhân loại sẽ hoan hỉ khánh thành một nền văn minh tân thế giới.

Đường bệ trong văn phong và trong cốt cách, Hocking, tuy vậy, lại là một triết gia dấn thân ( an engaged philosopher). Cùng với vợ, ông thành lập Shady Hill School. Trong Đệ nhất Thế chiến, theo sự ủy nhiệm của chính phủ Anh quốc, ông nghiên cứu tâm lí học quân sự, viết quyển Morale and its Enemies( New Haven: Yale Univ. Press, 1918). Là một người quốc tế chủ nghĩa kiên định, ông phê phán những sự ủy trị ở châu \ và châu Phi cho các cường quốc lớn ở châu Âu. Với tư cách Chủ tịch Các Phái bộ Truyền giáo Hải ngoại , ông xuất bản tập tường trình Rethinking Missions: A Laymen’s Inquiry After One Hundred Years ( New York: Harper Brothers,1932). Là thành viên của Uỷ ban Tự do Báo chí, ông viết Freedom of the Press: A Framework of Principle ( Chicago: University of Chicago Press, 1947). Phê phán sự chiếm đóng của Đồng minh ở Đức liên quan đến lãnh vực giáo dục, ông viết Experiment in Germany: What we can learn from Teaching German ( Chicago: Henry Regnery Co, 1954). Về Chiến tranh Lạnh ông cổ vũ người Mỹ nên tin cậy Liên sô nhân danh nguyên tắc “Sống chung hoà bình” trong Strength of Men and Nations: A Message to the USA Vis-à-vis the USSR ( New York: Harper Brothers, 1959).

Siêu hình học duy tâm biểu lộ trong The Meaning of God in Human Experience: A Philosophic Study of Religion (1912) về sau được Hocking tu chính lại, có xét đến những thực tại được công nhận bởi các nền triết học hiện đại về tiến trình và hiện hữu, như những bài giảng của ông dưới đầu đề chung Fact and Destiny ở Đại học Glasgow năm 1938, chứng tỏ.

ANDREW RECK

Howison, George Holmes

Mỹ. s: 29-11-1834, Montgomery County, Maryland. m: 31-12-1916, Berkeley, California.

Ph.t: Nhà duy tâm nhân vị. Q.t: Sự tiến hoá, triết học về con người. G.d: Marietta College rồi

Chủng viện Thần học Lane. N.c: Phụ tá Giáo sư Toán,1864-6; Giáo sư Kinh tế Chính trị,

1866-9, Đại học Washington, St Louis; Giáo sư Lôgích học và Triết lí khoa học, MIT,

Boston,1872-8; Giảng sư Đạo đức học, Harvard,1879-80; nhiều giảng khoá tại Concord School of Philosophy giữa 1880 và 1883; Giảng sư Triết, Đại học Michigan,1883-4; Giáo sư Triết học trí thức và đạo đức , Đại học California, 1884-1909.

Ấn phẩm chính bản:

(1869) A Treatise on Analytic Geometry ( Khảo luận về hình học giải tích), Cincinnati: Wilson, Hinkle Co.

(1897) The Conception of God ( Quan niệm về Thượng đế), New York: Macmillan.

(1901) The Limits of Evolution and Other Essays in Philosophy ( Những giới hạn của tiến hoá và các tiểu luận triết học khác), New York: Macmillan.

(1904) Philosophy: Its Fundamental Conceptions and Its Methods ( Triết học: Các quan niệm nền tảng và các phương pháp), New York: Macmillan.

Văn bản nhị đẳng:

Bakewell, Charles M. (1949) The Personalism of George Holmes Howison ( Chủ nghĩa nhân vị của G.H.Howison), Philosophical Review 49: 267-76.

Fort,Jr, William E. (1941) The Personalism of George Holmes Howison , Personalist 22: 146-58.

Là một trí thức đa văn quảng kiến, có liên hệ mật thiết với nhóm Hêghêliên ở St Louis, với Concord School of Philosophy và với các triết gia Harvard, Howison tìm thấy sự gắn bó lâu dài nhất khi thành lập Khoa Triết tại Đại học California ( Berkeley) và Hiệp hội Triết học ở đó.

Kiến giải chủ nghĩa duy tâm phổ tại ( the ubiquitous idealism) của thời đại mình thông qua các tuyến tư tưởng từ Aristote đến Leibniz và đặc biệt là Kant, Howison đưa ra một lập trường ông gọi là Chủ nghĩa Duy tâm Nhân vị gồm những điểm sau:

1) bởi vì các nhân vị không thể được giải thích bằng tiến hoá nên các nhân vị là vĩnh cửu;

2) không-thời gian và nội dung của nó( thế giới vĩnh cửu) được hiện hữu là nhờ sự tương quan và đồng hiện hữu (correlation and coexistence) của các tinh thần;

3) tiến hoá là vận động của những sự vật vĩnh hằng này được tiếp liệu bởi sự hợp tác hồn nhiên tự phát của các tinh thần cá nhân hướng về mục tiêu của một lí tưởng chung;

4) lí tưởng cốt yếu là hấp lực của Thượng đế, tác động đến mọi nhân vị bởi nguyên lí nhân quả tối hậu trong khi nguyên lí nhân quả của thế giới bên ngoài thì có tính vật chất, hình thức và hữu hạn;

5) sự hoà hợp với vĩnh cửu cung cấp nền tảng cho tính đạo đức trong khi sức mạnh cấu tạo của các tinh thần cá nhân là dấu hiệu cho tự do của họ.

Nguồn: J.W.Buckham và G.M.Stratton (1934) George Holmes Howison, Philosopher and Teacher, Berkeley: University of California Press.; Reese.

WILLIAM REESE

Hügel , Baron Friedrich von

Anh gốc Áo. s: 08-05-1852, Florence. m: 27-01-1925, London. Ph.t: Triết gia tôn giáo, nhà thần học. Q.t: Huyền học, Phê phán Kinh Thánh, Khoa học . G.d: Học tư gia. A.h: Hocking, Ward, Von Reumont, Huvelin, Duchesne, St Catherine of Genoa và Troeltsch. N.c: Nhà văn tự do.

Ấn phẩm chính bản:

(1898) La méthode historique en son application à l’étude des documents de l’Hexateuque

( Phương pháp lịch sử trong ứng dụng vào việc nghiên cứu các tư liệu trong Bộ Sáu Quyển Đầu ( của Cựu Ứơc Kinh), Compte-Rendu du IVe Congrès Scientifique International des Catholiques, II: 231-66.

(1904) Du Christ Éternel et de nos Christologies successives( Về Đấng Kitô vĩnh cửu và những Kitô luận kế tiếp nhau của chúng ta), La Chapelle- Montigeon: Imprimerie- Librairie de Montigeon.

(1906) The Papal Commission and the Pentateuch ( Nhiệm vụ Giáo hoàng và Bộ Ngũ kinh Cựu ước), C.A. Briggs, London: Longmans.

(1908) The Mystical Element in Religion as Studied in St Catherine of Genoa and her

Friends ( Yếu tố huyền nhiệm trong tôn giáo như được nghiên cứu trong Thánh nữ Catherine of Genoa và các bạn hữu của bà).

(1912) Eternal Life ( Đời sống vĩnh hằng), Edinburgh: T T Clark.

(1916) The German Soul and its Attitudes towards Ethical Christianity ( Tâm hồn Đức và những thái độ của nó đối với Cơđốc giáo đạo đức), London: Dent.

(1921-8) Essays and Addresses on the Philosophy of Religion ( Các tiểu luận và diễn từ về triết lí tôn giáo), 2 quyển, London: Dent.

Selected Letters ( Tuyển tập thư từ), B. Holland xuất bản, London: Dent.

Letters from Baron von Hügel to a Niece ( Thư từ của Nam tước von Hügel gửi một cháu gái), London: Dent.

(1928) The Life of Prayer ( Cuộc sống người cầu nguyện), London: Dent.

(1931) The Reality of God ( Thực tại của Thượng đế), London: Dent.

(1967) [ với nhiều người khác] Au coeur de la crise moderniste ( Giữa lòng cuộc khủng hoảng hiện đại chủ nghĩa), Paris: Aubié.

(1981) The Letters of Baron Friedrich von Hügel and Professor Norman Kemp Smith, New York: Fordham Univ. Press.

Văn bản nhị đẳng:

Barman,L.F. (von Hügel 1972) Baron Friedrich von Hügel and the Modernist Crisis in England (Nam tước Friedrich von Hügel và cuộc khủng hoảng hiện đại chủ nghĩa ở Anh), Cambridge, Mass: Cambridge Univ. Press.

Cock, A.A. (1929) Friedrich von Hügel and His Work, Oxford: Clarendon.

Cock, A.A. (19530 A Critical Examination of Von Hügel’s Philosophy of Religion ( Một khảo sát phê bình triết lí tôn giáo của Von Hügel), London; H.Rees.

Heaney, J.J. (1969) The Modernist Crisis: Von Hügel , London; Chapman.

Dakin, A.H. (1934) Von Hügel and the Supernatural (Von Hügel và cái Siêu nhiên), London: SPCK.

Lester-Garland, L.V. (1933) The Religious Philosophy of Baron Friedrich von Hügel (Triết lí tôn giáo của Nam tước Friedrich von Hügel), London: Dent.

Nédoncelle, M. (1935) La Pensée Religieuse de Friedrich von Hügel ( Tư tưởng tôn giáo của Friedrich von Hügel), Paris: Vrin.

O’ Connor, F.M. (1967) “Hügel, Friedrich von”, Catholic Encyclopedia, New York: McGraw Hill, VII:187b-188a.

Poulat, E.(1979) Histoire, dogme, critique dans la crise moderniste ( Lịch sử, giáo điều, phê bình trong cuộc khủng hoảng hiện đại chủ nghĩa), Tournai: Casterman.

Vidler, A.R.(1970) A Variety of Catholic Modernists ( Một tập hợp đa dạng các nhà hiện đại Công giáo), Cambridge, Mass: Cambridge Univ.Press.

Whelan, J.P. (1971) The Spirituality of Friedrich von Hügel ( Tính tâm linh nơi Friedrich von Hügel), London: Collins.

Là nhà thần học và triết gia tự học, Friedrich von Hügel quan tâm đến việc đem lại sức nặng tương xứng cho cả học thuật hiện đại lẫn tính siêu việt của Thượng đế. Trong trước tác buổi đầu của ông mối quan tâm chính là học thuật hiện đại về Kinh Thánh và cách xử lí nó của giới giáo sĩ . Mặc dầu giao du thân thiện với tất cả những nhân vật chính trong phong trào hiện đại, Công giáo cũng như Anh quốc giáo phái, vào những năm đầu của thế kỉ vừa qua, và được tác giả Vidler nhìn như là người tổ chức chính của phong trào, nhưng ông thoát khỏi sự lên án của Giáo hội La mã và về sau ông bác bỏ chủ nghĩa hiện đại. Trước tác sau này của ông hướng về huyền học và vai trò của nó trong đời sống Cơđốc, với sự nhấn mạnh đặc biệt vào sự nghiệp và những ý tưởng của Nữ thánh Catherine of Genoa. Ông biện luận cho sự cần thiết của tình trạng quân bình giữa huyền nhiệm, trí thức và định chế, tán đồng sự cần thiết của uy quyền giáo hoàng và có lẽ ông cũng tán đồng một phiên bản của luận chứng hữu thể học về sự hiện hữu của Thượng đế. Tuy vậy, đối với ông, Thượng đế và hiện hữu của Ngài là dữ kiện chứ không phải được hậu kết ( God and his existence was given, not inferred). Chống lại nhiều cộng sự hiện đại chủ nghĩa trước đây của mình, ông nhấn mạnh vào thực tại khách quan của một Thượng đế siêu việt và vào tôn giáo định chế như là sự bảo vệ an toàn của một tiết đức tôn giáo đích thật ( a truly religious temper).

Nguồn: Maurice Nédoncelle (1951) The Life of Baron Friedrich von Hügel , London: Dent: M.D.Petr (1937) Von Hügel and Tyrrell: The Story of a Friendship, London: Dent; M. de la

Bedoyere (1951) The Life of Baron von Hügel, London: Dent; DNB 1922-30; A. Houtin and F. Sartiaux (1960) Alfred Loisy, Paris: Éditions du CNRS; J.Steinmann (1962) Friedrich von Hügel, Paris: Montaigne.

R.N.D. MARTIN


Vần I

Idel, Moshe

Israel. s: 1947, Timisoara, Romania. Ph.t: Triết gia huyền học Do thái giáo. Q.t: Kinh

Kabbalah; triết lí tôn giáo đối chiếu; triết học ngôn ngữ, nhân loại học. G.d: Đại học Hebrew, Tiến sĩ 1976. A.h: Các văn bản Kabbalah; những nghiên cứu về thời Phục hưng, truyền thống huyền học Do thái giáo, và Gershom Scholem. N.c: Giảng sư, Phó Giáo sư rồi Giáo sư về Huyền học Do thái giáo , Đại học Hebrew, Jerusalem; Giáo sư thỉnh giảng, Đại học Harvard và Chủng viện Thần học Do thái giáo tại Hoa kỳ, 1976.

Ấn phẩm chính bản:

(1988) The Mystical Experience in Abraham Abulafia ( Kinh nghiệm huyền nhiệm nơi Abraham Abulafia), J. Chipman dịch, Albany:SUNY Press.

(1988/90) Kabbalah: New Perspectives ( Những viễn tượng mới về Kabbalah), New Haven: Yale Univ. Press.

(1988) Language, Torah and Hermeneutics in Abraham Abulafia ( Ngôn ngữ, Torah và Tường chú học nơi Abraham Abulafia), M. Kallus, Albany:SUNY Press.

(1988) Studies in Ecstatic Kabbalah ( Khảo luận về Kabbalah gây xuất thần), Albany:SUNY Press.

(1990) Golem: Jewish Magical and Mystical Traditions on the Artificial Anthropoid (Golem:

Những truyền thống ma thuật và huyền nhiệm Do thái giáo về loài linh trưởng nhân tạo), Albany:SUNY Press.

(1994) Hasidism: Between Ecstasy and Magic ( Hasidism: Giữa chiêu hồn và ma thuật), Albany:SUNY Press.

Văn bản nhị đẳng:

Handelman, Susan (1991) Fragments of Redemption: Jewish Thought Literary Theory in Benjamin, Scholem and Levinas ( Trích văn về Cứu rỗi: Tư tưởng Do thái giáo và lí thuyết văn học nơi Benjamin, Scholem và Levinas), Bloomington: Indiana Univ. Press.

Hai quyển sách của Idel về Abulafia đặt cơ sở trên luận án tiến sĩ của ông. Ông khác với Scholem trong việc nhận định những lí do cho sự phát triển của các truyền thống huyền nhiệm và xuất thần trong Do thái giáo, nhấn mạnh các nguồn nội tại và ngữ học cũng như chính trị và xã hội. Ông sử dụng mọi sắc thái trong ngôn ngữ Hebrew vốn chỉ có một từ vựng rất nhỏ và do vậy dẫn đến rất nhiều cách kiến giải khác nhau để giải thích thái độ đôi khi rất cấp tiến của Abulafia đối với truyền thống Do thái giáo. Những

nghiên cứu của Idel nhấn mạnh huyền học đặt cơ sở trên ngôn ngữ (language-based mysticism) và kinh Kabbalah với những phần chiêu hồn, xuất thần. Những bất đồng của ông với Scholem đã dẫn tới sự phê phán, nhất là ở Israel, nhưng nói chung ông được đánh giá cao, đặc biệt là tại Hoa kỳ, do tính cởi mở của ông đối với chính bản văn, vận dụng những thái độ hiện đại đối với việc phân tích văn bản hơn là cách tiếp cận kiểu Đức có phần khô khan được kế thừa bởi Scholem. Idel cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của các cách kiến giải truyền thống Do thái giáo và không nhìn việc nghiên cứu như một hoạt động thuần túy óc não.

Nguồn: Moshe Idel.

IRENE LANCASTER

Inge, William Ralph

Anh, s: 06-06-1860, Crayke, Yorkshire. m:26-02-1954, Wallingford, Berkshire. Ph.t: Nhà huyền học, triết gia Tân-Platon. Q.t: Triết lí tôn giáo . G.d: King’s College, Cambridge. A.h: Plotinus. N.c: 1888-1905, Thành viên , Hertford College, Oxford; 1905-11, Vicar of All

Saints, Ennismore Gardens, London; 1911-34, Chánh xứ Nhà thờ Lớn St Paul, London.

Ấn phẩm chính bản:

(1899) Christian Mysticism ( Huyền học Cơđốc giáo), London: Methuen.

Studies of English Mystics ( Khảo luận về các nhà huyền học Anh quốc), London; John Murray.

Personal Idealism and Mysticism ( Chủ nghĩa duy tâm nhân vị và huyền học), London: Longmans.

(1918) The Philosophy of Plotinus,2 vols, London: Longmans Green.

(1947) Mysticism in Religion ( Huyền học trong tôn giáo), London; Hutchinson.

Văn bản nhị đẳng:

Geoghegan, W.D. (1951) Platonism in Recent Religious Thought ( Chủ nghĩa Platon trong tư tưởng tôn giáo cận đại), New York: Columbia Univ. Press.

Helm, R.M.(1962) The Gloomy Dean: The Thought of William Ralph Inge ( Vị cha xứ u sầu : Tư tưởng của W.R. Inge), Winston-Salem, NC: Blair.

Matthews, W.R. (1961) Dictionary of National Biography, 1951-60.

Micklem, N. (1963) Faith and Reason ( Tín ngưỡng và lí tính), London: Duckworth.

Inge không phân biệt giữa triết học và tôn giáo: “ Nếu chỉ có thực tại hoàn hảo có thể được biết một cách hoàn hảo , và nếu biết rằng Thượng đế, Hữu thể toàn hảo thực sự, là sự sống vĩnh hằng, thì mục đích của triết học cũng đồng nhất với mục đích của tôn giáo- tri thức hoàn hảo về cái Hoàn hảo”. Viễn tượng này giải thích bằng cách nào ông nhìn chủ nghĩa Tân-Platon, và đặc biệt là trong triết học của Plotinus, một đằng, là con đường tốt nhất cho Cơđốc giáo tránh những nguy cơ của một thứ duy lí khô khan, hoặc là đàng khác, là một chuyến bay thẳng vào chủ nghĩa phi lí. Quyển Christian Mysticism ( Huyền học Cơđốc giáo) được đọc rộng rãi và quan trọng ở chỗ nó mở ra nền tảng mới và có một ảnh hưởng đáng kể lên tư duy thấn học. Ông đã khích động một sự hứng thú lớn hơn với huyền học, được phản ánh trong trước tác của von Hügel và Evelyn Underhill.

Nguồn: A.Fox (1960) Dean Inge, London: John Murray; CBP II; W.R.Inge (1934)Vale, London: Longmans Green.

STUART BROWN  

Vần J

James, William

Mỹ. s: 01-01-1842, New York City. m: 26-08-1910, Chocorua, New Hampshire. Ph.t: Nhà tâm lí học; triết gia dụng hành. Q.t: Tâm lí học, triết học tôn giáo. G.d: Đại học Geneva,185960; Đại học Harvard 1861-7, Đại học Berlin,1867-8; Đại học Harvard 1868-9, Bác sĩ Y khoa 1869. A.h: Renouvier và Peirce. N.c: 1872-80, Giảng viên,1880-5, Phó Giáo sư ;1885-1907, Giáo sư Tâm lí học và Triết học, Đại học Harvard.

Ấn phẩm chính bản:

(1975-90) The Works of William James, xuất bản bởi F.H.Burkhardt, F.Bowers và I.K.Skrupselis, 21 quyển, Cambridge, Mass: Harvard Univ. Press.

(1890) The Principles of Psychology ( Những nguyên lí tâm lí học), 2 quyển, New York: Henri Holt.

(1892) Psychlogy, Briefer Course ( Tâm lí học, Giáo trình tóm tắt), New York: Henri Holt.

The Will to Believe and Other Essays ( Ý chí để tin và những khảo luận khác), New York: Longmans,Green Co.

Human Immortality: Two Supposed Objections (Sự bất tử của con người: Hai phản biện giả thiết), Boston: Houghton Mifflin.

Talks to Teachers on Psychology and to Students on Some of Life’s Ideals ( Nói chuyện với thầy cô giáo về tâm lí học và với sinh viên về một vài lí tưởng sống), New York: Henri Holt Company.

(1903) The Varieties of Religious Experience: A Study of Human Behaviour( Những biểu hiện đa dạng của kinh nghiệm tôn giáo: Một nghiên cứu về hành vi con người), New York: Longmans, Green Co.

(1907) Pragmatism ( Chủ nghĩa dụng hành), New York: Longmans, Green Co.

(1909) The Meaning of Truth: A Sequel to Pragmatism ( Ý nghĩa của Chân lí: Cuốn tiếp theo của Chủ nghĩa dụng hành), New York: Longmans, Green Co.

(1909)A Pluralistic Universe(Một vũ trụ đẳnguyên),New York: Longmans,Green Co.

Some Problems of Philosophy: A Beginning of an Introduction to Philosophy (Một số vấn đề triết học: Khởi đầu cho một Nhập môn triết học), New York: Longmans, Green Co.

Essays in Radical Empiricism ( Những khảo luận về Chủ nghĩa thực nghiệm triệt để), New York: Longmans, Green Co.

Văn bản nhị đẳng:

Allen, G.W.(1967) Wiliam James: A Biography, New York: Viking.

Myers, G.E.(1987) Wiliam James: His Life and Thought ( W.James: Cuộc đời và tư tưởng), New Haven: Yale Univ. Press.

Perry, R.B.(1935) The Thought and Character of William James ( Tư tưởng và tính cách của W.James), 2 quyển, Boston: Little Brown.

Reck, A.J.(1967) Introduction to William James( Dẫn nhập vào W. James), Bloomington: Indiana Univ. Press.

Seifried, C.H.(1990) William James’s Radical Reconstruction of Philosophy ( Công cuộc tái xây dựng triết lí một cách triệt để của W. James), Albany: SUNY Press.

William James là con trai của Henry James, nhà văn và giảng sư lỗi lạc của trường phái siêu việt (transcendentalism) và là em của Henry James, tiểu thuyết gia danh tiếng. Được giáo dục ở châu Âu khi còn nhỏ, và sau một thời gian ngắn ở New Port, Rhode Island, sắp trở thành một họa sĩ chân dung, James lại ghi danh vào Đại học Harvard. Rồi ông lại tạm ngưng việc học tập chính thức để tham gia cuộc viễn chinh khoa học ở vùng Amazone do Louis Agassiz dẫn đầu và cũng để qua châu Âu học tập. Đi khập khiểng vì sức khoẻ yếu và suy nhược tâm lí trong thời trẻ, James mang nợ những trước tác của triết gia Pháp Charles Renouvier vì đã giải phóng ông khỏi sự suy nhược tinh thần bằng việc cung cáp cái công thức lựa chọn hay ước muốn để trở thành tự do.( the formula of choosing or willing to be free). Năm 1876 ông thành lập một trong những phòng thí nghiệm tâm lí đầu tiên của Hoa kỳ, ở đại học Harvard. Công trình bao quát của ông The Principles of Psychology (1890) đem lại danh tiếng quốc tế cho ông. Trong lời nói đầu, James thông báo ý định thiết lập tâm lí học như một khoa học tự nhiên. Hiện thân cho những tìm kiếm và những lí thuyết của các nhà tâm lí thực nghiệm, nhất là của Đức, bộ Những nguyên lí cũng rút ra từ toàn bộ lịch sử tâm lí học nội quan, nhất là của Anh.Do vậy, tâm lí học của James gồm hai tuyến chính. Một tuyến đặt cơ sở trên sinh vật học, được cách mạng bởi thuyết tiến hoá Darwin; nó đưa đến những thám cứu thực nghiệm về sinh lí học và hành vi. Ý thức được quan niệm là một chức năng của cơ quan sinh học tùy thuộc vào óc não, là công cụ cho sự đối phó của cơ quan với môi trường sống và cuộc đấu tranh để thực hiện những mục tiêu của nó. Tuyến kia,đặt cơ sở trên phương pháp nội quan, cách tân tâm lí học liên tưởng bằng cách mô tả ý thức như một dòng những cảm nhận và những tư tưởng. Khái niệm “Dòng ý thức”( the stream of consciousness) vươn dài đến văn học, biểu lộ trong những bài viết của Gertrude Stein chẳng hạn, người từng là môn sinh của James. Trong tâm lí học ảnh hưởng của James rất sâu; nó khích lệ việc thành lập những phương pháp thực nghiệm. Trong triết học nó ảnh hưởng đến sự chuyển hướng của Dewey từ chủ nghĩa Hegel sang chủ nghĩa công cụ (instrumentalism) và đóng góp cho Husserl một số thuật ngữ và trực quan trong hiện tượng học. Sự quan tâm của James đối với triết học đi trước và song hành với sự quan tâm của ông vào tâm lí học. Những trang viết sớm nhất của ông bàn về cảm thức thuần lí tính( the sentiment of rationality), lưỡng nan luận của thuyết tất định(the dilemma of determinism), triết gia đạo đức và cuộc sống đạo đức. Trong The Will to Believe(1897) James biện luận cho quyền giữ những niềm tin tôn giáo và đạo đức ngay cả khi bằng chứng lôgích hay thực tế không có sẵn. Nếu việc chọn lựa niềm tin trong một giả thuyết là sống động, có tính bắt buột và tức thời –nghĩa là nếu việc tin nó sẽ tạo nên một sự khác biệt lớn trong cuộc sống, vậy nếu giả định rằng nó thuận với lôgích và các sự kiện thì bản chất đam mê và tự nguyện của chúng ta nên nắm lấy niềm tin này mặc dầu còn thiếu bằng chứng.

Niềm tin tôn giáo, James khẳng định, chứa đựng hai mệnh đề: 1.- rằng Thượng đế bảo đảm cho tính vĩnh cửu của các lí tưởng và các giá trị mà con người quí chuộng; và 2.- rằng niềm tin vào điều nêu trên khuyến khích con người làm cho thế giới tốt đẹp hơn, tăng cường sức sống và sự chiến thắng của những lí tưởng và giá trị này.Sự quan tâm của James đối với tôn giáo là rất lâu bền.Do lòng hiếu thảo với hương hồn của thân phụ mình,James đã xuất bản,với một chương dẫn luận dài, bộ The Literary Remains of the Late Henry James ( Di sản văn học của Henry James quá cố, 1885). Nhưng nơi nào mà người cha triết lí, rút ra từ chủ nghĩa siêu việt và thần học huyền bí của Swedenborg, thì người con lại tâm lí hóa( psychlogize), căn cứ vào những báo cáo thực nghiệm và những điển cứu( cases-studies). Một đàng, James để cho việc thám cứu những hiện tượng cận tâm lí, huyền bí mượn tên ông, đi đến chỗ giao du mật thiết với các nhà thông linh( spiritualists) và do đó bị những nhà tâm lí học chuyên nghiệp coi thường. Đàng khác nhờ vậy mà ông đã viết ra một trong những tác phẩm lớn nhất về tâm lí học tôn giáo, bộ The Varieties of Religious Experience (1903). Căn cứ vào những bài giảng của ông ở Edinburgh, quyển sách này của James khảo sát tôn giáo như nó diễn ra trong từng trường hợp kinh nghiệm cá nhân. Tôn giáo được coi như là đặc biệt có tính cá nhân, chứ không phải xã hội hay định chế. Phép vị tướng học về kinh nghiệm tôn giáo (the typology of religious experience) của James- chẳng hạn”tinh thần lành mạnh” hay “tâm hồn bệnh hoạn” – đã tồn tại lâu dài, nhưng lí thuyết của ông về cơ cấu chung của mọi kinh nghiệm tôn giáo thì hãy còn quá sơ thảo. Động tính cơ cấu đặc trưng của kinh nghiệm tôn giáo lúc đầu liên quan đến một trạng thái tâm lí trong đó người ta cảm thấy một nhu cầu; tiếp theo là một bước tiến vào trình độ sâu hơn của ý thức tự nó được nối kết với ý thức vũ trụ; và cuối cùng trùng tu trạng thái ban đầu bằng cách tiếp nạp lại năng lượng cho cá nhân

Năm 1898, trong bài diễn văn Những quan niệm triết lí và những kết quả thực tiễn (Philosophical conceptions and practical results) đọc trước Hiệp hội Triết học tại Đại học California in Berkeley, James dùng từ “ pragmatism” mà ông qui cho Charles Peirce, để chỉ triết học của mình. Quan niệm này nhấn mạnh hành động như là mục tiêu của tư duy và thanh lọc những khái niệm theo những hiệu ứng thực tiễn của chúng. Vậy là James đã tung chủ nghĩa dụng hành ra thế giới. Gần gũi với một số nhà tư tưởng ở châu Mỹ và châu Âu— Oswald ở Berlin, Papini ở Rome, F.C.S.Schiller ở Oxford, Bergson ở Paris và Dewey ở Chicago—chủ nghĩa dụng hành của James, điều này hẳn là làm cho Peirce phải sửng sốt, cũng lien kết với những trào lưu tư tưởng như chủ nghĩa thực chứng, chủ nghĩa công lợi, chủ nghĩa duy danh và chủ nghĩa phản trí (anti-intellectualism). James đề tặng quyển Pragmatism cho John Stuart Mill, viện lí do rằng quyển này áp dụng nguyên lí lợi ích ( the principle of utility) mà Mill đã sử dụng trong việc phân tích điều thiện, vào khái niệm chân lí. Đối với James, chủ nghĩa dụng hành vừa là một phương pháp để dàn xếp những tranh cãi siêu hình học vừa là một lí thuyết về chân lí. Như là một phương pháp, chủ nghĩa dụng hành cho rằng các lí thuyết siêu hình học đối nghịch nhau cần được đánh giá bằng sự qui chiếu vào những khác biệt mà chúng tạo ra trong đời sống của những ai chủ trương chúng. Nếu chẳng có sự khác biệt nào vậy là những tranh luận lí thuyết là vô bổ. Quan niệm dụng hành vế chân lí rất năng động: nó cho rằng sự đúng sai của một mệnh đề nằm trong những kết quả thành công khi chủ trương nó.Lí thuyết về chân lí của James ngay lập tức làm dấy lên những phê bình và những bài trả lời của ông cho các nhà phê bình, cùng với những tiểu luận khác về đề tài này, tất cả được tập hợp trong quyển The Meaning of Truth (1909).

James cũng kết ước với chủ nghĩa duy nghiệm triệt để (radical empiricism). Ngược lại với chủ nghĩa duy nghiệm truyền thống, chủ nghĩa duy nghiệm triệt để thấy rằng những tương quan được ban cho tức thời trong kinh nghiệm như là những phẩm chất; điều này James coi là chuyện hiển nhiên. Thêm nữa là nó nêu ra định đề, theo cách phương pháp luận, rằng không có gì được chấp nhận như là sự kiện trừ phi cái gì mà một vài thí nghiệm có thể kiểm nghiệm vào lúc nào đấy. Hơn nữa, đó là một kết luận tổng quát hoá rằng những phần của kinh nghiệm nối kết nhau và nâng đỡ nhau bằng những tương quan trải nghiệm mà không cầu viện đến bất kì nguyên lí xuyên- kinh nghiệm nào (trans-empirical principle). Giống như thuyết dụng hành của James đã có một ảnh hưởng sâu xa lên triết học Mỹ, đặc biệt là trong chủ nghĩa công cụ (instrumentalism) của John Dewey, chủ thuyết duy nghiệm triệt để của James góp phần vào sự hưng khởi của tân hiện thực và tiếp đó vào chủ nghĩa duy nghiệm lôgích. Nỗ lực của James nhằm phát ngôn cho siêu hình học được gợi ý bởi việc tổng quát hoá của chủ nghĩa duy nghiệm triệt để, tìm thấy sự diễn tả trong quyển sách cuối cùng mà ông xuất bản trong phần cuối đời mình, A Pluralistic Universe ( Một vũ trụ đẳnguyên, 1909). Dựa trên những bài giảng của ông ở Oxford, tác phẩm này đề xuất một phê phán ôn hoà đối với chủ nghĩa duy tâm tuyệt đối (absolute idealism) và chủ nghĩa duy trí

(intellectualism), và tìm thấy trong trước tác của Bergson và Peirce niềm hy vọng cho một siêu hình học tùy thời về biến dịch, cơ may và đẳnguyên ( a temporalist metaphysics of change, chance and pluralism). James đã có ý định thức nền triết học này trong một tác phẩm bao quát có thể so sánh với bộ Principles of Psychology trước đây của ông. Mặc dầu James rõ ràng đã dự phóng sự hưng khởi của triết học tiến trình (process philosophy) song tíếc thay, cái chết đã cắt ngang những nỗ lực của ông. Di cảo dở dang của ông, được xuất bản sau khi ông mất dưới nhan đề Some Problems of Philosophy ( Một số vấn đề triết học).

Nguồn: EAB: Edwards; Henry James xuất bản (1920) Letters of William James, 2 quyển, Boston: Atlantic Monthly Press; DAB.

ANDREW RECK

Jaspers, Karl

Đức, s: 23-02-1883, Oldenburg, Đức. m: 26-02-1969, Basle, Thuỵ sĩ. Ph.t: Triết gia hiện sinh, nhà tâm lí học, triết học sử gia. Q.t: Lịch sử triết học. G.d: Học Y khoa ở các Đại học Berlin, Göttingen và Heidelberg ( 1902-8). A.h: Kant, Hegel, Kiekegaard, Nietzsche, Plotinus, Bruno,

Spinoza, Schelling, Max Weber và Heidegger. N.c: Giảng viên, Dưỡng đường tâm trị liệu Heidelberg,1908-15; 1909-20; Đại học Heidelberg, Giáo sư Tâm lí học và Triết học, 19191948.

Ấn phẩm chính bản:

Allgemeine Psychopathologie ( Tâm bệnh lí học tổng quát), Berlin: J.Springer.

Psychologie der Weltanschaungen( Tâm lí học về các thế giới quan) Berlin: J.Springer.

(1932) Philosophie, 3 quyển. Berlin: J.Springer.

(1935) Vernunft und Existenz ( Lí tính và Hiện hữu), Groningen:J.W.Wolters.

(1947) Von der Wahrheit ( Về Chân lí), Munich: R. Piper.

(1949) Vom Ursprung und Ziel der Geschichte ( Nguồn gốc và mục đích của lịch sử), Zurich: Artemis Munich: R.Piper.

(1957) Philosophical Autobiography( Tự bạch triết học), Schilpp Piper.

(1962) Der philosophische Glaube angesichts der Offenbarung ( Niềm tin triết lí đối diện thiên khải), Munich: R. Piper.

(1967) Karl Jaspers: Schicksal und Wille. Autobiographische Schriften ( K.Jaspers: Số phận và Ý chí. Tự bạch) , Munich: R. Piper.

Văn bản nhị đẳng:

Ehrlich, L.H.(1975) Karl Jaspers: Philosophy as Faith ( K.Jaspers: Triết lí như niềm tin), Amherst,Mass: University of Massachusetts Press.

Ehrlich, L.H.and Wisser, R.(1988) Karl Jaspers Today: Philosophy at the Threshold of the Future ( K.Jaspers ngày nay: Triết học ở ngưỡng cửa tương lai), Washington: University Press of America.

Gefken, G. Kunert, K.(1978) Karl Jaspers: Eine Bibliographie ( Thư mục về K. Jaspers), Oldenburg.

Olson, A.M.(1979) Transcendence and Hermeneutics: An Interpretation of the Philosophy of Karl Jaspers ( Siêu việt tính và tường chú học : Một kiến giải về triết học Karl Jaspers), Amsterdam: Kluwer Academic.

Piper, K.( 1967) Karl Jaspers: Werk und Wirkung (K. Jaspers: Tác phẩm và ảnh hưởng), Munich: R. Piper.

Samay, S (1971) Reason Revisited: The Philosophy of Karl Jaspers( Lí tính được xét lại: Triết học Karl Jaspers), Notre Dame, Ind.: Gill Macmillan.

Saner, H. (1970) Karl Jaspers in Selbstzeugnissen und Bilddokumenten ( K.Jaspers trong chứng từ tự thân và tư liệu hình ảnh).

Schilpp, P.A. (1957) The Philosophy of Karl Jaspers, New York: Tudor Publishing.

Schragg, O.O. (1971) Existence and Transcendence: An Introduction to the Philosophy of Karl Jaspers ( Hiện hữu và Siêu việt: Nhập môn triết học Karl Jaspers), Pittsburg, PA: Duquesne University Press Louvain: Editions E. Nauwelaerts.

Wallraff, C.F. (1970) Karl Jaspers. An Introduction to his Philosophy, Princeton, NJ : Princeton Univ. Press.

Những năm tiền chiến ( ở đây là trước Đệ nhị Thế chiến), đối với Jaspers, được ghi dấu ấn sâu đậm bởi tình bạn với Heidegger trong khoảng thời gian từ 1920-33 và việc xuất bản tác phẩm triết học chính yếu của ông, bộ Philosophie ( 3 cuốn,1932). Những năm chiến tranh, bị chính quyền Quốc xã hất ra khỏi Giảng đàn đại học và buột phải im lặng, ông sống âm thầm ở Heidelberg với người vợ Do thái , làm việc cho tác phẩm triết học quan trọng tiếp theo của ông, quyển Von der Wahrheit ( Về Chân lí, 1947). Kết thúc chiến tranh, Jaspers được chính quyền mới phục hồi Giàng đàn nhưng ông từ chối chức Viện trưởng Đại học, mặc dầu ông đã tích cực dấn thân vào việc cách tân giáo dục đại học nước Đức thời đó. Năm 1948 ông rời nước Đức để nhận Giảng đàn Triết học ở Đại học Basle( Thuỵ sĩ), nơi ông sống suốt phần đời còn lại của mình, tiếp tục xuất bản dồi dào, cả về triết học lẫn những vấn đề nhạy cảm trong nền chính trị nước Đức hậu chiến.

Tác phẩm lớn sớm nhất của Jaspers, bộ Allgemeine Psychopathologie ( Tâm bệnh học tổng quát, 1913), trong khi chứa đựng một sự phân loại những bất thường tâm lí và những kỹ thuật chẩn đoán( psychological abnormalities and diagnostic techniques), phủ bóng lên những ưu tư triết lí về sau của ông trong mối quan tâm muốn định thức một phương pháp luận cho y học tâm trị ( psychiatric medicine) tương thích với đối tượng là con người trầm luân trong sinh lão bệnh tử. Có tính cơ bản đối với cách tiếp cận của Jaspers là việc chọn nhận phương pháp hiện tượng luận và cách khai triển sự phân biệt, phái sinh từ Dilthey và Max Weber, giữa các phương pháp giải thích nhân quả ( causal explanatory methods) gọi là erklren, và phương pháp bao hàm một sự thấu hiểu đồng cảm-trực quan( intuitive – sympathetic understanding) về người bệnh như một toàn thể sống, gọi là verstehen. Do vậy Jaspers nhấn mạnh vào tiểu sử (biography) hay tiền sử bệnh án ( pathography). Sự nghiên cứu kinh điển của ông thiết lập phương pháp luận cho một nền y học tâm trị hiện tượng luận và hiện sinh( the methodology of a phenomenological and existential psychiatric medicine) .

Hai tác phẩm triết học chính yếu của ông là Philosophie (1931) và Von der Wahrheit

(1947). Đề tài trung tâm trong tư tưởng ông có thể được mô tả như là tính hữu hạn của tồn sinh con người ( the finitude of human existence) và những giới hạn của kinh nghiệm con người( the limits of human experience). Jaspers đem đối lập những chân lí của triết học với những chân lí của khoa học và tôn giáo. Những chân lí của triết học là những hình thức của niềm tin; những chân lí của khoa học tự nhiên thì chỉ đúng một cách khách quan và được đặc trưng bởi sự chắc chắn có tính bắt buộc (compelling certainty) và tính hiệu lực phổ quát (universal validity) của chúng; những chân lí của tôn giáo thì có tính tượng trưng, là những hình thức tượng số ( forms of chiffre). Triết học có nhiều khởi điểm khả thi; riêng khởi điểm của triết học Jaspers là kinh nghiệm nhận thức tối hậu và câu hỏi nền tảng nổi lên từ đó: Tồn thể tự hiển lộ như thế nào? ( How does Being manifest itself?).

Mọi nhận thức đều có tính qui chiếu (referential)và hữu hướng (intentional). Trong tư cách đó nó liên quan đến sự phân ly chủ thể-khách thể ( die Subjekt-Objekt- Spaltung, the fissuring of subject and object). Sự phân ly này là “định phận” ( locus) của mọi hiện thể , mọi đối tượng , mọi nhận thức. Nó vừa vạch biên cương của khách quan tính và chỉ ra bên kia nó, đến Siêu việt thể( Tranzcendenz), đến Bất phân li thể ( das Ungespaltene), đến Bao dung thể ( das Umgreifende). Jaspers phân biệt hai nghĩa của từ sau cùng này:

1.-Bao dung thể như là thế ( das Umgreifende schlechthin) hay là Hữu thể tự thân (das Sein an sich) ;

2.- Bao dung thể mà chính chúng ta là ( das Umgreifende, das wir selbst sind), cái sau này phân lập thành nhiều con đường trong đó chúng ta tồn tại như là hữu tại thế (Dasein), như là hiện hữu (Existenz), lãnh hội, lí tính và ý thức.

Bao dung thể như là thế vượt lên sự phân li chủ thể-khách thể và như vậy không là một đối tượng khả tri. Hữu thể tự thân tuyệt đối là bất khả tư nghị; và do vậy, hữu thể học là bất khả thi( Being in itself is absolutely inaccessible to thought; ontology is, accordingly, impossible). Chỉ có những phương thức của hữu thể ( die Weisen des Seins), chúng đánh dấu những biên cương và chân trời của kinh nghiệm chúng ta, là có thể được soi sáng ( erhellt) và thanh lọc( geklrt) nhưng không thể được giải thích( erklärt). Sự soi sáng đó (Erhellung) là trái ngược với hữu thể học truyền thống, vốn dĩ đã là một dự phóng thất bại.

Mặc dầu Hữu thể như là thế hay Hữu thể tự thân( das Sein an sich-Being as such) thì bất khả tư nghị, song chúng ta, với tư cách là những tại thể hữu thức , hưởng được một thứ truy cập trực tiếp vào Hữu thể sinh nghiệm của chính chúng ta ( our own lived and experienced Being), Hữu thể của những khả tính ( the Being of possibilities). Mặc dầu không thể được phát biểu hay diễn đạt bằng khái niệm hay phạm trù nhưng Hiện hữu (Existenz) của chúng ta có thể được soi sáng bằng những dấu hiệu hay tín vật ( signa). Jaspers, trong việc soi sáng Hiện hữu ( Existenzerhellung) phân biệt ba dấu hiệu như thế:

1.-Tự do ( Freiheit), Hữu thể của những khả thể của Hữu thể, thì không thể xác định hay nhận biết một cách khái niệm như một đối tượng; nó chỉ có thể được sống và trải nghiệm trong chọn lựa và hành động ;

2.-Cảm thông ( Kommunication) với người khác phát xuất từ nền tảng hiện sinh của Hữu thể chúng ta, bao gồm việc công nhận tự do của người khác, tự biểu lộ qua cuộc chiến đấu yêu thương ( liebender Kampf—loving conflict) và có thể cứu chúng ta khỏi tình trạng cô lập và cô đơn mà tính đặc thù và tính cá thể dường như đẩy chúng ta vào;

3.-Những hoàn cảnh nền tảng( Grundsituationen) đánh dấu những giới hạn của tính hữu hạn nơi chúng ta, bao gồm nguồn gốc, tính tử vong, tội lỗi, sự xung đột, tai nạn và sử tính, và trở thành, một khi được nhìn ra và chấp nhận ( sống và trải nghiệm), những hoàn cảnh giới hạn ( Grenzsituationen); lúc đó chúng đánh dấu bước quá độ từ hiện hữu tại thế( Dasein) đến hiện hữu đích thực( Existenz).

Jaspers nhấn mạnh đặc tính đối nghịch trong Hiện hữu của chúng ta, nó bén rễ trong sự phấn đấu vượt qua những giới hạn của Hiện hữu chúng ta và trong toan tính thâm nhập cương thổ bất khả đáo của Bao dung thể( the inaccessible realm of the Encompassing). Cái khuynh hướng tự siêu việt này nơi Hiện hữu hữu hạn của chúng ta hướng về vô hạn tự biểu lộ trong những hình thái tượng trưng phổ quát, tức những tượng số (chiffres), vốn là toan tính của con người nhằm biểu đạt cái bất khả biểu đạt và cái bất khả tri( the inexpressible and the unknowable) , những cách diễn tả hữu hạn về cái vô hạn. Những tượng số đó tìm ra cách biểu đạt của chúng trong nghệ thuật , thi ca, thần thoại, tôn giáo và siêu hình học, nhưng không ở đâu lại sôi động và đầy kịch tính hơn là trong sự thất bại của chính hữu thể học. Mặc dầu được nhìn như một trong bảngười trình bày hàng đầu của triết học hiện sinh, Jaspers trong một thời gian dài từng bị phủ bóng bởi thiên tài của Heidegger và hiện tượng nổi tiếng như cồn của Sartre. Sự hờ hững mà Jaspers từng phải chịu, đặc biệt là tại các vùng lãnh thổ Anglo-Saxony có phần do sự kiện là , mãi cho đến gần đây, những tác phẩm triết học lớn nhất của ông vẫn chứa có bản dịch tiếng Anh ( quyển Von der Wahrheit cho đến hiện nay vẫn chưa được dịch). Đàng khác, phần lớn những trước tác nhằm phổ cập đại chúng của ông lại được dịch hầu hết mà, quả là không may, những tác phẩm này thường rơi vào chỗ tầm thường, mơ hồ, vô vị khiến cho ông chịu cái tiếng không đáng là hời hợt, nông cạn. Nhưng tình hình này đang dần dần được cải thiện vì tầm quan trong của Jaspers vẫn còn đang được nhận ra.

Nguồn: Edwards; EF; Kindler 1964; Kindler 1988; Saner 1970; Wallraff 1970.

DAVID WALLFORD

Jaurès, Jean

Pháp. s: 1859, Castres, Pháp. m: 1914, Paris ( bị am sát). Ph.t: Lí thuyết gia và nhà hoạt động xã hội. Q.t: Chính trị. G.d: École Normale Supérieure, Paris ( Thạc sĩ Triết học,1881). A.h: Maine de Biran, Marx và Lachelier. N.c: Sau một thời gian giảng dạy ở Trung học d’Albi và làm đại biểu quốc hội ( 1885-9) Jaurès đến Đại học Văn khoa Toulouse , trở thành người xã hội chủ nghĩa những năm đầu thập niên 1890s, tái đắc cử Đại biểu Đảng Xã hội 1893 và giữ nhiệm sở này cho đến khi bị ám sát, 1914. Thành lập Đảng Xã hội Pháp, 1901 và báo L’Humanité, 1904.

Ấn phẩm chính bản:

Oeuvres de Jean Jaurès ( Toàn tập Jean Jaurès), 9 quyển, Paris: Rieder, 1931-9.

(1891) La Réalité du monde sensible ( Thực tại của thế giới khả giác).

(1891) De Primis Socialismi Germanici Lineamentis ( Việc tu chính chủ nghĩa xã hội Đức lần đầu).

(1901) Histoire socialiste de la Révolution francaise ( Lịch sử xã hội chủ nghĩa của Cách mạng Pháp).

(1910) L’Armée nouvelle ( Đội quân mới).

Văn bản nhị đẳng:

Guillemin, H. (1966) L’Arrière-pensée de Jaurès ( Ẩn ý của Jaurès), Paris: Gallimard.

Philonenko, A. (1982) Autour de Jaurès et de Fichte ( Chung quanh Jaurès và Fichte) trong Études kantiennes, Paris: Vrin.

Rappoport, C. (1915) Jean Jaurès, l’homme, le penseur, le socialiste ( Jean Jaurès, con người, nhà tư tưởng, người xã hội chủ nghĩa), Paris: L’Émancipatrice.

Robinet, A. (1964) Jaurès et l’unité de l’être ( Jaurès và nhất tính hữu thể), Paris: Seghers.

Jaurès thường được phân loại như một khuôn mặt chủ chốt trong dòng tiến hoá của chủ nghĩa xã hội Pháp, và mặc dầu điều này hẳn là đúng rồi song lại có khuynh hướng làm lu mờ sự thiện xảo của nền triết học mà trên đó ông xây dựng cơ sở cho nền chính trị của mình. Ông đậu hạng ba trong kỳ thi Thạc sĩ của khoá mình (sau Bergson một hạng) và trong tác phẩm đầu tay năm 1891 ông bảo vệ một thế giới quan mà từ đó ông sẽ không bao giờ xa rời và đó là nền tảng cho chủ nghĩa xã hội của ông.

Tại gốc rễ siêu hình học của ông là một loại chủ nghĩa phiếm thần ( pantheism) bén rễ trong những trực quan về nhất tính hữu thể của một tính cách hầu như huyền bí ( a quasi- mystical character): theo đó, Jaurès mô tả những thời khắc tản bộ đơn độc- giống như Jean Jacques Rousseau trong Rêveries du promeneur solitaire ( Những mơ mộng của hành lữ cô đơn)- những thời khắc mà ông cảm thấy tâm hồn mình như bị chiếm hữu, tham thông và hoà quyện vào toàn bộ thiên nhiên (trong La Réalité du monde sensible ). Niềm xác tín về nhất tính hữu thể (l’unité de l’être/ the unity of Being) hướng dẫn những phê phán của ông đối với các triết học khác. Chẳng hạn ông bác bỏ quan điểm của Lachelier cho rằng chân lí , về phương diện lôgích, là có trước tồn tại. Bởi vì hữu thể chỉ có thể được quan niệm dưới các hình thái tư tưởng, Jaurès kết luận rằng hữu thể và lí tính là đồng nhất (being and reason are identical). Đẩy xa hơn, ông cho rằng vũ trụ được duy trì bởi một hiển thể vô hạn bởi vì , nếu không thế, vũ trụ sẽ phải kinh qua những biến động đột ngột vào mỗi thời điểm quá độ từ tiềm thể đến hiển thể, và hiển thể vô hạn này chỉ có thể là hiển thể của một hữu thể vô hạn hay Thượng đế. Lại một lần nữa, Jaurès phân biệt khắp nơi một khuynh hướng giao phối và hợp nhất và nhìn điều này như là chỉ có thể giải thích nếu giả định rằng thực tại là một nhất tính vô hạn (Reality is an infinite unity). Cũng như trong một số triết học về nhất-và-đa khác ( one-and-many philosophies), tư tưởng Jaurès cuối cùng vẫn lạc quan: khuynh hướng và mục đích của lịch sử là hướng đến việc trùng hưng nhất tính ( towards a restoration of unity). Khổ đau và chia lìa không phải là những điều tuyệc đối mà chỉ là những cái ác tương đối, nằm trong nỗ lực của cái hoàn hảo để xứng đáng với sự hoàn hảo.

Hình thức chính thể ( hay xã hội có tổ chức- polity) đúng đắn nhất đó là hình thức nào hoà hợp với ý chí của Thượng đế, nghĩa là hình thức chính thể nào khuyến lệ nhất tính tối đa giữa những con người và giữa con người với vũ trụ, và đó là Nhà nước xã hội chủ nghĩa, không khác gì một giáo đường đích thực, trong tư tưởng của Jaurès. Ông chấp nhận là đúng sự phân tích của Marx về hiện tượng vong thân ( hay tha hoá- alienation) như là thân phận tất nhiên của những ai sống trong Nhà nước tư bản. Con đường duy nhất để chấm dứt kiểu phân ly đang thắng thế này là loại trừ nguyên nhân của nó , và như thế, ông đồng hoá chủ nghĩa xã hội với chủ nghĩa tập thể : chỉ có Nhà nước mới sở hữu và phân phối mọi của cải. Nhà nước tập thể là hình thức chính thể tự do nhất và sẽ cho phép sự phát triển tối đa các tài năng cá nhân. Nhất tính sẽ được trùng hưng bởi những chính sách quốc tế. Jaurès tin rằng đó là diễn tiến không thể tránh khỏi của lịch sử. Con người không phải chỉ là những con rối của hạ tầng cơ sở kinh tế, mà còn được khích lệ bởi lí tưởng công bằng. Cuối cùng, nhất tính của mọi hữu thể sẽ được phục hồi.

ROBERT WILKINSON